Luận văn Tiếp công dân trên địa bàn huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị

Trang phụ bìa trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục sơ đồ

Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU . 01

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN . 09

1.1. Các khái niệm . 09

1.1.1. Công dân . 09

1.1.2. Tiếp công dân . 09

1.1.3. Khiếu nại . 11

1.1.4. Tố cáo . 12

1.1.5. Kiến nghị, phản ánh . 13

1.2. Công tác tiếp công dân trên địa bàn huyện . 13

1.2.1. Mục đích, ý nghĩa tiếp công dân . 13

1.2.2. Nguyên tắc tiếp công dân . 17

1.2.3. Đặc điểm tiếp công dân . 20

1.2.4. Nội dung, hình thức tiếp công dân . 21

1.2.5. Quy trình tiếp công dân . 23

1.2.6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tiếp công dân. 26

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công dân . 29

1.3.1. Yếu tố khách quan . 29

1.3.2. Yếu tố chủ quan . 31

Tiểu kết Chương1 . 33

pdf122 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiếp công dân trên địa bàn huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực 42 hiện nghiêm túc Luật TCD 2013, xây dựng lịch TCD, nội quy, quy chế TCD và niêm yết công khai. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc lịch TCD, gắn với việc giải quyết KN, TC, tăng cường tiếp dân tại cơ sở, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật các KN, TC, kiến nghị, phản ánh ngay từ khi mới phát sinh; cán bộ, công chức TCD phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tận tụy, tôn trọng dân, lắng nghe dân, làm tốt công tác dân vận, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền KN, TC, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã ban hành quy chế TCD và phân công cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD theo quy định Luật TCD 2013. 2.2.1.2. Việc thực hiện nguyên tắc tiếp công dân Nguyên tắc TCD được Ban TCD huyện Triệu Phong và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong thực hiện tương đối đảm bảo, cụ thể: - Nguyên tắc TCD phải được tiến hành tại nơi TCD của cơ quan, tổ chức, đơn vị Trên thực tế, đa số người dân đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn huyện Triệu Phong đều được đón tiếp tại Trụ sở Ban TCD huyện và địa điểm TCD tại UBND các xã, thị trấn. Cán bộ, công chức TCD thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công dân. Đây chính là quá trình giao tiếp giữa cán bộ, công chức TCD với người dân. Khi tiến hành giao tiếp, cán bộ TCD phải ở thế chủ động điều khiển cuộc đón tiếp theo ý muốn của mình, khi nào cần lắng nghe, khi nào cần hỏi, hỏi thông tin gì để phục vụ cho việc xử lý sau này. 43 Về cơ bản, khi TCD tại Trụ sở Ban TCD huyện và địa điểm TCD tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong, cán bộ, công chức TCD tuân thủ tốt mục đích, yêu cầu của việc TCD. Đó là đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công dân. Ở đây, cán bộ, công chức TCD bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình đã vận động để người dân nói ra những ý kiến của mình, trình bày những vấn đề mà họ quan tâm, bổ sung thêm thông tin, tài liệu về nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh. - Nguyên tắc TCD phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người TC theo quy định của pháp luật Trong quá trình TCD tại Trụ sở Ban TCD huyện và địa điểm TCD tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong, nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời luôn được cán bộ, công chức TCD tuân thủ. Theo đó, việc đón tiếp được thực hiện tại Trụ sở TCD; khi TCD, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp dân thường trao đổi kỹ với người dân về nội dung người dân trình bày, lắng nghe ý kiến của họ và trao đổi lại khi thấy ý kiến không phù hợp, thông tin, tài liệu được cung cấp chưa đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó, việc tuân thủ TCD tại trụ sở TCD cũng là một nội dung thể hiện sự công khai trong việc tiếp dân, mọi công việc đều được giải quyết một cách công khai, không có sự riêng tư trong quá tình TCD. Tính kịp thời thể hiện mọi người dân đến Trụ sở TCD huyện Triệu Phong và địa điểm TCD tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được đón