Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Hộ sản xuất và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất 4

2.1.2 Một số lý luận cơ bản về tín dụng 4

2.1.2.1 Các khái niệm 4

2.1.2.2 Vai trò của tín dụng: 5

2.1.2.3 Chức năng của tín dụng: 5

2.1.2.4 Thời hạn tín dụng: 6

2.1.2.5 Lãi suất tín dụng: 6

2.1.2.6 Rủi ro tín dụng: 7

2.1.3 Vai trò của tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn 8

2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. 10

2.1.4.1 Nợ quá hạn 10

2.1.4.2 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động 10

2.1.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn 11

2.1.4.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 11

2.1.4.5 Hệ số thu nợ 11

2.1.4.6 Chỉ tiêu lợi nhuận 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 12

2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng 12

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 14

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG 14

3.1.1 Vài nét về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo & PTNT) chi nhánh Huyện Giồng Riềng 14

3.1.1.1 Khái quát về NHNo & PTNT 14

3.1.1.2 NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng 14

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 15

3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 15

3.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hàng 17

3.1.3.1 Huy động vốn 17

3.1.3.2 Các hoạt động cho vay và bảo lãnh 17

3.1.3.3 Dịch vụ kế toán và ngân quỹ 17

3.1.4 Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng 17

3.1.4.1 Đối tượng cho vay 17

3.1.4.2 Nguyên tắc cho vay 18

3. 1.4.3 Điều kiện cho vay 18

3. 1.4.4 Giới hạn cho vay 18

3. 1.4.5 Thời hạn cho vay 19

3. 1.4.6 Phương thức cho vay 19

3. 1.4.7 Lãi suất cho vay 19

3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay 20

3.2 Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 21

3.2.1 Thực trạng và hiệu quả hoạt động 21

3.2.1.1 Thực trạng 21

3.2.2 Thuận lợi và khó khăn 32

3.2.2.1 Thuận lợi 32

3.2.2.2 Khó khăn 32

3.2.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2008 34

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 35

4.1 NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 35

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 36

4.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp 37

4.2.2 Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp 40

4.3 TÌNH HÌNH THU NỢ 41

4.3.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp 42

4.3.2 Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp 44

4.4 TÌNH HÌNH DƯ NỢ 45

4.4.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (xem bảng ) 45

4.4.2 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp 48

4.5 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN 48

4.5.1 Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất 49

4.5.2 Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất 52

4.7 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN 53

4.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay 53

4.7.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2006 53

4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2007 so với năm 2006 54

4.7.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ 56

4.7.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2006 so với năm 2005 56

4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2007 so với năm 2006 57

4.7.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ 59

4.7.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2006 so với năm 2005 59

4.7.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2007 so với năm 2006 60

4.7.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn 61

4.7.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn năm 2006 so với năm 2005 62

4.7.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá năm 2007 so với năm 2006 63

4.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY CỦA NHNN & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG QUA 3 NĂM 2005 – 2007 64

Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 67

5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 67

5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY 69

5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 71

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

6.1 KẾT LUẬN 74

6.2 KIẾN NGHỊ 75

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 75

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 75

6.2.3 Đối với các bộ ngành có liên quan 76

6.2.4 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i han chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có mức tăng trưởng đều qua các năm và có chiều hướng hoạt động tốt. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện. +Nợ quá hạn Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi. Tình hình nợ quá hạn cho vay trong những năm qua đều giảm liên tục từ 6.490 triệu đồng vào năm 2005 xuống còn 5.385 triệu đồng vào năm 2007. Mặc dù tốc độ giảm nợ quá hạn còn chậm nhưng cũng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chúng ta thấy rằng doanh số cho vay và dư nợ đều tăng qua các năm nhưng nợ quá hạn không tăng mà còn ngày càng giảm. Qua đó cho thấy mục tiêu của Ngân hàng là cương quyết không để nợ quá hạn mới phát sinh gần như đã thực hiện được. 3.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2005-2007) Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì kết quả hoạt động kinh doanh vẫn là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cũng cố, mở rộng quy mô và tăng cường hơn đối tượng cho vay. Do đó Ngân hàng đã thu được một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển trong thời gian sắp tới. Cụ thể đơn vị đạt được kết quả như sau: (Xem bảng 3 trang 31) Qua ba năm, chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đạt một số kết quả nhất định. Chi tiết về các khoản thu, chi, lợi nhuận như sau: - Về thu nhập: Thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Theo thống kê, thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm trên 50% thị phần trong hệ thống toàn Huyện, rất có ưu thế về cho vay do đó thu nhập chính của đơn vị là thu từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn có thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu hoa hồng làm dịch vụ chi trả tiền nhanh cho tổ chức Western Union, các tổ chức bảo hiểm, thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông… Năm 2005, tổng thu nhập của Ngân hàng là 14.806 triệu đồng, năm 2006 đạt 18.475 triệu đồng tăng 24,78% và đến năm 2007 đạt rất cao 26.083 triệu đồng, cao hơn năm 2006 là 7.608 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 41,18%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu đạt tỷ trọng 95,49% trong năm 2005, 95,48% trong năm 2006 và 94,34% trong năm 2007. Ta thấy nguồn thu nhập tăng qua ba năm mà chủ yếu là thu lãi tiền vay từ hoạt động tín dụng, điều này tương ứng với tình hình dư nợ cho vay của đơn vị tăng dần qua các năm. Đồng thời tăng thu dịch vụ, thu phí, hoa hồng…cũng góp phần tăng thu nhập cho đơn vị. - Về chi phí: Khoản chi chủ yếu mà Ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi. Bên cạnh đó còn chịu các khoản chi ngoài lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi hội họp, mua sắm trang thiết bị, chi mua bảo hiểm… Chi phí của chi nhánh ở năm 2006 là 13.267 triệu đồng cao hơn năm 2005 là 1.731 triệu đồng tương đương 15% và ở năm 2007 là 17.299 triệu đồng cao hơn năm 2006 là 4.032 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,39%. Trong đó chi phí trả lãi tiền gởi ở năm 2005 chiếm 62,49%, và chiếm 61,73% trong năm 2006 nhưng đến năm 2007 chỉ còn 54,78%. Nhìn chung chi phí tăng nhanh qua ba năm mà trong đó chi trả lãi tiền gởi là chính. Vì nhu cầu tín dụng tăng cao nên Ngân hàng phải nâng mức vốn huy động do đó trả lãi nhiều hơn, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trên địa bàn làm cho chi phí tăng do chi nhánh phải tăng lãi suất huy động. Riêng trong năm 2007 chi phí tăng cao so với các năm trước là do ngoài việc trả lãi tiền gởi của khách hàng, chi nhánh đã mua thêm nhiều trang thiết bị mới như máy vi tính, máy in, máy đếm tiền, bàn ghế văn phòng và sơn sửa lại trụ sở làm việc… - Về lợi nhuận: Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng và biểu đồ ta thấy NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi do hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua ba năm, lợi nhuận đạt được của Ngân hàng tương đối cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng dần. Cụ thể, lợi nhuận năm 2006 đạt 5.208 triệu đồng tăng 1.938 triệu đồng tương đương 59,27 so với năm 2004. Sang năm 2007, lợi nhuận đạt 8.784 triệu đồng tăng 68,66% hay 3.576 triệu đồng so với năm trước. Đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên chi nhánh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc đánh giá phân loại khách hàng giúp Ngân hàng đầu tư tín dụng đúng đối tượng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tư sản xuất cho nông dân, giúp họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương. Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thu nhập 14.806 100,00 18.475 100,00 26.083 100,00 3.669 24.78 7.608 41,18 Thu từ HĐTD 14.138 95,49 17.640 95,48 24.607 94,34 3.502 24,77 6.967 39,50 Thu khác 668 4,51 835 4,52 1.476 5,66 167 25,00 641 76,77 2. Chi phí 11.536 100,00 13.267 100,00 17.299 100,00 1.731 15,00 4.032 30,39 Chi trả lãi 7.209 62,49 8.190 61,73 9.476 54,78 981 13,61 1.286 15,70 Chi khác 4.327 37,51 5.077 38,23 7.823 45,22 750 17,33 2,746 54,09 3. LN trước thuế 3.270 - 5.208 - 8.784 - 1.938 59,27 3.576 68,66 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn 3.2.2.1 Thuận lợi NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng hoạt động có hiệu quả là nhờ vào những thuận lợi sau: - Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội… trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao. - Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang. - Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc, sự hỗ trợ quan tâm thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp. - Tên Ngân hàng là một điểm mạnh giúp chi nhánh luôn đứng vững và chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chính thương hiệu của nó đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với người nông dân với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa Ngân hàng và người dân càng thân thiết tin tưởng nhau hơn. Đó cũng là điểm mạnh mà các tổ chức khác không có được. - Ngân hàng cấp trên đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng giúp giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và chính xác. - Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ. 3.2.2.2 Khó khăn Song song với thuận lợi trên NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng còn có những khó khăn: - Là huyện vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn nghèo, độc canh cây lúa, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm. Nên nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp so với tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm. - Khách hàng của Ngân hàng đa số là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, khoảng tháng năm, tháng sáu thường có nước mặn xâm nhập vào khoảng 1/3 diện tích gieo trồng gây bất lợi cho người sản xuất. Giá cả nông sản không ổn định, làm cho người dân lo ngại và không giám mở rộng quy mô sản xuất, đất đai manh mún. - Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu người dân, chưa có sự liên kết trong sản xuất chưa tìm được đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm nông sản, nông dân lo ngại nên hạn chế đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. - Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng còn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, thị phần, thị trường của chi nhánh. - Việc sử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra pháp luật đối với nợ quá hạn, nợ khó đòi hiện nay thủ tục hồ sơ pháp lý còn rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại chưa cao, đặc biệt việc xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, việc xử lý thế chấp đang gặp khó khăn do chưa có hội đồng bán đấu giá, việc người vay vốn tự phát cầm cố đất ruộng trái pháp luật xảy ra khá phổ biến, gây khó khăn cho việc phát mãi tài sản thế chấp. Việc xử phạt hành chính một số địa phương chấp hành chưa nghiêm. - Trên địa bàn huyện có 5 tổ chức tín dụng nên giữa các tổ chức có sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó lãi suất huy động của chi nhánh lại thấp hơn các đơn vị khác nên nguồn vốn huy động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ sản xuất. - Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa bàn hoạt động rộng lớn. Vì vậy việc quán xuyến món vay rất khó. Tóm lại trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng có hiệu quả và có sự phấn đấu vươn lên, thể hiện ở huy động vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tạo đà phát triển cho những năm tới. Tuy chưa đạt mức tăng trưởng nguồn vốn cho vay theo chiến lược kinh doanh nhưng huy động, cho vay vốn đã có mức tăng trưởng liên tục. Bên cạnh đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn là mối quan tâm hàng đầu, đòi hỏi phải có sự dự báo và điều tiết cho phù hợp. 3.2.