Đoạn tả đámtang diễn từnhà cụcốHồng ra đến huyệt cũng rất hài hước.
HS cần phân tích sựkết hợp tài tình đầy dụng ý nghệthuật giữa miêu tảtoàn
cảnh và cận cảnh đám tang. Cách kết hợp nhưthế đã tạo được hiệu quảtrào
phúng rõ rệt. Nhìn toàn cảnh đó là một cái đám ma đang chuyển động, “đám
cứ đi”,nhưng quan sát sâu vào từng gương mặt,cửchỉthì không phải vậy.
Những người đi đưa ma đang “chuyện trò vềvợcon, vềnhà cửa, vềmột cái tủ
mới sắm, một cái áo mới may”, trai gái thì “chim nhau, cười tình với nhau,
bình phẩm nhau, chê bai nhau,ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng những vẻ
mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.” Đặc biệt điệp khúc“ Đám cứ đi”
được láy lại mấy lần có tác dụng nhưlà một dấu nhấn quan trọng vào cái vẻ
bềngoài nổi đình nổi đám của một cái đám tang trống rỗng, giảtạo. Chi tiết tả
tiếng khóc và hành vi của ông Phán mọc sừng cuối đoạn trích cũng là một chi
tiết trào phúng rất “đắt” cần được phân tích.
219 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng loại thể trong chương trình Ngữ văn lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị hiện thực của tác phẩm:
+ Phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân phong
kiến thông qua hai mâu thuẫn cơ bản:
Mâu thuẫn giữa người nông dân và bọn địa chủ, cường hào, ác bá (tiêu
biểu là mâu thuẫn giữa hai nhân vật: Chí Phèo – Bá kiến).
Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị (mâu thuẫn giữa cha con bá
Kiến với các thế lực khác như Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng).
+ Phản ánh tình cảnh những người nông dân Việt Nam bị đẩy vào con
đường bần cùng, tha hóa (Chí Phèo, Binh chức,…).
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm: thể hiện qua ngòi bút miêu tả số phận và
bi kịch đau đớn của Chí Phèo.
- Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao.
Ở nội dung thứ nhất, giá trị hiện thực của tác phẩm, giáo viên gợi dẫn để
HS đưa ra những nhận xét khái quát, không phân tích chi tiết. Yêu cầu đặt ra
là HS nhận thức được phạm vi phản ánh rộng lớn và sức khái quát cao của
truyện Chí Phèo. Làng Vũ Đại trong tác phẩm có thể nói là hình ảnh chân
thực, thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
với những quan hệ xã hội phức tạp. Ở đó, bọn cường hào địa chủ, một mặt đu
lại với nhau để bóc lột người nông dân, mặt khác chúng như một đàn cá tranh
mồi, luôn rình cơ hội để trị nhau, làm cho nhau lụn bại. Thực trạng này có
liên quan đến số phận của những Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ. Từ mối
quan hệ giữa bá Kiến và Chí Phèo, giáo viên yêu cầu HS nhận xét về mâu
thuẫn giai cấp đối kháng giữa bọn thống trị và người nông dân lao động bị áp
bức. Đặt vấn đề với HS về chi tiết kết thúc tác phẩm (nghe tin Chí Phèo chết,
thị Nở “ nhìn nhanh xuống bụng mình “ và thoáng nghĩ đến “ một cái lò gạch
cũ”) để rút ra ý nghĩa phê phán, giá trị điển hình của tác phẩm. Tác phẩm đã
vạch ra cái quy luật tàn bạo, bi thảm trong xã hội đương thời: hiện tượng Chí
Phèo chưa hết khi mà bọn địa chủ cường hào còn ra sức áp bức bóc lột, không
cho người lương thiện sống, thì sẽ còn người nông dân hiền lành bị đẩy vào
con đường lưu manh, đánh mất nhân hình lẫn nhân tính.
Để làm nổi bật nội dung thứ hai, giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện Chí
Phèo, giáo viên hướng dẫn HS tập trung phân tích nhân vật Chí Phèo trong
mối quan hệ với hai nhân vật: bá Kiến và thị Nở. Số phận của Chí Phèo là số
phận bi kịch, rất đau đớn. Số phận ấy được Nam Cao miêu tả theo hai quá
trình: bị tha hoá và bị cự tuyệt quyền làm người. Nhưng giá trị nhất của tác
phẩm Chí Phèo không ở chỗ viết về bi kịch bị tha hóa mà là ở chỗ viết về bi
kịch bị từ chối quyền làm người. Cần thiết phải cho HS đọc trên lớp đoạn văn
miêu tả sự thức tỉnh của linh hồn Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở cho đến hành
động giết bá Kiến rồi tự sát. Quá trình bị từ chối quyền làm người, thực ra đã
bắt đầu từ lâu, nó diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hóa. Nhưng phải từ
sau khi gặp thị Nở, tức là từ khi Chí phèo thức tỉnh, bi kịch mới thực sự bắt
đầu. Để làm nổi bật nội dung này, HS cần bám sát văn bản để cắt nghĩa và
đánh giá một số chi tiết quan trọng:
+ Chi tiết miêu tả những âm thanh bình dị của cuộc sống mà Chí Phèo
nghe thấy trong một buổi sáng thật trong lành: tiếng chim hót vui vẻ, tiếng
anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của người đi chợ về,…tất
cả gợi nhắc giấc mơ xa xôi của một thời: một mái nhà tranh, một gia đình nho
nhỏ. Tâm trạng chính của Chí Phèo lúc này là buồn và cô độc (đoạn văn có sự
lặp lại dày đặc của nỗi buồn: mơ hồ buồn, chao ôi là buồn!, nao nao buồn,
buồn thay cho đời!).
+ Nhân vật thị Nở và chi tiết bát cháo hành của thị Nở: sự xuất hiện của
nhân vật thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính
cách của Chí Phèo. Dưới mắt dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là
dòng dõi nhà có “mả hủi”. Với Chí Phèo, thị Nở lại là người “có duyên”. Bởi
vì thị Nở không chỉ là người thức tỉnh Chí Phèo mà còn là ước mơ hạnh phúc
của Chí Phèo. Gặp thị Nở, Chí Phèo mới hay “cháo hành ăn rất ngon”, hoặc
“đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say”. Chi tiết bát
cháo hành tượng trưng cho sự săn sóc giản dị mà ân cần, tượng trưng cho
hương vị của tình người ngọt ngào, cảm động. Nó đã khiến Chí Phèo phát
hiện lại chính mình, tha thiết được trở về cái xã hội bằng phẳng, muốn xã hội
công nhận mình.
Nhưng thị Nở cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo. Nghèo, xấu, dở
hơi đến vậy mà Chí Phèo vẫn không “xứng đôi” với thị. Bà cô thị Nở - nhân
vật tượng trưng cho cái định kiến xã hội khắc nghiệt – quen coi Chí Phèo là
con quỷ dữ, nay linh hồn người đã trở về trong con người Chí, không ai nhận
ra. Sự cự tuyệt của thị Nở đã đẩy Chí Phèo vào bi kịch đau đớn: bi kịch của
một con người nhưng không được công nhận là người.
+ Chi tiết miêu tả hành động Chí Phèo đến nhà bá Kiến và giết chết kẻ
thù:
Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại uống rượu và xách
dao đi đến nhà bá Kiến, “chỉ tay vào mặt lão”, dõng dạc đòi quyền làm người
và vung dao lên. Kẻ thù giai cấp đã đền tội nhưng Chí Phèo “không thể là
người lương thiện” được nữa. Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Tự sát vì
không được sống cuộc sống con người. Giờ đây, khi ý thức nhân phẩm đã trở
về, Chí Phèo không bằng lòng trở lại cuộc sống thú vật nữa. Chi tiết này có ý
nghĩa tố cáo mãnh liệt. Qua đó nhà văn Nam Cao đã thấy rằng mâu thuẫn giai
cấp ở nông thôn Việt Nam đã trở nên gay gắt, không gì có thể xoa dịu được,
càng nén xuống thì càng dễ bùng lên.
