Luận văn Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Những nhân tố ít ảnh hưởng tới tính tích cực nhận thức của sinh viên nhất:

- Điều kiện về tài chính và thời gian thuận lợi TB= 1.50, bậc 14

- Cách kiểm tra, đánh giá của nhà trường khắc khe TB= 1.50, bậc 14

- Nhà trường trang bị đầy đủ những phương tiện học tập tốt: tài liệu, thư

viện, phòng ốc, điều kiện thực hành, thực tập TB= 1.55, bậc 13

- Số lượng SV trong lớp học đông TB= 1.57, bậc 12

- Kỷ luật của nhà trường và các GV nghiêm, xử lý ngay nếu SV sai phạm

TB= 1.64, bậc 11

Các giảng viên thường hay nêu lên những khó khăn về sỉ số lớp, nhưng đối

với sinh viên thì vấn đề sỉ số lớp không ảnh hưởng nhiều đến các em. Có lẽ các em

không nhận ra rằng khi sỉ số lớp quá đông cũng làm hạn chế giáo viên nhiều mặt.

Theo sinh viên thì yếu tố trang thiết bị, tài chính hay cách kiểm tra, đánh giá của

nhà trường cũng không ảnh hưởng nhiều đến tính tích cực nhận thức của sinh viên.

Nhưng lại có một số sinh viên lại cho rằng việc đánh giá điểm quá trình của nhà

trường ảnh hưởng rất lớn đến các em. Theo các em, việc đánh giá điểm quá trình

hiện nay là không hợp lý và khắt khe. Khi các em cố gắng học, nhưng khi cộng

điểm quá trình vào thì kết quả không còn được như các em mong muốn, điều đó

làm nản lòng sinh viên, làm các em thui chột ý chí.

