MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . . 1
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp các kiến thức
về sản xuất điện năng trong dạy học vật lí ở trường THPT 5
1.1. Tổng quan . . 5
1.1.1. Thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học vật lí. 5
1.1.2. Các nghiên cứu về dạy học tích hợp . 7
1.2. Nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường THPT. . 11
1.2.1. Nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường THPT và các con đường thực
hiện nhiệm vụ dạy học vật lí.11
1.2.2. Giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học vật lí. . 16
1.3. Điện năng và sản xuất điện năng. . 19
1.3.1. Điện năng và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội . 19
1.3.2. Sự chuyển hoá các dạng năng lượng thành điện năng. 21
1.3.3. Sản xuất điện năng và vấn đề môi trường sinh thái. 21
1.4. Các biện pháp tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng trong
dạy học vật lí ở trường THPT. . .23
1.4.1. Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng vào các bài học Vật
lí. Các mức độ tích hợp 23
1.4.2. Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi giải các bài tập
có nội dung kĩ thuật .24
1.4.3. Tổ chức tham quan, ngoại khoá . 25
1.4.4. Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học . 27
1.5. Nghiên cứu thực trạng thực hiện giáo dục KTTH và hướng nghiệp
trong dạy học vật lí. .36
Kết luận chương I . 39
Chương II. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học vật lí có tích
hợp các kiến thức về sản xuất điện năng .40
2.1. Phân tích chương trình – sách giáo khoa vật lí phổ thông. Các yếu
tố kiến thức làm cơ sở cho sản xuất điện năng. .40
2.1.1. Chương trình – sách giáo khoa Vật lí phổ thông 40
2.1.2. Các yếu tố kiến thức chủ yếu làm cơ sở cho sản xuất điện năng 44
2.2. Xây dựng chương trình tích hợp kiến thức về sản xuất điện năng
theo chương trình – SGK vật lí.45
2.2.1. Một số nguyên tắc tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng. 45
2.2.2. Xây dựng chương trình tích hợp 45
2.3. Xây dựng tiến trình một số bài cụ thể . 50
Giáo án số 1 . 51
Giáo án số 2 . 59
Giáo án số 3 . 68
Kết luận chương II . 76
Chương III. Thực nghiệm sư phạm . . 77
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm . 77
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 77
3.3. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm sư phạm . 77
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . . 79
3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 80
3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm . 81
3.7. Kết quả và sử lí kết quả thực nghiệm sư phạm . 85
3.8. Đánh giá chung . 96
Kết luận chương III . 98
Kết luận chung . 99
Tài liệu tham khảo . 10
137 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học vật lí (chương trình và sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cho học sinh THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học hiện đại có liên quan tới
nhiều dụng cụ và thiết bị kĩ thuật hiện đang được sử dụng phổ biến trong cuộc
sống và sản xuất. Chương trình coi trọng kiến thức về các phương pháp nhận
thức đặc thù của bộ môn như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô
hình.
- Nội dung kiến thức mà chương trình quy định được trình bày một
cách tinh giản trong các tài liệu dạy học và thời lượng dành cho việc dạy học
phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Khối lượng kiến thức và kĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
năng của mỗi tiết học cần được lựa chọn cân đối với việc thực hiện các nhiệm
vụ của dạy học Vật lí.
- Các kiến thức của chương trình cấu trúc theo hệ thống xoáy ốc, trong
đó kiến thức của cùng một phân môn được lựa chọn và phân chia để dạy và
học ở các lớp khác nhau, nhưng đảm bảo không trùng lặp, mà luôn có sự thừa
kế và phát triển từ lớp dưới lên lớp trên, từ cấp học dưới lên cấp học trên và
có sự phối hợp chặt chẽ với các môn học khác
- Chương trình coi trọng những yêu cầu đối với việc rèn luyện và phát
triển các kĩ năng cho học sinh, như đã nêu trong mục tiêu.
