Luận văn Tổ chức dạy học chương Động lực học chất điểm - Vật lí 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học

Tùy theo kiến thức của mỗi chương, GV cần xác định rõ các phương tiện,

thiết bịthí nghiệm, tài liệu học tập cho HS. GV cần xác định:

Những phương tiện nào cần thiết cho việc dạy học ví dụ: phòng nghe nhìn,

máy chiếu, . tùy theo điều kiện của từng trường.

Thiết bịthí nghiệm cần thiết (có sẵn, tựchế, ). dụng cụthí nghiệm trong

chương này ngoài các dụng cụtrang thiết bịsẵn có ở đây chúng tôi muốn cho HS

làm quen và thấy được kiến thức vật lý rất gần gũi với đời sống hàng ngày, nên các

bài học được xây dựng với một loạt các thí nghiệm nhỏvà đơn giản, các nhóm HS

tựchuẩn bịdụng cụhọc tập cho nhóm mình, rồi từng nhóm sẽthực hiện trong việc

tìm hiểu các kiến thức mới.

- Các phương tiện và thiết bịkhác.

- Các tài liệu: do giáo viên cung cấp, hướng dẫn HS tìm tài liệu trên mạng, internet,

tài liệu ởthưviện, sách, báo.

pdf163 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức dạy học chương Động lực học chất điểm - Vật lí 10 Ban cơ bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lực của chúng. Biểu thức : 1 2F F F     + Từng nhóm HS viết biểu thức rồi lên bảng trình bày. + HS làm thí nghiệm, vòng nhẫn đứng yên vì các lực tác dụng lên nó bằng 0. O  2  1F F F  + Qua các thí nghiệm cũng như các hiện tượng đã được phân tích ở trên. Vậy một vật muốn cân bằng cần có điều kiện gì? Biểu thức như thế nào ? + GV cho HS kiểm chứng lại kiến thức thông qua bài tập thực tiễn: Một con chim có khối lượng 26g đậu ở chính giữa của sợi dây căng. Hãy chỉ ra rằng lực căng dây có công thức được cho bởi: 2.sinT mgF  .( với  là góc hợp bởi dây treo và phương ngang) Xác định lực căng dây khi 05  và khi 00,5  + Một bao lúa được kéo cho chuyển động đều lên xe nhờ một mặt phẳng nghiêng. Trọng lực tác dụng lên bao lúa có tác dụng như thế nào? + Như vậy trọng lực ở đây được phân tích ra thành hai thành phần. + Như vậy việc ta thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó thì phép làm đó gọi là phân tích lực. Các lực thay thế gọi là lực thành phần. + Phép phân tích lực tuân theo quy tắc + Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó phải bằng 0. Biểu thức: 1 2 ... 0F F F        + GV cho các nhóm HS giải Do con chim đứng yên nên hợp các lực tác dụng lên con chim có biểu thức: 1 2 0T T P       Chiếu biểu thức lên trục tọa độ 0x và 0y ta tìm được biểu thức 2.sinT mgF  05  thì 1,49TF N 00,5  thì 14,9TF N + Trọng lực có hai tác dụng: tác dụng thứ nhất cân bằng với lực kéo, tác dụng thứ hai cân bằng với phản lực của mặt phẳng nghiêng. + Phép phân tích lực thành hai lực đồng quy phải tuân theo quy tắc hình nào? GV cho HS giải quyết một số câu ở PHT3 + Quan sát hai đội kéo co, thấy sợi dây đứng yên. Hãy giải thích tại sao sợi dây lại đứng yên? + Một sợi dây được căng ngang, treo một vật vào chính giữa của sợi dây, thấy sợi dây bị chùng xuống, nhưng tại sao vật đứng yên. Tương tự giải thích trường hợp dùng mốc phơi quần áo trên một sợi dây ? + Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được. bình hành. + Khi kéo co hai đội đều tác dụng lực kéo lên sợi dây, nhưng hai lực này cân bằng nên ta thấy sợi dây vẫn đứng yên. + Do vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 nên không gây ra gia tốc cho vật. + Một lần đẩy bàn ra xa thì ta phải dùng nhiều sức hơn để lực chống của hai tay lớn hơn mới nâng người lên được. Ta giải thích hiện tượng đó như sau: Mỗi lần đẩy bàn ra xa , góc giữa lực chống của tay tăng dần. Nếu ta vẫn giữ được lực chống như cũ thì hợp lực của hai lực sẽ nhỏ đi, nên không thể nhất người lên được. Tổng hợp lực 1. Định nghĩa Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế gọi là hợp lực 2. Quy tắc hình bình hành Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biễu diễn hợp lực của chúng. Biểu thức : 1 2F F F     Điều kiện cân bằng của chất điểm Phát biểu: Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó phải bằng 0. Biểu thức: 1 2 ... 0F F F        - Phân tích lực 1. Định nghĩa Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Các lực thay thế gọi là lực thành phần. Phép phân tích lực thành hai lực đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành. - Ví dụ: Trọng lực tác dụng lên vật được phân tích thành 2 thành phần P 1P  trên phương thẳng đứng và thành phần 2P  trên phương nằm ngang. 2.Chú ý Điều kiện để phân tích lực: Biết chắc lực tác dụng cụ thể theo hai phương nào thì mới phân tích lực theo hai phương ấy. BÀI 10- BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN + Xác định mục tiêu bài học Trong giờ học - HS hiểu được định nghĩa quán tính, định luật I Niu-tơn. O F  2F  1F  - Phát hiện ra các tính chất của quán tính. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các đại lượng a, F, m nắm được nội dung của định luật II Niu-tơn. - Khối lượng và các tính chất của khối lượng, sự ảnh hưởng của khối lượng đến tính chất của chuyển động và sự thay đổi vận tốc ban đầu của vật. - Phát biểu được định luật III Niu-tơn, viết được biểu thức của định luật. - Nêu được đặc điểm của cặp “lực và phản lực”. - Chỉ ra được đặc điểm của cặp “lực và phản lực”, phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng. Sau giờ học - HS vận dụng được định luật I Niu-tơn và quán tính giải thích hiện tượng vật lý. - Vận dụng giải thích được một số bài tập liên quan đến chuyển động. - Giải thích được nguyên nhân của chuyển động có gia tốc. - Thấy được tầm quan trọng của quán tính và vận dụng quán tính trong cuộc sống thực tiễn. - Thấy được tầm quan trọng của định luật II Niu-tơn trong cơ học, trong thực tiễn cuộc sống từ đó vận dụng vào cuộc sống. - Giải thích được các hiện tượng về tương tác giữa các vật trong tự nhiên. - Thấy được tầm quan trọng của định luật III Niu-tơn trong thực tiễn. - Có hứng thú học tập, tôn trọng thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Có thái độ học tập tốt và tinh thần làm việc, hợp tác trong nhóm. - Rèn luyện ý chí, tính trung thực, tin vào khoa học, hiểu biết và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Biết thu thập và xử lý thông tin. - Cảm thấy yêu thích môn học, sẵn sàng đón nhận và giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. + Chuẩn bị của GV và HS Định luật I Niu-tơn Chuẩn bị dụng cụ gồm: + Một vật được treo vào giữa 2 sợi dây; + Viên bi, một vòng tròn nhựa, con búp bê, một chiếc xe đồ chơi của trẻ em. + Quả bóng, các viên bi có khối lượng khác nhau. Phiếu học tập (xem phụ lục) + Tiến trình dạy học cụ thể Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật I Niu-tơn Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV tổ chức dạy học theo nhóm + Trong giao thông và đi lại hằng ngày HS chúng ta cần chú ý những vấn đề gì? Và con người đã vận dụng chúng như thế nào? Chúng bị chi phối bởi những định luật nào? GV cho HS các trả lời ở PHT 1 + Đang đạp xe đạp trên đường