Luận văn Tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ

MỤC LỤC .3

MỞ ĐẦU.8

1.Lý do chọn đề tài mục đích nghiên cứu:.8

2.Phạm vi đề tài và tư liêu nghiên cứu: .9

3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:.9

4.Phương pháp nghiên cứu:.13

5.Đóng góp của luận án : .14

6.Cấu trúc của luận văn: .14

Chương 1: Những vấn đề lý luận.17

1.1.Thi trung hữu nhạc: .17

1.1.1.Thơ và nhạc: .17

1.1.2.Sư gặp gỡ giữa thơ và nhạc: .17

1.1.3.Cơ sở tính nhạc trong Truyện Kiều: .18

1.1.3.1.Ngôn ngữ Tiếng Việt:.18

1.1.3.2.Thể thơ lúc bát: .20

1.2.Thi trung hữu họa: .23

1.2.1.Thơ và hoạ: .23

1.2.2.Mối quan hệ giữa thơ và hoạ :.24

1.3.Cơ cở chất họa trong tác phẩm Truyền Kiều: .24

1.3.1.Ngôn ngữ tiếng Việt: .24

1.3.2.Tính tạo hình trong hình tượng văn học:.25

1.4.Lý thuyết tiếp nhận và các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều:.25

pdf139 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rút cơn thịnh nộ trước sự bất công của cõi người. Những âm hưởng đó còn được lặp lại khi Kim Trọng cùng gia đình Kiều lập đàn tràng giải oan bên sông Tiền Đường: Ngọn triều, non bạc, trùng trùng, (2969) Vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo. (2970) -Đến khi Kiều được Giác Duyên cứu vớt, vũ trụ trở nên bình lặng. Sự bình lặng của thiên nhiên có chăng cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt kiếp đoạn trường của con người? Bốn bề bát ngát mênh mông, (2735) Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau. (2736) Nói chung, vũ trụ như đồng cảm hiểu thấu tình cảm nội tâm con người, nhất là những con người bị chà đạp. Tiếng nói ấy thật đa giọng điệu và nhiều cung bậc. Khi tình yêu đến âm hưởng vũ trụ thật nhẹ nhàng "Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần", êm ái " Dưới cầu nước chảy trong veo", khi tai hoa rình rập thì thiên nhiên trở nên dữ dội, khi "đoạn trường sổ rút tên ra" vũ trụ trở về trạng thái bình ổn. 2.2.Tác phẩm nhạc về Truyện Kiều trong cảm hứng của người đời sau: So với những tác phẩm khác, Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt có nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc nhất. 68 2.2.1.Nhạc: 2.2.1.1.Nhạc sĩ Vũ Đình Ẩn và đàn hợp xướng Kiều: Hợp xướng là một hình thức âm nhạc khá đồ sộ. Ngoài người chỉ huy, nhiều người đệm đàn còn có rất nhiều diễn viên thanh nhạc, nhiều giọng bè khác nhau. Dù phức tạp khó khăn nhưng với lòng say mê kiệt tác Truyện Kiều, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã dày công viết và thực hiển dàn "Hợp xướng Truyện Kiều". Hợp xướng có ba chương - mối tình đầu, hồng nhan bạc mệnh, tình chị duyên em. Vì Truyện Kiều quá dài cho nên khỉ sọan hợp xướng, Vũ Đình Ân chỉ chọn phổ những câu thơ quan trọng nhằm làm nổi bật những giai đoạn của cuộc đời Kiều. Hợp xướng Kiều rất phong phú về âm điệu và rất phù hợp với nhạc điệu trong Truyện Kiều. Đoạn giới thiệu chị em Thúy Kiều có tiết tấu chậm rất phù hợp với giọng kể. Đoạn chị em Thúy Kiều du xuân tiết tấu nhanh vui nhộn. Đoạn Kim Trọng xuất hiện tiết tấu chậm, êm nhẹ tạo được cảm giác chờ đợi. Đoạn Kim Trọng chia tay Thúy Kiều, tiết tấu rề rà âm hưởng buồn. Đoạn Kim Trọng dò la tìm nơi ở của gia đinh Kiều từ nhạc điệu chậm chuyển sang vui tươi. Đoạn sai nha "vét sạch sành sanh " nhạc điệu mạnh mẽ dữ dội. Đoạn Kiều quyết