Luận văn Thương mại điện tử cho mặt hàng nông sản gắn với nông hộ

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .i

DANH SÁCH BẢNG . ii

DANH SÁCH HÌNH . iii

MỞ ĐẦU .1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ LUẬN TMĐT CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN GẮN VỚI NÔNG HỘ.6

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thương mại điện tử 6

1.2. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và nông hộ 9

1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử 9

1.2.2 Nông hộ 15

1.2. Mối quan hệ giữa trang web TMĐT với nông hộ 21

1.2.1. Lợi ích của trang web TMĐT với nông hộ 21

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng trang web TMĐT cho

mặt hàng nông sản gắn với nông hộ 23

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27

2.1. Thiết kế nghiên cứu 27

2.1.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu 27

2.1.2. Quy trình nghiên cứu 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1. Phương pháp định tính bằng phỏng vấn sâu 28

pdf40 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương mại điện tử cho mặt hàng nông sản gắn với nông hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng kinh tế, tăng cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh và lợi nhuận nhiều hơn tới thị trường. Thương mại điện tử đang nổi lên như là một phương pháp mới giúp các doanh nghiệp thương mại cạnh tranh trên thị trường và qua đó góp phần vào sự thành công của nền kinh tế. Nhà báo người Mỹ Thomas L. Friedman (2015), một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về kinh tế toàn cầu hóa cũng đã khẳng định trong cuốn sách xếp hạng best seller “The Lexus and Olive”: thương mại điện tử là một nguyên liệu 8 quan trọng, như một tài nguyên, nó sẵn sàng cho bất kỳ ai khai thác, là cái chung ai cũng có thể nắm bắt, có thể biến nó thành tài sản của mình. Lưu Đan Thọ và Tôn Thất Hoàng Hải (2015) cho rằng thương mại điện tử đã mang lại những kết quả to lớn tại các nước phát triển. Thế nhưng, ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thương mại điện tử dường như còn là một khái niệm khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều công ty và người dùng Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, đồng thời đang dần tiếp cận và thực thi nó. Tại Việt Nam, sau một thời gian ngắn kết nối Internet, số người dùng Internet đã tăng với tốc độ nhanh chóng. Số trang web tiến hành thương mại điện tử đang xuất hiện và gia tăng theo cấp số nhân, mặc dù chưa thật là chuyên nghiệp. Do một số đặc điểm khách quan và chủ quan, các website thương mại điện tử của Việt Nam tuy đã thu hút được một số khách hàng nhất định. Xong, về cơ bản, thương mại điện tử vẫn chưa được coi là một mô hình kinh doanh thành công tại Việt Nam. Có thể nói yếu tố gây khó khăn chủ yếu đối với mô hình kinh doanh này vẫn là thói quen mua hàng và phương thức thanh toán tại Việt Nam. Phí Mạnh Cường (2013) đã chứng minh TMĐT đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho việc ứng dụng TMĐT vào trong cuộc sống hiện đại. Có thể nói TMĐT đã trở thành phương thức kinh doanh đại diện cho nền kinh tế tri thức. Xu hướng toàn cầu hoá đã tạo điện kiện thuận lợi để TMĐT có thể phát huy được những thế mạnh của mình như: đẩy nhanh tốc độ của hoạt động kinh doanh, giảm thiểu các chi phí, vượt qua các trở ngại về không gian và thời gian... Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của TMĐT thì nhà nước cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò then chốt của mình trong việc tạo lập các điều kiện về cơ chế, về hạ tầng, về pháp luật.... cho sự phát triển của TMĐT. Phạm Thị Hồng (2014) nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trong nông nghiệp Việt Nam, trong đó tác giả đã tổng quát hoá việc ứng dụng thương mại điện tử cho nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng; tác giả đề xuất cụ thể hoá 9 một số giải pháp khả thi cho việc ứng dụng thương mại điện tử cho lúa gạo Việt Nam và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng TMĐT. Nghiên cứu đã chỉ ra được tầm quan trọng của TMĐT đối với sản phẩm ngành lúa gạo nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Nói chung, tất cả các nghiên cứu kể trên đều có đóng góp to lớn về mặt cơ sở lý luận liên quan đến TMĐT, giúp tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò, tầm quan trọng, nhân tố tác động đến TMĐT. Từ đó, tác giả tự xây dựng cho mình phương pháp nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu riêng nhằm mục đích xây dựng và phát triển hoàn thiện website TMĐT cho mặt hàng nông sản gắn với nông hộ ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La 1.2. Cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử và nông hộ 1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử “Thương mại điện tử” (tiếng Anh là e-commerce hoặc electronic-commerce) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại phi giấy tờ (paperless commerce), kinh doanh điện tử (electronic business) thường được hiểu là thương mại được tiến hành trên các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet. Do vai trò ngày càng quan trọng của thương mại điện tử trong hoạt động kinh tế xã hội, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia đã cố gắng xác định khái niệm thương mại điện tử nhằm giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân có thể