Những đóng góp nổi bật của Nam Cao về mặt nghệ thuật: Giáo viên cần
tập trung phân tích một vài đoạn để làm rõ sự độc đáo về nghệ thuật viết
truyện ngắn của Nam Cao. Điều đáng lưu ý là giúp HS nhận ra đặc điểm chứ
không nhất thiết phải phân tích, bình luận nhiều. Ví dụ:
+ Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo của Nam Cao. Có thể gợi ý để HS phân
tích việc sử dụng các thủ pháp khắc hoạ tâm trạng, dựng đối thoại và độc
thoại nội tâm, khai thác triệt để kết cấu tâm lí,...Chẳng hạn đoạn miêu tả Chí
Phèo tỉnh rượu, hồi tưởng lại cuộc đời mình với bao tâm trạng ngổn ngang.
Đoạn Chí Phèo bị thị Nở cự tuyệt đau đớn tuyệt vọng “ ôm mặt khóc rưng
rức”, hắn lại uống rượu nhưng hơi rượu không sặc sụa, hắn lại “thoang thoảng
ngửi thấy hơi cháo hành“,....
+ Cách kể sáng tạo, lối hành văn linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Cần tập trung phân tích một số đoạn tiêu
biểu: đoạn mở đầu (tiếng chửi của Chí Phèo), đoạn độc thoại của Chí Phèo
sau khi thức tỉnh, đoạn đối thoại của Chí Phèo với bá Kiến trước khi xảy ra án
mạng,...
Nhìn chung, Chí Phèo là truyện ngắn có dung lượng của tiểu thuyết, kể
lại toàn bộ cuộc đời mấy mươi năm của nhân vật với nhiều quan hệ, sự kiện
theo một cách riêng. Nam Cao đã dồn nén tất cả vào trong một truyện ngắn,
đan xen giữa phần trần thuật về những gì đã xảy ra trong hiện tại của người
trần thuật và hồi ức của các nhân vật. Vì thế khi tổ chức đọc - hiểu truyện
ngắn này, giáo viên cần gợi cho HS hình dung toàn bộ tác phẩm, thuật lại hay
giải thích vắn tắt một số tình tiết. Điều quan trọng là xác định đúng trọng tâm,
không dàn trải.
Số đỏ phải được đọc - hiểu theo đúng đặc trưng của thể loại tiểu thuyết
hiện thực trào phúng. Từ những yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà, HS sẽ nêu
những hiểu biết về nghệ thuật trào phúng và nhận biết nghệ thuật này trong
đoạn trích. Nói chung nghệ thuật trào phúng là tóm bắt lấy trong đời sống
hiện thực một mâu thuẫn gây cười và có ý nghĩa phê phán xã hội, rồi phóng
đại, tô đậm nó lên trước mắt độc giả để gây ra tiếng cười. Có thể nói, mỗi
chương trong tiểu thuyết Số đỏ là một mâu thuẫn trào phúng được phát hiện
và dàn dựng thành một màn hài kịch độc đáo. Hạnh phúc một tang gia là một
màn hài kịch lớn và vào loại đặc sắc nhất của Số đỏ. Dạy chương này, phương
pháp thích hợp là, trước hết hướng dẫn HS nhận ra mâu thuẫn trào phúng
xuyên suốt chương truyện, rồi từ đó phân tích sự triển khai mâu thuẫn ấy ở
các tình huống, các chi tiết, các nhân vật khác nhau. Có thể định hướng theo
các ý sau đây:
- Nhan đề chương truyện – mâu thuẫn trào phúng cơ bản của chương
truyện
- Những chân dung trào phúng (chân dung riêng lẻ và chân dung tập thể)
- Phân tích, đánh giá nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng (cách
dùng từ, đặt câu, dựng đoạn)
Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng của chương truyện, không gì hơn là phân