tiếp (theo lịch đăng ký), Ban TCD huyện, UBND các xã, thị trấn bố trí đầy đủ cán bộ để TCD. Trong một số trường hợp đột biến có nhiều người đến Trụ sở TCD huyện, nhằm hạn chế việc người dân phải chờ đợi, Ban TCD 44 huyện Triệu Phong đã tăng cường thêm cán bộ, công chức từ các phòng chuyên môn như Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường để TCD. Về cơ bản, người dân đến Trụ sở TCD huyện Triệu Phong và địa điểm TCD ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được đón tiếp kịp thời, đúng trình tự, thủ tục. Ngoài ra, thực hiện quy định của Luật TCD 2013, Ban TCD huyện Triệu Phong và UBND các xã, thị trấn đã có trách nhiệm niêm yết công khai thông tin về việc TCD của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình tại trụ sở TCD huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Nội dung thông tin công bố bao gồm: nơi TCD; thời gian TCD thường xuyên; lịch TCD của Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; thành phần tham dự và dự kiến nội dung TCD của các buổi TCD định kỳ; lịch TCD được niêm yết chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày TCD; trong một số trường hợp không thể thực hiện việc TCD theo lịch đã công bố do có lý do chính đáng Ban TCD huyện và UBND các xã, thị trấn đã lùi lịch TCD sang thời gian khác và phải thông báo cụ thể thời gian dự kiến TCD tại nơi TCD. Trường hợp người TC, trong quá trình tiếp, cán bộ, công chức TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong đã thực hiện nghiêm chỉnh việc giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người TC trừ khi người TC đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người TC; nếu thấy cần thiết hoặc khi người TC yêu cầu thì người TCD áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người TC, người thân thích của người TC. Về cơ bản, ở giai đoạn này thì việc giữ bí mật thông tin của người TC được cán bộ, công chức tiếp dân huyện Triệu Phong thực hiện theo đúng quy trình đề ra. 45 - Nguyên tắc tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật Trong quá trình TCD, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong khi TCD đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này. Người dân đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh đều được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện quyền của mình. Ví dụ, theo quy định của Luật TCD 2013 thì cán bộ TCD có quyền từ chối tiếp trong trường hợp người KN, TC về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình KN, TC kéo dài. Nhưng thực tế, rất nhiều trường hợp đã có thông báo chấm dứt giải quyết, nhưng đương sự vẫn liên tục đến KN gay gắt mà cán bộ tiếp dân không thể từ chối việc tiếp. Trong trường hợp này, cán bộ TCD vẫn phải lắng nghe, giải thích, hướng dẫn để người dân hiểu và thực hiện quyền của mình chứ không từ chối TCD. Bởi vì, xét ở khía cạnh nào đó việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền chưa làm hài lòng người dân, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ nên người dân tiếp tục thực hiện quyền của mình được pháp luật quy định. Theo quy định, khi người KN có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ ngày, tháng, năm KN; tên, địa chỉ của người KN; tên địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị KN; nội dung, lý do KN và yêu cầu của người KN. Đơn KN phải do người KN ký tên thì người TCD cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người KN để xử lý cho phù hợp. Một số trường hợp tại Ban TCD huyện Triệu Phong và UBND các xã, thị trấn nội dung đơn KN của công dân không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người TCD đã đề nghị người KN viết lại đơn KN hoặc viết bổ sung vào đơn KN về những nội dung chưa rõ, còn thiếu. Ngoài ra, có nhiều trường hợp công dân đến Trụ sở Ban TCD huyện và 46 UBND các xã, thị trấn KN nhưng không có đơn KN thì người TCD đã hướng dẫn người KN viết đơn KN theo các nội dung quy định. Trường hợp công dân đến trình bày trực tiếp thì người TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong đã thực hiện ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung KN do công dân trình bày. 2.2.1.3. Việc thực hiện nội dung, hình thức và quy trình tiếp công