hiểu và sử dụng thương mại điện tử một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, có nhiều định nghĩa thương mại điện tử được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại thuật ngữ thương mại điện tử được định nghĩa theo hai cách như sau: 1.2.1.1. Theo nghĩa rộng Trong luật mẫu về thương mại điện tử của ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “thuật ngữ thương mại được diễn giải theo nghĩa 10 rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Theo quan điểm này thì thương mại điện tử bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại như: các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh; các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử hiểu theo nghĩa này là rất rộng, nó bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử mà thôi. Còn theo Ủy ban Châu Âu (EC) thì “thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh”. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi, trong đó có các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả lĩnh vực kinh doanh hàng hóa hữu hình và kinh doanh dịch vụ; các hoạt động kinh doanh mới và các hoạt động công ích. Tóm lại, theo nghĩa rộng thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử. Nếu hiểu thương mại điện tử theo phương diện này, thương mại điện tử không phải là một vấn đề mới mẻ. Bởi vì những giao dịch điện tử, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay (fax, telex) và đã trở nên rất quen thuộc. 1.2.1.2. Theo nghĩa hẹp 11 Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng internet. Theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “thương mại điện tử được hiểu bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình”. Theo tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) thì “thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”. Thương mại điện tử là quá trình trao đổi thông tin, hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc thanh toán qua đường truyền điện thoại, các mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. Thương mại điện tử là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch kinh doanh và quá trình sản xuất. Thương mại điện tử là công cụ giúp giảm chi phí dịch vụ, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, tăng tốc độ cung cấp dịch vụ của các hãng, người tiêu dùng và quá trình quản lý. Thương mại điện tử cung cấp khả năng mua và bán các sản phẩm và thông tin trên Internet và các dịch vụ trực tuyến khác. Như vậy, theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet và công nghệ thông tin mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Theo nghĩa này thì thương mại điện tử chỉ mới tồn tại trong những năm gần đây nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm. Nếu hiểu thương mại điện tử theo nghĩa này, ta có thể nói rằng thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Trên thực tế thương mại điện tử còn được hiểu một cách đơn giản hơn là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên Internet. Song, theo khái niệm mà ta đã nghiên cứu, thương mại điện tử thực tế phong phú và muôn màu, muôn vẻ hơn. Nó không chỉ bao gồm việc xử lý giao dịch mua bán và chuyển tiền qua mạng mà còn bao gồm cả các hoạt động trước (chào hàng, quảng cáo) và sau (ý kiến khiếu nại, 12 phàn nàn) khi bán hàng. Đặc biệt, khi Internet phát triển nhanh, thương mại điện tử còn phát triển việc mua bán một loại hàng hoá mới, đó là hàng hoá số. Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp và có thể đưa ra định nghĩa chung như sau: Thương mại điện tử là hình thức thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh thương mại của các thành viên trên thị trường đang được phát triển mạnh trên thế giới thông qua và với sự trợ giúp của các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông. 1.2.1.3. Các mô hình TMĐT Các giao dịch TMĐT diễn ra giữa 2 nhóm tham gia chủ yếu: doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các giao dịch này diễn ra bằng cách sử dụng các hình thức hoạt động của thương mại điện tử và được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau: - Business to Business (B2B) B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. - Business to Customer (B2C) B2C là hoạt động thương mại điện tử mà tập trung vào người tiêu dùng hơn là các doanh nghiệp. - Customer to Business (C2B) C2B đề cập đến các hoạt động thương mại điện tử, trong đó sử dụng mô hình định giá ngược mà khách hàng sẽ quyết định giá cả của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Mô hình này quyền cho khách hàng được nâng cao hơn. - Customer to Customer (C2C) C2C là các hoạt động thương mại điện tử, trong đó sử dụng một mô hình theo kiểu đấu giá giữa khách hàng với nhau. 13 Trong các loại giao dịch nói trên thì giao dịch thương mại B2B và giao dịch thương mại B2C là các dạng chủ yếu của thương mại điện tử. Ở luận văn này tác giả sẽ vận dụng kết hợp cả hai mô hình trên. Trong đó, một bên cần bán sản phẩm nông sản sản xuất ra, một bên là các doanh nghiệp thu mua nông sản về chế biến xuất khẩu hoặc người tiêu dùng mua lẻ để phục vụ nhu cầu gia đình. 1.2.1.4. Sự khác nhau giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống So sánh sự khác nhau giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống thông qua bảng sau đây: Các yếu tố tác động Thƣơng mại điện tử Thƣơng mại truyền thống Thương hiệu công ty