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h viên năm hai, nhưng cũng như năm hai, sinh viên năm ba cũng không có phương pháp học vì thứ bậc các hành động như nhau, hầu như không có sự khác biệt ý nghĩa nào. Kết quả kiến thực tập của sinh viên năm ba cao hơn sinh viên năm hai. 2.2.1.3. Tính tích cực nhận thức xét theo học lực 2.2.1.3.1. Học lực xếp loại giỏi Theo kết quả bảng 4, sinh viên có học lực xếp loại giỏi có thứ bậc mức độ tích cực giống với khảo sát trên toàn mẫu: tính tích cực nhận thức mức độ cao của sinh viên có điểm trung bình 9.01, xếp thứ nhất; tính tích cực nhận thức mức độ trung bình xếp thứ hai (TB=6.18), còn tính tích cực nhận thức mức độ thấp xếp thứ 3 (TB=1.8). Nhờ có tính tích cực nhận thức mức độ cao nên việc học của sinh viên mới đạt hiệu quả, học lực xếp loại giỏi. a) Nhóm động cơ bên trong thúc đẩy sinh viên tích cực nhận thức Xét các động cơ học tập, động cơ lĩnh hội tri thức xếp thứ nhất (TB= 1.32), kế đến là động cơ xã hội (TB= 1.52) và cuối cùng là động cơ cá nhân (TB=1.84). 46 Bảng 4: Mô tả mức độ thường xuyên và thứ bậc của tính tích cực nhận thức của sinh viên theo học lực TT Tiêu chí Giỏi Khá TBK TB Thứ bậc TB Thứ bậc TB Thứ bậc 1 2 3 Tính tích cực nhận thức mức độ cao Tính tích cực nhận thức mức độ trung bình Tính tích cực nhận thức mức độ thấp 9.01 6.18 1.80 1 2 3 7.67 7.27 2.06 1 2 3 6.23 7.70 3.08 2 1 3 4 5 6 Động cơ lĩnh hội tri thức Động cơ xã hội Động cơ cá nhân 1.32 1.52 1.84 1 2 3 1.30 1.41 1.65 1 2 3 1.38 1.34 1.53 2 1 3 7 8 9 10 Hành động trên lớp Hành động tự học, tự nghiên cứu Hành động vận dụng Thái độ học tập 1.33 1.69 1.38 1.98 1 3 2 4 1.46 1.79 1.33 1.90 2 3 1 4 1.52 1.94 1.38 1.76 2 4 1 3 11 12 13 14 Học để thỏa mãn nhu cầu tri thức Học để hiểu bài Học để nâng cao trình độ Học để làm chủ kiến thức 1.50 1.22 1.22 1.34 4 1 1 3 1.38 1.24 1.27 1.33 4 1 2 3 1.53 1.33 1.30 1.35 4 2 1 3 15 16 Học để không thua kém bạn bè Học để làm việc có ích cho xã hội 1.85 1.20 2 1 1.53 1.29 2 1 1.43 1.24 2 1 17 18 19 20 21 Học để có bằng cấp Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình Học để được điểm cao Học để chứng tỏ năng lực bản thân 2.07 1.77 1.56 2.09 1.70 4 3 1 5 2 1.97 1.69 1.23 1.96 1.42 5 3 1 4 2 1.59 1.51 1.33 1.72 1.48 4 3 1 5 2 22 23 24 25 26 Đến lớp nghe giảng Ghi bài đầy đủ Chăm chú nghe giảng Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình 1.02 1.27 1.18 1.77 1.41 1 3 2 5 4 1.02 1.46 1.32 1.93 1.58 1 3 2 5 4 1.05 1.35 1.38 2.03 1.77 1 2 3 5 4 27 28 29 30 31 32 33 34 Xem lại bài sau khi nghe giảng Tích cực bổ sung kiến thức Tự giác tham khảo tài liệu Đối chiếu nôi dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc Chuẩn bị làm thí nghiệm, thảo luận và làm bài tập đầy đủ Tích cực học ngọai ngữ để đọc sách chuyên môn Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học 1.79 1.71 1.71 1.73 1.71 1.45 1.93 1.52 7 3 3 6 3 1 8 2 1.87 1.75 1.88 1.99 1.82 1.49 2.02 1.51 5 3 6 7 4 1 8 2 1.96 2.00 2.00 2.09 1.92 1.70 2.11 1.73 4 5 5 7 3 1 8 2 35 36 37 38 39 40 41 Khi sắp thi mới học bài Chỉ cần đạt yêu cầu các môn Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành Ngại trả lời trong các buổi thảo luận Xao lãng trong giờ học Không thích học Hứng thú học một số môn yêu thích 1.82 2.13 1.77 2.13 2.24 2.57 1.22 3 4 2 4 6 7 1 1.66 1.98 1.69 2.04 2.18 2.49 1.25 2 4 3 5 6 7 1 1.42 1.75 1.51 1.97 2.11 2.33 1.23 2 4 3 5 6 7 1 