tích cái tên của chương này: Hạnh phúc một tang gia- một cái tên chứa đầy
nghịch lí. Bọn cháu con, một mặt muốn mau chóng thỏa mãn những toan tính
ích kỉ của mình, muốn cho cụ Tổ, một ông già hơn tám mươi tuổi, sớm chết
để chia gia tài; nhưng mặt khác, lại cố tỏ ra là một tang gia chí tình chí hiếu
bằng cách tổ chức một đám tang thật to, thật nổi đình nổi đám. Đây là tình
huống đầy tính trào phúng, nó làm bộc lộ ra không biết bao nhiêu mâu thuẫn
trào phúng và tô đậm thêm hàng loạt các chân dung trào phúng như Xuân,
Tuyết, cụ cố Hồng, vợ chồng ông Văn Minh, ông Phán dây thép,…
Mâu thuẫn cơ bản trong chương truyện là mâu thuẫn giữa hạnh phúc và
bất hạnh; giữa vui sướng và buồn khổ; giữa trang nghiêm, thành kính và bát
nháo, lố lăng; và bao trùm giữa thật và giả. Cái chết của cụ Tổ không mảy
may làm cho con cháu đau thương bất hạnh mà trái lại, đã mang đến cho họ
nhiều hạnh phúc, vui sướng. Hạnh phúc tột bậc, om sòm ngay trong hoàn
cảnh bất hạnh nhất, thành cái hạnh phúc quái gở. Giáo viên hướng dẫn HS
bám vào văn bản tìm các chi tiết nghệ thuật thể hiện niềm hạnh phúc riêng
của mỗi người trong niềm hạnh phúc chung của tang gia. Chẳng hạn, sự láy đi
láy lại mấy chữ “vui vẻ”, “sung sướng” để diễn tả cái không khí chung rất
ngược đời nhưng rất thực của đám tang: “ Cái chết kia đã làm cho nhiều
người sung sướng lắm”; “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả !”; “ bọn con
cháu vô tâm ai cũng sung sướng thỏa thích…’; “ Người ta tưng bừng vui vẻ
đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…”; “ máy ảnh chụp lia
lịa như trong hội chợ…”. Trên cái nền của không khí vui vẻ ấy hiện rõ lên
những gương mặt “khổ chủ” của tang gia, như là những bức chân dung biếm
họa đặc sắc. Mỗi người náo nức một niềm riêng, vui sướng, hạnh phúc đến kì
lạ, quái gở: cụ cố Hồng ngất ngây, hãnh diện vì sắp được thiên hạ trầm trồ
khen…”già”; Ông Phán dây thép mãn nguyện vì khoản tiền hai nghìn đồng
dành riêng cho “người chồng mọc sừng” mà ông sẽ được hưởng; ông Văn
Minh thì yên tâm, hài lòng đến mê mẩn vì “cái chúc thư kia” đã đến lúc đưa
vào “thực hành”; cậu tú Tân thì sướng điên người vì được dùng đến cái máy
ảnh mới mua; cô Tuyết, bà Văn Minh sung sướng, hãnh diện vì các mẫu y
phục mới sắp được ra mắt trong đám tang;….Riêng Xuân, ngoài việc được
Ông Phán thanh toán thêm một tờ giấy bạc năm đồng gấp tư trong một vụ
hợp đồng làm ăn, còn qua đám tang cụ Tổ càng thêm danh tiếng: “Ông cụ già
chết, danh dự của Xuân càng to thêm”. Bằng các nghịch lí mâu thuẫn như
vậy, nhà văn đã phơi bày thói đạo đức giả trong gia đình và xã hội thượng lưu
bấy giờ.
Đoạn tả đám tang diễn từ nhà cụ cố Hồng ra đến huyệt cũng rất hài hước.
HS cần phân tích sự kết hợp tài tình đầy dụng ý nghệ thuật giữa miêu tả toàn
cảnh và cận cảnh đám tang. Cách kết hợp như thế đã tạo được hiệu quả trào
phúng rõ rệt. Nhìn toàn cảnh đó là một cái đám ma đang chuyển động, “đám
cứ đi”, nhưng quan sát sâu vào từng gương mặt, cử chỉ thì không phải vậy.