dân  Về thực hiện nội dung Cán bộ, công chức tại Ban TCD huyện và cán bộ, công chức thực hiện chế độ kiêm nhiệm TCD tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong đã thực hiện tương đối đảm bảo các nội dung TCD, cụ thể: Trong quá trình TCD, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong đã tích cực lắng nghe kiến nghị, phản ánh, tâm tư, nguyện vọng từ phía công dân, tổ chức hoặc các KN, TC liên quan đến quyền và lợi ích của công dân, tổ chức. Song song với việc lắng nghe người dân trình bày thì cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD đã giải thích, hướng dẫn cho công dân về pháp luật; quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình TCD thì cán bộ, công chức TCD đã tiếp nhận đơn thư của công dân, tổ chức và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.  Về thực hiện hình thức - TCD thường xuyên: Ban TCD huyện Triệu Phong làm nhiệm vụ TCD thường xuyên tại trụ sở TCD. Tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã phân công cán bộ, công chức 47 Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm nhiệm vụ TCD thường xuyên tại trụ sở UBND xã, thị trấn. - TCD định kỳ: Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong trực tiếp TCD định kỳ tại Trụ sở TCD huyện vào ngày mồng 10 và ngày 22 trong tháng. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong thực hiện TCD đình kỳ vào ngày thứ 2 hàng tuần. - TCD đột xuất: Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong đã thực hiện việc TCD đột xuất trong các trường hợp vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị con khác nhau; vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.  Về thực hiện quy trình Quy trình TCD tại Ban TCD huyện Triệu Phong và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản thực hiện theo quy trình thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, được quy định cụ thể tại Quyết định số 4164/QĐ-TTCP ngày 26/12/2017 của Thanh tra Chính phủ. Quy trình TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong cơ bản thực hiện theo 03 bước, cụ thể: Bước 1: Đón tiếp, xác minh nhân thân của công dân Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu Bước 3: Phân loại, xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh tại nơi TCD 48 2.2.1.4. Về bố trí cơ sở vật chất phục vụ công tác TCD - Đối với Ban TCD: Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong đã có trách nhiệm bố trí phòng làm việc, trang bị phương tiện và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc TCD của người đại diện cơ quan, tổ chức tham gia TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD. Căn cứ Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND huyện Triệu Phong về việc thành lập Ban TCD huyện, trụ sở TCD huyện đặt tại trụ sở cơ quan Thanh tra huyện. Ngày 05/4/2017, trụ sở TCD huyện được chuyển đến địa chỉ số 244, đường Lê Duẩn, thị trấn Ái Tử. Trụ sở TCD huyện Triệu Phong được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho việc TCD, việc đi lại của công dân đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Trụ sở TCD huyện về cơ bản bảo đảm cơ sở vật chất như phòng TCD, ghế ngồi, bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, nơi công dân ngồi đợi đăng ký TCD, bảng nội quy trụ sở TCD, lịch TCD, các phương tiện kỷ thuật như máy tính, máy in, máy photocopy. Thể hiện cụ thể ở bảng 2.2: Bảng 2.2. Thống kê có sở vật chất tại Ban TCD huyện Triệu Phong STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Phòng TCD Phòng 01 2 Bàn đôi TCD Cái 02 3 Bàn làm việc Cái 02 4 Ghế gỗ ngồi tựa loại cao Cái 23 49 5 Ghế gỗ ngồi tựa loại thấp Cái 08 6 Tủ đựng tài liệu Cái 01 7 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 02 8 Phông màn chính Cái 01 9 Màn rèm cửa sổ Bộ 03 10 Bục tượng Cái 01 11 Bảng nội quy Cái 01 12 Bảng tên trụ sở Cái 01 13 Bảng Lịch TCD Cái 01 14 Máy vi tính Cái 02 15 Máy in Cái 02 16 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 01 17 Quạt nhỏ treo tường Cái 03 18 Bộ Tip bóng đền neon1m2 Bộ 04 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong) - Đối với địa điểm TCD tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã có trách nhiệm bố trí phòng làm việc, trang bị phương