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2008 * Mục tiêu hoạt động: - Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực, thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp, nông thôn đồng thời cũng cố phát triển thị trường, thị phần. - Tăng trưởng ổn định, an toàn. - Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng. - Đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả Ngân hàng nhằm tăng thêm năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh. * Định hướng phát triển của Ngân hàng: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong mọi công tác, nhất là công tác huy động vốn, nắm các gia đình có Việt Kiều và thân nhân ở nước ngoài vận động mở tài khoản qua NHNo, chuyển tiền qua Western Union, mở rộng tín dụng đi đôi với mức độ an toàn và nâng cao chất lượng làm hàng đầu. - Cương quyết tấc cả các món cho vay mới tuyệt đối không để nợ quá hạn phát sinh. - Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cơ quan ban ngành các cấp, Ngân hàng cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả. - Phân công lãnh đạo từng phòng, bộ phận. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kip thời. - Không để khách hàng, cán bộ lãnh đạo các cấp phàn nàn, dư luận. Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 4.1 NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG Hàng năm do sự biến động của giá cả thị trường về phân bón, con giống, cây giống, thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh ngày càng phát triển. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân vì khi đó chi phí sản xuất nông nghiệp của nông dân sẽ tăng lên theo từng năm. Do đó, nhu cầu vốn sản xuất cũng theo đó mà tăng lên. Bên cạnh, vốn tự có của mình nhưng nó không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, do đó những hộ nông dân này phải đi vay vốn bên ngoài mới đủ vốn đáp ứng sản xuất và NHNo & PTNT Giồng Riềng có nhiệm vụ là cung cấp vốn kịp thời cho những hộ nông dân trong Huyện. Vì nguồn vốn của Ngân hàng có hạn trong khi đó nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao, vì vậy Ngân hàng cần biết được nhu cầu vốn của người dân để đáp ứng tốt nhất nhằm giúp cho người dân sản xuất đúng mùa vụ và đúng mục đích sản xuất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất đồng thời qua đó tạo thu nhập cho Ngân hàng. Bảng 4: NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NHNo & PTNT GIỒNG RIỀNG ĐVT: Triệu đồng chỉ tiêu Đối tượng Nhu cầu vay Doanh số cho vay Chênh lệch Chênh lệch Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Trồng trọt 19.270 192.750 2.810 60.920 17.460 86,14 131.780 68,37 Chăn nuôi 1.820 54.600 650 19.500 1.170 64,29 35.100 64,29 Kinh doanh 1.010 60.250 200 20.000 810 80,19 40.250 66,80 Tổng cộng 22.100 307.600 3.660 100.420 18.440 83,44 207.180 67,35 (Nguồn: Số liệu thống kê của Huyện và chiến lược kinh doanh Phòng tín dụng) Hình 5: SO SÁNH GIỮA NHU CẦU VÀ THỰC TẾ Chúng ta thấy rằng nhu cầu vay vốn của nông dân thì Ngân hàng chỉ mới đáp ứng được một phần là 32,65%, số hộ còn lại có thể đi vay ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay bên ngoài. Chính điều ày cho thấy thị trường nông thôn của Ngân hàng còn rất cao. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tiền tệ. Ở NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng có mức tăng trưởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là người bạn đồng hành của bà con nông dân. Hình 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) 4.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp Huyện Giồng Riềng có hơn 80% dân số là hộ sản xuất với ngành nghề truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi nên đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn là: trồng trọt, chăn nuôi… Do đặc tính của ngành nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch. Vì thế, người dân chỉ biết vay nơi cho vay nặng lãi hoặc không có vốn để đầu tư dẫn đến hiệu quả không cao, mùa màng thất thoát. Nắm được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức lãi suất phù hợp. Như thế các hộ sản xuất khi có nhu cầu vay vốn với mục đích chính đáng thì sẽ được Ngân hàng hỗ trợ với mức vay vừa phải. Cũng chính từ đó, hoạt động cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp đời sống của nông dân được ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất. Trong hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng như bảng sau: (xem bảng 5 trang 38) Cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2005 là 73.189 triệu đồng đến năm 2006 đạt 103.095 triệu đồng tăng 29.906 triệu đồng tương đương 40,86% so với năm