MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2
3. Mục đích nghiên cứu. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
5. Giả thuyết khoa học. 3
6. Phương pháp nghiên cứu. 3
Chương 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu. 6
1.2. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sư phạm. 11
1.3. Khái niệm tình huống sư phạm,kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm. 17
Chương 2 :TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 32
2.2. Công cụ khảo sát và cách đánh giá. 33
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. 41
Chương 3 : THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
3.1. Nhận thức của sinh viên về việc giải quyết tình huống sư phạm. 43
3.2. Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên ( thông qua những tình huống giả định). 50
3.3. Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm thực của sinh viên. 69
3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên. 77
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 81
2. Kiến nghị. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày Khoa
Sư phạm đang đào tạo các khối:
- Khối Tự nhiên.
- Khối Xã hội.
- Khối Ngoại ngữ.
- Khối Tiểu học.
- Khối Mẫu giáo.
Trong đề tài này chúng tôi điều tra thực trạng xử lý tình huống sư phạm
của160 sinh viên năm thứ III ở 4 khối thuộc Khoa Sư phạm đó là:
- Khối Tự nhiên : 40 sinh viên (20 nam, 20 nữ ).
- Khối Xã hội : 40 sinh viên (20 nam, 20 nữ ).
31
- Khối Ngoại ngữ : 40 sinh viên (20 nam, 20 nữ ).
- Khối Tiểu học : 40 sinh viên ( 20 nam, 20 nữ ).
Số lượng sinh viên mà chúng tôi chọn để làm khách thể nghiên cứu ở mỗi
khối chiếm khoảng ½ tổng số sinh viên trong khối. Trong số những sinh viên này
chúng tôi không chọn hoàn toàn theo đơn vị lớp tách bạch mà chọn theo từng
khối để có sự tương đương giữa sinh viên nam và sinh viên nữ ( về số lượng).
2.2. CÔNG CỤ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ:
2.2.1. CÔNG CỤ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ
VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM.
- Để nắm được việc nhận thức của sinh viên về tình huống sư phạm và kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm, chúng tôi đã xây dựng một phiếu hỏi bao
gồm một số câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở. Sau đó đề nghị sinh viên trả lời.
Kết quả được đánh giá theo đáp án định sẵn. Các câu hỏi tập trung vào những nội
dung sau:
Câu 1: Bạn hãy cho biết như thế nào là một tình huống sư phạm?
Câu 2: Trong những kỹ năng sư phạm sau đây, theo bạn người giáo viên
cần có những kỹ năng nào ?
a. Kỹ năng nói và kỹ năng viết.
b. Kỹ năng đọc và kỹ năng kể chuyện.
c. Kỹ năng điều tra đặc điểm đối tượng.
d. Kỹ năng giao tiếp sư phạm.
e. Kỹ năng ứng xử sư phạm.
f. Giáo viên phải có tất cả các kỹ năng trên.
Câu 3: Việc hình thành kỹ năng xử lý tình huống sư phạm sẽ giúp cho
người giáo viên :
a. Dạy hay hơn.
32
b. Bình tĩnh, tự tin, tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, định hướng kịp
thời hành
c. động sư phạm.
d. Giáo viên sẽ quan hệ tốt với mọi người.
e. Nâng cao uy tín của giáo viên.
Câu 4 : Để hình thành kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, chúng ta
cần phải:
a. Rèn luyện ngay từ lúc học ở trường sư phạm.
b. Rèn luyện trong thời gian đi thực tập.
f. Rèn luyện sau khi ra trường.
e. Không cần phải rèn luyện vì trong quá trình công tác sau này kỹ năng
này tự nhiên sẽ được hình thành.
Câu 5 : Biện pháp rèn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là :
a. Trang bị những tri thức lý luận sư phạm.
b. Làm các bài tập giải quyết tình huống sư phạm.
c. Thực hành ứng xử khi gặp những tình huống sư phạm bất ngờ trong quá
trình thực tập, giao tiếp với học sinh.
d. Thực hiện đầy đủ các bước trên.