định bán mình nhạc điệu chậm âm điệu buồn. Đoạn Kiều trao duyên âm điệu như cắt đứt diễn tả được nỗi đau quặn lòng. Đoạn Kiều ở lầu xanh nhạc điệu nhanh gấp gấp diễn tả được sự xô bồ. Đoạn Kiều gặp Thúc Sinh nhạc điệu nhẹ nhàng êm ả. Đoạn Kiều bị quan phả đánh đập, âm điệu mạnh mẽ dữ dội. Đoạn Kiều chép kinh ở Quan Âm các ấm điệu buồn gợi được sự sầu thảm. Đoạn Kiều gặp Từ Hải âm điệu hào hùng. Đoạn Hồ Tôn Hiến đánh úp, nhạc điệu nhanh gấp thể hiện được sự bất ngờ. Đoạn Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến, âm điệu thảm thiết. Đoạn sư bà Giác Duyên cho người vớt Kiều, nhạc điệu trở lại nhanh gấp. Đoạn đoàn viên nhạc điệu vui tươi nhưng lắng đọng. Hợp xướng Truyện Kiều do Vũ Đình Ân chỉ huy, Nhất Sinh-Hoàng Thơ- Khánh Duy- Phương Dung- Kim Cúc lĩnh xướng, Minh Mẫn đệm đàn Piano và gần 70 người hát, cùng dàn nhạc 20 người đã có buổi trình diễn tại nhà hát Bến Thành, ngày 17-12-2000. Hợp xướng Kiều đã tạo được tiếng vang, thu hút được nhiều thính giả. Hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, công ty bạn yêu nhạc đã thu đĩa VCD để giới thiệu rộng rãi với công chúng. 69 2.2.1.2.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam với bản giao hưởng số 7-Truyện nàng Kiều: Giao hưởng là bàn hoà tấu lớn. Nó có khả năng tận dụng sự phong phú đa dạng về hoà thanh, âm sắc, độ vang của nhiều nhạc khí, thường gồm bốn chương, tương phản nhưng gắn bó hữu cơ với nhau. Bản giao hương số 7- Truyện nàng Kiều của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam lại có 6 chương. Ba'n giao hưởng đã được nhà hát giao hưởng và vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh trình diễn ngày 9-9 -2001 tại nhà hát thành phố. Cũng như hợp xướng Kiều của Vũ Đình Ân, bản giao hưởng số 7 của Nguyễn Văn Nam đã được công ty Bạn yêu nhạc và Hội âm nhạc thành phố thu vào đĩa VCD. 2.2.1.3.Nhạc Phạm Duy: Phạm Duy từ một người "hát rong"(chữ dùng của chính Phạm Duy) đã phấn đấu trở thành một nhạc sĩ lớn. Ông có nhiều ca khúc bất hủ ca ngợi đất nướ c, con người, tâm hồn Việt Nam. Trong đĩa nhạc CD minh hoa Kiều, ông đã tâm sự "Bây giờ là lúc cuối cuộc đời, đã là người dung tụng dân ca Việt Nam, tôi muốn kết thúc sự nghiệp của mình bằng một tác phẩm vô cùng Việt Nam qua một số bài hát về đề tài Truyện Kiều" [65] Dựa vào 3254 câu thơ Kiều, Phạm Duy phổ thành bốn bức minh hoa: Phần một-giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật, Kiều gặp Đạm Tiên- gặp số phận; phần hai-Kiều gặp Kim Trọng - gặp tình yêu ; phần ba- gia biến bán mình, Kiều gặp những kẻ xấu; phần bốn- Kiều gặp vị cứu tinh Từ Hải. Do kinh phí hạn hẹp, hiện nay, Phạm Duy chỉ mới cho ra điã CD phần một gồm mười hai ca khúc. Hoàn thành đĩa CD này là cả một quá trình. Ngoài việc phổ nhạc, Phạm Duy còn cử con trai- nhạc sĩ Duy Cường về Việt Nam hai năm để lấy mẫu, xem phim, thu thanh giọng ngâm theo kiểu cổ, thu tiếng đàn bầu, đàn tranh. Giai điệu trong phần giáo đầu giàu chất dân ca, có sự kết hợp hai loại âm hưởng - âm hưởng nhạc điệu dân tộc và âm hưởng nhạc hiện đại. Mười hai khúc minh hoa Kiều là mười hai nhạc điệu. Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh có kiểu ngâm cổ, âm hưởng nhạc dân tộc được phối chung với âm hưởng nhạc hiện đại, nhạc Trung Quốc. "Thanh minh trong tiết tháng ba" và "Ngày xuân con én đưa thoi" có nhạc điệu trữ tình phấn khởi. "Ngổn ngang gò đống kéo lên" cũng là nhạc điệu trữ tình nhưng pha chút lãng mạn."Sè sè nấm đất bên đường"đoạn đầu nhạc điệu sầu thương tê tái, đoạn sau hoạt bát.''