Những người đi đưa ma đang “chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ
mới sắm, một cái áo mới may”, trai gái thì “chim nhau, cười tình với nhau,
bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng những vẻ
mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.” Đặc biệt điệp khúc“ Đám cứ đi”
được láy lại mấy lần có tác dụng như là một dấu nhấn quan trọng vào cái vẻ
bề ngoài nổi đình nổi đám của một cái đám tang trống rỗng, giả tạo. Chi tiết tả
tiếng khóc và hành vi của ông Phán mọc sừng cuối đoạn trích cũng là một chi
tiết trào phúng rất “đắt” cần được phân tích.
Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc một tang gia luôn đậm
chất trào phúng. Giáo viên hướng dẫn HS chọn, phân tích một số dẫn chứng
tiêu biểu trong cách dùng từ, cách so sánh, cách đặt câu, dựng đoạn ....để làm
rõ điều đó. Chẳng hạn: tên nhân vật TYPN, Min Đơ, Min Toa, Ông Phán dây
thép (Phán mọc sừng); lối nói ngược thâm thuý: “Thật là một đám ma to tát
có thể làm cho...”, hoặc “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng
lắm”, “Tang gia ai cũng vui vẻ cả”. Lưu ý những câu văn chứa đựng trong
nó những những mâu thuẫn nghịch lí, đảo lộn thật - giả, tốt - xấu như: “bầy
con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ
Tổ...”; hoặc: thuốc thánh đền Bia chữa ho lao, thương hàn “công hiệu đến nỗi
họ mất mạng”,…
Bước tổng hợp
Đây là bước tổng kết và củng cố nhận thức cơ bản về tác phẩm. Ở bước
này giáo viên cần đưa ra những câu hỏi đánh giá về nội dung tư tưởng, nghệ
thuật của tác phẩm, câu hỏi ứng dụng để HS có cái nhìn tổng thể về văn bản
và từ đó rút ra kết luận, ghi nhớ cần thiết đáp ứng mục tiêu, yêu cầu bài học.
Thông qua hệ thống câu hỏi này, giáo viên có thể đánh giá mức độ hiểu bài
của HS. Ví dụ:
Bài Lẽ ghét thương:
- Nội dung ghét thương trong đoạn thơ Lẽ ghét thương là gì ? Có giá trị
tiến bộ như thế nào ?
- Từ nội dung ghét thương đó, nêu những giá trị nghệ thuật đặc sắc của
đoạn thơ ?
Bài Vào phủ chúa Trịnh
- Giá trị hiện thực của đoạn trích là gì ? Qua những suy nghĩ và tâm trạng
của nhân vật xưng tôi, có thể nhận xét gì về nhân cách Lê Hữu Trác ?
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả hiện thực trong đọan trích ?
Bài Hai đứa trẻ:
- Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên, tác giả muốn phát biểu điều
gì với người đọc ?
- Có thể đánh giá truyện ngắn Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật của Thạch Lam hay không ? Tại sao ?
Bài Chữ người tử tù:
- Với hình tượng nhân vật Huấn Cao, có thể thấy gì về khuynh hướng tư
tưởng của truyện ?
- Nêu những nét đặc sắc về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu
tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Bài Chí Phèo:
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa tố cáo của truyện Chí Phèo thể hiện ở
những khía cạnh nào? Nêu những khía cạnh mới mẻ, độc đáo của ngòi
bút Nam Cao trong việc thể hiện người nông dân trước Cách mạng (có
thể so sánh với Tắt đèn của Ngô Tất Tố để làm rõ vấn đề).
- Giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Chí Phèo là gì ?
- Đánh giá những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nam Cao? Ngôn ngữ trần thuật có điểm gì đáng lưu ý ?
Bài Hạnh phúc một tang gia:
- Qua các chân dung trào phúng, hãy nhận xét về xã hội “thượng lưu”
thành thị đương thời ? Chủ đề của chương truyện là gì ?
- Tiếng cười trào phúng của đoạn trích có điểm gì đặc sắc ?