Câu 6 : Bản thân bạn thấy mình có cần rèn luyện kỹ năng giải quyết tình
huống sư phạm không ? Vì sao ?
Câu 7 : Bạn dự định sẽ rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
như thế nào?
- Những câu trả lời đúng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Câu 1 : Tình huống sư phạm là toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện
bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong hoạt động sư phạm đòi hỏi nhà sư phạm
33
phải suy nghĩ tìm kiếm sử dụng các phương tiện, cách thức mới để giải quyết một
cách tối ưu.
Câu 2 : Chọn câu f ( giáo viên phải có tất cả các kỹ năng trên)
Câu 3 : Chọn câu b ( bình tĩnh, tự tin, tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo,
định hướng kịp thời hành động sư phạm).
Câu 4 : Chọn câu a ( rèn luyện ngay từ lúc học ở trường sư phạm)
Câu 5 : Chọn câu d ( thực hiện đầy đủ các bước trên)
Câu 6: Rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm là cần thiết vì nó
giúp cho người giáo viên ứng phó, giải quyết khéo léo, kịp thời những tình huống
sư phạm bất ngờ trong quá trình giáo dục. Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của quá trình sư phạm.
Câu 7 :
. Trước tiên là nắm vững những tri thức lý luận sư phạm.
. Thực hiện các bài tập tình huống trong quá trình học các môn tâm
lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm.
. Tập giải quyết các tình huống thực khi đi kiến tập, thực tập.
2.2.2. CÔNG CỤ KHẢO SÁT KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN.
- Chúng tôi chọn 10 tình huống sư phạm để khảo sát kỹ năng giải quyết
tình huống sư phạm của sinh viên, cấu trúc thành 2 bài tập thực hành có mức độ
khó khác nhau, cụ thể là bài tập thực hành số 2 khó hơn bài tập thực hành số 1.
Cấu trúc bài tập thực hành số 1 (phụ lục 2 – trang 3 ) bao gồm 5 tình
huống. Trong mỗi tình huống có hai yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất đòi hỏi sinh viên
phải lựa chọn cách giải quyết hay nhất trong những cách đã cho sẵn. Yêu cầu thứ
hai là sinh viên phải giải thích cơ sở khoa học của cách giải quyết đó.
34
Cấu trúc bài tập thực hành số 2 ( phụ lục 2 – trang 8 ) cũng bao gồm 5 tình
huống và mỗi tình huống cũng bao gồm hai yêu cầu, nhưng những yêu cầu trong
bài tập thực hành số 2 cao hơn những yêu cầu trong bài tập thực hành số 1. Yêu
cầu thứ nhất là sinh viên phải tự đưa ra một cách giải quyết được coi là hợp lý
nhất, hay nhất. Yêu cầu thứ hai là sinh viên giải thích cơ sở khoa học của cách
giải quyết mà mình đã đưa ra.
_ Sau khi sinh viên thực hiện các bài tập thực hành trên, chúng tôi tiến
hành đánh giá theo các tiêu chí sau đây:
+ Đối với loại bài tập thực hành thứ nhất ( có đáp án sẵn):
Mỗi tình huống chúng tôi chấm theo thang điểm 10, mỗi yêu cầu đạt tối đa
là 5 điểm.
Chúng tôi đánh giá việc giải quyết các tình huống của sinh viên theo hai
loại như sau : Loại đạt yêu cầu và loại không đạt yêu cầu.
. Loại đạt yêu cầu : được xếp làm 3 mức độ:
Mức 1 – Giỏi: Chọn phương án giải quyết đúng và giải thích cơ sở khoa
học phù hợp đạt được các yêu cầu như đáp án.
Mức 2 – Khá: Chọn phương án đúng nhưng giải thích chưa đạt đầy đủ các
yêu cầu của đáp án, còn những thiếu sót nhỏ.
Mức 3 – Trung bình: Chọn phương án đúng nhưng chưa giải thích được.