Đau đớn thay phận đàn bà" nhạc điệu chua xót, đau thương. "Một vùng cỏ áy ác tà" nhạc điệu 70 nhanh nhẹn nhưng mang màu sắc li hoài. "Dễ hay tình lại gặp tình"từ nhạc điệu giàu chất hiện thực chuyển sang nhạc điệu siêu thực, ma quái. "Gốc cây lại vạch một bài cổ thi" nhạc điệu buồn". Dùng dằng nửa ở nửa về, Chàng Vương quen mặt ra chào, Tình trong như đã mặt ngoài còn e" trở lại nhạc điệu đồng quê, êm ả, nhẹ nhàng. Mười hai khúc Kiều ca được nhạc sĩ Duy Cường phối âm ; Thanh Loan, Ái Vân ngâm thơ; Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tấn Ngọc hát ; Phạm Duy là người giới thiệu trước mỗi khúc hát. Đĩa nhạc "Minh hoa Kiều" đã thực sự làm sống lại chuyện của hơn hai ưăm năm về trước. 2.1.2.4.Nhạc của Trương Thìn: Trương Thìn là một bác sĩ nhưng cũng là một người rất yêu nhạc, am hiểu khá sâu sắc lãnh vực âm nhạc. Ông đã sáng tác và phổ nhạc khá nhiều. Gia tài nhạc của ông có khoảng 300 bài- Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử, Cung oán ngâm của Ôn Như Hầu, Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư, thơ Trù Vũ, thơ Bích Khê, thơ Hải Thượng Lãn Ông, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Có một điều khác biệt với các nhạc sĩ khác là trước mỗi khúc Kiều ca nhạc sĩ Trương Thìn có trích những câu thơ xen với những lời dẫn và vẽ tranh minh họa. Nhận xét về mười hai khúc kiều ca Hoàng Phủ Ngọc Tường có viết :"Phần mở đầu giống như phần hình nhi thượng dành cho một thế giới rồi đây sẽ tan vỡ, người viết c a khúc, có vẻ như không hề bận tâm tới việc dàn dựng, đã tạo nên một cấu trúc hàm chứa nguy cơ nổ tung, gồm đủ bốn yếu tố Sắc trong ca khúc Ngọc ngà , Tài trong ca khúc Trong như tiếng hạc bay qua, Tình trong ca khúc Người đâu gặp gỡ làm chi và Mệnh trong ca khúc Nấm đất bên đường. Nhân thân của Thúy Kiều đã được vẽ bằng chất nổ, để chuyển sang một hành trình đi dài tới hố thẳm trong những ca khúc tiếp theo Mai sau dù có bao giờ, Một xe trong cõi hồng trần, Bên trời góc bể bơ vơ, vầng trăng ai xẻ làm đôi, Phận bèo đâu cũng lênh đênh, Một cung gió thảm mưa sầu. Sau cùng là tình nhân gặp lại tình nhân kết thúc biện chứng giữa sống và chết, cái tâm hoá giải mọi mâu thuẫn gay gắt của hiện hữu để sáng tạo lại số phận bằng sự tái sinh(...) Nhân thân kiều mang dấu ấn chỉ của ba cuộc tình, bốn bản đàn, một cuộc đi dây hiểm nghèo dọc đường định mệnh và một cú nháy ra khỏi vực thẳm; tất cả đã thuật lại trọn vẹn trong 12 khúc ca của Trương Thìn. Thìn đã làm một việc kỳ lạ, là định nghĩa số phận con người trong khoảng một tiếng đồng hồ ."[85,2]. 71 Khảo sát 12 khúc Kiều ca ta thấy rằng: Về nhịp: Hai loại nhịp mà Trương Thìn sử dụng là nhịp đơn hai phách 2/4 và nhịp phức bốn phách 4/4. Nhịp 2/4,4/4 là những loại nhịp thông dụng. Về khoá: Ông thường dùng khoá & một loại khoá phổ biến trong những sáng tác âm nhạc. Về điệu thức: Nhạc sĩ thường dùng điệu thức trưởng và thứ. Đặc biệt, những chỗ cần diễn tả tâm trạng dồn nén giằng xé, một nỗi buồn lan toa cùng cỏ cây sông nước, tác giả thường thay đổi điệu thức. Từ giọng điệu bình thường tác giả chuyển thành điệu thức thăng, chẳng hạn như khúc Trong như tiếng hạc bay qua, Nấm đất bên đường, Một xe trong cõi hồng trần, Bên trời góc biển bơ vơ, vầng trăng ai xẻ làm đôi, Cùng trong một tiếng tơ đồng, Một cung gió thảm mưa sầu. Ngoài ra, ở những chỗ cần xoáy sâu tạo ấn tượng, ông thường sử dụng ký hiệu quay lại. Có khúc quay lại toàn đoạn, có khúc quay lại một đoạn ngắn. Chẳng hạn như đoạn người ơi gặp gỡ làm chi (trong ca khúc cùng tên )..., Người về chiếc bóng năm canh ...