thẳng, bỗng dưng ngưng đạp xe có dừng lại ngay không? + Trong trường hợp xe đang đi trên đường nhẵn và con đường gồ ghề thì khi ngưng đạp quãng đường xe đi thêm được trên hai đoạn đường này như thế nào? Giả sử đường hoàn toàn nhẵn thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? + Xem như xe đang chuyển động trên đường thật nhẵn bóng. Khi ngưng đạp thì xe chịu tác dụng của những lực nào? + HS học tập theo nhóm + Không, xe chuyển động chậm dần đi được một quãng đường rồi dừng lại. + Nếu đi trên đoạn đường ghồ ghề thì xe đi được đoạn đường ngắn hơn trên đoạn đường nhẵn rồi mới dừng lại. Nếu đường hoàn toàn nhẵn bóng khả năng xe chuyển động mà không dừng lại được. + Khi ngưng đạp xe chịu tác dụng của cặp lực là lực hút của Trái Đất và phản lực của mặt đường, cặp lực này Các lực này có đặc điểm như thế nào về giá, chiều, độ lớn? (coi xe như một điểm).Ảnh hưởng của cặp lực đó lên chuyển động của xe? + Giả sử có một chiếc xe đạp được dựng nó một chỗ, nó cũng chịu tác dụng của cặp lực có đặc điểm gì? Tác dụng của cặp lực đó lên xe ? + Vậy nguyên nhân cản trở chuyển động là do đâu? Nếu loại bỏ nguyên nhân đó thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? + Lực có phải là nguyên nhân của chuyển động hay không? + HS trả lời câu 5 PHT1: Nhận xét gì về vật đang đứng yên, và một vật đang chuyển động thẳng chịu tác dụng của hợp lực bằng 0? + GV cho HS tìm hiểu nội dung của định luật I Niu-tơn. Tìm biểu thức của định luật toán học của định luật. Việc phát hiện ra định luật I Niu-tơn đã khẳng định lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động mà là nguyên cân bằng (cùng giá, trái chiều, bằng nhau về độ lớn) không gây ra gia tốc cho xe. Do đó xe sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. + Xe chịu tác dụng của cặp lực là lực hút của trái đất và phản lực của mặt đường, (cùng giá, trái chiều, bằng nhau về độ lớn), tác dụng của cặp lực đó lên vật là xe vẫn đứng yên có nghĩa là không gây ra gia tốc cho xe. + Nguyên nhân cản trở chuyển động là do bề mặt tiếp xúc ghồ ghề gây ra lực ma sát cản trở chuyển động, nếu loại bỏ nguyên nhân này thì vẫn sẽ chuyển động hoài. + Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động mà là biến đổi chuyển động. + Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng với gia tốc bằng 0, nghĩa là nó chuyển động thẳng đều. + Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. nhân làm biến đổi chuyển động. + GV cho HS kiểm chứng định luật bằng việc thiết kế các thí nghiệm với các dụng cụ sẵn có để phát hiện ra quán tính. - Búp bê và chiếc xe đồ chơi của trẻ em. - Vòng tròn và viên bi. - Một vật buộc giữa hai sợi dây. + Quán tính là gì? + GV cho HS giải thích một số hiện tượng ở PHT3 + Trong các pha đuổi bắt tội phạm, ta luôn thấy những người phạm tội thường xuyên rẽ đột ngột sang các hướng khác. Mục đích để làm gì? Giải thích hiện tượng trên? + Khi nhảy cao và nhảy xa chân của chúng ta phải như thế nào khi chạm đất? Biểu thức toán học : 1 2 ... 