Luận văn Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đát nông nghiệp tại Việt Nam

Danh mục báng 3

Danh mục hĩnh 3

Danh mục từ viết tít 4

MỞ ĐÀU 5

CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN 8

1.1. Các định nghĩa 8

1.2. Quy mỏ ruộng đất và hiệu quá sân xuất nông nghiệp 10

1.3. Tích tụ vả tập tẠing đất đai 14

1.4. Tổng quan về tích tụ. tập trung trên the giới 16

1.4.1. Nhật Bản 17

1.4.2. Hàn Quốc.21

1.4.3. Trung Quốc 23

1.4.4. Thải Lan 27

CHƯƠNG 2. DOI TƯƠNG. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 30

2.1. Đối tượng nghiên cứu 30

2.2. Phạm vi nghiên cứu 31

2.3. Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1. Cách tiếp cận.31

2.3.2. Phương pháp thu thập thông rin 32

2.3.3. Phương pháp phản tích 35

CHƯƠNG 3. KÉT QUÀ NGHIỀN cứu 39

3.1. Chinh sách đắt đai tại Việt Nam 39

3.1.1. Tồng quan chinh sách đất đai vả đắt nông nghiệp 39

 

pdf91 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đát nông nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tức theo quy mô giảm dần nếu với mọi X>0 và k >0 36 F(kX) < k F(X) (2) Tương tự, F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô tăng dần nếu F(kX)> k F(X) (3) Và F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô không đổi nếu F(kX) = kF(X) (4) Như vậy, lợi tức theo quy mô giảm dần có nghĩa là sản phẩm đầu ra tăng thấp hơn khi đầu vào tăng với cùng một mức độ. Lợi tức theo quy mô tăng dần là khi sản phẩm ra có mức độ tắc cao hơn khi đầu vào tăng cùng mức độ. Còn lợi thế theo quy mô không đổi là khi mức độ tăng của đầu ra cũng đúng bằng mức độ tăng của đầu vào. Chú ý là trong khái niệm này, các đầu vào được giả định tăng với cùng một mức độ. Để ước lượng mức độ và xu hướng lợi tức theo quy mô, người ta đưa ra khái niệm độ co giãn theo quy mô (elasticity of scale). Độ co giãn theo quy mô của một sản phẩm được định nghĩa như sau. ε = Σi εi =Σi (∂Ln F(X) / ∂LnX) (5) Trong đó i là thứ tự của các đầu vào, εi là độ co giãn của sản phẩm cho đầu vào i; ε là độ co giãn theo quy mô của sản phẩm. Xác định hiệu quả sản xuất và độ co giãn theo quy mô theo phương pháp phân tích Biên Ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis- SFA) Phương pháp SFA có nguồn gốc từ các mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên (stochastic production frontier) do Aigner, Lovell và Schmidt (1977) phát triển. Mô hình này có dạng Yi = f(xi;β).TEi.exp{vi} (6) trong đó yi là mức đầu ra của nhà sản xuất i, xi là vector N đầu vào của nhà sản xuất i, f(xi, β) là đường giới hạn (biên) sản xuất và β là vector các tham số kỹ thuật cần ước lượng, . Phản ánh các cú sốc ngẫu nhiên ảnh hưởng tới quá trình sản xuất như biến đổi thời tiết, may 37 mắn...Người ta giả định các cú sốc này ngẫu nhiên và phân phối theo một quy luật phân phố nhất định, giống nhau giữa tất cả các nhà sản xuất. TEi thể hiện mức hiệu quả kỹ thuật được tính bằng tỷ lệ sản lượng thực tế trên sản lượng cao nhất có thể. TEi = 1 cho thấy hãng i có hiệu quả kỹ thuật ở mức cao nhất có thể trong khi TEi < 1 đưa ra ước lượng mức thiếu hụt giữa sản lượng thực tế và sản lượng cao nhất có thể có. Người ta cũng có thể viết TE dưới dạng mũ: TEi = exp{-ui} trong đó ui ≥ 0 để thỏa mãn TEi ≤ 1. Thông thường, người ta hay giả định f(xi, β) là hàm Cobb-Douglas hay hàm translog. Với trường hợp hàm Cobb-Douglas, mô hình trên có thể viết thành (7) Có thể giải mô hình này bằng phương pháp maximum likelihood ratio. Trong luận văn này, chúng tôi giải mô hình (7) bằng phần mềm STATA, sử dụng lệnh frontier có trong STATA version 9.0 và 10.0. Xác định hiệu quả sản xuất và hiệu quả theo quy mô theo phương pháp Bao Dữ liệu (Data Envelopment Analysis- DEA) Phương pháp này có nguồn gốc từ công trình của Farrel (1957) sử dụng quy hoạch tuyến tính để ước tính hiệu quả kỹ thuật. Phương pháp DEA có thể là DEA định hướng đầu vào (input-oriented DEA) hay định hướng đầu ra (output-oriented), và dựa trên giả định lợi tức theo quy mô không đổi (constant returns to scale- CRS) hay lợi tức theo quy mô biến đổi (variable returns to scale- VRS). Trong luận văn này, chúng tôi áp dụng mô hình DEA định hướng đầu vào. Mô hình định hướng đầu vào đo lường hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency- TE) bằng tỷ lệ mức độ đầu vào có thể giảm xuống để đạt được cùng lượng sản phẩm đầu ra nhất định. Mức hiệu quả quy mô (scale efficiency- SE) được tính bằng tỷ lệ giữa hai mức hiệu quả khi áp dụng công nghệ CRS và công nghệ VRS. 38 Cụ thể hơn, nếu nhà sản xuất sử dụng vector đầu vào x  RI+ để sản xuất vector sản phẩm y  RO+, mục đích sẽ là đo lường mức độ hoạt động của mỗi nhà sản xuất một cách tương đối so với khả năng tốt nhất trong mẫu gồm N nhà sản xuất. Trong điều kiện công nghệ VRS, mô hình DEA định hướng đầu vào của nhà sản xuất thứ jth sẽ có dạng sau: (,)Min j (8) thỏa mãn yj –Y  0 , j xj – X  0,   0, N1’ =1, Trong đó X là ma trận đầu vào (N nhân I) với các cột xi, Y là ma trận đầu ra với các cột yo, xj và yj là các vector đầu vào và đầu ra của nhà sản xuất j,  là một vector biến nội sinh, N1 là vector I (N nhân 1). Phương pháp quy hoạch tuyến tính sẽ giải được hệ phương trình nói trên. Để xác định ra hệ số  chính là mức độ hiệu quả kỹ thuật (TEVRS). Khi áp dụng công nghệ CRS, người ta sẽ bỏ đẳng thức cuối cùng N1’ =1 trong phương trình (6) để xác định hiệu quả kỹ thuật TECRS. Hiệu quả quy mô (SE) sẽ được tính bằng: SE= TECRS/ TEVRS. (9) Có thể giải mô hình (8) bằng các phần mềm như DEAP hay thông qua các chương trình viết trên các phần mềm mô hình toán như GAMS, MATLAB. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng gói phần mềm FEAR do Wilson (2008) phát triển. Ưu điểm của phần mềm này so với các chương trình khác là tốc độ tính toán rất nhanh, thích hợp với các mẫu có quy mô lớn. 39 3. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Chính sách đất đai tại Việt Nam 3.1.1. Tổng quan chính sách đất đai và đất nông nghiệp Thời kỳ trước 1954 Chế độ ruộng đất ở Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Tịch điền được hình thành lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XI dưới triều Tiền Lê. Nhà vua thành lập hệ thống tịch điền cho dân làng để tạo cơ sở cho việc quản lý lao động, huy động quân đội và tô thuế. Vào đầu thế kỷ XV, nhà Hồ ban hành hạn điền và phân loại ruộng đất thành hai loại ruộng công và ruộng tư. Sau đó bắt đầu từ giữa thế kỷ XV, triều Hậu Lê cứ sau 4 năm lại sắp xếp tịch điền ở cấp làng một lần [8]. Đầu thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn áp dụng hệ thống sổ sách quản lý tịch điền cho từng làng ở khắp miền Bắc Việt Nam. Mỗi cuốn sổ tịch điền có từ 50 đến 100 trang ghi chép hiện trạng hành chính của từng làng, diện tích đất, loại đất, chi tiết về từng thửa đất và chủ đất, và ranh giới của làng. Sau đó khi thực dân Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa của họ từ giữa thế kỷ XIX, thì đất đai của Việt Nam bị chiếm dụng theo hai bước. Đầu tiên, chế độ thực dân tước quyền làm chủ đất đai của triều đình phong kiến Việt Nam, cũng như là quyền quản lý. Sau đó thực hiện chính sách bần cùng hoá đối với nông dân. Nông dân bị ép bán đất cho các nhà tư bản Pháp. Người Pháp cũng áp dụng tịch điền (ban hành giấy chứng nhận sở hữu) và hệ thống khảo sát và bản đồ vào Việt Nam. Họ đưa ra hệ thống quản lý các giao dịch đất đai bao gồm trao đổi sở hữu và vay thế chấp [8]. Nhìn chung, trước năm 1954, đất nông nghiệp được chia thành hai loại: đất công và đất tư. Ở nông thôn có hai giai cấp cơ bản là địa chủ (gồm địa chủ Việt Nam và tư bản Pháp) và nông dân. Giai cấp địa chủ chỉ chiếm 2% dân số nhưng lại sở hữu hơn một nửa tổng diện tích đất, trong khi 59% số nông hộ là nông dân không có đất phải đi cấy thuê cho địa chủ [10]. 