Luận văn Tìm hiểu tình hình nuôi cá bè tạihuyện tân châu, tỉnh An Giang
Sơ Lược về Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Tân Châu là một huyện vùng biên giới (có đường biên giới dài trên 7 km), nằm phía Bắc tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Long Xuyên 50 km đường chim bay. Bắc giáp Campuchia. Nam giáp huyện Phú Tân. Đông giáp tỉnh Đồng Tháp. Tây giáp huyện An Phú và một phần thị xã Châu Đốc. Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 9 xã: Phú Lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long An, Long Phú, Châu Phong, Phú Vĩnh, Lê Chánh và thị trấn Tân Châu. Là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và một phần sông Hậu nên Tân Châu có ưu thế về địa lý tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng cả về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp lẫn thương nghiệp dịch vụ. 2.1.1.2 Đất đai – thổ nhưỡng Tổng diện tích đất tự nhiên là 16.110 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 11.928 ha, chiếm 74,04% diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng: 1.033 ha. - Đất ở: 1.205 ha. - Đất chưa sử dụng: 1.944 ha. Tân Châu nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, đất đai được hình thành do phù sa của hai con sông này bồi đắp nên địa hình mang tính chất chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long là tương đối bằng phẳng. Địa hình nghiêng dần từ phía sông Tiền đến phía sông Hậu, hai bên bờ sông cao hơn ở giữa nên có kiểu lòng máng, càng vào trong địa hình càng thấp dần, có những nơi vào mùa lũ bị ngập sâu khoảng 2m. 2.1.1.3 Khí hậu – thủy văn Khí hậu điều hòa chia thành hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. - Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ bình quân cả năm là 270C. Số giờ nắng trung bình 6 – 7 giờ/ngày, vào mùa mưa số giờ nắng thấp hơn (khoảng 6 giờ/ngày). Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm không cao (2 – 30C). Do đó, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng trên toàn huyện thích hợp cho sự sinh trưởng của nhiều loài vật nuôi, cây trồng và các loại sinh vật trong đất hoạt động. Do đặc trưng của địa hình nên huyện có cơ chế gió mùa thuần nhất, tốc độ gió trung bình 3 m/s , chịu ảnh hưởng nhiều của gió Đông Bắc (vào tháng 11 đến tháng 4) và gió Tây Nam (vào tháng 5 đến tháng 10). Trong những năm qua, bão hầu như không xuất hiện ở vùng này. Lượng mưa trung bình 1.500 mm chia thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mực nước trung bình trong năm chênh lệch khá lớn do ảnh hưởng lũ của sông Mêkông, vào tháng 4 đến tháng 6 mực nước trung bình từ 80 – 90 cm, nhưng từ tháng 9 đến tháng 11 mực nước trung bình từ 278 đến trên 400 cm; đỉnh lũ cao nhất vào tháng 9, 10, mùa mưa thường trùng với mùa lũ. Mưa và lũ là những yếu tố lớn nhất chi phối đến khí hậu, thời tiết trong năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TQTL.doc
- TQTL.pdf