Cuối mỗi tiết học, giáo viên dành thời gian để củng cố kiến thức. Phương
pháp chủ yếu là đưa ra một hệ thống câu hỏi, những bài tập ứng dụng nhằm
nâng cao kĩ năng của HS. Với thời gian hạn chế, câu hỏi trắc nghiệm được
xem như một giải pháp tối ưu cho hoạt động này. Luận văn xin được đưa ra
một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập ứng dụng: (có tham khảo Tài liệu bồi
dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 11)
- Đối với bài học Lẽ ghét thương
1. Việc tầm phào mà ông Quán ghét là việc gì?
A. Việc nhỏ mọn không có giá trị gì
B. Việc không thực tế, xa rời cuộc sống
C. Việc xằng bậy có hại cho dân
D. Việc hao tiền, tốn của
2. Theo lời ông Quán, những kẻ “khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”
là:
A. Kiệt, Trụ B. U, Lệ
C. Ngũ bá D. Thúc Quý
3. Đời vua nào “ Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang” ?
A. Kiệt, Trụ B. U, Lệ
C. Ngũ bá D. Thúc quý
4. Ai được coi là đức thánh nhân “Khi nơi Tống,Vệ, lúc Trần lúc Khuông”?
A. Khổng Tử B. Mạnh Tử
C. Tuân Tử D. Nhan Tử
5. Ai là người tài lành “Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha” ?
A. Đổng Tử B. Gia Cát
C. Nhan Tử D. Nguyên Lượng
6. “Phui pha” trong câu “Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha” có nghĩa là gì?
A. Nhạt phai B. Mòn mỏi
C. Bất lực D. Uổng phí
7. Nối vế bên phải với vế bên trái để có được sự phù hợp với nội dung đoạn
trích “ Lẽ ghét thương”:
1. Ghét đời Kiệt ,Trụ a. Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân
2. Ghét đời U, Lệ b. Để dân đến nỗi sa hầm sầy hang
3. Ghét đời Ngũ bá c. Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
4. Ghét đời thúc quý d. Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
e. Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân
8. Nối vế bên phải với vế bên trái để có được sự phù hợp với nội dung đoạn
trích “Lẽ ghét thương”:
1. Thương đức thánh nhân a. Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha
2. Thương thầy Nhan Tử b. Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa
3.Thương ông Gia Cát c. Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh
4.Thương ông Hàn Dũ d. Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần lúc Khuông
e. Lỡ bề giúp nước lại lui về cày
- Đối với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:
1. Thạch Lam sở trường về thể loại nào?
A. Truyện ngắn trữ tình.
B. Tiểu thuyết tình cảm.
C. Tùy bút.
D. Ông là một tài năng đa dạng.
2. Ý nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch
Lam?
A. Mỗi truyện giống như một bài thơ trữ tình giọng điệu điềm đạm.
B. Truyện thường chứa đựng những tình cảm yêu mến chân thành và sự
nhạy cảm tinh tế trước những biến thái của cảnh vật và lòng người.
C. Lời văn trong sáng, giản dị, thâm trầm mà sâu sắc.
D. Truyện thường có những tình huống đầy kịch tính
3. Truyện ngắn Hai đứa trẻ được in trong tập sách nào của Thạch Lam?
A. Gió đầu mùa.
B. Nắng trong vườn.
C. Theo dòng.
D. Hà Nội băm sáu phố phường.
4. Trước cảnh chiều muộn đang chuyển vào đêm nơi phố huyện, tâm trạng
của chị em Liên được miêu tả như thế nào?
A. Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố, lòng nao nao buồn.
B. Liên thấy động lòng thương.
C. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo.
D. Liên thấy vui vui vì lại sắp được đón đoàn tàu đêm.
5. Tại sao những người dân nghèo nơi phố huyện đều mong chờ bằng một
tâm trạng rất háo hức chuyến tàu cuối cùng của đêm?
A. Vì nó có thể giúp họ bán được hàng, từ đó mới có thể cải thiện được
cuộc sống hằng ngày của họ.
B. Vì đoàn tàu từ Hà Nội đến, nó mang theo ánh sáng và văn minh.
C. Gồm A và B.
D. Nó mang đến cho họ niềm khao khát và hi vọng về một cuộc sống
tốt đẹp hơn ở tương lai.