- Chương trình đảm bảo tỉ lệ phần trăm với các tiết học đối với THPT:
+ Số tiết học lí thuyết chiếm khoảng từ 60% đến 70%, trong đó có 30%
số tiết học lí thuyết kết hợp với thực nghiệm.
+ Số tiết bài tập chiếm từ 15% đến 20%.
+ Số tiết thực hành chiếm khoảng từ 5% đến 10%.
+ Số tiết kiểm tra chiếm khoảng 5% đến 10%.
Bảng phân bố nội dung
Phân môn Chủ đề
Lớp
10
Lớp
11
Lớp
12
1. Cơ học
1. Động học và động lực học chất điểm + +
2. Tĩnh học +
3. Cơ học vật rắn +
4. Áp suất chất lỏng, chất khí +
5. Cơ năng. Các máy cơ. Các định luật
bảo toàn.
+ +
6. Dao động cơ, sóng cơ. Âm học. +
2. Nhiệt học
1. Nhiệt độ. Nội năng. Nhiệt lượng +
2. Động học phân tử các chất +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
3. Tính chất nhiệt của chất rắn, chất
lỏng, chất khí. Sự chuyển thể.
+
4. Nhiệt động lực học. Các máy nhiệt. +
3. Điện học
1. Điện tích, điện trường, năng lượng
điện trường.
+
2. Dòng điện không đổi. Điện năng. +
3. Dòng điện trong các môi trường. +
4. Từ trường. Năng lượng từ trường. +
5. Cảm ứng điện từ. Các máy điện. + +
6. Dao động điện từ, dòng điện xoay
chiều. Điện từ trường. Sóng điện từ.
+
4. Quang học
1. Sự truyền ánh sáng. +
2. Dụng cụ quang. +
3. Sóng ánh sáng. +
4. Lượng tử ánh sáng. +
5. Phản ứng
hạt nhân
1. Lực hạt nhân. Năng lượng liên kết hạt
nhân.
+
2. Phản ứng hạt nhân. Phóng xạ. +
3. Năng lượng của phản ứng hạt nhân +
4. Từ vi mô đến vĩ mô. +
2.1.2. Các yếu tố kiến thức chủ yếu làm cơ sở cho sản xuất điện năng.
Qua phân tích chương trình – sách giáo khoa vật lí phổ thông chúng tôi
thấy những yếu tố kiến thức làm cơ sở cho sản xuất điện năng bao gồm:
- Động năng, thế năng
- Nội năng và sự biến thiên nội năng.
- Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
- Hiện tượng quang điện.
- Máy phát điện xoay chiều.
- Năng lượng hạt nhân
2.2. Xây dựng chƣơng trình tích hợp kiến thức về sản xuất điện năng
theo chƣơng trình – SGK Vật lí.
2.2.1. Một số nguyên tắc tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng.
- Các kiến thức được tích hợp phải gắn kết hợp lí với nội dung của bài
học, phục vụ mục tiêu chung của nội dung bài học.
- Việc tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng trong bài học phải
không làm giờ học trở nên quá tải.
- Việc tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng không những góp
phần giáo dục KTTH và hướng nghiệp cho học sinh mà còn thông qua đó
giáo dục môi trường, giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước vấn đề môi
trường hiện nay.
2.2.2. Xây dựng chƣơng trình tích hợp:
* Bài 1: Động năng (lớp 10)
- Tên hoạt động tích hợp: Động năng của dòng nước, động năng của
gió có lợi ích và tác hại gì trong đời sống và kĩ thuật ? (Thời gian: 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau mục “Khái niệm động năng”
- Mục tiêu:
+ Giáo dục KTTH&HN: Giúp học sinh hiểu được động năng của dòng
nước, động năng của gió làm quay tuabin trong máy phát điện. Ngoài ra
người ta còn lợi dụng động năng của dòng nước để làm cọn nước, cối giã gạo
nước.