0F F F        + Cho búp bê đứng trên chiếc xe đẩy cho xe chuyển động về trước, búp bê chuyển động về phía sau. + Cho viên bi nằm trong vòng tròn, xoay cho vòng tròn quay, viên bi quay theo đột nhiên nhất vòng tròn lên viên bi sẽ chuyển động theo phương tiếp tuyến với vòng tròn. + Khi cầm sợi chỉ bên dưới kéo từ từ xuống, sợi chỉ bên trên bị đứt, còn khi cầm sợi chỉ bên dưới giật mạnh và nhanh xuống, sợi chỉ bên dưới bị đứt. + Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. + Để thoát thân. Do quán tính những người rượt đuổi sẽ chạy theo hướng cũ một đoạn nữa, nên không bắt được tội phạm. + Trong các hoạt động thể dục thể thao và văn hóa nghệ thụât con Tại sao phải như vậy? + Đang chạy bỗng dưng bị vấp vào một cục đá thì cơ thể chúng ta sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao như vậy? + Nhận xét chuyển động của các cánh quạt đang quay khi đột ngột mất điện. Giải thích? + Khi xe đi qua các khúc ngoặc đột ngột, hoặc thắng gấp,….người ngồi trên xe có xu hướng như thế nào? + Khi rửa rau xong ta hay rảy rảy rổ rau. Ta làm việc đó nhằm mục đích gì? + Nước ta là nước nông nghiệp, ta thấy người đã lợi dụng định luật quán tính, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa khi rơi xuống phải co hai chân lại, nhờ thế làm tăng đọan đường hãm để giảm lực va đập xuống mặt đất. + Khi đang chuyển động, nếu vấp phải cục đá, mô đất thì chân đột ngột bị giữ lại, còn người thì do quán tính tiếp tục chuyển động về phía trước. Kết quả là trọng lượng của người lệch khỏi mặt chân đế nên ngã về phía trước. + Do quán tính, nên các cánh quạt còn quay một lúc nữa mới dừng. + Do người có xu hướng bảo toàn vận tốc, nên xe ngoặc sang phải thì người ngã sang trái và ngược lại, hoặc khi tài xế cho xe chạy đột ngột người ngồi trên xe có xu hướng ngã về phía sau, đột ngột dừng lại thì người ngồi trên xe có xu hướng chúi về phía trước. + Khi rửa rau xong ta rảy rảy rổ rau là cho rổ rau chuyển động rồi dừng lại đột ngột, nước dính ở rau tiếp tục chuyển động mà văng ra… + Khi nhổ cỏ dại không nên giật đột khi người dân nhỏ cỏ, họ thường nhổ từ từ, tại sao như vậy? + Cho một chồng sách khoảng 10-15 quyển xếp thẳng đứng, ngay ngắn, một quyển sách phía dưới hơi chìa ra. Hãy nêu phương án lấy quyển sách đó ra, sao cho chồng sách không lật đổ hoặc dịch chuyển ít nhất. + Có rất nhiều tai nạn giao thông liên quán đến vấn đề quán tính, GV cho các nhóm HS thảo luận vấn đề quán tính và vận dụng quán tính trong giao thông đi lại. Vấn đề phòng tránh khi tham gia giao thông trên đường. ngột, làm cho gốc không bị nhổ, cỏ sẽ mọc lại. + Dùng tay giật thật nhanh quyển sách. + Nhiều HS đi xe đạp, khi rẽ thường không nhìn xem có xe đằng sau không. Nếu rẽ trước mũi một ôtô lao tới thì rất dễ xảy ra tai nạn giao thông, vì ôtô có quán tính lớn, không thể dừng lại tức thời để tránh HS được. Biện pháp phòng tránh: Trước khi rẽ, phải xin đường và quan sát cẩn thận phía sau. Khi đèo nhau trên xe máy, nếu hãm phanh đột ngột có thể làm cho người ngồi sau ngả về phía trước. Vì vậy người ngồi sau cần chú ý ngồi thẳng, không nghiêng người sang hai bên. Lại có trường hợp hai người đang đi xe máy thì tạm dừng vì có việc gì đó (người ngồi sau vẫn còn ngồi trên xe) khi đi tiếp, người lái xe tăng ga đột ngột, người ngồi sau bất ngờ, ngã người về phía sau. + Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng ống cặp sốt (nhiệt kế), người ta thấy bác sĩ vẫy mạnh chiếc ống cặp sốt làm cho thủy ngân trong ống tuột xuống. Bác sĩ làm như vậy để làm gì? Tương tự hiện tượng này, khi HS sử dụng viết mực, cây viết mực viết không ra ta hay làm gì? + Tại sao một vận động viên muốn đạt thành tích cao về môn nhảy xa thì lại phải luyện tập chạy nhanh ? Biện pháp: Trước khi đi tiếp, người lái xe phải nói cho người ngồi phía sau chuẩn bị. Các xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách trên đường rất nguy hiểm vì chúng có tính đà rất mạnh khi gặp