(trong khúc vầng trăng ai xẻ làm đôi ). Đặc biệt, khúc Một xe trong cõi hồng trần là một khúc nhạc đầy biến tấu. Đoạn đầu nhanh chống, gấp gấp, mạnh mẽ dữ dội diễn tả được tốc độ khẩn trương của chiếc xe trước không gian bao ỉa đầy rợn ngợp. Đoạn nhạc này không chỉ diễn tả được cảnh tượng mà còn diễn tả được nội tâm con người tràn ngập sự hãi hùng biến động. Đoạn sau nhịp điệu như chậm lại diễn tả được cái không gian cảnh vật và không gian nỗi lòng tràn ngập sự âu lo. Khi phổ nhạc, nhạc sĩ Trương Thìn chỉ mượn ý thơ của đại thi hào Nguyễn Du chứ ít lấy toàn bộ câu thơ để phổ vậy mà vẫn giữ được cái thần của đoạn thơ. Có những đoạn thơ quá dài, ông cô lại bằng cách chọn những câu chữ hay, quan trọng kết lại với nhau để tạo thành bản nhác. Chẳng hạn như khúc "Nấm đất bên đường" với 7 dòng nhạc, ông đã chọn lọc trong 133 câu từ câu 57 đến câu 190. Có đoạn quá ngắn như đoạn Đạm Tiên ông chọn lọc thêm đoạn Kiều nằm mộng để bổ sung thêm cho phong phú. Có những câu thơ Trương Thìn chỉ phổ nửa vời chừa khoảng trống để người hát, người nghe tiếp tục liên tưởng cảm nhận, nhờ thế lời nhạc trở nên vừa lạ vừa hay. Dòng nhạc "Đạm Tiên nàng ấy hồng nhan" trong khúc "Nấm đất bên 72 đường'* là một dòng nhạc có sự nửa vời được rút g ọn từ bốn câu thơ: 63, 64, 65, 66. Rõ ràng, tiếng thơ, tiếng nhạc, tiếng lòng có sự đồng điệu. Mười hai ca khúc này không phải nó nằm ngủ yên trên tập nhạc. Trong ngày giỗ cụ Nguyễn Du nghệ sĩ Thúy Vinh đã rót vào tâm hồn người nghe những âm hưởng ú tê, đúng như Mai Quốc Liên nhận xét: "Bác sĩ -nhạc sĩ Trương Thin trong mười hai ca khúc phổ thơ Kiều đồng điệu và tỉ tê, nỉ non vào trái tim người nghe, qua giọng ca Thuý Vinh rung động; qua chín h tác giả, đã là một nén hưctag trầm dâng lên anh hồn Nguyễn Du trong ngày giỗ của người " [34, 210] Gần đây, bác sĩ, nhạc sĩ Trương Thìn có phổ bổ sung sáu khúc Kiều ca: Người khách viễn phương, Vườn xưa đã mất, Ai tri âm đó, Thì ra chiếc lá bơ vơ, Kiều xót xa thương, Chữ tâm kia mới...Dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi. Cũng như 12 khúc Kiều ca, sáu khúc Kiều ca phổ sau cũng cố âm hương rất đa dạng nhiều biến điệu: mạnh mẽ (Kiều gặp Từ Hải), trầm lắng não nùng (Vườn xưa đã mất, Thì ra chiếc lá bơ vơ, Xốt xa thương ), khoan thai suy ngẫm (Chữ tâm kia mới). Mười tám khúc Kiều ca của nhạc sĩ Trương Thìn đã được dàn dựng thu thành hai đĩa CD. Thu Hà, Thanh Hùng, Nguyễn Anh Dũng, ca đoàn Lang Thang và ca trường Nguyễn Hoàng Hương dẫn ngâm và hát; Vũ Quỳnh Hương, Vũ Hà dẫn đọc; nhà văn Diệu Tấn trích Kiều và dẫn giải; Hồ Đăng Tín, Lê Huy hoà âm; Lê Huy, Vũ Trụ, Amy Watson, Nguyễn Hân, Nguyễn Quân phối khí kỹ thuật và studio. Mười tám khúc Kiều ca cũng được bác sĩ nhạc sĩ Trương Thìn và bác sĩ Lê Hùng biểu diễn nhiều lần ở Pháp và Hoa Kỳ. Nói chung, từ tiếng nói bằng ngôn ngữ thi ca, tiếng nói có tác động gián tiếp nay có