+ Giới thiệu tiềm năng phát triển thuỷ điện ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
+ Giáo dục môi trường: Động năng của dòng nước gây sói mòn đất,
gây lở đất, làm đất bạc màu. Động năng của dòng nước và gió trong lũ quét
gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Biện pháp: Trồng cây, bảo vệ rừng, làm ruộng bậc thang.
- Chuẩn bị: Các câu hỏi cho học sinh
+ Người ta đã lợi dụng động năng của dòng nước, của gió để làm gì ?
+ Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện ở nước ta ?
+ Động năng của dòng nước, động năng của gió có gây ra tác hại gì
không ? Biện pháp khắc phục ?
* Bài 2: Thế năng (Lớp 10)
- Tên hoạt động tích hợp: Vai trò thế năng của thác nước trong sản suất
điện năng. (Thời gian: 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau khi học xong mục “Thế năng trọng trường”
- Mục tiêu:
+ Giáo dục KTTH&HN: Giúp học sinh hiểu được thế năng của thác
nước làm quay tua bin trong máy phát điện. Công thức tính công suất của nhà
máy thuỷ điện N =
mgh
t
, trong đó h là chiều cao của thác nước.
Giới thiệu về sự phát triển của thuỷ điện ở nước ta và trên thế giới.
+ Giáo dục môi trường: Thế năng của dòng nước gây ra những tác hại
đó là làm sói mòn đất, đất bạc màu, ..
+ Biện pháp: Trồng cây, bảo vệ rừng.
- Các câu hỏi cho học sinh:
+ Cho biết vai trò của thác nước đối với nhà máy thuỷ điện ?
+ Thế năng của dòng nước có gây ra tác hại gì tới môi trường không ?
Biện pháp khắc phục những tác hại đó ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
+ Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện có gây ảnh hưởng gì tới môi
trường sinh thái ? Trách nhiệm của mỗi chúng ta trước vấn đề này ?
* Bài 3: Nội năng và sự biến thiên nội năng.
- Tên hoạt động tích hợp: Sự biến đổi của nhiệt năng thành điện năng
trong nhà máy nhiệt điện. (Thời gian: 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau khi học xong mục II của bài.
- Mục tiêu:
+ Giáo dục KTTH: Học sinh hiểu được sự biến đổi năng lượng trong
nhà máy nhiệt điện.
+ Giáo dục môi trường: HS thấy được ô nhiễm môi trường do nhà máy
nhiệt điện gây ra (từ khâu khai thác nhiên liệu đến hoạt động của nhà máy)
Hướng tới sử dụng những nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm điện
năng.
- Chuẩn bị câu hỏi cho HS:
+ Sự chuyển hoá của nội năng thành cơ năng có ứng dụng gì trong
thực tế ?
+ Nhà máy nhiệt điện có gây ô nhiễm môi trường không ? Biện pháp
nào để khắc phục ?
+ Em biết nhà máy nhiệt điện nào ở nước ta ?
* Bài 4: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Lớp 11)
- Tên hoạt động tích hợp: Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ.
(Thời gian: 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau khi học xong mục “Hiện tượng cảm ứng điện từ”
- Mục tiêu:
Giáo dục KTTH&HN: + Học sinh hiểu được hiện tượng cảm ứng điện
từ là nguyên lí hoạt động của một số máy móc trong đó có máy phát điện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
+ Học sinh được tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện (loại
nhỏ dùng trong phòng thí nghiệm).
- Câu hỏi cho học sinh: Em có biết ứng dụng của hiện tượng cảm ứng
điện từ là gì ?
- Cho học sinh quan sát cấu tạo và hoạt động của máy phát điện (loại
dùng trong phòng thí nghiệm).
* Bài 5: Máy phát điện xoay chiều (Lớp 12)
- Tên hoạt động tích hợp: Các cách làm quay rôto trong máy phát điện.
(Thời gian: 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau mục “Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện
xoay chiều ba pha”
- Mục tiêu:
+ Giáo dục KTTH&HN: Giới thiệu cho học sinh biết được các cách
làm quay rôto trong máy phát điện.