. Loại không đạt yêu cầu : Không chọn được phương án giải quyết đúng.
35
Bảng 2: ĐÁP ÁN CHẤM BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1 (Yêu cầu 1)
Mức độ đánh giá cho điểm
Tình huống
Cách giải quyết hợp
lý
Cách giải
hợp lý
quyết chưa
Chọn Điểm Chọn Điểm
1 d 5 abce 0
2 c 5 abd 0
3 e 5 abcd 0
4 d 5 abc 0
5 d 5 abc 0
Trong yêu cầu thứ 2 của bài tập thực hành số 1, sinh viên giải thích cơ sở
khoa học phải đạt được các yêu cầu sau : ( Mỗi tình huống giải thích đúng yêu
cầu của đáp án cho 5 điểm)
Tình huống 1 : Làm như thế là thừa nhận cách giải độc đáo của học sinh
đó, làm cho các học sinh khác cũng có sự tự tin hơn vào khả năng học tập của
mình và cũng cố gắng tìm tòi suy nghĩ để tìm ra cách giải hay như bạn. Đồng thời
giải quyết như vậy cũng không làm mất uy tín của giáo viên.
Tình huống 2 : Giáo viên phải thể hiện sự gương mẫu về tính trung thực
của mình. Khi giáo viên có lỗi cũng cần phải mạnh dạn nhận lỗi,tuy nhiên việc
sửa chữa sai sót không nhất thiết phải công khai xin lỗi trước học sinh. Giáo viên
phải khéo léo để không làm giảm uy tín của mình.
Tình huống 3 : Làm như vậy vừa tế nhị nhắc nhở học sinh làm mất trật
tự vừa không gây tâm lý căng thẳng trong giờ học, không làm giờ học bị gián
đoạn. Đồng thời qua đó cũng thể hiện sự tôn trọng nhân cách học sinh.
36
Tình huống 4 : Khi học sinh có thái độ vô lễ với giáo viên thì cần chấn
chỉnh ngay nhưng cần nhẹ nhàng, tế nhị để không ảnh hưởng đến không khí học
tập của lớp, không gây tâm lý căng thẳng trong giờ học, đảm bảo giờ học được
tiến hành bình thường.
Tình huống 5 : Trước tình huống như vậy giáo viên cần phải xem xét lại
mình một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến không khí học tập của lớp.
Giáo viên cũng cần phải chú ý đến tư thế, tác phong, cách nói năng, ăn mặc… của
mình khi đứng trước học sinh.
+ Đối với bài tập thực hành số 2 chúng tôi cũng đánh giá xếp loại như bài
tập thực hành số 1.
Đáp án chấm bài tập thực hành số 2:
. Yêu cầu 1 : Sinh viên tự đưa ra một cách giải quyết đúng, khéo léo, hợp
lý.
. Yêu cầu 2 : Giải thích được cơ sở khoa học của cách giải quyết mà mình
đã đưa ra.
Cách giải quyết khéo léo, hợp lý và cách giải thích hay cho mỗi tình huống
đó là:
Tình huống 1:
Yêu cầu 1 : Khen học sinh đó có câu hỏi hay chứng tỏ em có suy
nghĩ sâu sắc về bài học. Tuy nhiên đã hết giờ học, để không ảnh hưởng đến các
giờ học sau, thầy (cô) nêu câu hỏi này cho cả lớp về nhà suy nghĩ, giờ học sau
chúng ta sẽ trao đổi tiếp.
Yêu cầu 2 : Thể hiện sự tôn trọng sự suy nghĩ, sự hoài nghi khoa
học của học sinh. Giáo viên khéo léo thoát ra khỏi thế bị động và biến thành thế
chủ động. Đặc biệt là giáo viên không nên vội vàng trả lời học sinh khi mình
chưa chuẩn bị kỹ, chưa nắm chắc vấn đề.
37
Tình huống 2 :
Yêu cầu 1 : Cần khéo léo lựa lời giải thích để học sinh không có sự
so sánh giữa các thầy cô trong trường.