thêm tiêng nói bằng âm thanh, bằng nhạc điệu có tác động trực tiếp chắc chắn sự tác động vào cảm thức người tiếp nhận sẽ tăng lên bội phần. Sức sống của tác phẩm càng bay xa vươn cao. Cổ một điều ai cũng nhận thấy không phải tác phẩm nào cũng đi vào nhạc, chỉ có những tác phẩm thơ giàu chất nhạc, người nhạc sĩ tìm thấy sự đồng cảm với tác phẩm thơ lúc ấy tác phẩm nhạc mới ra đời. 2.2.2.Sân khấu: 2.2.2.1.Ca vũ nhạc kịch của Đan Phú: Nổi như nhạc sĩ Lê Thương "Đây là một tác phẩm viết rất công phu đầy nhiệt huyết của nhạc sĩ Đan Phú - ông đã phải bỏ ra gần năm năm trời mới soạn xong vở Thi ca vũ nhạc kịch Kim Vân Kiều của đại thi hào Nguyễn Du”.[7, 2] Khác với Trương Thìn, Đan Phú phổ cả 3524 73 câu Kiều và chuyển thể thành ca -vũ-nhạc-kịch. Do có sự tổng hoà của các loại hình nghệ thuật- nhạc, múa, kịch nên nó có tác động trực tiếp đến thị giác, thính giác tạo được những chấn động mạnh mẽ về xúc giác. Lời thơ, lời nhạc rót vào tâm hồn, Chàng Kim, cô Kiều, cậu Vương quan ...được tái hiện trở thành những nhân vật sống trên sân khấu. Tất cả sẽ tạo thành luồng xung điện chinh phục trái tim người xem. Chắc chắn khúc đoạn trường mười lăm năm của cô Kiều sẽ âm vang mãi mãi và đánh thức mọi người về một cái thời mà quyền sống của người phụ nữ bị rẻ rúng. Không những thế nổ còn đựơc Lê Phan dịch ra tiếng pháp giới thiệu với bạn bè gần xa. Truyện Kiều không những vượt thời gian mà còn vượt cả không gian là như thế đó. 2.2.2.2.Chèo: "Chèo là một loại kịch hát dân gian truyền thống của người Vi ệt chủ yếu hình thành ở các tính miền Bắc (Từ Nghệ An, Hà lĩnh trở ra), trung tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ"[20,40]. Chèo được hình thành trên cơ sở trò diễn và ca vũ dân gian từ thế kỷ XIU, phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX rồi sau đó phân hoá và suy yếu dần. Đến nửa đầu thế kỷ XX, chèo được cải cách trở thành một loại kịch hát. Chèo trải qua nhiều tên gọi khác nhau: chèo sân đình (sân khấu thô sơ), chèo văn minh (có nhiều cải tie* n về vở diễn, trang phục, ánh sáng, nhạc nền), chèo cải cách (được cải tiến một lần nữa cho phù hợp với thị hiếu). Tuy chèo mượn nét nhạc của dân ca nhitag lại được chế tác đi rất nhiều. Những truyện cổ tích và truyện thơ như Tống Trân Cúc Hoa, Lưu Bình Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính...đã đi vào loại hình chèo. Khi sử dụng những truyện cổ tích, truyện thơ, những câu chuyện lịch sử ...làm vỡ diễn soạn giả thường có những gia giảm thêm thắt cho phù hợp. Là một tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất, là một thứ văn hoá tinh thần của người Việt Nam Truyện Kiều không thể không có mặt trong những loại hình sân khấu truyền thống. Vào thế kỷ XIX, Nguy Khắc Đản, Hàn lâm viện triều Tự Đức bắt đầu cho ra mắt một số tuồng tích về Kiều... 2.2.2.3.Ca kịch cải lương: Là một loại kịch hát ra đời vào đầu thế kỷ XX bắt nguồn từ đơn ca tài tử, dân ca Nam bộ. Cải lương rất coi trọng giọng hát nhất là sáu câu vọng cổ. Do yếu tố hát có tầm quan trọng nên những loại truyện thơ rất dễ xâm nhập. Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên những truyện thơ phổ biến đã trở thành những vỡ diễn cho loại hình nghệ thuật này . 