Ví dụ: Trong nhà máy thuỷ điện: dùng sức nước; Trong nhà máy nhiệt
điện, nhà máy điện hạt nhân: dùng hơi nước tạo áp suất lớn.
+ Giáo dục môi trường: Việc sản xuất điện năng gây ô nhiễm môi
trường, các biện pháp khắc phục.
+ Ý thức tiết kiệm trong sử dụng điện.
- Các câu hỏi cho học sinh:
+ Em có biết người ta sử dụng biện pháp nào để làm quay rôto ?
+ Việc sản xuất điện năng có gây ô nhiễm môi trường không ?
+ Có cách nào để hạn chế việc ô nhiễm này ?
* Bài 6: Hiện tƣợng quang điện trong (Lớp 12)
- Tên hoạt động tích hợp: Điện mặt trời (Thời gian 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau mục “Pin quang điện”
- Mục tiêu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
+ Giáo dục KTTH&HN: Giới thiệu cho học sinh biết được Điện mặt
trời là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng mặt trời
trực tiếp thành điện năng nhờ pin mặt trời. Suất điện động của pin mặt trời
không lớn, chính vì vậy mà người ta đã chế tạo pin mặt trời là những tấm gồm
nhiều pin ghép nối tiếp với nhau.
Các pin mặt trời có nhiều ứng dụng. Chúng đặc biệt thích hợp cho các
vùng mà điện năng trong mạng lưới chưa vươn tới, các vệ tinh, máy tính cầm
tay, …
Do nhu cầu năng lượng sạch ngày càng nhiều nên ngành sản xuất pin
mặt trời phát triển cực kì nhanh chóng. Sản lượng điện mặt trời tăng 48% một
năm kể từ năm 2002. Dữ liệu đến hết năm 2007 cho biết toàn thế giới đạt
12400kW công suất điện mặt trời, trong đó khoảng 90% hoà vào mạng lưới
điện chung, còn lại được lắp lên tường hay mái của nhiều nhà gọi là hệ thống
tích hợp điện cho toà nhà.
+ Giáo dục môi trường: Biến đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng
là quá trình sản xuất điện năng không gây ô nhiễm môi trường, do vậy cần
được phát triển đưa vào sử dụng nhiều hơn nữa.
- Các câu hỏi cho học sinh:
+ Pin mặt trời đầu tiên được ra đời vào năm nào ?
+ Pin mặt trời được dùng ở đâu ? Làm thế nào để tạo ra nguồn điện mặt
trời với suất điện động lớn ?
+ Sản xuất điện mặt trời có gây ô nhiễm môi trường không ? Khả năng
phát triển của ngành điện mặt trời trong tương lai ?
* Bài 7: Phản ứng phân hạch (Lớp 12)
- Tên hoạt động tích hợp: Nhà máy điện nguyên tử. (Thời gian: 5 phút)
- Vị trí tích hợp: Sau khi học xong mục “Năng lượng phân hạch”.
- Mục tiêu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
+ Giáo dục KTTH&HN: Học sinh hiểu được cấu tạo và hoạt động của
nhà máy điện nguyên tử. Yếu tố đảm bảo an toàn cho nhà máy.
Nước ta có lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt sản xuất đồng vị phóng xạ,
công suất 500KW dùng cho nghiên cứu khoa học và ytế.
+ Giáo dục môi trường:
Nhà máy điện hạt nhân 1 triệu KW, mỗi năm cần 30 tấn nguyên liệu
hạt nhân. Loại nguyên liệu này hầu như không tiêu hao dưỡng khí của không
khí. Nhà máy điện hạt nhân không có khói, bụi, nước thải và khí thải vào môi
trường. Nhà máy thực sự an toàn nếu không có rò rỉ phóng xạ.
Ngày 26/4/1986 nhà máy điện Trecnobưn của Liên Xô cũ bị nổ. Khí
phóng xạ toả ra trong khí quyển, có tới 3,4% sản phẩm phân hạch ra ngoài
trong đó có khoảng 20% là Iốt – 131 và Xêxi 137.