Yêu cầu 2 : Học sinh sẽ hiểu được rằng không nên có sự phân biệt,
so sánh giữa các thầy cô, các em rằng phải kính trọng tất cả các thầy cô.
Qua cách xử lý trên sẽ góp phần nâng cao uy tín của giáo viên hơn nữa.
Tình huống 3 :
Yêu cầu 1: Giáo viên tìm lời giải thích vừa vui, vừa thích hợp với
các em, vừa đảm bảo tính giáo dục. Chẳng hạn: “ Da cô trắng vì cô thực hiện
chiến dịch nhiều sạch : ăn sạch, uống sạch, ở sạch, ngũ sạch và giữ gìn sách vở
sạch sẽ…”
Yêu cầu 2 : Giải thích như thế sẽ làm cho không khí lớp học vui vẻ,
quan hệ thầy trò gần gũi hơn, đồng thời cũng đảm bảo được tính giáo dục.
Tình huống 4 :
Yêu cầu 1 : Khen em học sinh đó có năng khiếu vẽ, nhưng cần chú
ý giờ nào việc nấy, trong giờ học không nên vẽ lung tung sẽ làm ảnh hưởng đến
việc học.
Yêu cầu 2 : Giáo viên phải biết khen chê đúng lúc mới có tác dụng
giáo dục học sinh. Đồng thời qua việc phê bình một cách nhẹ nhàng của giáo
viên giúp học sinh thấy được việc làm của mình là không đúng.
Tình huống 5 :
Yêu cầu 1 : Giáo viên có thể giải thích cho học sinh hiểu rằng tuy
nhà thơ không nói rõ là con hổ thuộc giới nào, nhưng điều đó không quan trọng,
các em hiểu con hổ là giới nào cũng được, khi đã bị giam lỏng thì dù là hổ đực
38
hay hổ cái cũng không thay đổi được tình thế của mình. Chính vì vậy nó khao
khát được tự do để trở về với rừng xanh.
Yêu cầu 2 : Giải thích như vậy giúp học sinh xóa đi những băn
khoăn không cần thiết của các em, giúp các em xác định được trọng tâm của bài
học. Qua đó cũng thể hiện sự tôn trọng học sinh, quan tâm đến những thắc mắc
của các em, giải thích đến nơi đến chốn những thắc mắc đó.
2.2.3. KHẢO SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
THỰC CỦA SINH VIÊN.
- Chúng tôi tiến hành đi dự giờ thực tập sư phạm của sinh viên trong 6 tuần
ở các trường trung học cơ sở như : Trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, trường
trung học cơ sở Nguyễn Trãi, trường trung học cơ sở Hùng Vương. Đồng thời dự
giờ của sinh viên thực tập ở các trường tiểu học như : Trường tiểu học Lê Quí
Đôn, trường tiểu học Châu Văn Liêm, trường tiểu học Nguyễn Du ( các trường
này đều nằm trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Trong quá trình dự giờ chúng tôi quan sát, ghi chép tiến trình thực hiện giờ
dạy của sinh viên, phát hiện những tình huống sư phạm nảy sinh trong giờ học và
xem xét cách giải quyết của sinh viên.
- Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi với một số sinh viên để nắm
được tình hình giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh trong một số hoạt động
giáo dục khác, trong giao tiếp giữa giáo viên với học sinh…
- Sau đó chúng tôi phân tích, đánh giá việc giải quyết tình huống sư
phạm của sinh viên. Việc giải quyết các tình huống sư phạm được coi là hợp lý,
có cơ sở khoa học khi việc giải quyết đó phải vận dụng các tri thức như:
+ Tâm lý học lứa tuổi – đó là những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh..
+ Lý luận dạy học – các yêu cầu về rèn luyện tính kỷ luật, trung thực,
sáng tạo trong học tập, đảm bảo giờ học liên tục, không đứt đoạn.