74 Lê Công Kiều, Nguyễn Thúc Khiêm ở Hà Nội, Hải Phòng trong thập niên 30, bắt đầu soạn và cho diễn những vở cải lương về Kiều. Đến thập niên 50, Phan Ngọc Khuê, Viết Dung, Sĩ Tiến ở Hà Nội đã soạn các vở cải lương Kiều I, II, III. Đầu năm 2002 nhà hát ca kịch cải lương trung ương - tiền thân là nhà hát cải lương Hà Nội (do đoàn cải lương Kim Phụng và Chuông Vàng thủ đô gộp lại) đã dựa vào những vở Kiều đã có từ năm 1976-1977 dàn dựng lại qui mô hơn biểu diễn phục vụ trong nhiều đêm tại thủ đô Hà Nội. Những buổi biểu- diễn đã thật sự làm rung cảm người xem. 2.2.2.4.Kịch: Thuật ngữ kịch rất phong phú về ý nghĩa. Song nói đến kịch mgười ta thường nối đến sự biểu diễn ưên sân khấu của các diễn viên bằng hành động cử chỉ, điệu bộ, lời nói (trừ kịch câm).Trong kịch yếu tố nhạc nhiều lúc cũng được sử dụng. Cùng với nnhững tác phẩm khác Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có không ít đạo diễn dàn dựng đưa lên sân khấu. Tại liên hoan sân khấu thể nghiệm Quốc tế lần thứ nhất tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 26-11-2002 có trình diễn vở kịch "Nỗi đau nhân loại". Đây là công trình nghệ thuật hợp tác giữa Việt Nam và Anh Quốc. Từ hạt nhân cảm xúc là sự nhẹ dạ, lầm lạc, bi kịch về lòng tín của người lương thiện bị phản bội, tác giả Lê Duy Hạnh đã nhìn ra sự tương đồng của các cặp nhân vật Othenllo-Thuý Kiều, Từ Hải-Desdemona và Iago-Hồ Tôn Hiến. Đây là một phát hiện. Bởi Othenllo và Thúy Kiều đều rơi vào âm mưu đen tối của kẻ xấu. Cả hai đều mang nỗi đau mất mát. Desdemona và Từ Hải là cặp tương đồng về sự trong trắng thánh thiện. Họ đều phải trả giá cho sư lương thiện của mình khi lồng tin bị phản bội. vỡ diễn được dàn dựng bởi đạo diễn Shaun Maclouglin với sự tham gia của nghệ sĩ ưu tú Vân Thành (Từ Hải), nghệ sĩ ưu tú Hồng Vân (Desdemona), nghệ sĩ Khánh Hoàng (Othenllo), nghệ sĩ Tuyết Thu (Thúy Kiều), nghệ sĩ Quốc Thảo (Iago). Vơi hai màu đen trắng, trang trí, ánh sáng, múa, đồng ca, âm nhạc Tây và Đông được phát huy tối đa, hai tư tưởng yêu thương thù hận, trong sáng và thả đoạn, thiện và ác đã được làm nổi bật. "Đấy có thể xem là câu chuyện, là nỗi đau chung của nhân loại, không phân quốc tịch, tôn giáo, màu da" [74,9] Tác giả Lê Duy Hạnh còn dàn dựng vở diễn "Kiều - Từ Hải" do hai nghệ sĩ Lê Tử (Từ Hải) và Thiên Trang (Kiều) đóng vai chính, vở diễn được trình diễn nhiều lần tại sân khấu thể nghiệm 5B Võ Văn Tần thành phố Hồ Chí Minh . 75 Ngoài ra, một số sinh viên trường cao đẳng sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh cũng vì say mê kiệt tác Truyện Kiều đã chọn trích đoạn "Kiều đánh đàn hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư" để đàn dựng tập luyện và tham gia kỳ thi kỹ thuật biểu diễn do trường tổ chức; một số sinh viên khoa Văn trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều đêm thơ nhạc về Kiều. Từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam chưa có tác phẩm nào có một đời sống kỳ diệu, tạo cảm hứng sáng tạo vô tận và có ảnh hưởng sâu rộng như tác phẩm Truyện Kiều. Trong giới hạn 3254 câu thơ lục bát vậy mà đã có nhiều cách thể hiện khác nhau- nhạc, chèo, cải lương, kịch với những trích đoạn khác nhau. Chính sự phong phú đa dạng về âm điệu, lời ca tiếng hát, nghệ thuật biểu diễn, tài năng dàn dựng, các nhạc sĩ, ca sĩ, đạo diễn đã đã làm được một việc có ích, giúp chúng ta hiểu và cảm sâu hơn về tác phẩm Truyện Kiều. Chứng tôi tín rằng Truyện