40 Thời kỳ 1954-1959: cải cách ruộng đất Năm 1954, sau khi giành chính quyền, nhà nước Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà đã giảm và bãi bỏ tô thuế cho nông dân nghèo. Sau đó thì miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất. Mục đích là quốc hữu hoá đất đai của địa chủ Việt Nam và tư bản Pháp để phân chia cho nông dân mà không có hoặc có ít đất, với khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Kết quả là khoảng ¼ tổng đất đai được chia cho khoảng 73% tổng dân số miền Bắc dựa trên nguyên tắc phân chia khá công bằng [10, 46]. Trong Hiến pháp thứ 2 thông qua năm 1954, đất đai được chia thành ba loại theo sở hữu: nhà nước, tập thể và tư hữu. Thời kỳ 1959-1986: hợp tác hoá Sau cải cách ruộng đất, nông thôn miền Bắc Việt Nam bắt đầu quá trình hợp tác hoá nông nghiệp bằng các hợp tác xã cấp thấp và hợp tác xã cấp cao. Cho đến năm 1960, khoảng 86% các hộ nông và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp tham gia hợp tác xã cấp thấp, trong đó nông dân vẫn là chủ đất và công cụ sản xuất khác. Trong hợp tác xã cấp cao, nông dân tập trung đất và công cụ sản xuất khác như là trâu bò để cùng quản lý và sản xuất. Từ năm 1961 đến 1975, khoảng 20.000 hợp tác xã cấp cao được thành lập với sự tham gia của 80% tổng số hộ [10]. Ở miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hoà ở Sài Gòn thực hiện cải cách ruộng đất bằng cách can thiệp vào giá đất và ban hành hạn điền vào năm 1956, và chương trình phân phối đất đai và trao quyền sử dụng vào năm 1970. Khoảng 1,3 triệu ha đất nông nghiệp được phân chia cho khoảng 1 triệu nông dân trong chương trình thứ hai, còn được gọi là chương trình “người cày có ruộng”, và được hoàn thành vào cuối năm 1974 [12]. Sau khi thống nhất hai miền năm 1975, chính phủ Việt Nam lên kế hoạch tiếp tục phát triển hình thức hợp tác xã. Ở miền Bắc, các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng từ quy mô làng lên quy mô xã. Ở miền Nam thì nông dân vẫn có thị trường tương đối tự do cho đến năm 1978, nhưng sau đó thì cũng được kêu gọi thành lập hợp tác xã. Kết quả thu được ở các vùng là rất khác nhau với tỉ lệ thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long với chưa đến 6% nông dân tham gia hợp tác xã. Không giống 41 miền Bắc, sản xuất nông nghiệp ở miền Nam vẫn tiếp tục theo mô hình hộ mặc dù nông dân vẫn làm việc cho hợp tác xã. Các hộ chung nhau lao động và công cụ lao động nhưng vẫn tự quyết định về đầu vào và kỹ thuật sản xuất [9]. Hiến pháp thứ ba ra đời năm 1980 thể chế hoá nền kinh tế quốc dân chia làm hai khu vực: khu vực nhà nước là do toàn thể nhân dân làm chủ và khu vự sở hữu tập thể do người lao động làm chủ. Hiến pháp này xoá bỏ tư hữu và sở hữu tập thể đối với đất đai và toàn bộ đất đai là thuộc sở hữu của nhà nước, tuy nhiên nhân dân vẫn làm chủ các toà nhà [54]. Trong hệ thống sản xuất nông nghiệp hợp tác xã, sản lượng giảm đáng kể do các cá nhân tham gia thiếu động lực đóng góp, kết quả là sản lượng chỉ tăng ở mức rất thấp là 2% một năm trong khi dân số tăng 2,2% đến 2,35% một năm dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, bắt buộc phải nhập khẩu 1 triệu tấn thực phẩm mỗi năm trong giai đoạn này. Phần lớn dân số phải chịu đựng đói nghèo [10]. Để khắc phục tình trạng này, tháng 1 năm 1981, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 100-CT/TW về việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cho lao động và tổ chức lao động trong hợp tác xã. Theo chính sách này, hợp tác xã phân đất nông nghiệp cho các nhóm sản xuất nông nghiệp và cá nhân và họ sẽ chịu trách nhiệm thực hiện ba bước trong quy trình sản xuất lúa. Hợp tác xã vẫn quản lý đầu ra, nông dân được chia dựa trên sản lượng và nhân công lao động vào cuối vụ. Nhà nước vẫn làm chủ ruộng đất và hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý. Mặc dù là một bước nhỏ, nhưng sự thay đổi này là bước đầu tiên trong quá trình tiến đến một nền kinh tế định hướng thị trường. Hệ thống mới này đã giúp tốc độ tăng trưởng ngành lúa gạo lên 6,3% một năm trong giai đoạn 1981-1985 [10]. Thời kỳ 1986-2000: đổi mới Sau giai đoạn 1981-1985 khá thành công của phương thức tổ chức mới cho hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp lại gặp khó khăn khi tốc độ tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 2,2% trong giai đoạn 1986-1988. Đầu năm 1988, cung lương thực đã không thể đáp ứng được cầu và dẫn đến nạn đói ở 21 tỉnh thành ở miền Bắc Việt Nam. Ở 42 miền Nam, một loạt các mâu thuẫn xảy ra ở nông thôn, đặc biệt liên quan đến quan hệ ruộng đất do các điều chỉnh mang danh nghĩa công bằng [10, 11, 12]. Tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên. Một cách tổng quát thì Luật này sắp xếp lại hệ thống quản lý đất đai của nhà nước. Bộ luật này quy định là nhà nước sẽ phân chia đất và ra hạn sử dụng đất cho các hộ dân (20 năm đối với đất trồng cây ngắn hạn và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm) và ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ [1]. Tuy nhiên, bộ luật này khá mơ hồ và không rõ ràng với các tuyên bố mang tính nguyên tắc chứ không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể và hóc búa. Chính vì thế, bộ luật này đã không thể đóng góp nhiều cho quá trình đổi mới nền kinh tế [8]. Để giải quyết tình trạng này, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành tháng 4 năm 1988, còn được gọi là Khoán 10, quyết định phân chia đất nông nghiệp cho nông dân với thời hạn 10-15 năm. Và hộ nông nghiệp được coi là một đơn vị kinh tế cơ bản lần đầu tiên kể từ thời kỳ hợp tác hoá vì đây là lần đầu tiên công cụ sản xuất như là máy móc, trâu bò, gia súc và các công cụ khác được phép tư hữu [2]. Một điểm khác của chính sách này là nông dân có thể được chia đất mà họ đã sở hữu từ trước năm 1975 [12, 14]. Tuy nhiên sự phân chia và thừa kế quyền sử đụng đất đã không được thông qua [9]. Một số vấn đề được đặt ra liên quan đến các trạm điện, hệ thống giao thông ở nông thôn, thị trường trước đó do các hợp tác xã chịu trách nhiệm [10]. Theo nghiên cứu của Võ và Trung (2007), Luật đất đai năm 1988 và Khoán 10 đã không giải quyết được bốn khó khăn chính và còn làm chậm lại quá trình xoá đói giảm nghèo ở nông thôn bao gồm: - Ở một số vùng, chỉ có thể ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời thay vì giấy chứng nhận chính thức. Khi cấp giấy cũng không dựa trên bản đồ địa chính hay các tài liệu khác. - Các hộ vẫn không biết chắc về thời hạn sử dụng đất được giao, không rõ nhà nước sẽ làm gì khi thời hạn này kết thúc và do đó không muốn đầu tư sản xuất dài hạn. 43 - Các hộ không có quyền trao đổi đất và điều này là không phù hợp với một xã hội văn minh và gây cản trở cho quá trình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. - Đất đai vẫn không được đặt giá do vậy các giá trị tiềm ẩn không được đánh giá đúng và chuyển thành vốn sản xuất. Năm 1993, Luật Đất đai thứ 2 được ban hành để giải quyết các vấn đề này. Lần đầu tiên, Luật đất đai năm 1993 đã tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Nhà nước đại diện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai. Nông dân được chia đất sử dụng lâu dài