39
+ Lý luận giáo dục- đó là những nguyên tắc giáo dục như tôn trọng nhân
cách học sinh kết hợp với những đòi hỏi hợp lý đối với học sinh, nguyên tắc kết
hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, độc lập,
sáng tạo của học sinh, nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, tính cá biệt trong quá
trình giáo dục…
Các phương pháp giáo dục được vận dụng trong việc giải quyết các tình
huống sư phạm là nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh
hành vi ứng xử của học sinh.
+ Các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên – sự gương mẫu,
tính trung thực, lòng thương yêu, tôn trọng học sinh, khả năng tự kiềm chế của
giáo viên…
+ Vận dụng tốt các nguyên tắc giao tiếp sư phạm.
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU:
Để tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường
Đại học An Giang, chúng tôi tiến hành những bước sau:
2.3.1. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận định
hướng cho việc triển khai thực tiễn.
2.3.2. XÁC ĐỊNH MẪU NGHIÊN CỨU:
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường Đại học An Giang hiện nay ( các
khoa đào tạo, các khối đào tạo, các khoá đào tạo, số lượng sinh viên…) và điều
kiện của bản thân ( đặc biệt là yếu tố thời gian), chúng tôi đã tiến hành xác định
mẫu nghiên cứu như đã trình bày ở phần 2.1.
2.3.3. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ:
40
*. Xây dựng phiếu điều tra nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết
tình huống sư phạm và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giải quyết tình
huống sư phạm đối với hoạt động nghề nghiệp của họ.
*. Tham khảo các tài liệu chuyên môn , trao đổi với các giáo viên, sinh
viên… nhằm thu thập các tình huống sư phạm thường xảy ra trong thực tế giảng
dạy. Trên cơ sở đó lựa chọn một số tình huống khá tiêu biểu để điều tra trên sinh
viên, đồng thời quy ước chuẩn đánh giá từng tình huống. Chúng tôi sắp xếp các
tình huống đó vào thành hai loại bài tập ( bài tập thực hành số 1 và bài tập thực
hành số 2 – phụ lục). Như vậy, đối với bản thân những sinh viên được nghiên
cứu, những tình huống đó là giả định. Nhưng trên thực tế , đó là những tình huống
đã từng xảy ra với những người khác.
*. Tiến hành dự giờ quan sát một số tiết dạy để đánh giá kỹ năng giải
quyết tình huống sư phạm xảy ra với chính một số sinh viên được điều tra.
2.3.4. XỬ LÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC :
Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi tiến hành xử lí đánh giá thực
trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Đại học An
Giang.
CHƯƠNG 3 :THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
GIANG.
3.1. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG SƯ PHẠM:
Chúng ta biết rằng muốn thực hiện một hành động đúng, đạt kết quả cao
thì đòi hỏi chủ thể phải hiểu đúng, phải nắm được con đường, cách thức thực hiện
hành động đó, còn nếu như hiểu vấn đề chưa vững vàng chưa sâu sắc thì việc
41
thực hiện hành động sẽ không đạt được kết quả hoặc kết quả sẽ không cao như
mong muốn. Nhận thức một cách đúng đắn vấn đề tình huống sư phạm và kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm có ảnh hưởng quan trọng đến việc rèn kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm. Nói cách khác, để hình thành kỹ năng giải
quyết tình huống sư phạm cho sinh viên đòi hỏi sinh viên phải hiểu đúng đắn về
tình huống sư phạm, hiểu vai trò, tác dụng của việc giải quyết tình huống sư
phạm, nắm được con đường, cách thức, quy trình thực hiện tình huống sư phạm…
Qua tìm hiểu nhận thức của sinh viên ở các khối đào tạo về vấn đề kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm, chúng tôi đã thu được kết quả sau :
42
Bảng 3: KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHỐI TỰ NHIÊN
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 6 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
a b
Câu 7 Câu hỏi
Kết quả SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5 31 30 13 19 38 31 17 Trả lời
đúng 12,5 77,5 75 32,5 47,5 95 77,5 52,5
35 9 10 27 21 2 9 23 Trả lời sai
87,5 22,5 25 67,5 52,5 5 22,5 57,5
40 40 40 40 40 40 40 40 Tổng cộng
100 100 100 100 100 100 100 100
Phân tích kết quả bảng 3 cho ta thấy : Số sinh viên trả lời đúng các câu 1,
4 ,5,7 rất thấp ( trả lời đúng câu 1 có 5 sinh viên ≈ 12,5%, câu 4 có13 sinh viên ≈
32,5%, câu 5 có 19 sinh viên ≈ 47,5% , câu 7 có 17 sinh viên ≈ 42,5%). Trong khi
đó số lượng sinh viên trả lời đúng các câu 2,3, 6 khá cao ( trả lời đúng câu 2 có 31
sinh viên ≈ 77,5%, câu 3 có30 sinh viên ≈ 75%, câu 6a có 38 sinh viên ≈ 95%,
câu 6b có 31 sinh viên ≈ 77,5%).