Kiều sẽ cồn tiếp t ục có những đời sống phong phú và độc đáo khác. 76 Chương 3: Truyện Kiều - chất hoạ và tác phẩm hoạ trong cảm hứng của người đời sau. 3.1.Tính chất "Thi trung hữu họa" trong tác phẩm Truyền Kiều: Chất họa trong tác phẩm Truyện Kiều thể hiện trên nhiều khía cạnh: 3.1.1.Chất họa trong những bức chân dung nhân vật: Chịu ảnh hưởng của thi pháp trung đại khi miêu tả những nhân vật, Nguyễn Du thường sử dụng bứt pháp mang tính truyền thống sắp xếp nhân vật làm hai tuyến - nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Đối với nhân vật chính diện, ông tả tỉ mỉ bằng những nét bút trang trọng giàu tính ước lộ. Còn đối nhân vật phản diện ông thường đi theo lối tả thực và phác hoa, chấm phá bằng vài ba nét nhưng vẫn gây được ấn tượng mạnh mẽ. Mặc dù đi theo khuynh hướng chính thống, bút pháp phác hoa, ngôn ngữ ít nhiều có tính chất ước lệ công thức nhưng ở một số phương diện Ngu yên Du đã có những phá rào (khuynh hướng tâm lý hoá ngoại hình, thân phận hoa phẩm cách) tạo nên những nhân vật sống động. 3.1.1.1.Nhân vật chính diện: Đối với những nhân vật chính diện, Nguyễn Du thường vẽ bằng màu sắc hài hoa tươi tắn, đường nét lúc thì mềm mại uyển chuyển lúc thì phóng bút nhiều chiều kích, nét vẽ đậm và kỹ hơn so với nhân vật phản diện. Những hình ảnh ước lệ được dùng khi miêu tả nhân vật là những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp sáng trong, rực rỡ, bền vững như phong, hoa, tuyết, nguyệt, sơn, thuỷ...Đây là bút pháp cực tả, tuyệt đối hoa, lý tưởng hoá nhan sắc cốt cách nhân vật. 3.1.1.1.1.Chân dung Thụy Kiều: -Phần mở đầu tác phẩm: Trong chân dung nghệ thuật, vấn đề hàng đầu là đường nét, màu sắc đậm nhạt, lu mờ. Nắm vững nguyên lý vẽ chân dung nghệ thuật khi hoa tác nhân vật Thúy Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm, Nguyễn Du đã chọn những găm màu mát, màu trắng trong cửa nước, màu xanh của núi và liễu, màu sắc đậm và tươi của hoa "thắm"; đường nét mảnh mai uyển chuyển sống động "làn, nét n và phẳng lặng của mặt nước hồ thu. Không chỉ có những màu đơn, màu 77 phối, Nguyễn Du còn dùng lối so sánh về cường độ màu "thua thắm, kém xanh " để làm rõ vẻ đẹp hoàn thiện toàn mỹ, làm hiện lên số phận của một con người theo đúng triết lý "Hồng nhan bạc mệnh, tài tử đa truân". Chỉ hai nét vẽ, bức chân dung của một giai nhân tuyệt thế đã hiện hữu, đó chính là cái tài cửa thi hào: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, (26) Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. (25) Vẽ nhân vật Thúy Vân Nguyễn Du thiên về tổng thể còn khi phác hoa nhân vật Thuý Kiều Nguyễn Du thiên về điểm nhãn. Thi hào đi vào đôi mắt theo quan niệm mỹ học phương Đông "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Chọn màu trắng để diễn tả độ trong xuyên thấu vào tâm hồn, chọn nét xuân sơn để diễn tả sự gợi cảm của một con người nặng về đời sống tâm hồn rất đa tình đa cảm, đây là một sự tinh tế. Vũ Hạnh có lý khi lý giải vì sao thi hào Nguyễn Du không tả đôi mắt của Thúy Vân mà lại miêu tả kỹ đôi mắt của Kiều “Thuý Vân có mắt điều ấy thật hiển nhiên (...) Nhưng đôi mắt nàng chỉ là đôi mắt nằm trên khuôn mặt để làm đầy đủ lệ bộ của một khung diện mà thôi (...) Đôi mắt ấy phổng ra tia nhìn là để rập theo ý tình kẻ khác, miễn ý tình ấy thuộc về lẽ phải hiển nhiên, thuộc về trật tự đã được cuộc đời chấp nhận(...) Có lẽ, Vân đã nhường mắt cho Kiều. Vì chỉ mỗi một mình Kiều ở trong tác phẩm có đôi mắt sáng, mắt đẹp lạ lùng. Cặp mắt ấy có nhãn lực tuyệt vời, nhìn được chiều sâu thăm thẳm, tưởng chừng vạch được màu xuân tươi tốt mà soi thấu vào tận đáy mồ hoang để cảm thấu nỗi niềm cô độc xót xa của kiếp người. Cập mắt ấy nhìn được liên hệ giữa người và ta, giữa cái đã qua và cái sẽ đến."