trước. Trong năm 2007, tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 138.815 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 34,65%. So với tổng doanh số cho vay ngắn hạn chung của Ngân hàng thì có 99,67% là cho vay hộ sản xuất ở năm 2005, đến 100% trong năm Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2003-2005) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2006 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 51.178 69,93 63.162 61,70 73.589 53,02 11.984 23,41 10.427 16,51 Chăn nuôi 4.500 6,15 5.500 5,33 11.500 8,28 1.000 22,22 6.000 109,09 Kinh doanh 17.511 23,92 33.983 32,97 53.726 38,70 16.472 94,07 19.743 58,1 Tổng cộng 73.189 100,00 103.095 100,00 138.815 100,00 29.906 40,86 35.720 34,65 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) 2006 và 99,87% trong năm 2007. Điều đó cho thấy hộ sản xuất là đối tượng chủ yếu ở đơn vị. + Cho vay trồng trọt: trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất thì ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù trong những năm qua tỷ trọng này có giảm xuống nhưng vẫn đạt trên 50%. Điều này cho thấy ngành trồng trọt Huyện nhà phát triển hơn các ngành khác rất nhiều. Cây trồng chủ yếu của Huyện là cây lúa, hoa màu và một số nông sản khác như: cam, xoài… Năm 2005, cho vay trồng trọt chiếm 69,93% tương đương 51.178 triệu đồng, năm 2006 tăng 11.984 triệu đồng với tốc độ 23,41% so với năm 2005. Sang năm 2007 cho vay trồng trọt đạt 73.589 triệu đồng, chiếm 53,02% đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nguyên nhân cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn đất đai trong Huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần đây giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đầu tư mạnh vào đồng ruộng để tăng năng suất. Mặc khác do thời tiết mà trên đồng ruộng cũng dễ xảy ra nạn cháy rầy, vàng lùn… do đó cần phải phòng ngừa trong khi đó giá vật tư nông nghiệp thì ngày càng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên cộng thêm vào đó là diện tích mía ngày càng tăng do giá mía đường tăng nhanh, diện tích cây lâu năm năng suất giảm xuống nên bà con phá bỏ để trồng giống cây trồng mới nên nhu cầu vốn ngắn hạn để sản xuất lúa, mua giống cây trồng là rất lớn. + Cho vay chăn nuôi: Giồng Riềng là Huyện mà phần lớn người dân sống làm nông nghiệp. Ngoài thời gian làm đồng ra thì người dân còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Lúc đầu người dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhưng càng ngày số lượng vật nuôi càng được nâng lên và trở thành ngành tạo thu nhập chính cho những gia đình có ruộng đất ít. Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2005 là 4.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,15%, năm 2006 tăng 1.000 triệu đồng tức tăng 22,22% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì cho vay chăn nuôi đã lên đến 11.500 triệu đồng. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển như vậy trong những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho người dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao. + Cho vay kinh doanh: Phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh cá thể: nhà máy xay lúa, buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, nơi cung cấp cây giống, vật nuôi, thu mua lúa cung cấp gạo cho thị trường. Ta thấy doanh số cho vay này tăng rất nhiều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong ngày càng lớn trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất. Cụ thể: năm 2005, doanh số cho vay đạt 17.511 triệu đồng, chiếm 23,92%, năm 2006 cho vay kinh doanh tăng 16.472 triệu đồng hay tăng 94,07% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số cho vay đã lên đến 53.726 triệu đồng chiếm 38,70% trong cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nguyên nhân cho vay kinh doanh ngày càng tăng là do số doanh nghiệp trên địa bàn được thành lập ngày càng nhiều nên cần nhiều vốn để hoạt động, mặc khác do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp cũ nên họ muốn mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vốn tăng cao. 4.2.2 Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) Trồng trọt 4.263 69,97 3.915 70,84 5.721 59,96 -348 - 8,16 1.806 46,13 Chăn nuôi 1.829 30,03 1.611 29,16 3.820 40,04 -218 -26,27 2.209 137,12 Tổng cộng 6.092 100 5.526 100 9.541 100 -566 -9,29 4.015 72,66 ( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trồng trọt cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung hạn ngành nông nghiệp. Vì lợi nhuận hàng năm của ngành trồng trọt luôn cao hơn ngành chăn nuôi. Doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt năm 2005 là 4.263 triệu đồng. Năm 2006, doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt là 3.915 triệu đồng giảm 8,116% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006 diện tích cây lâu năm giảm năng suất nên các hộ nông dân phá vườn để trồng lại cây trồng mới nên vốn trung hạn dùng để mua phân bón và công chăm sóc giảm xuống do đó làm cho doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt của Ngân hàng năm 2006 giảm xuống. Nhưng sang năm 2007 doanh số cho vay ngành trồng trọt lên đến 5.721 triệu đồng tăng 1.806 triệu đồng hay tăng 46,13% so với năm 2006. Cũng giống như doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt, doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi cũng giảm vào năm 2006 và tăng rất cao vào năm 2007. Cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi là 1.829 triệu đồng. Năm 2006, doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi giảm còn 1.611 triệu đồng tức giảm 26,27% so với năm 2005. Sang 2007, doanh số cho vay này đạt rất cao 3.820 triệu đồng, tăng 137,12% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007, Ngân hàng khuyến khích người dân vay trung hạn để nuôi heo nái, bò, dê giống vì hình thức chăn nuôi này có lợi nhuận cao hơn hình thức chăn nuôi heo, bò và dê thịt. Chính vì ưu điểm thuận lợi đó mà người dân đã gia tăng vốn trung hạn để mở rộng qui mô chuồng trại, tăng đàn heo, bò và dê kết hợp với chăn nuôi heo thịt nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cải thiện dần mức sống cho gia đình. 4.3 TÌNH HÌNH THU NỢ Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ. Hình 7: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) 4.3.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn HSX nông nghiệp (xem bảng 7 trang 43) + Thu nợ trồng trọt: đóng góp chủ yếu trong cơ cấu thu nợ, doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm, cụ thể năm 2005 đạt 40.386 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,78%, năm 2006 tăng 6.935 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 73.212 triệu đồng đạt 99,49% so với doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm là do doanh số cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, người dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng với giá lúa trong những năm gần đây tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng. + Thu nợ chăn nuôi: ngành chăn nuôi hiện nay là một ngành rất phát triển ở địa bàn Huyện và heo là con vật được nuôi nhiều nhất. Từ năm 2005 trở lại đây giá thịt heo tăng nhanh, người dân bán heo được giá và trả nợ cho Ngân hàng. Mặc khác nhờ thú y và mô hình xây dựng chuồng trại được cải tiến nhờ đồng vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng lớn. Chính điều đó đã làm cho doanh số thu nợ Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm, năm 2005 đạt 4.500 triệu đồng, năm 2006 đạt 5.100 triệu đồng, tăng 13,33% so với năm 2005. Đến năm 2007 thu nợ chăn nuôi hộ sản xuất đạt 9.500 triệu đồng. + Thu nợ kinh doanh: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong họat động kinh doanh qua các năm tăng dần, năm 2005 đạt 12.361 triệu đồng, năm 2006 tăng 10.324 triệu đồng so với năm 2006, năm 2007 thu nợ kinh doanh đạt 49.684 triệu đồng, điều này cho thấy người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn và thu được hiệu quả nên dễ dàng thu hồi vốn. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã đầu tư đúng vào các phương án khả thi và giám sát vốn vay rất chặt chẽ. Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 40.386 70,78 47.321 63,00 73.212 55,30 6.935 17,17 25.891 54,71 Chăn nuôi 4.500 7,79 5.100 6,79 9.500 7,17 600 13,33 4400 86,27 Kinh doanh 12.361 21,43 22.685 30,21 49.684 37,53 10.324 83,52 26.999 119,02 Tổng cộng 57.697 100,00 75.106 100,00 132.396 100,00 17.409 30,17 57.290 76,28 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) Tóm lại doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cho thấy khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả đồng thời chi nhánh luôn có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển. Đạt được như vậy là nhờ vào chi nhánh đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng như gởi giấy báo kịp thời đến với khách hàng khi đến hạn trả nợ. Mặc khác, Ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nên việc thẩm định các món vay được chính xác hơn, hạn chế được việc cho vay sai đối tượng và việc kiểm tra sử dụng vốn được kịp thời hơn. Đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng cao cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giồng riềng tỉnh kiên giang.doc
Tài liệu liên quan