vật chướng ngại, dù có phanh gấp xe cũng lết đi chứ không dừng ngay lại được. + Dựa vào quán tính. Khi vẫy mạnh ống cặp sốt cả ống và thủy ngân bên trong ống cùng chuyển động. Khi ống dừng lại đột ngột, theo quán tính, thủy ngân bên trong ống vẫn muốn duy trì vận tốc cũ, kết quả là thủy ngân sẽ tụt xuống. Cũng tương tự hiện tượng trên khi viết không ra mực HS cũng hay vẫy vẫy cây bút, để mực trong ống do quán tính nó vẫn chuyển động ra ngoài. + Để nhảy được xa, vận động viên cần đạt được một vận tốc lớn khi dậm nhảy. Nhưng cơ thể vận động viên có quán tính, nên không thể tức thời đạt được vận tốc lớn, mà cần có một giai đoạn lấy đà. Vận động viên phải luyện tập chạy nhanh để đạt được một vận tốc lớn khi dậm nhảy. - Định luật I Niu-tơn a. Phát biểu Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. b. Biểu thức 1 2 ... 0F F F        c. Ý nghĩa của định luật - Khẳng định lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động mà là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động. - Phát hiện ra quán tính, lực ma sát và hệ quy chiếu quán tính. - Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Định luật I Niu-tơn còn gọi là định luật quán tính Chuyển động thẳng đều còn gọi là chuyển động theo quán tính Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Niu-tơn Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh + Dùng một viên bi bắn vào một viên bi khác, hoặc bắn vào một cục đất sét? Nhận xét gì về sự thay đổi của vật khi chịu tác dụng của lực? GV cho HS trả lời các câu hỏi PHT1 + Có một xe lúa bắt đầu được kéo từ đồng ruộng về nhà trên đường thẳng xem như nhẵn. Có nhận xét gì về chuyển động của xe nếu: + Một người kéo ? + Khi dùng một viên bi bắn vào một viên bi khác ta thấy viên bi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc), còn khi bắn vào cục đất sét ta thấy đất sét bị biến dạng.Vậy khi có lực tác dụng lên vật sẽ làm cho vật bị biến dạng hoặc thay đổi vận tốc. + Trong trường hợp hai người kéo xe dễ thay đổi vận tốc hơn trường hợp một người kéo xe lúa. Vậy nếu cùng một khối lượng tác dụng một lực lớn thì vật sẽ dễ thay + Hai người kéo biết rằng người ban đầu kéo với một lực không đổi? + Dự đoán về mối quan hệ giữa lực tác dụng và gia tốc của vật chuyển động? + Bỏ thêm hai bao lúa có khối lượng tổng cộng khoảng 100kg lên xe lúa. Nhận xét gì về tốc độ chuyển động của xe lúa trong 2 trường hợp :trường hợp ban đầu và trường hợp có thêm hai bao lúa? (Biết rằng lúc này chỉ một người kéo với lực có độ lớn như ban đầu) + Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa khối lượng và gia tốc. + Từ hai câu trên suy ra mối quan hệ giữa lực, khối lượng, gia tốc? + GV cho HS trả lời câu 4 PHT 1. Cho HS tìm hiểu và phát biểu nội dung của định luật II Niu-tơn. + Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì chính là hợp lực tác dụng lên vật: F  1 2 3...F F F F       + Hãy lấy ví dụ về mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc trong đời sống, phân tích ví dụ đó. đổi vận tốc, hơn lực nhỏ có nghĩa là sinh ra gia tốc lớn hơn.Vậy gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng. + Tốc độ chuyển động của xe lúa lớn hơn tốc độ chuyển động của xe lúa khi chở thêm 2 bao nữa. Vậy nếu cùng một lực tác dụng lên vật có khối lượng càng lớn thì càng khó làm thay đổi vận tốc, vật có khối lượng càng nhỏ càng dễ thay đổi vận tốc như vậy gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng. + Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng + Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Fa m   hay .F m a  + HS phân tích trường hợp đi mua đồ ở siêu thị, nếu ban đầu khi chưa mua hàng, với cùng một lực tác dụng chiếc xe đựng hàng còn trống xe đi nhanh hơn so với trong trường hợp + Sự thay đổi vận tốc trong hai trường hợp sau có giống nhau hay không? - Cùng một lực 15N tác dụng vào cục đất sét 5g. - Cùng một lực 15N tác dụng vào hòn bi 5g. + GV cho HS giải quyết vấn đề sau: Một học sinh có khối lượng 45 kg đang đạp xe trên đường với vận tốc 14,4km/h. Biết xe đạp có khối lượng 10kg thì thấy có một hố sâu của công trình giao thông ở xa liền đạp thắng. Biết lực cản là 100N. a. Hỏi phải đạp thắng cách hố bao nhiêu để an toàn? b. Nhận xét gì khi tham gia giao thông? GV nhấn mạnh hiện nay ở TP Hồ Chí Minh đang báo động các tình trạng các công trình dở dang, hố nguy hiểm đã gây ra tai nạn đáng thương cho một số gia đình và nhất là trong độ tuổi của HS vì vậy phải chạy xe cẩn thận. Trong những quãng đường tối ( không có đèn đường) hoặc ở những quãng đường đường không đủ sáng thì HS phải chạy xe và quan sát cẩn thận. + GV cho HS trả lời câu 6, PTH1 + Trở lại trường hợp một người bắt đầu đã chất nhiều hàng. + Sự thay đổi vận tốc trong hay trường hợp này không như nhau vì ở hòn bi lực tác dụng chỉ làm vật sinh ra gia tốc mà thôi, còn ở cục đất sét lực tác dụng làm cho nó vừa biến dạng vừa sinh ra gia tốc. + Gia tốc của xe đạp: 2100 1,82 / 55 cFa m m s     dấu “-” do lực cản trở chuyển động. Quãng đường xe đi thêm được từ lúc đạp thắng đến khi dừng   2 2 2 0 0 4 4,4 2 2. 1,82 v vs m a     Vậy phải đạp thắng cách chướng ngại vật mới an toàn. 4,4m Nhận xét: Khi đi tham gia giao thông trên đường phải hết sức lưu ý đến các vật chắn trên đường. Quan sát các xe chuyển động cùng chiều và ngược chiều, hiện nay có hiện tượng HS thường chạy hàng 2 hàng 3 điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến lưu thông trên đường …v.v… + Gia tốc trường hợp có chở thêm 2 kéo xe lúa, nếu người kéo với cùng một lực không đổi thì gia tốc có gì khác nhau trong trường hợp xe không có chở thêm bao lúa nào và trường hợp xe có chở thêm 2 bao lúa với khối lượng 100kg? + Cùng một lực tác dụng có ảnh hưởng gì đến gia tốc? + Nếu vật có khối lượng càng lớn thì khó làm cho vật thay đổi vận tốc ta nói vật có mức quán tính lớn. + Khối lượng là gì? Nêu các tính chất của khối lượng? + Với mỗi tính chất GV cho HS lấy ví dụ minh họa + Một vật có khối lượng bất kỳ lực mà Trái Đất tác dụng lên vật gọi là gì và nó có đặc điểm như thế nào? GV cho HS trả lời câu hỏi ở PHT3 + Rất khó đóng đinh vào một bức vách làm bằng ván mỏng vì lúc đó tấm ván mỏng bị uốn đi. Ta nên làm thế nào để đóng đinh vào một cách dễ dàng? bao lúa sẽ nhỏ hơn trường hợp không có chở thêm hai bao lúa. + Nếu cùng một lực tác dụng lên vật nếu vật nào có khối lượng càng lớn thì thì thu gia tốc nhỏ hơn nghĩa là càng khó thay đổi vận tốc hơn. + Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. + Tính chất của khối lượng - Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. - Khối lượng có tính chất cộng + Gọi là trọng lực Đặc điểm của trọng lực: + Điểm đặt: Đặt tại trọng tâm. + Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống Biểu thức của trọng lực: .P m g  + Khi nếu đặt thêm một vật nặng vào thì khối lượng của vách được tăng lên thì gia tốc của vách nhận được sẽ nhỏ hơn gia tốc của đinh, đinh sẽ chuyển động tương đối