[76,170]. Không chỉ đẹp, đôi mắt của Kiều còn là đôi mắt của sự tính thông: Mắt xanh chẳng để ai vào, có không ? (2182) hoặc: Khen cho con mắt tinh đời (2201) Anh hùng đoán giữa trần ai mới già! (2202) Mắt trong - đôi mắt đẹp ánh lên sự thông minh, mắt xanh-đôi mắt của sự đồng tình trân trọng, giờ lại là con mắt tinh đời- đôi mắt phán đoán nhận xét sắc sảo chính xác nhanh chống về con người. Có thể nói, đối với Thúy Kiều, vẻ đẹp của hình thức luôn luôn tiềm ẩn vẻ đẹp của tâm hồn và vẻ đẹp của tâm hồn "đã phản chiếu trên những dung nhan nàng những đường nét, nhữíig màu sắc tươi đẹp mà đằm thắm" [10,25] 78 -Trước mặt mụ mối, Kiều không còn là Kiều của ngày nào. Nàng đã biến sắc, thi hào chọn sắc vàng của hoa lá, một màu sắc buồn tiêu biểu cho mùa thu, những nét mờ, nét phớt lĩ trong sự phản chiếu và nét mảnh khảnh mỏng manh. sắc màu ấy, đường nét ấy tượng trưng cho cái thần sắc bạc nhược, sự thỉu não. Cái thần của bức tranh là ở sự tương quan giữa sắc buồn và nét mờ, là sự đối lập giữa cái hôm qua và cái hôm nay, tất cả nhằm làm nổi rõ sự ủ dột tái tê của một con người cam chịu chai lý vì mang nỗi đau căm lặng không thể vùng vẫy : Ngừng hoa bổng thẹn, trông gương mặt dày. (636) Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. (638). Bốn nét vẽ là bốn hình thái hỗ trợ cho nhau, thống nhất nhau trong việc diễn tả sự chấn động tâm lý đã làm tàn phai nhan sắc. Trong bốn nét vẽ đó, hai nét vẽ "Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai" là hai nét vẽ thần tình nhất, thể hiện được thái độ căm lặng đến tuyệt đối, căm lặng nhưng Kiều vẫn không giấu được nỗi đau đớn, xót xa tủi nhục. Giờ đây, Kiều chỉ còn là cái bóng của chính mình! Khác với bức vẽ trên, khi thực hiện bức vẽ này, Nguyễn Du không dùng những sắc màu đậm, đường nét sắc cạnh. Chính bứt pháp vẽ kiểu như vậy đã tạo được cái thần của câu thơ, vừa thể hiện được dáng hình, vừa thể hiện được nỗi đau ẩn đằng sau bộ dạng bên ngoài. Kiều tắm: Có lẽ đây là bức hoa khó vẽ nhất trong những bức tranh vẽ chân dung nhân vật. Bởi lẽ, nếu không khéo sẽ rơi vào sự dễ dãi, đường đột, lộ liễu kém tế nhị, đi chệch với những quan niệm đạo đức của xã hội đương thời, đồng thời hạ thấp giá trí của cô Kiều, một cô gái vốn khuôn thước theo kiểu "Êm đêm trướng rủ màn che”. Là một nhà nho chính thống uyên thâm, Nguyễn Du rất từ tốn chậm rãi cẩn thận khi hoa một thân thể khoả thân. Trước hết, nhà thi hoa tạo ra một bức phông màn rất gợi cảm đầy hương hoa "rủ bức tường hồng tẩm hoa" trước khi vén bức màn bí mật. Nhà thi hoa đã tạo được cảm giác náo nức chờ đợi cho người đọc, người xem bằng cách cho cuộn Him quay thật chậm và rồi thật bất ngờ "Một toà thiên nhiên" đã hiện hữu. Nét vẽ "Toà thiên nhiên" thể hiện được sự kín đáo bí hiểm gợi trường liên tưởng sâu xa. Chỉ bằng ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_17_9318291372_8963_1871176.pdf
Tài liệu liên quan