6. Theo trình tự thời gian, truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam gồm mấy
cảnh chính:
A. 4 cảnh B. 3 cảnh
C. 2 cảnh D. 1 cảnh
7. Thạch Lam hầu như không sử dụng yếu tố nào khi viết truyện ngắn Hai
đứa trẻ:
A. Lời kể B. Nhân vật
C. Tình huống – Sự kiện D. Cốt truyện
8. Cảnh nào trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam được nhà văn miêu tả ít nhất
nhưng đọng lại nhiều dư âm dư vị nhất?
A. Cảnh phố huyện lúc chiều tối
B. Cảnh phố huyện lúc đêm về
C. Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
D. Cảnh phố huyện chìm vào giấc ngủ
9. Âm thanh nào được Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có
sức ngân vang xao xuyến và náo nức nhất đối với những tâm hồn trẻ thơ
nơi phố huyện
A. Tiếng trống thu không B. Tiếng đàn bầu của bác Xẩm
C. Tiếng ếch nhái kêu ran D. Tiếng còi tàu
10. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, hình ảnh tương phản nào gây ấn tượng rõ
nhất về tình trạng sống mòn mỏi le lói của con người nơi phố huyện ?
A. Sự tương phản giữa ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng của ngọn đèn
con của chị Tí.
B. Sự tương phản giữa thế giới phố huyện và”một chút thế giới khác”
C. Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối
D. Sự tương phản giữa vũ trụ bao la và con người bé nhỏ
- Đối với tuyện ngắn Chữ người tử tù :
1. Nguyễn Tuân xuất thân trong:
A. Một gia đình quan lại Nho học. B. Một gia đình nhà Nho.
C. Một gia đình công chức nhỏ. D. Một gia đình nông dân.
2. Thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả cảnh Huấn
Cao cho chữ viên quản ngục là:
A. Thủ pháp so sánh. B. Thủ pháp tương phản.
C. Thủ pháp trùng điệp. D. Tất cả các thủ pháp trên.
3. Sau khi nhận chữ và lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục đã “cảm
động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào
kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Hành động
này không hướng đến việc thể hiện điều gì?
A. Sự cảm phục của một tấm lòng trước một tấm lòng.
B. Sự biết ơn vì đã được cho chữ.
C. Sự lĩnh ý một cách chân thành.
D. Quyết tâm thay đổi chốn ở để phù hợp với thú chơi tao nhã.
.....
Đối với dạng bài tập nâng cao, giáo viên căn cứ vào trọng tâm bài học để
đặt vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. Chẳng hạn: “Trong bóng đêm tràn
ngập phố huyện ở truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, em thấy có những
loại ánh sáng nào xuất hiện? Nhà văn đặc biệt quan tâm đến loại ánh sáng
nào? Ý nghĩa của những loại ánh sáng đó trong việc thể hiện tâm trạng của
nhân vật Liên ?” . Hoặc từ đoạn kết Chữ người tử tù, giáo viên đặt vấn đề:
“Nguyễn Tuân kết thúc truyện ngắn Chữ người tử tù bằng cảnh: “Người quản
ngục cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt
rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Em hãy
giải thích cảnh kết thúc kì lạ đó bằng cách:
- Nêu các tình tiết chính của cốt truyện dẫn đến tình tiết kết thúc.
- Trình bày những nét chủ yếu trong nhân cách của hai nhân vật người tù
và quản ngục để thấy cái kết kì lạ nhưng có thể hiểu được
3. Hoạt động ngoài giờ học
Ngoài việc đọc hiểu văn bản trên lớp, giáo viên cần có kế hoạch cho
hoạt động đọc ngoại khóa văn học. Hoạt động này cần sự tham gia của nhiều
bộ phận trong nhà trường như giáo viên dạy lớp, giáo viên chủ nhiệm, thư
viện, Đoàn thanh niên,…và phải có kế hoạch lâu dài, thường xuyên.
Giáo viên lập kế hoạch điều tra, xác định đề tài và định hướng đọc ngoại
khóa cho từng loại HS. Cần cung cấp tư liệu đọc và quan tâm đến ý kiến phản
hồi của HS. Có như thế HS mới có động cơ và hứng thú trả lời câu hỏi và đưa
ra ý kiến. Khi lựa chọn văn bản để đưa vào hoạt động đọc ngoại khóa, giáo
viên cần chú ý các yêu cầu sau đây:
- Văn bản phù hợp với chương trình, sở thích, trình độ tiếp nhận của
HS.