đối với vách và xuyên sâu vào gỗ. + Một hành khách đi trên xe bus cho biết, lúc xe qua chỗ đường xấu, xe bị “dồng” (xóc) làm nhiều người ngồi trên xe rất khó chịu. Nhưng khi xe đông khách, lại thấy êm hơn, kể cả khi qua chổ đường xấu. Cảm giác đó có đúng không, hãy giải thích? Tương tự: Khi đi xe máy trên các đoạn đường đá gồ ghề nếu có chở thêm người thì chạy êm hơn khi đi một mình. Tại sao? + Một chiếc ôtô tải và một chiếc ôtô con m đang chạy cùng tốc độ, nếu cả hai xe được phanh lại bằng một lực hãm như nhau, dự đoán xem xe nào dừng lại trước, nguyên nhân tại sao? + Một chiếc cân đĩa, khi không có vật nào trên đĩa, nó hơi bị lệch một chút về bên trái. Hỏi nếu dùng cân này, người mua sẽ lợi hay thiệt nếu chỉ cần đặt vật lên đĩa bên trái còn đĩa bên phải để quả cân. + Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được? + Càng đông khách khối lượng xe và người càng lớn, gia tốc xe thu được khi tương tác với đường (chỗ đường xấu xe bị xóc) sẽ nhỏ, có sự thay đổi vận tốc theo phương thẳng đứng của xe rất bé nên người ngồi trên xe có cảm giác êm hơn. + Khối lượng tăng lên làm giảm gia tốc do sự va chạm của xe với các tảng đá gây ra. + Ôtô con vì ôtô con có khối lượng nhỏ nên dễ thay đổi vận tốc. + Người mua bị thiệt: khối lượng khi cân nhỏ hơn khối lượng thực của vật cần cân. + Do máy bay có khối lượng lớn nên khó thay đổi vận tốc. - Định luật II Niu-tơn a.Phát biểu: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức: Fa m   hay .F m a  Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì F chính là hợp lực tác dụng lên vật: 1 2 3...F F F F       - Khối lượng và mức quán tính a. Định nghĩa Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. b. Tính chất của khối lượng - Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. - Khối lượng có tính chất cộng - Trọng lực. Trọng lượng Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật. Biểu thức của trọng lực: .P m g  . P  Đặc điểm của trọng lực: + Điểm đặt: đặt tại trọng tâm. + Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật III Niu-tơn Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV tổ chức dạy học theo nhóm + GV cho HS làm thí nghiệm cho các viên bi tương tác với nhau, và ném quả bóng vào tường. HS làm TN rồi nhận xét kết quả? + HS học tập theo nhóm + Khi cho một viên bi A va chạm vào một viên bi B đứng yên thì sau khi va chạm viên bi A chuyển động chậm dần và dừng lại, còn viên bi B chuyển động. Ném quả bóng vào tường quả bóng bị văng ra. GV cho HS trả lời PHT1 + Hàng ngày ở mục An Toàn Giao Thông trên VTV1 phát sóng mỗi buổi sáng thường điểm lại các trường hợp xảy ra tai nạn giao thông của ngày hôm qua (nếu có). Có trường hợp một xe tải đâm vào một ôtô con: Khi xe tải đâm vào ôtô con thường xe tải bị móp và dừng lại, còn ôtô con bị bẹp dúm có đôi lúc còn văng ra xa. Sau va chạm xe nào bị nặng hơn? Sự biến đổi vận tốc của hai xe? Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến dạng của hai xe? + Ôtô con hình như bị nặng hơn có phải do ôtô con chịu lực tác dụng từ xe tải lớn hơn không ? + Giả sử xe tải này va chạm với một xe tải khác có khối lượng lớn hơn thì kết quả có xảy ra giống như khi tương tác với ôtô con không? + Dự đoán xem lực mà xe tải tác dụng lên ôtô con và lực do ôtô con tác dụng lên xe tải như thế nào về giá, chiều và độ lớn? + Nếu như tương tác bất kỳ trong tự nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTochucdayhocchuongquotD.pdf
Tài liệu liên quan