tiện và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc TCD như: Máy vi tính, máy in, bàn, nghế, tủ đựng hồ sơ 50 2.2.1.5. Việc xây dựng và hoạt động của tổ chức, bộ máy tiếp công dân  Việc xây dựng tổ chức bộ máy UBND huyện Triệu Phong đã thành lập và xây dựng Đề án vị trí việc làm của Ban TCD huyện và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bố trí cán bộ, công chức cấp xã làm nhiệm vụ TCD theo quy định. Ban TCD huyện được thành lập tại Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 29/8/2014, là đơn vị trực thuộc Văn phòng HĐND - UBND huyện, chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng HĐND - UBND huyện Triệu Phong; gồm 01 Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND phụ trách làm Trưởng ban và 01 chuyên viên phụ trách công tác TCD. Theo kết quả thống kê: có 19/19 xã, thị trấn bố trí 01 cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TCD, tổng số có 19 cán bộ, công chức, thể hiện cụ thể ở Bảng 2.3: Bảng 2.3. Thống kê cán bộ, công chức kiêm nhiệm nhiệm vụ TCD ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong STT Xã, thị trấn Số lượng cán bộ, công chức bố trí TCD Chức danh thực hiện kiêm nhiệm TCD 1 Triệu An 01 Văn phòng – Thống kê 2 Triệu Vân 01 Tư pháp – Hộ tịch 51 3 Triệu Lăng 01 Văn phòng – Thống kê 4 Triệu Trạch 01 Tư pháp – Hộ tịch 5 Triệu Phước 01 Văn phòng – Thống kê 6 Triệu Độ 01 Tư pháp – Hộ tịch 7 Triệu Hòa 01 Tư pháp – Hộ tịch 8 Triệu Đông 01 Văn phòng – Thống kê 9 Triệu Sơn 01 Tư pháp – Hộ tịch 10 Triệu Long 01 Văn phòng – Thống kê 11 Triệu Trung 01 Tư pháp – Hộ tịch 12 Triệu Tài 01 Văn phòng – Thống kê 13 Triệu Đại 01 Văn phòng – Thống kê 14 Triệu Thuận 01 Tư pháp – Hộ tịch 15 Triệu Giang 01 Văn phòng – Thống kê 52 16 Triệu Ái 01 Văn phòng – Thống kê 17 Triệu Thượng 01 Văn phòng – Thống kê 18 Triệu Thành 01 Tư pháp – Hộ tịch 19 Thị trấn Ái Tử 01 Văn phòng – Thống kê (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các xã, thị trấn năm 2019)  Chất lượng của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD Hiện nay, Ban TCD huyện có 01 Trưởng ban và 01 công chức làm nhiệm vụ chuyên trách phối hợp với các cơ quan Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, HĐND huyện giúp lãnh đạo Huyện ủy, HĐND huyện và một số phòng, ban liên quan như: Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên & Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hộiTCD, tiếp nhận và xử lý đơn thư theo quy định. Đội ngũ cán bộ, công chức Ban TCD huyện có 100% số người độ tuổi trên 40 và có trình độ từ đại học trở lên. Tại UBND các xã, thị trấn hiện nay chưa bố trí cán bộ, công chức TCD chuyên trách mà mới chỉ bố trí cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TCD theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Luật TCD 2013. - Thống kê về độ tuổi của cán bộ, công chức TCD được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.4: 53 Bảng 2.4. Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong Độ tuổi Dưới 30 Từ 30 - 40 Từ 41- 60 Số lượng 5 10 4 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các xã, thị trấn năm 2019) Sơ đồ 2.3. Sơ đồ cơ cấu độ tuổi cán bộ, công chức TCD các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong - Thống kê về trình độ đào tạo của cán bộ, công chức TCD được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.5: 26% 53% 21% Độ tuổi Dưới 30 Từ 30 - 40 Từ 41 - 60 54 Bảng 2.5. Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các xã, thị trấn năm 2019) Sơ đồ 2.4. Sơ đồ cơ cấu trình độ đào tạo cán bộ, công chức TCD các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong 16% 79% 5% Trình độ đào tạo Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trình độ đào tạo Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Số lượng 3 15 1 55 - Về trình độ chính trị: Tổng số cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD là 21 người trong đó: 01 người có trình độ cao cấp chính trị, 05 người có trình độ trung cấp chính trị và 15 người có trình độ sơ cấp chính trị. Tỷ lệ trình độ chính trị của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD được thể hiện ở Sơ đồ 2.5: Sơ đồ 2.5 Sơ đồ cơ cấu trình độ chính trị cán bộ, công chức TCD huyện Triệu Phong - Về trình độ tin học, ngoại ngữ: 02 người có trình độ C, 15 người có trình độ B; 4 người có trình độ A tin học; 01 người có trình độ C, 12 người có trình độ B và 08 người có trình độ A anh văn.  Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của tổ chức, bộ máy TCD - Về trách nhiệm của người TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong: Phần lớn các cán bộ, công chức tại Ban TCD huyện và các xã, thị trấn được phân công thực hiện nhiệm vụ TCD đã thực hiện tương đối tốt trách nhiệm của 48.0% 23.8% 71.4% Trình độ chính trị Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 56 mình trong TCD, cụ thể như sau: trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, phù hiệu theo quy định khi TCD; yêu cầu người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc; có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh trình bày; giải thích, hướng dẫn cho người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người KN, TC, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. - Về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong đã thực hiện nhiệm vụ TCD theo quy định: Ban hành nội quy TCD; bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc TCD; phân công người TCD; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan TCD và xử lý vụ việc nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động TCD; Tổng hợp tình hình, kết quả công tác TCD, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 2.2.1.6. Thực hiện cơ chế phối hợp trong tiếp công dân UBND huyện Triệu Phong và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã ban hành quy chế TCD, trong quy chế đã xác định rõ cơ chế phối hợp trong TCD tại trụ sở Ban TCD huyện và địa điểm TCD ở các xã, thị trấn. Trong thời gian qua, công tác thực hiện cơ chế phối hợp trong TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong diễn ra tương đối hiệu quả, cụ thể: 57 - Trưởng Ban TCD huyện đã chủ trì, phối hợp đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD huyện và cơ quan, tổ chức hữu quan khác chuẩn bị cho lãnh đạo cơ quan Đảng và Nhà nước TCD. Đối với một số vụ việc phức tạp Ban TCD huyện đã đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm đến Trụ sở TCD để phối hợp tham gia TCD. Ở UBND các xã, thị trấn, ngoài cán bộ, công chức được giao kiêm nhiệm TCD, thì một số trường hợp Chủ tịch UBND xã phân công cán bộ, công chức chuyên môn để phối hợp TCD. - Đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD huyện đã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban TCD tổ chức TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD huyện; phối hợp với Ban TCD trong việc thông báo tình hình, cung cấp thông tin, trao đổi việc xử lý các vụ việc có liên quan. Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD ở các xã, thị trấn đã phối hợp với Ban TCD huyện trong việc cung cấp thông tin người dân và các vụ việc phức tạp. - Ban TCD huyện thường xuyên phối hợp với Thanh tra huyện và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn nghiệp vụ TCD, xử lý đơn và tổng hợp tình hình thực hiện quy định về TCD. 2.2.2. Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 2.2.2.1. Kết quả tiếp công dân - Về TCD thường xuyên: Từ năm 2015 đến năm 2019 tại trụ sở TCD huyện Triệu Phong tiếp 497 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 412 vụ việc; trong đó có tổng cộng 18 đoàn đông người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 18 vụ việc. Số 58 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh tăng, giảm không đều qua các năm. Năm có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh nhiều nhất là năm 2016 với 225 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 121 vụ việc. Năm 2015 có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh thấp nhất với 63 lượt người, được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.6: Bảng 2.6. TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD huyện Triệu Phong từ năm 2015 -2019 STT Năm Tiếp thường xuyên Tổng số lượt Trong đó: Số đoàn đông nười Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ 1 2015 63 63 42 0 0 0 2 2016 146 225 121 5 62 5 3 2017 125 168 98 8 46 8 4 2018 92 142 92 2 21 2 5 2019 