47 Nhìn chung, các động cơ bên trong thúc đẩy sinh viên giỏi tích cực nhận thức cũng không khác với sinh viên toàn mẫu. Tuy động cơ giống nhau nhưng không có ý chí, không có phương pháp học, không có thái độ học tập tích cực thì cũng không thu được kết quả tốt, đó mới làm nên sự khác biệt giữa sinh viên giỏi và những sinh viên khác. b) Nhóm hành động và thái độ biểu hiện tính tích cực Mức độ thuờng xuyên và thứ bậc của các hành động và thái độ của sinh viên giỏi có điểm khác biệt so với sinh viên toàn mẫu. Hành động trên lớp xếp bậc một về mức độ thường xuyên (TB=1.33), hành động vận dụng xếp bậc hai (TB= 1.38), kế đến là hành động tự học, tự nghiên cứu (TB= 1.69), và cuối cùng là thái độ học tập (TB= 1.98). Mức độ cao và trung bình có điểm trung bình gần bằng nhau, trong khi đó, điểm trung bình của mức độ thấp thì khá cao, điều đó hợp lí vì để có được kết quả cao trong học tập đòi hỏi sinh viên phải phấn đấu, nỗ lực học tập, thường xuyên tích cực trong các hoạt động học tập. Cụ thể thứ bậc các hành động trong nhóm hành động trên lớp không khác với kết quả khảo sát trên toàn mẫu. Tuy nhiên, xem bảng 25 [phụ lục 1], những hành động đến lớp nghe giảng, ghi bài đầy đủ, chăm chú nghe giảng hoàn toàn không có lựa chọn “không bao giờ” (0%). Là nhóm sinh viên học lực giỏi nên ý thức được tầm quan trọng của giờ lên lớp. Đó là điều hợp lí vì muốn có được tri thức, không nên tìm ở đâu xa, trước hết là trong giờ học trên lớp. Bài giảng của giảng viên là những nội dung đã được chắt lọc, những nội dung cơ bản nhất. Có được những kiến thức cơ bản đó rồi mới xem xét tới những nguồn tri thức khác. Sinh viên giỏi cũng tỏ ra tích cực hoạt động trên lớp hơn. Điều đó được thể hiện qua hành động Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học, Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình, đây là hai hành động thể khiển tính tích cực cao. Hai hành động này có lựa chọn “không bao giờ” rất thấp: 4.9% và 1.2%. Hành động tự học tự nghiên cứu cũng như thái độ học cũng giống kết quả khảo sát trên toàn mẫu. Như vậy nhìn chung sinh viên giỏi có mức độ nhận thức ở mức độ cao. Tuy nhiên, tuy là sinh viên giỏi nhưng vẫn không có phương pháp học 48 vì thứ bậc của nhóm hành động tư học, tự nghiên cứu không có khác biệt với toàn mẫu. 2.2.1.3.2. Học lực xếp loại khá Kết quả khảo sát bảng 4 cho thấy mức độ thường xuyên và thứ bậc của tính tích cực nhận thức của sinh viên học lực khá giống với sinh viên toàn mẫu về thứ bậc các tiêu chí và hành động: tính tích cực nhận thức mức độ cao của sinh viên có điểm trung bình 7.6, xếp thứ nhất; tích cực mức trung bình xếp thứ hai (TB=7.27) và tính tích cực nhận thức mức độ thấp đứng thứ 3 (TB chỉ có 2.06). Nhóm động cơ bên trong thúc đẩy sinh viên tích cực nhận thức và nhóm hành động và thái độ biểu hiện tính tích cực có thứ bậc hoàn toàn giống với khảo sát sinh viên toàn mẫu nên xin không bình luận gì thêm 2.2.1.3.3. Học lực xếp loại Trung bình khá - Yếu Kết quả khảo sát bảng 4 cho thấy mức độ trung bình của tính tích cực nhận thức (TB= 7.70) cao hơn so với mức độ cao của tính tích cực nhận thức (TB= 6.23). Mức độ thấp của tính tích cực nhận thức đứng thứ ba, nhưng lại có trung bình khá cao (TB=3.08). Cho thấy sinh viên có học lực trung bình khá- yếu có tính tích cực nhận thức ở mức trung bình. a) Nhóm động cơ bên trong thúc đẩy sinh viên tích cực nhận thức Xét các động cơ học tập, đặc biệt động cơ lĩnh hội tri thức xếp thứ hai (TB=1.38), nhường thứ bậc cao nhất cho động cơ xã hội (TB=1.34) và cuối cùng là động cơ cá nhân (TB=1.53). Đối với những sinh viên này việc học thường xuyên được thúc đẩy bởi động cơ xã hội, bởi bạn bè hơn là vì học vì tri thức. Xét thứ bậc các động cơ cụ thể trong ba nhóm động cơ không khác nhiều so với thứ bậc khi xét toàn mẫu. Tuy nhiên xem bảng 25 [phụ lục 1], có khác về tần số lựa chọn của một số động cơ. Như động cơ học vì có ích cho xã hội (mức độ thường xuyên (75.9%), học để nâng cao trình độ, học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình (72.2%) cao nhất trong nhóm các động cơ. Đặc biệt động cơ học vì bằng cấp trên 50%, tỉ lệ cao nhất trong các nhóm, cho thấy sinh viên nhóm này học vì những động cơ không tích cực nên kết quả học tập không cao. 49 b) Nhóm hành động và thái độ biểu hiện tính tích cực Hành động vận dụng xếp bậc một về mức độ thường xuyên (TB= 1.38), hành động trên lớp xếp bậc hai (TB=1.52), kế đến là thái độ học tập (TB= 1.76), và cuối cùng là hành động tự học, tự nghiên cứu (TB= 1.94). Số liệu trên cho thấy sinh viên có kết quả học tập thấp là điều dễ hiểu vì hoạt động quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên chính là hoạt động tự học, tự nghiên cứu, đây là một khác biệt đặc trưng của hoạt động học tập của sinh viên và học sinh phổ thông, vậy mà sinh viên lại rất ít khi tự học, tự nghiên cứu. Hành động vận dụng là hành động thường xuyên nhất. Một phần do đặc thù của ngành nghề (giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt) là chuyên về kĩ năng, thao tác, do đó, sinh viên ít tự học mà vận dụng, rèn luyện thường xuyên hơn. Trong nhóm hành động trên lớp, hành động đến lớp nghe giảng được thực hiện thường xuyên nhất (TB=1.05). Xếp thứ hai là Ghi bài đầy đủ (TB=1.35), kế tiếp là chăm chú nghe giảng (TB=1.38). Thứ tư và thứ năm là hai hành động còn lại. Nhìn chung, về thứ bậc thì không có nhiều khác biệt so với các nhóm khác. Thái độ học tập xếp thứ ba (TB=1.76). Trong nhóm này, ba hành động có thứ bậc cao nhất là Hứng thú học một số môn yêu thích (TB=1.23), Khi sắp thi mới học bài (TB= 1.42), Học đạt yêu cầu môn phụ và học tốt môn chuyên ngành (TB= 1.51). Trong khi đó những hành động thể hiện thái độ tích cực thì lại chỉ ở mức thỉnh thoảng trên 70%: Xem lại bài sau khi nghe giảng (75.9%), Tích cực bổ sung kiến thức (74.7), Tự giác tham khảo tài liệu (77.2%); và còn có một số ít sinh viên không bao giờ có những hành động này (>10%) Hành động tự học, tự nghiên cứu có thứ bậc từ cao đến thấp như sau: - Chuẩn bị làm thí nghiệm, thảo luận và làm bài tập đầy đủ bậc 1, TB= 1.70 - Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học bậc 2, TB=1.73 - Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc bậc 3, TB= 1.92 - Xem lại bài sau khi nghe giảng xếp bậc 4, TB= 1.96 - Tích cực bổ sung kiến thức bậc 5, TB= 2.00 - Tự giác tham khảo tài liệu bậc 5, TB= 2.00 50 - Đối chiếu nội dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng bậc 7, TB=2.09 - Tích cực học ngọai ngữ để đọc sách chuyên môn bậc 8, TB= 2.11 Thứ bậc như trên của hành động tự học không logic. Muốn chuẩn bị làm bài tập và làm thí nghiệm đầy đủ và đạt được hiệu quả nên thường xuyên xem lại bài sau khi nghe giảng, sau đó mới nghiên cứu kỹ các vấn đề đã học. Dựa trên cơ sở hiểu biết những tri thức cơ bản mới có thể vận dụng