và ổn định, và được trao năm quyền sử dụng bao gồm chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Thời hạn sử dụng là 20 năm đối với đất trồng cây ngắn hạn và nuôi trồng thuỷ sản, 50 năm cho đất trồng cây lâu năm. Chủ đất có thể tiếp tục xin gia hạn sử dụng nếu có nhu cầu sau khi thời hạn này kết thúc. Luật này cũng đ ặt ra mức hạn điền cho các hộ. Đối với đất trồng cây ngắn hạn, mức hạn điền là 2 ha ở miền Bắc và 3 ha ở miền Nam. Đối với đất trồng cây lâu năm, mức hạn điền là 10 ha ở các xã đồng bằng và 30 ha ở miền trung hoặc miền núi [14]. Sau khi chia đất thì các hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Cho đến năm 1998, giấy chứng nhập quyền sử dụng đất được cấp cho 71% hộ nông dân và tính đến hết năm 2000 thì con số này đã lên đến trên 90% [34]. Đối với đất rừng ở cao nguyên và miền núi thì quá trình này diễn ra chậm hơn do các vấn đề về văn hoá truyền thống đã phức tạp hoá việc phân chia đất [15]. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đang tiếp diễn. Trong năm 1998, luật này được sửa đổi khi đưa vào hai quyền mới là quyền cho thuê lại đất và quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Nhìn chung, bộ Luật này nhằm giải quyết các vấn đề: - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu thống nhất và thích hợp với điều kiện Việt Nam. Đăng ký đất phải kết hợp với bản đồ địa chính mới và các tài liệu địa chính khác; quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng được hợp pháp hoá. - Đất sẽ có giá và được nhà nước quản lý. 44 - Người sử dụng đất được luật pháp công nhận là có năm quyền bao gồm chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp và quyền sử dụng. Nông dân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác khi chuyển đi và người khác có khả năng được phép mua lại quyền này để mở rộng sản xuất; nông dân được quyền lấy đất làm tài sản thế chấp đi vay vốn đầu tư sản xuất. - Hệ thống quản lý đất cho phép và khuyến khích nông dân trao đổi để tích tụ mở rộng diện tích thửa, giảm thiểu manh mún đất đai. Thời kỳ 2000-hiện tại: công nghiệp hoá, hiện đại hoá Năm 2001, Luật Đất đai 1993 tiếp tục được sửa đổi cho phép tặng đất cho người khác. Sửa đổi này cho phép thay đổi liên quan đến đất đai và đặt ra các quy định để đăng ký thay đổi. Một bộ luật mới thay thế Luật Đất đai năm 1993 và các sửa đổi được ban hành vào tháng 12 năm 2003, và chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm 2004. Không có thay đổi gì về thời hạn sử dụng đất và hạn điền đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên lần đầu tiên đất được coi là một mặt hàng đặc biệt, có giá trị và có thể trao đổi mua bán. Luật khẳng định “đất đai là một nguồn nội lực quan trọng và là vốn của nhà nước”, và khuyến khích thị trường bất động sản bao gồm thị trường của quyền sử dụng đất ở khu vực thành thị. Cá nhân và các tổ chức đều được phép tham gia thị trường này. 3.1.2. Các chính sách về tích tụ, tập trung đất đai Luật đất đai năm 2003 đã hình thành cơ chế cho quá trình tích tụ và tập trung đất khi cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 61, Luật đất đai, 2003). Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2003 lại chỉ ra mức hạn điền đối với từng loại đất. Theo luật này, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho mỗi hộ gia đình và cá nhân không quá 3 ha. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm không quá 10ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm là không quá 20 năm, trong khi đó cây lâu năm và đất 45 rừng sản xuất cho hộ gia đình là không quá 50 năm. Mặc dù Luật đất đai năm 2003 đã cho phép chuyển nhượng và thuê đất, nhưng lại chỉ ra hạn điền, hay là giới hạn diện tích đất mà hộ sử dụng và giới hạn thời hạn sử dụng đất. Trong khi đó, đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước có quyền thu hồi. Chính vì vậy, cơ chế có nhưng lại không tạo ra sự an toàn đầu tư vào đất, điều này có thể hạn chế sự mở rộng của tích tụ đất đai. Nhận thức được các tác động tiêu cực của tình trạng manh mún đất, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương chuyển đổi ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác. Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 đã đưa ra chủ trương về dồn điền đổi thửa. Sự ra đời của Nghị định 64 đã tạo ra phong trào dồn điền đổi thửa trong cả nước. Tuy nhiên, phần lớn tác động của dồn điền đổi thửa thường tập trung vào giảm tình trạng manh mún về ô thửa, tức là giảm số mảnh đất canh tác của hộ, mà không tác động nhiều đến thay đổi quy mô ruộng đất nông hộ. Quy mô sản xuất nhỏ vẫn tồn tại trong nông nghiệp. Chính vì vậy, dồn điền đổi thửa mang nặng tính chất kỹ thuật hơn là xã hội. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng quy mô của một thửa đất và giảm số thửa đất của hộ, qua đó tạo điều kiện cho hộ quản lý sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn, mà không làm tăng quy mô ruộng đất của hộ gia đình. Trong khi đó, tích tụ tập trung đất đai vừa có tác dụng giảm thiểu số mảnh, vừa gia tăng quy mô ruộng đất nông hộ, góp phần phát huy lợi thế nhờ quy mô. Quá trình này thường liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế nông hộ. Vấn đề tích tụ đất đai đang trở thành một trong những yêu cầu cho đổi mới nông nghiệp của Việt Nam. Sự ra đời của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương khóa X đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Nghị quyết về tam nông đã chủ trương đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp và sản xuất hàng hoá lớn. Vấn đề Luật đất đai cũng cần được sửa đổi theo hướng tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử 46 dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài. Đặc biệt là vấn đề mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai và công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, đồng thời có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa. Như vậy, vấn đề tích tụ và tập trung đất đã được Đảng và Nhà nước nhận thức và chủ trương đưa chính sách vào thực tiễn. Mặc dù đã thấy được vai trò tích cực của tích tụ tập trung ruộng đất, nhưng việc thực hiện đẩy nhanh tích tụ ruộng đất lại đang vấp phải nhiều rào cản. Một trong những rào cản đó chính là bài toán giữa hiệu quả và công bằng trong quá trình tích tụ đất đai ở Việt Nam. 3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp 3.2.1. Thực trạng quỹ đất và phân bổ đất nông nghiệp Cải cách đất đai của Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã đánh dấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2003, các hộ gia đình đã đư ợc quyền chuyển nhượng, trao đổi và thừa kế, cho thuê và thế chấp đất. Tuy nhiên, toàn bộ đất đai ở Việt Nam vẫn thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý theo Luật đất đai. Quyền sở hữu về đất vẫn chưa được xác lập, đây cũng có thể là điểm trọng tâm trong các bước tiếp theo của quá trình hoàn thiện thể chế liên quan đến đất nếu như muốn phát triển thị trường đất đai và đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến 01/1/2010, cả nước có 26.226,4 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 79,2% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tổng số hộ ở khu vực nông thôn là 13,77 triệu hộ, trong đó 70,9% là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dân số nông thôn có 60,7 triệu người, chiếm 69,83% dân số cả nước. Bảng 3.1 cung cấp thông tin về diện tích đất nông nghiệp trên phạm vi 47 cả nước. Theo bảng này, đất sản xuất nông nghiệp cả nước là 10126,1 nghìn ha, chiếm 30,6% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Đất trồng cây hàng năm là 6,44 triệu ha, trong đó đất lúa là 4,12 triệu ha. Phân bố đất sản xuất nông nghiệp được chia cho các vùng như sau: Đồng bằng sông Cửu Long (27,21%), Tây Nguyên (17,12%), Đông Nam Bộ (17,04%), Đông Bắc (10,43%), Bắc Trung bộ (8,61%), Đồng bằng sông Hồng (8,01%), Duyên hải Nam Trung bộ (6,26%) và thấp nhất là vùng Tây Bắc (5,32%). Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp tính đến đầu năm 2010 [16] Tổng diện tích (ha) Đất nông nghiệp 26.226.400 Đất sản xuất nông nghiệp 10.126.100 Đất trồng cây hàng năm 6.437.600 Đất trồng lúa 4.120.200 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44.400 Đất trồng cây hàng năm khác 2.273.000 Đất trồng cây lâu năm 3.688.500 Đất lâm nghiệp 15.366.500 Rừng sản xuất 7.431.900 Rừng phòng hộ 5.795.500 Rừng đặc dụng 2.139.100 Đất nuôi trồng thuỷ sản 689.800 Đất làm muối 17.900 Đất nông nghiệp khác 26.100 Đất lâm nghiệp là 15366,5 nghìn ha, chiếm 46,43% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; được phân bố ở các vùng theo thứ tự: Đông Bắc (24,67%), Tây Nguyên (21,02%), Bắc Trung bộ (19,87%), Tây Bắc (12,56%), Duyên hải Nam Trung bộ (10,0%), Đông Nam bộ (8,61%), Đồng bằng sông Cửu Long (2,4%) và thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (0,87%). Trong 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích đã được giao cho các đối tượng sử dụng là 12,1 triệu ha, chiếm tỷ lệ 78,64%, đất lâm nghiệp chưa giao là 3,3 triệu ha (21,36%). Cơ cấu diện tích giao cho các đối tượng sử dụng như sau: hộ gia đình (23,66%), nông lâm trường quốc doanh (31%), Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và các tổ chức sự nghiệp (34%), cộng đồng (2%), các tổ chức khác như liên doanh (9,34%). 48 Về đất nuôi trồng thuỷ sản: cả nước có 689,8 nghìn ha, chiếm 2,1% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; được phân bố ở các vùng theo thứ tự: Đồng bằng sông Cửu Long (71,72%), Đồng bằng sông Hồng (10,45%), Đông Bắc (5,64%), Đông Nam bộ (4,35%), Bắc Trung bộ (4,28%), Duyên hải Nam Trung bộ (2,2%), Tây Nguyên (0,7%), và thấp nhất là vùng Tây Bắc (0,65%). Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 (ha) TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2005-2010 2000-2010 I Đất nông nghiệp 20.948.979 24.822.559 26.100.160 1.277.601 5.151.181 1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.868.642 9.415.568 10.117.893 702.325 1.249.251 1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.220.895 6.370.029 6.437.293 67.264 216.398 (Đất trồng lúa) 4.472.773 4.165.277 4.127.731 -37.546 -345.042 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.647.747 3.045.539 3.680.600 635.061 1.032.853 2 Đất lâm nghiệp 11.688.091 14.677.409 15.249.025 571.616 3.560.934 2.1 Đất rừng sản xuất 4.843.337 5.434.856 7.389.462 1.954.606 2.546.125 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.408.887 7.173.689 5.719.339 -1.454.350 310.452 2.3 Đất rừng đặc dụng 1.435.866 2.068.864 2.140.225 71.361 704.359 3 Đất nuôi trồng thủy sản 368.402 700.061 690.218 -9.843 321.816 4 Đất làm muối 18.658 14.075 17.562 3.487 -1.096 II Đất phi nông nghiệp 2.912.966 3.225.740 3.670.186 444.446 757.220 1 Đất ở 523.693 598.428 680.477 82.049 156.784 2 Đất chuyên dùng 1.147.819 1.383.766 1.794.479 410.713 646.660 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9.506 12.804 14.620 1.816 5.114 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.922 97.052 100.939 3.887 7.017 5 Đất sông suối và mặt nướcchuyên dùng 1.095.644 1.130.470

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_203_7263_1870055.pdf
Tài liệu liên quan