71 87 59 3 16 3 + Tổng số 497 685 412 18 145 18 59 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2015 - 2019) Từ năm 2015 đến năm 2019 tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong tiếp 3.526 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 1.856 vụ việc; trong đó có tổng cộng 38 đoàn đông người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 38 vụ việc. Số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh tăng, giảm không đều qua các năm. Năm 2017 có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh tăng đột biến với 2.645 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 1.256 vụ việc, được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.7: Bảng 2.7. TCD thường xuyên tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2015 -2019 STT Năm Tiếp thường xuyên Tổng số lượt Trong đó: Số đoàn đông nười Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ 1 2015 85 85 85 0 0 0 2 2016 185 216 96 3 20 3 3 2017 2.645 3.579 1.256 21 132 21 4 2018 228 261 201 9 52 9 60 5 2019 383 362 218 5 30 5 + Tổng số 3.526 4.503 1.856 38 234 38 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2015 - 2019) - Về TCD định kỳ và đột xuất: Từ năm 2015 đến năm 2019 tại trụ sở TCD huyện Triệu Phong tiếp 314 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 297 vụ việc; trong đó có tổng cộng 26 đoàn đông người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 26 vụ việc. Số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh tăng, giảm không đều qua các năm. Năm có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh nhiều nhất là năm 2017 với 106 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 98 vụ việc. Năm 2015 có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh thấp nhất với 34 lượt người, được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.8: Bảng 2.8. TCD định kỳ và đột xuất tại Trụ sở TCD huyện Triệu Phong từ năm 2015 -2019 STT Năm Tiếp định kỳ và đột xuất Tổng số lượt Trong đó: Số đoàn đông nười Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ 61 1 2015 34 68 34 3 20 3 2 2016 52 72 52 2 14 2 3 2017 106 231 98 11 67 11 4 2018 64 125 52 6 48 6 5 2019 58 126 43 4 29 4 + Tổng số 314 622 297 26 178 26 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2015 – 2019) Từ năm 2015 đến năm 2019 tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong tiếp 5.335 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 2.362 vụ việc; trong đó có tổng cộng 306 đoàn đông người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 306 vụ việc. Số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh tăng, giảm không đều qua các năm. Năm có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh nhiều nhất là năm 2017 với 1.525 lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh 591 vụ việc. Năm 2015 có số lượt người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh thấp nhất với 920 lượt người, được thể hiện cụ thể ở Bảng 2.9: 62 Bảng 2.9. TCD định kỳ và đột xuất tại UBND các xã, thị trấn trên huyện Triệu Phong từ năm 2015 -2019 STT Năm Tiếp định kỳ và đột xuất Tổng số lượt Trong đó: Số đoàn đông nười Lượt Người Số vụ Số đoàn Số người Số vụ 1 2015 920 1.012 411 38 228 38 2 2016 925 1.125 423 42 210 42 3 2017 1.525 2.030 591 121 847 121 4 2018 1.025 1.563 521 64 384 64 5 2019 940 1.020 416 41 287 41 + Tổng số 5.335 6.750 2.362 306 1.956 306 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2015 – 2019)  Nhận xét: - Nhìn chung, số lượt TCD trên địa bàn huyện Triệu Phong qua các năm có biến động phức tạp, có sự tăng, giảm xen kẻ giữa các năm. Số lượt TCD thường xuyên năm 2016, 2017 tăng nhiều do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh Miền trung. 63 - Nội dung các vụ việc TCD chủ yếu là công dân đến KN, phản ánh, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, chiếm hơn 80%; về chính sách xã hội chiếm tỷ lệ gần 10%; còn lại là về các nội dung khác. 2.2.2.2. Kết quả tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh Từ năm 2015 đến năm 2019, trê địa bàn huyện Triệu Phong nhận 1.914 đơn thư, tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tiep_cong_dan_tren_dia_ban_huyen_trieu_phong_tinh_q.pdf
Tài liệu liên quan