nó vào việc giải bài tập và chuẩn bị thí nghiệm một cách đúng đắn nhất, hiệu quả nhất. Sinh viên có học lực trung bình- yếu chưa biết cách tổ chức trình tự các hành động học tập một cách hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất. Các em thường làm bài tập ngay, khi không làm được hay khi có yêu cầu chuẩn bị thực hành mới mở sách xem lại, vừa xem phần lí thuyết, vừa làm bài tập. Với cách học như vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu biết tổ chức quá trình học tập hợp lí hơn (đúng thứ bậc các hành động học tập) thì có thể cải thiện phần nào kết quả học tập của sinh viên học lực trung bình khá – yếu. 2.2.1.3.4. So sánh tính tích cực nhận thức giữa các nhóm học lực Bảng 5: So sánh mức độ và các tiêu chí tích cực nhận thức giữa các nhóm học lực TT Tiêu chí Mức độ thường xuyên Kiểm nghiệm F Giỏi Khá TBK F P 1 2 3 Tính tích cực nhận thức mức độ cao Tính tích cực nhận thức mức độ trung bình Tính tích cực nhận thức mức độ thấp 9.01 6.18 1.80 7.67 7.27 2.06 6.23 7.70 3.08 14.800 9.033 7.784 0.000 0.000 0.001 4 5 6 Động cơ lĩnh hội tri thức Động cơ xã hội Động cơ cá nhân 1.32 1.52 1.84 1.30 1.41 1.65 1.38 1.34 1.53 1.089 3.726 13.696 0.338 0.025 0.000 7 8 9 10 Hành động trên lớp Hành động tự học, tự nghiên cứu Hành động vận dụng Thái độ học tập 1.33 1.69 1.38 1.98 1.46 1.79 1.33 1.90 1.52 1.94 1.38 1.76 8.907 11.093 0.378 11.561 0.000 0.000 0.686 0.000 11 Kết quả tự đánh giá 1.63 1.46 1.34 15.945 0.000 12 Kết quả kiến thực tập 8.99 8.45 8.14 34.303 0.000 13 Kết quả học kì I 8.28 7.46 6.76 278.35 0.000 51 Bảng 5 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa rất lớn giữa ba nhóm sinh viên có học lực giỏi, khá và trung bình khá – yếu về cả ba mức độ tích cực nhận thức (P<0.005). Sinh viên giỏi thường xuyên tích cực cao (TB=9.01) thường xuyên hơn tích cực mức độ thấp (TB=1.8). Sinh viên khá có mức độ tích cực cao và trung bình tương đương nhau (TB=7.67~7.27). Ngược lại, sinh viên trung bình khá – yếu thường xuyên tích cực ở mức trung bình hơn mức độ cao (TB=7.70>6.23); trong đó sinh viên trung bình khá – yếu có điểm trung bình mức độ thấp cao nhất trong ba nhóm. Chính vì vậy mà chất lượng, nội dung tri thức của nhóm sinh viên có học lực trung bình sẽ thấp hơn các sinh viên khá, giỏi. Có sự khác biệt ý nghĩa về động cơ cá nhân giữa ba nhóm sinh viên (P=0.000). Sinh viên trung bình khá – yếu có mức thường xuyên ở động cơ này cao nhất (TB=1.53), kế đến là sinh viên khá (TB=1.65) và cuối cùng ít thường xuyên nhất là sinh viên giỏi (TB=1.84). Xem bảng 25 [phụ lục 1], các động cơ trong nhóm động cơ cá nhân có sự khác biệt ý nghĩa: Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình (P=0.000), Học để được điểm cao (P=0.005) và Học để chứng tỏ năng lực bản thân (P=0.003). Nhóm có học lực thấp thì thường xuyên học vì động cơ này hơn là nhóm có học lực cao hơn. Ví dụ: lựa chọn thường xuyên của Học để đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình có 51.2% sinh viên giỏi chọn, 72.2% sinh viên trung khá- yếu chọn; còn Học để được điểm cao 19.5% sinh viên giỏi chọn, 41.8% sinh viên trung khá- yếu chọn. Yếu tố này đã góp phần ảnh hưởng tới kết quả học tập. Ngoại trừ Hành động vận dụng không có sự khác biệt, còn lại Hành động trên lớp, Hành động tự học, tự nghiên cứu và Thái độ học tập có sự khác biệt rất lớn (P= 0.000). Trong ba nhóm sinh viên, sinh viên giỏi thường