Tác hại của phóng xạ: Nhiễm độc phóng xạ gây chết người, bệnh máu
trắng, u ác tính, đục thuỷ tinh thể, vô sinh, quái thai, …
- Các câu hỏi cho học sinh:
+ Cho biết cấu tạo và hoạt động của nhà máy điện nguyên tử ?
+ Nước ta có lò phản ứng hạt nhân ở đâu ? hoạt động với mục đích gì ?
+ Sử dụng năng lượng hạt nhân có an toàn cho môi trường không ?
2.3. Xây dựng tiến trình một số bài cụ thể.
Vận dụng những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn ở chương I, chúng
tôi lựa chọn các bài sau để dạy học thực nghiệm :
Bài 1: Thế năng
Bài 2: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Bài 3: Máy phát điện xoay chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Giáo án số 1
Bài 26. THẾ NĂNG
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều. Viết được
biểu thức trọng lực của một vật.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng
trường. Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng. Viết được hệ thức liên hệ
giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn
hồi.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng công thức tính thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi để giải
bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và các bài tập tương tự.
- Vận dụng các khái niệm trọng trường, thế năng trọng trường, công
của trọng lực, thế năng đàn hồi để giải thích các hiện tượng trong đời sống và
tự nhiên.
- Giáo dục KTTH&HN: Thế năng của dòng nước làm quay tua bin
trong máy phát điện của nhà máy thuỷ điện. Giới thiệu sự phát triển của thuỷ
điện nước ta và trên thế giới.
- Giáo dục môi trường: Giải thích tác động làm sói mòn đất khi nước
chảy, ảnh hưởng của việc đắp đập xây dựng nhà máy thuỷ điện tới môi trường
sinh thái, ô nhiễm môi trường khi nhà máy hoạt động và cách khắc phục.
3. Thái độ
- Quan tâm trồng cây, ý thức bảo vệ rừng.
- Tiết kiệm trong việc sử dụng điện năng.
II. Chuẩn bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
1. Giáo viên:
- Tìm những ví dụ thực tế (tranh, ảnh) về những vật có thế năng có thể
sinh công.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về sói mòn đất, hình ảnh về tác dụng chống
sói mòn đất của rừng và ruộng bậc thang.
2. Học sinh
Ôn lại những kiến thức sau:
- Khái niệm thế năng đã học ở lớp 8 THCS.
- Các khái niệm trọng lực và trọng trường.
- Công thức tính công của một lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
III. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức.
Trong các trường hợp sau:
- Vật nặng được đưa lên một độ cao Z
- Vật nặng gắn vào một đầu lò xo đang bị nén
- Mũi tên đặt vào cung đang giương.
Các vật này đều có khả năng sinh công, nghĩa là chúng đều mang năng lượng.
Dạng năng lượng này gọi là thế năng.
Thế năng của một vật sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Biểu thức toán học
nào thể hiện mối quan hệ đó ?
Thế năng trọng trường: Phụ thuộc
vào khối lượng và vị trí tương đối
của vật so với mốc thế năng.
Biểu thức: Wt = mgZ
Thế năng đàn hồi: Phụ thuộc vào độ
biến dạng của vật so với trạng thái
chưa biến dạng.
Biểu thức:
21 ( )
2
tW k l
Sự biến thiên thế năng và công của trọng lực: AMN = Wt(N) – Wt(M)
Giáo dục KTTH&HN:
- Thế năng của dòng nước ứng
dụng làm cọn nước, cối giã gạo
nước, quay tuabin của máy phát
điện trong nhà máy thuỷ điện.
- Giới thiệu tiềm năng phát triển
thuỷ điện ở nước ta.
Giáo dục môi trường:
- Nước chảy ở nơi đất dốc làm bào
mòn đất, gây sạt lở
trồng cây
chống sói mòn.
- Đắp đập làm thuỷ điện gây ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái
sử dụng năng lượng mặt trời, tiết
kiệm điện năng …
- Phương pháp đàm thoại, gợi
mở.