Khách hàng có thể tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp thông qua website, nâng cao mức quảng bá và thương hiệu công ty. Khách hàng sẽ đánh giá năng lực của doanh nghiệp thông qua qui mô và các cơ sơ vật chất khác có liên quan. Quy mô thị trường Chi phí đầu tư nhỏ, mọi hoạt động marketing, tìm kiếm nhà cung cấp, khách hàng đều được giao dịch qua mạng và có thể mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Các chi phí marketing, tiếp cận khách hàng, trao đổi với nhà cung cấp... chỉ có thể diễn ra trong phạm vi hẹp. Giảm chi phí Thông qua các hình thức quảng bá trên website, doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí về: in ấn catologue, brochure, giấy tờ, Các phương tiện quảng bá thông qua các ấn phẩm công ty vì vậy tốn một khoản chi phí không 14 gửi thư và thuê mặt bằng nhỏ cho in ấn, gửi thư và có thể nhiều loại chi phí khác phát sinh. Hệ thống phân phối Giảm các lượng hàng tồn kho, lưu kho, lưu bãi và showroom. Bạn có thể trở thành nhà cung cấp trung gian của các nhà sản xuất. Phát sinh nhiều chi phí kho bãi, chi phí trưng bày, giới thiệu hoặc tìm kiếm các đại lý phân phối. Tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch Mọi hoạt động trao đổi mua bán đều diễn ra trên mạng bất kể thời gian và địa điểm, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong quá trình mua và bán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Tùy theo tính chất, đặc điểm loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giới hạn bởi phạm vi, thời gian hoạt động. Cập nhật thông tin sản phẩm đến với khách hàng Các thông tin sản phẩm như khuyến mãi, thay đổi giá cả, sản phẩm mới được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua website. Tốn thời gian và chi phí thông tin đến khách hàng và không mang tính chuyên nghiệp. Củng cố mối quan hệ với khách hàng Thông tin khách hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính, từ đó, việc xử lý thông tin, trao đổi thông tin, cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng và chính Không có công cụ quản lý chặt chẽ các thông tin khách hàng dẫn đến các tình trạng bỏ sót hoặc cung ứng dịch vụ không chính xác. 15 xác. Nguồn: tác giả tổng hợp Trang web thương mại điện tử gắn với nông hộ sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, trao đổi, liên kết, giao dịch các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau tại mọi địa điểm và thời điểm. Đây đồng thời cũng là kênh để các nông hộ, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm và tiềm năng hợp tác tới lượng khách hàng lớn, từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh. 1.2.2 Nông hộ 1.2.2.1. Khái niệm nông hộ Nông hộ (hộ gia đình nông dân) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình (Mai Văn Xuân, 2015). 1.2.2.2. Đặc điểm của nông hộ ở Việt Nam - Theo báo cáo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011, số nông hộ cả nước tại thời điểm 01/7/2011 là 15,35 triệu hộ, giá trị sản phẩm và dịch vụ của nông hộ bán ra năm 2011 là 38.249 tỷ đồng. - Kinh tế hộ gia đình phần lớn sản xuất với qui mô nhỏ, tự cấp, tự túc, do ruộng đất giao cho các hộ manh mún, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp. -Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động thấp, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuất, kinh doanh chưa cao và thiếu bền vững. 16 - Chất lượng sản phẩm hàng hoá của các hộ gia đình chưa cao, chủ yếu dưới dạng thô, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bắt được thị trường, nên còn thụ động, hiệu quả thấp. - Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang khoét sâu thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị. Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá. - Hộ nông dân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của quy luật thị trường. Cơ hội kiếm tiền sẽ đến với người có vốn, có điều kiện về thông tin, và kể cả điểm xuất phát cao, sẽ nhiều hơn rất đáng kể so với các đối tượng khác, nhất là người nghèo. Về nguyên lý, thị trường dường như mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng không phải mọi người đều có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó. Người nắm thông tin, người nhiều vốn, người lanh lợi và phải có chút “tinh quái” mới tận dụng cơ hội tốt hơn và do đó giàu lên nhanh hơn. Không ít người lợi dụng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây nắm giữ nhiều cổ phiếu; hay những người biết trước thông tin về quy hoạch nên đầu cơ được những khu đất đắc địa... từ đó càng có điều kiện thu vén những nguồn lợi từ các cơ hội tốt, lại càng có điều kiện tích lũy làm giàu – giàu sẽ dễ giàu thêm hơn, nghèo thì thua thiệt và dễ nghèo đi. - Nhiều hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt đó trước vòng xoáy của các quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính quyền cơ sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã của tình cảnh “nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn” đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng số người tự do di cư ra thành 17 thị kiếm việc làm đang tăng lên hàng ngày. Người nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, hay đô thị hóa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (ý nói tiền đền bù do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng lượng tiền dành dụm được cho sản xuất, kinh doanh. Họ luôn trong tâm lý lo sợ rủi ro, bởi vậy, tư duy “ăn chắc, mặc bền” vẫn là phổ biến, có đồng nào đổ vào “xây nhà xây cửa” chắp vá, cơi nới một cách manh mún rất tốn kém. - Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. - Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch cao... Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Đất trồng lúa nước năm 2005 đã giảm trên 302 ngàn hécta so với năm 2000 (Mai Văn Xuân, 2015). Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ “can đảm” (tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm cho các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay thuê người làm. Phần 18 lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa đủ mức nộp thuế sử dụng đất.Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Tại Nam Định, có địa phương người nông dân muốn trả ruộng thì chính quyền xã không nhận, vì thời hạn giao đất vẫn còn hiệu lực, nếu nhận thì xã không thu được lệ phí. Trong khi đó người dân nơi khác đến canh tác thì khó khăn do chính sách cư trú... - Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh tế thị trường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng một số địa phương nông dân sẵn sàng “phá hợp đồng” để được lợi trước mắt do giá thị trường đột ngột lên cao so với hợp đồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác Bắc Âu tại Lạng Sơn hay giã tâm, bất chấp độc hại, phun thuốc kích thích sinh trưởng để nhanh chóng có rau phục vụ đồng bào mình ở đô thị ở các vùng lân cận đô thị. Chuyện giá cả lên xuống thất thường là quy luật cung - cầu của thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai, khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ chạy theo cái “lên - xuống” của thị trường. Thế mà, một số nông dân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây lấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như thế nào); ở một số địa phương phía Nam cũng vậy, thấy giá một số cây trồng khác đang sốt lên, thì vội chặt cây điều đang kỳ cho thu hoạch... Trong khi đó, các ngành chức năng thiếu sự tuyên truyền, giải thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng và hơn nữa có quy hoạch cây con một cách khoa học, ổn định lâu dài. Chẳng hạn, nhiều địa phương đã khá thành công trong việc tìm kiếm thị trường “cần những cái mình có”, như chè Nghệ An vào thị trường Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cà phê... xuất khẩu ra thế giới. - Hội nhập càng sâu, nền kinh tế càng sớm hòa vào dòng chảy chung của thế giới, rõ rệt nhất là sự san bằng mặt giá các vật phẩm tiêu dùng do giá xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và năng lượng rất nhanh chóng bị “quốc tế hóa về giá”, bởi vậy các hộ gia định nông dân phần lớn là nghèo và dưới trung bình của xã hội 19 về mức sống sẽ dễ bị tốn thương khi giá cả leo thang. Thực tế vừa qua cho thấy tình trạng nhập khẩu lạm phát (do giá thế giới lên cao, nhất là xăng dầu...), đan xen với xuất khẩu lạm phát (xuất được gạo giá cao thì giá gạo trong nước cũng sốt lên, xuất được giấy giá cao thì giá giấy trong nước cũng tăng lên, thậm chí thiếu giấy..). - Công nghiệp của đất nước phát triển chưa đủ mạnh để thu hút một lượng lớn lao động nông thôn. Và dù có xuất hiện một nhu cầu lớn lao động thì trình độ đào tạo của một lượng lớn lao động nông thôn cũng chưa thế đáp ứng kịp. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động đang hiện hữu. Bởi vậy, thách thức rất lớn đối với lao động nông thôn là chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Theo ước tính, nếu năng suất lao động tăng như vừa qua, thì để sự chênh lệch thu nhập không quá cách biệt giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, một hộ gia định nông nghiệp (trung bình có 2 lao động chính) phải được canh tác trên một diện tích là 1 - 2 héc-ta. Đến bao giờ mới tích tụ được như thế, câu hỏi thuộc về các nhà hoạch định chiến lược của đất nước. 1.2.2.3. Sản phẩm của nông hộ - Các mặt hàng nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đời sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Nó là một trong những mặt hàng có tính chiến lược bởi vì đại bộ phận việc mua bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thông qua hiệp định giữa các Chính phủ, mang tính dài hạn. Cho nên đa số các nước trên thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu lương thực và nước nào cũng quý trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông nghiệp, coi an ninh lương thực là vấn đề cấp bách. - Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ bởi vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng 20 đều và giá bán rẻ. Ngược lại, lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. - Mặt hàng nông sản chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. Chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt sẽ gây sụt giảm sản lượng và chất lượng cây trồng. - Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ Vì vậy, để xâm nhập vào các thị trường khó tính này buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra. - Mặt hàng nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời gian dài. Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó phải quan tâm đến khâu chế biến và bảo quản cho tốt. Đó là một khâu quyết định đến chất lượng hàng nông sản xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008123_2356_2006123.pdf
Tài liệu liên quan