xuyên hành động trên lớp (1.33) và hành động tự học, tự nghiên cứu (TB=1.69) nhất. Xét các hành động trên lớp, bảng 25 [phụ lục 1] cho thấy hành động Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình có sự khác biệt giữa ba nhóm sinh viên. Sinh viên giỏi thường xuyên nhất 59,8%, chỉ có 1.2% sinh viên giỏi không thường xuyên. Sinh viên khá thường xuyên ở mức 44.8% và trung 52 bình khá – yếu 31.6%. Hành động này chứng tỏ sinh viên có khả năng phân tích và khái quát hóa tài liệu học tập. Để có được hành động này, họ phải hiểu sâu, chắc chắn tài liệu học tập. Kết quả cho thấy chất lượng tri thức đã được lĩnh hội của sinh viên học lực giỏi cao hơn sinh viên khá và trung bình khá – yếu. Trong các hành động tự học, tự nghiên cứu, có sự khác biệt ý nghĩa ở những hành động Đối chiếu nội dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng (P=0.000), Tích cực bổ sung kiến thức (P=0.001) và Tự giác tham khảo tài liệu (P=0.004). Đây là những hành động thuộc loại hành động ở mức độ cao của tính tích cực nhận thức. Do đó, sinh viên giỏi có mức thường xuyên (36,6%, 32,9%, 32.9%) cao hơn sinh viên khá (17.5%, 31.8%, 25.3%), và hơn hẳn sinh viên trung bình khá – yếu (12.7%, 12.7%, 11.4%). Tiếp theo là thái độ học tập của ba nhóm sinh viên cũng có sự khác biệt ý nghĩa lớn (P=0.000). Trung bình của sinh viên giỏi là 1.98, sinh viên khá là 1.90, sinh viên trung bình khá – yếu là 1.78. Vì đa số những thái độ trong nhóm hành động này mang tính tiêu cực do đó điểm càng thấp thì có thái độ càng tiêu cực và ngược lại đểm càng cao thì thái độ càng tốt. Như vậy trung bình về thái độ của ba nhóm sinh viên là hợp lí. Sinh viên giỏi có thái độ tích cực hơn sinh viên các nhóm khác. Chính thái độ tích cực đó đã góp phần giúp sinh viên thu được kết quả cao. Trong các hành động thể hiện thái độ, hai hành động có sự khác biệt ý nghĩa rõ nét là Khi sắp thi mới học bài (P=0.000) và Chỉ cần đạt yêu cầu các môn (P=0.003). Nhóm sinh viên trung bình khá thường xuyên khi sắp thi mới học bài (60.8%) hơn hẳn sinh viên khá (44.8%), sinh viên giỏi (31.7%). Chính thái độ học này đã góp phần quyết định kết quả học tập của sinh viên. Chính những sự khác biệt trên dẫn đến sự khác biệt về kết quả học tập. Kết quả học tập tại trường sư phạm, kết quả hoạt động do sinh viên tự đánh giá cho đến kết quả kiến thực tập tại trường mầm non đều có sự khác biệt ý nghĩa (P= 0.000). Tóm lại, xét theo học lực thì giữa các nhóm sinh viên có sự khác biệt lớn. Những hành động trên lớp, tự học, tự nghiên cứu, cho đến thái độ học tập là những nhân tố quyết định nên kết quả học tập của sinh viên. Đây là mối quan hệ nhân quả: 53 càng tích cực nhận thức trong học tập sinh viên càng đánh giá cao kết quả hoạt động của mình, và tất yếu sẽ có được kết quả học tập tốt. Đó là qui luật tất yếu. 2.2.1.4. Tính tích cực nhận thức của sinh viên theo đánh giá của giảng viên Bảng 6: Mô tả đánh giá của giảng viên về biểu hiện tích cực nhận thức của sinh viên TT Tiêu chí Sinh viên TB Thứ bậc 1 2 3 Hành động trên lớp Hành động tự học, tự nghiên cứu Hành động vận dụng Thái độ học tập 1.47 2.19 1.85 1.79 1 4 3 2 4 5 6 7 8 9 Đến lớp nghe giảng Ghi bài đầy đủ Chăm chú nghe giảng Suy nghĩ và phát biểu ý kiến trong giờ học Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình Hỏi và trao đổi với GV các vấn đề chưa rõ 1.09 1.35 1.33 1.57 1.78 1.74 1 3 2 4 6 5 10 11 12 13 14 15 Xem