- Phương tiện: Ảnh chụp (nhà
máy thuỷ điện, ruộng bậc thang,
cọn nước, cối giã gạo)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (5 phút):
Kiểm tra bài cũ, đề xuất vấn đề cần
nghiên cứu.
- Câu hỏi: Nêu định nghĩa, biểu thức
và đơn vị của động năng.
- Nhận xét câu trả lời
- Đặt vấn đề: Trong bài trước các em
đã biết một vật chuyển động có mang
năng lượng, năng lượng ấy gọi là
động năng. Thực tế trong các trường
hợp sau:
+ Vật nặng được đưa lên độ cao Z
+ Vật nặng gắn vào đầu lò xo đang bị
nén.
+ Mũi tên đặt vào cung đang giương.
Các vật này đều có khả năng sinh
công, nghĩa là chúng đều mang năng
lượng. Dạng năng lượng này gọi là
thế năng. Vậy thế năng của một vật sẽ
phụ thuộc những yếu tố nào ? Biểu
thức toán học nào thể hiện mối quan
hệ đó ?
- Trả lời câu hỏi
- Tiếp thu vấn đề cần nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu thế
năng trọng trƣờng.
- Yêu cầu học sinh đọc mục I sgk.
- Hỏi: Nêu biểu hiện của trọng trường
, công thức trọng lực của một vật và
biểu hiện của trọng trường đều ?
- Nêu câu hỏi C1
- Hướng dẫn học sinh đọc sgk tìm
hiểu định nghĩa thế và biểu thức của
năng trọng trường.
Yêu cầu học sinh:
+ Cho ví dụ về một vật ở độ cao đủ
lớn sẽ có khả năng sinh công ?
+ Tính công của trọng lực khi vật ở
độ cao Z rơi xuống đất.
+ Nêu định nghĩa thế năng trọng
trường và đơn vị của nó.
- Giảng thêm: + Để xác định Z ta phải
chọn gốc thế năng.
+ Quy ước: Vật ở vị trí cao hơn gốc
thế năng thì Z > 0; thấp hơn gốc thế
năng thì Z <0; ở vị trí ngang bằng gốc
thế năng thì Z = 0.
- Nêu câu hỏi C3
- Đọc sgk
- Trả lời các câu hỏi
- Đọc ví dụ về sự sinh công của búa
máy và trả lời câu hỏi C2
- Thiết lập biểu thức của thế năng và
giải thích rõ tên, đơn vị của các đại
lượng trong biểu thức.
- Nêu định nghĩa thế năng.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Hoàn thành câu hỏi C3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
Hoạt động 3 (10 phút): Liên hệ giữa
biến thiên thế năng và công của
trọng lực.
- Hướng dẫn để học sinh tìm hệ thức
liên hệ giữa công của trọng lực và độ
biến thiên thế năng.
+ Xét một vật khối lượng m rơi từ
điểm M có độ cao ZM đến điểm N có
độ cao ZN. Tìm biến thiên thế năng
của vật đó ?
+ Hãy so sánh độ biến thiên này với
công của trọng lực trong quá trình đó
?
- Yêu cầu học sinh tính công của
trọng lực khi vật chuyển động từ M
đến N trong trọng trường theo những
đường khác nhau.
- Nêu kết quả tổng quát trong trường
hợp hai điểm M, N không cùng trên
đường thẳng đứng và vật m chuyển
dời từ M đến N theo một đường bất
kì.
Hỏi: Hãy nhận xét liên hệ giữa tác
dụng của trọng lực với sự tăng (giảm)
thế năng của vật ?
Học sinh làm việc cá nhân để trả lời
các câu hỏi:
- Độ biến thiên thế năng:
( ) ( )t t tW W N W M
mgZN - mgZM
- Công của trọng lực:
A = mgZM - mgZN
Vậy AMN = -
tW
- Làm việc theo nhóm: Tính công của
trọng lực khi vật dịch chuyển theo
mặt phẳng nghiêng và theo đường
cong bất kì.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Trả lời:
+ Khi vật giảm độ cao, thế năng giảm
thì trọng lực sinh công dương.