Như vậy, có nhiều sinh viên nhận thức được rằng việc rèn kỹ năng giải
quyết tình huống là cần thiết. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên chưa hiểu như thế
nào là một tình huống sư phạm, chưa nắm được quy trình, cách thức… rèn kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm.
43
Bảng 4 : KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHỐI XÃ HỘI
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 6 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
a b
Câu 7 Câu hỏi
Kết quả SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4 32 26 12 22 34 29 19 Trả lời
đúng 10 80 65 30 55 85 72,5 47,5
36 8 14 28 18 6 11 21 Trả lời sai
90 20 35 70 45 15 27,5 52,5
40 40 40 40 40 40 40 40 Tổng cộng
100 100 100 100 100 100 100 100
Kết quả bảng 4 cho thấy : Sinh viên trả lời đúng câu 1 là 4 ≈ 10%, câu 2 là
12 ≈ 80%, câu 3 là 26 ≈ 65%, câu 4 là 12 ≈ 30%, câu 5 là 22 ≈ 55%, câu 6a là
34 ≈ 85%, câu 6b là 29 ≈ 72,5%, câu 7 là 19 ≈ 47,5%. Như vậy cũng tương tự
như ở khối tự nhiên, kết quả trả lời đúng các câu 1, 4, 5, 7 thấp hơn kết quả trả
lời đúng các câu 2,3, 6a, 6b.
44
Bảng 5 : KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGOẠI NGỮ VỀ
VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 6 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
a b
Câu 7 Câu hỏi
Kết quả SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5 33 28 12 20 37 28 18 Trả lời
đúng 12,5 82,5 70 30 50 92,5 70 45
35 7 12 28 20 3 12 22 Trả lời sai
87,5 17,5 30 70 50 7,5 30 55
40 40 40 40 40 40 40 40 Tổng cộng
100 100 100 100 100 100 100 100
Nhìn kết quả ở bảng 5 ta thấy cũng tương tự như kết quả ở bảng 3 và bảng
4. Sinh viên trả lời đúng câu 1 là 5 ≈ 12,5%, câu 2 là 33 ≈ 82,5%, câu 3 là 28 ≈
70%, câu 4 là 12 ≈ 30%, câu 5 là 20 ≈ 50%, Câu 6a là 37 ≈ 92,5%, câu 6b là 28
≈ 70%, câu 7 là 18 ≈ 45%.