lại bài sau khi nghe giảng Nghiên cứu kĩ các vấn đề đã học và đọc Đối chiếu nội dung trong các tài liệu học tập, tìm sự khác biệt giữa chúng Chuẩn bị bài học trước khi lên lớp Ngoài các bài tập được giao, SV còn làm các bài tập, đề tài liên quan khác Tham gia tranh luận với bạn bè để làm sáng tỏ vấn đề đã học 2.13 2.17 2.48 1.98 2.57 1.83 3 4 5 2 6 1 16 17 18 19 20 Tích cực bổ sung kiến thức Tự giác tham khảo tài liệu Mong chờ và thích thú với những giờ thực hành, luyện tập Tự mình giải quyết các bài tập được giao Chỉ chú tâm đến một số môn yêu thích 1.93 2.26 1.46 1.72 1.59 4 5 1 3 2 Tính tích cực nhận thức của sinh viên theo nhận xét, đánh giá của giảng viên cũng theo bốn tiêu chí hành động trên lớp, hành động tự học, tự nghiên cứu, hành động vận dụng và thái độ học tập. Kết quả bảng 6 cho thấy theo đánh giá của giảng viên, sinh viên thường xuyên tích cực nhận thức ở trên lớp nhất (TB=1.47, bậc 1), xếp bậc 2 là thái độ học tập (TB=1.79), bậc ba là hành động vận dụng (TB=1.85) và cuối cùng là hành động tự học, tự nghiên cứu (TB=2.19). Thứ bậc này có khác với sự tự đánh giá của sinh viên ở bảng 1. Sinh viên cho rằng các em thường xuyên vận dụng những kiến thức 54 đã học vào thực tế nhất, nhưng giảng viên lại thấy sinh viên ít biết vận dụng hơn là tích cực trên lớp. Sinh viên thường giơ tay phát biểu, tập trung chú ý nghe giảng, nhất là những bộ môn giảng viên tổ chức những hình thức thi đua, cộng điểm… Do đó, thái độ học tập tích cực của sinh viên cũng được ghi nhận (bậc 2). Những hành động thể hiện tính tích cực mức độ cao thì sinh viên lại ít khi thực hiện. Cụ thể là những hành động suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên và đưa ra kết luận riêng của mình (TB=1.78, bậc 6); hỏi và trao đổi với GV các vấn đề chưa rõ (TB=1.74, bậc 5) có thứ bậc mức độ thường xuyên thấp nhất trong nhóm. Trong khi đó hành động tự học, tự nghiên cứu lại được đánh giá là ít thường xuyên nhất. Sinh viên ít biết tự giác tham khảo tài liệu hay tự tìm thêm những nguồn tư liệu khác để bổ sung kiến thức. Do đó, thư viện trường thường vắng vẻ, sách tham khảo thì nhiều nhưng lại ít được sinh viên quan tâm. Sinh viên chỉ thường mượn những tài liệu nào do chính giảng viên yêu cầu. Trường có thể được xem là dẫn đầu khu vực phía Nam về đào tạo giáo viên mầm non, nên nguồn tài liệu khá phong phú và đa dạng, cả sách nước ngoài cũng rất nhiều. Thế nhưng những quyển sách đó chẳng bao giờ được sinh viên “ngó tới”. Cho nên hành động Ngoài các bài tập được giao, SV còn làm các bài tập, đề tài liên quan khác (TB=2.56, bậc 6) được đánh giá là ít thường xuyên nhất trong nhóm. Và điều đó còn được thể hiện rất rõ trong nhóm thái độ học tập. Những hành động tích cực bổ sung kiến thức (TB=1.93), tự giác tham khảo tài liệu (TB=2.26) xếp thứ bậc thấp nhất trong nhóm thái độ học tập, tự nghiên cứu. Trong đó hành động mong chờ và thích thú với những giờ thực hành, luyện tập được đánh giá là thường xuyên nhất (TB=1.46). Xếp thứ hai là hành động chỉ chú tâm đến một số môn yêu thích (TB=1.59). Cho thấy sinh viên có sự mong chờ nhưng lại chưa có được thái độ học tập thật tích cực mà chỉ tích cực trong một số môn học nhất định đó. Như vậy, đối với giảng viên, sinh viên rất tích cực trên lớp và có thái độ học tập tốt nhưng lại chưa ý thức được tầm quan trọng của tự học nên sinh viên rất ít khi tự học, tự nghiên cứu. 55 2.2.1.5. Tính