+ Khi vật tăng độ cao, thế năng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
- Nêu câu hỏi C4
- Kết luận: Hiệu thế năng của một vật
chuyển động trong trọng trường
không phụ thuộc vào việc chọn gốc
thế năng.
vật tăng thì trọng lực sinh công âm.
- Làm việc nhóm để trả lời câu hỏi C4
+ Chọn gốc thế năng tại O
+ Chọn gốc thế năng tại N; tại M
- Tiếp thu, ghi nhớ
Hoạt động 4 (5 phút):
Giáo dục KTTH&HN, giáo dục
môi trƣờng.
- Hỏi: Hãy nêu ví dụ lợi dụng thế
năng của dòng nước và tác hại của thế
năng của nước ?
- Nhận xét câu trả lời và giới thiệu:
+ Thế năng của dòng nước làm quay
tuabin trong máy phát điện của nhà
máy thuỷ điện; được dùng trong cối
giã gạo nước; cọn nước, …
+ Công suất của một nhà máy thuỷ
điện được xác định bởi công thức
mgh
P
t
, trong đó h là chiều cao của
thác nước.
+ Thế năng của dòng nước làm sói
mòn đất, gây lở đất, làm đất bạc màu,
…
- Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trả lời
- Tiếp thu, ghi nhớ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
+ Việc đắp đập và quá trình hoạt
động của nhà máy thuỷ điện cũng ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái.
Hỏi: Hãy nêu cách khắc phục những
tác hại do thế năng của dòng nước
gây ra ?
- Cách khắc phục: Giới thiệu về
ruộng bậc thang, vai trò của rừng, tiết
kiệm điện năng, …
- Giới thiệu về tiềm năng phát triển
thuỷ điện ở nước ta.
- Có thái độ đúng đắn và trách nhiệm
với vấn đề bảo vệ môi trường.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
Hoạt động 5 (5 phút): Thế năng đàn
hồi.
- Hỏi: + Nhắc lại các hiểu biết về thế
năng đàn hồi đã học ở lớp 8 ? Cho
một số ví dụ thực tế khi một vật biến
dạng thì sinh công ?
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ
biến dạng như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc sgk, giải thích
công thức 26.6 và nêu biểu thức tính
thế năng đàn hồi.
- Nhớ lại kiến thức cũ để trả lời câu
hỏi.
- Nêu thêm ví dụ: Cánh cung khi bị
uốn cong; súng cao su khi lên đạn.
- Cá nhân trả lời câu hỏi
(Có thể từ ví dụ thực tế học sinh thấy
được rằng: khi độ biến dạng của vật
càng lớn thì vật có khả năng sinh
công càng lớn tức là thế năng đàn hồi
càng lớn)
- Đọc sgk, giải thích được công thức
26.6 và viết biểu thức của thế năng
đàn hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
Hoạt động 6 (8 phút): Củng cố, vận
dụng
- Nhắc lại hai loại thế năng
- Vận dụng: Một học sinh cho rằng
hai vật ở cùng một độ cao so với mặt
đất thì có thế năng bằng nhau. Kết
luận như vậy có chính xác không ? Vì
sao ?
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 7 (2 phút): Hƣớng dẫn
học sinh học ở nhà.
- Làm các bài tập của bài 26 trong
sách bài tập.
- Ôn lại kiến thức về động năng, thế
năng.
- Nhận nhiệm vụ học tập.
Giáo án số 2
Bài 23. TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lí của từ thông.
- Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào có hiện tượng cảm
ứng điện từ.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và tính toán vận dụng tính từ thông trong
một số trường hợp.
- Vận dụng định luật cảm ứng điện từ để giải một số bài tập đơn giản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
- Giáo dục KTTH: Hiểu được hiện tượng cảm ứng điện từ là nguyên lí
hoạt động của máy phát điện.