45
Bảng 6 : KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHỐI CAO ĐẲNG
TIỂU HỌC VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 6 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
a b
Câu 7 Câu hỏi
Kết quả SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3 29 26 10 17 26 24 21 Trả lời
đúng 7,5 72,5 65 25 42,5 65 60 52,5
27 11 14 30 23 14 16 19 Trả lời sai
92,5 27,5 35 75 57,5 35 40 47,5
40 40 40 40 40 40 40 40 Tổng cộng
100 100 100 100 100 100 100 100
Phân tích kết quả bảng 6 ta thấy : Mặc dù kết quả trả lời đúng các câu hỏi
của sinh viên ở khối này có thấp hơn ba khối trên chút ít, nhưng xu hướng chung
vẫn là trả lời đúng nhiều ở các câu 2,3,6 như ở 3 khối trên. Cụ thể là: Trả lời
đúng câu 1 là 3 sinh viên ≈ 7,5%, Câu 2 là 29 ≈ 72,5%, câu 3 là 26 ≈ 65%, câu 4
là 10 ≈ 25%, câu 5 là 17 ≈ 42,5%, câu 6a là 26 ≈ 65%, câu 6b là 24 ≈ 60%, câu
7 là 21 ≈ 52,5%.
Nhìn chung, sinh viên ở các khối đào tạo đều có nhận thức đúng đắn về
vai trò, tác dụng của việc rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm ( kết quả trả
lời đúng các câu hỏi 2,3,6 rất cao). Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa hiểu thế nào
là một tình huống sư phạm, chưa nắm được quy trình, cách thức để rèn kỹ năng
giải kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm ( kết quả trả lời đúng các câu hỏi
1,4,5,7 rất thấp).
46
Qua kết quả trên cũng cho chúng ta thấy nhận thức về kỹ năng giải quyết
tình huống sư phạm của sinh viên ở các khối đào tạo có khác nhau, tuy nhiên sự
khác biệt này là không đáng kể.
Tiếp theo, chúng ta có thể tổng hợp kết quả nhận thức của sinh viên ở các
khối đào tạo về việc giải quyết tình huống sư phạm trong bảng dưới đây : (
bảng 7).
Bảng 7 : TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 6 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
a b
Câu 7 Câu hỏi
Kết quả
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
17 125 110 47 78 135 112 75 Trả lời đúng
10,63 78,13 68,75 29,38 48,75 84,38 70 46,88
143 35 50 113 82 25 48,00 85 Trả lời sai
89,37 21,87 31,25 70,62 51,25 15,62 30,00 53,12
160 160 160 160 160 160 160 160 Tổng cộng
100 100 100 100 100 100 100 100
Từ kết quả khảo trên chúng tôi có nhận xét sau :
- Đa số sinh viên chưa hiểu được như thế nào là một tình huống sư phạm (
câu hỏi số 1 chỉ có 17/160 sinh viên đưa ra khái niệm tình huống sư phạm có thể
chấp nhận được, tỉ lệ 10,63%. Trong khi đó có tới 143/160 sinh viên chưa nắm
được khái niệm tình huống sư phạm, tỉ lệ 89,37%).
47
- Đa số sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm, nhiều sinh viên cho rằng kỹ năng giải quyết
tình huống sư phạm là một trong những kỹ năng mà người giáo viên cần phải có,
việc rèn kỹ năng này là cần thiết và chính kỹ năng giúp cho người giáo viên bình
tĩnh, tự tin, tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, định hướng được kịp thời hành
động sư phạm ( câu hỏi 2 có 125/160 sinh viên trả lời đúng, tỉ lệ 78,13%; câu hỏi
6a có 135 sinh viên trả lời đúng, tỉ lệ 84,38%; câu hỏi 6b có112 sinh viên trả lời
đúng, tỉ lệ 70%; câu hỏi số 3 có 110 sinh viên trả lời đúng, tỉ lệ 68,75%). Tuy
nhiên việc rèn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm như thế nào, rèn luyện vào lúc
nào, rèn ở đâu, quy trình rèn luyện ra sao… thì còn khá nhiều sinh viên chưa xác
định được một cách đúng đắn ( câu hỏi 4 có 47/160 sinh viên trả lời đúng, tỉ lệ
29,38%; câu hỏi 5 có 78/160 sinh viên trả lời đúng, tỉ lệ 48,75%; câu hỏi 7 có
75/160 trả lời đúng, tỉ lệ 46,88%).
Qua tìm hiểu và trao đổi với một số giáo viên đang giảng dạy và mo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan.pdf