- Có hệ thống: chương trình đọc ngoại khóa văn học sẽ được hình dung
như một chỉnh thể thống nhất với chương trình học Ngữ văn. Chỉnh thể
ấy phải hấp dẫn, không gây áp lực cho HS và có thể lựa chọn theo chủ
đề hoặc thể loại. Các chủ đề, thể loại trong đọc ngoại khóa sẽ hỗ trợ
cho việc tích hợp giữa đọc văn và làm văn. Ví dụ: ” Hình ảnh người
nông dân trong các tác phẩm của Nam Cao”, hoặc “Mối quan hệ giữa
bút pháp châm biếm sắc sảo của Vũ Trong Phụng trong Số đỏ với tiếng
cười trào phúng trong văn học dân gian”,…
- Cấu trúc của chương trình đọc ngoại khóa phải phù hợp với quy luật
phát triển của nhận thức: tuy đa dạng nhưng vẫn phải đi từ tác phẩm
đến quá trình sáng tác – quá trình phát triển của văn học. Đọc ngoại
khóa không có nghĩa là đọc mở rộng theo kiểu vu vơ, đọc càng nhiều
càng tốt. Nó phải hướng đến những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho
những tác giả nổi bật. Tác phẩm sẽ soi sáng cho việc đánh giá phong
cách và quá trình sáng tác của tác giả. Từ đó thấy được vị trí của tác giả
trong quá trình phát triển của văn học. Như vậy có thể đưa vào đọc
ngoại khóa cả những bài nghị luận, nghiên cứu phê bình văn học liên
quan đến các tác giả, tác phẩm đang được học trong chương trình. Các
văn bản này một mặt giúp HS mở rộng, củng cố kiến thức về lí luận,
lịch sử phát triển của văn học, hiểu đúng và sâu hơn các tác phẩm, tác
giả cần nghiên cứu; mặt khác, góp phần hình thành ở HS kĩ năng phân
tích, đánh giá những giá trị văn học.
- Phát huy tính tích cực của HS: Khi khảo sát và hỏi ý kiến giáo viên
về vấn đề tổ chức cho HS đọc ngoại khóa thì một số đã không ngần
ngại nêu ra thực trạng: trên lớp có sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên
mà HS còn không chịu đọc tác phẩm, huống chi yêu cầu HS tự đọc
ngoại khóa. Một số ý kiến thì cho rằng người giáo viên nếu biết thay
đổi môi trường đọc (đọc bên ngoài nhà trường), HS sẽ phát huy tính
tích cực và có hứng thú đọc. Yêu cầu đặt ra ở đây là phải nhận thức đọc
ngoại khóa như là một quá trình lao động, chỉ khi nào HS hứng thú và
phát huy vai trò tích cực, chủ động thì mới có hiệu quả. Quan trọng là ở
phương pháp, biện pháp cụ thể. Giáo viên cần hướng dẫn cho HS các kĩ
năng tự đọc. Chẳng hạn, kĩ năng lập danh mục, thường xuyên ghi chép,
giới thiệu, trao đổi, tranh luận về sách. Biết tóm tắt, kể lại những tác
phẩm đã đọc và đưa ra những nhận xét riêng,…Nguyên tắc phát huy
tính tích cực của HS trong hoạt động đọc ngoại khóa phải gắn với vai
trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên phải hướng
dẫn HS đọc những tác phẩm cụ thể theo danh mục, lựa chọn và tập hợp
sách theo chủ đề, có định hướng bằng những câu hỏi nêu vấn đề thảo
luận. Trong đề kiểm tra nên có câu hỏi mở rộng đến các vấn đề đọc
ngoại khóa mà giáo viên đã yêu cầu, có điểm khuyến khích để HS quan
tâm thực hiện.
Ngoài ra, hoạt động ngoài giờ học có thể sử dụng các hình thức như:
- Hội thảo khoa học về các tác gia: (cuộc đời, thân thế và sự nghiệp)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH010.pdf