3. Thái độ
- Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm
- Trung thực, khách quan
- Tích cực tham gia xây dựng và chiếm lĩnh kiến thức mới.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các hình vẽ về đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau.
- Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng điện từ.
- Máy phát điện dùng trong thí nghiệm.
- Phần mềm về “Định luật cảm ứng điện từ” tác giả PGS.TS Phạm
Xuân Quế - trường ĐHSP Hà Nội.
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ: Máy vi tính, máy chiếu Projector
2. Học sinh: - Ôn lại về đường sức từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
III. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức.
- Khi nam châm chuyển động tương
đối so với mạch kín (C), trong (C) có
dòng điện.
- Khi nam châm đứng yên so với (C),
trong (C) không có dòng điện.
S N
Nguyên nhân nào làm xuất hiện dòng điện trong mạch ?
Giả thuyết: Nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện trong mạch (C) là do sự chuyển
động tương đối giữa nam châm và mạch (C).
Thí nghiệm 2: Làm (C) biến dạng thì trong (C) có dòng điện
Hoặc cho (C) quay xung quanh một trục song song với mặt phẳng chứa mạch thì trong
mạch (C) có dòng điện.
Bác bỏ giả thuyết. Rút ra kết luận: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch (C) khi
số đường sức từ qua mạch (C) thay đổi.
- Khi dịch chuyển con chạy của
biến trở thì trong (C) có dòng điện.
Kết luận: - Hiện tượng trong mạch kín xuất hiện dòng điện khi số đường sức từ qua
mạch đó thay đổi gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Dòng điện xuất hiện gọi là dòng
điện cảm ứng.
- Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian có sự thay đổi số đường sức từ qua
mạch kín.
G
G
(C)
Dòng điện sinh ra từ trường. Vậy trong điều kiện nào từ trường gây ra dòng điện ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (28 phút):
Tìm hiểu khái niệm từ thông.
- Đặt vấn đề: Trong chương IV chúng
ta đã biết dòng điện gây ra từ trường.
Vậy trong điều kiện nào từ trường
gây ra dòng điện ?
Để trả lời câu hỏi này ta tiến hành thí
nghiệm sau:
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, bố trí
- Tiếp thu vấn đề cần nghiên cứu
- Nghe giáo viên giới thiệu dụng cụ
thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm.
- Khái niệm từ thông:
- Biểu thức:
. .B S cos
; với
( , )B n
- Đặc điểm của từ thông: Là đại lượng đại số.
- Ý nghĩa của từ thông: Dùng khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ xuyên
qua một đơn vị diện tích nào đó.
- Đơn vị của từ thông: Vêbe (Wb); 1Wb = 1T.1m2
- Hiện tượng cảm ứng điện từ: Là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong
mạch kín khi từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch đó biến thiên.
- Định luật cảm ứng điện từ: Khi có sự biến thiên của từ thông qua diện tích giới hạn
bởi mạch điện kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Khung dây quay
trong từ trường
trong khung có dòng
điện
Nguyên lí
hoạt động của máy
phát điện.
Giáo dục KTTH:
ứng dụng hiện
tượng CƯĐT để
sản xuất điện
năng
- Phương pháp thuyết
trình và đàm thoại.
- Phương tiện: Máy phát
điện (loại nhỏ dùng trong
phòng thí nghiệm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
+ Nam châm và mạch (C) đứng yên.
+ Mạch (C) cố định, nam châm di
chuyển lại gần, ra xa mạch (C).
+ Nam châm cố định, mạch (C) di
chuyển lại gần hoặc ra xa mạch (C).
- Hỏi: Cho biết số chỉ của điện kế
trong các trường hợp trên ? rút ra kết
luận ?
- Hỏi: Nguyên nhân nào làm xuất
hiện dòng điện trong mạch ?
- Giả thuyết: Nguyên nhân làm xuất
hiện dòng điện trong mạch là do sự
- Quan sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc1.pdf