tích cực nhận thức của sinh viên trong hoạt động kiến thực tập Bảng 7: Mô tả đánh giá của Ban giám hiệu trường mầm non về biểu hiện tích cực nhận thức của sinh viên trong hoạt động kiến thực tập TT Biểu hiện của sinh viên Tỉ lệ % TB Thứ bậc Nhiều Ít Không có 1 Hành động trên lớp 1.44 2 2 Hành động tự học, tự nghiên cứu 1.54 3 3 Thái độ tích cực 1.35 1 4 Lập kế họach thực tập từng ngày, tuần, tháng 100 0 0 1.00 1 5 Thử áp dụng những phương pháp, biện pháp, tình huống giáo dục 0 80 20 2.20 7 6 Tuân thủ nghiêm túc những qui định của đợt thực tập: đúng giờ giấc, không nghỉ, mặc đồng phục… 100 0 0 1.00 1 7 Phân tích, đánh giá giờ dạy sau khi dạy xong 60 40 0 1.40 4 8 Rút kinh nghiệm giờ dạy, sau đó chú ý làm thử sửa sai vào giờ học tiếp theo 40 60 0 1.60 5 9 Chủ động trao đổi với giáo viên về những dự kiến, kế hoạch giáo dục, dạy học 80 20 0 1.20 3 10 Chủ động trong việc sắp đặt môi trường học tập cho trẻ 30 70 0 1.70 6 11 Tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giờ học 50 50 0 1.50 3 12 Nghiên cứu tâm sinh lý trẻ và đề xuất ý kiến 30 70 0 1.70 4 13 Tìm hiểu tâm lý của trẻ để lên kế họach giáo dục, dạy học 30 70 0 1.70 4 14 Tích cực tìm tòi nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch. 60 40 0 1.40 1 15 Nghiên cứu đưa thêm tranh ảnh, giáo cụ giúp giờ học sinh động và đạt hiệu quả hơn 60 40 0 1.40 1 16 Khi thất bại ở một phần kế họach, cố gắng, kiên trì tìm hiểu và thử lại 20 80 0 1.80 8 17 Rất hào hứng, say mê nghiên cứu học hỏi để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học. 30 70 0 1.70 7 18 Rất vui, phấn khởi khi thực hiện một giờ dạy thành công 100 0 0 1.00 1 19 Tích cực xây dựng giờ học theo hướng tích cực hóa lấy trẻ làm trung tâm 40 60 0 1.60 6 20 Luôn có ý hướng, nguyện vọng được học nâng cao trình độ 100 0 0 1.00 1 21 Tỏ ra buồn, thất vọng khi không thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, dạy học 70 30 0 1.30 5 22 Sau khi về công tác tại trường vẫn tiếp tục tích cực nhận thức, tìm tòi, học hỏi những cái mới 80 20 0 1.20 3 23 Tuy nghề gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục gắng bó với nghề 80 20 0 1.20 3 56 Theo kết quả bảng 7, thái độ tích cực được ban giám hiệu đánh giá là có nhiều sinh viên thể hiện nhất (TB=1.35), xếp thứ hai là hành động trên lớp (TB=1.44), và cuối cùng là hành động tự học, tự nghiên cứu (TB=1.54). Ý thức được tầm quan trọng của đợt kiến thực tập, và đây cũng là hoạt động gắn chặt với nghề nghiệp yêu thích của sinh viên nên sinh viên có thái độ rất tích cực. Bên cạnh đó nhận thấy tự học, tự nghiên cứu vẫn là yếu điểm của sinh viên, tích cực nhận thức trong hành động này vẫn là thấp nhất. Đối với hành động trên lớp, hai hành động có tỉ lệ sinh viên thực hiện cao nhất (100%, TB=1) là: - Tuân thủ nghiêm túc những qui định của đợt thực tập: đúng giờ giấc, không nghỉ, mặc đồng phục…, - Lập kế họach thực tập từng ngày, tuần, tháng, Cho thấy sinh viên đã rất nghiêm túc, tự giác thực hiện tốt những qui định và yêu cầu của đợt kiến thực tập. Hành động Chủ động trao đổi với giáo viên về những dự kiến, kế hoạch giáo dục, dạy học xếp thứ ba (80%, TB=1.2) chứng tỏ khi đi kiến thực tập sinh viên ý thức được nhiệm vụ và những việc cần phải làm, các em tích cực hơn hẳn khi học tập tại trường sư phạm, đã biết chủ động trao đổi với giáo viên về những vấn đề cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH027.pdf