Luận văn Tổ chức học sinh giải bài tập vật lí theo nhóm trong dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 ban nâng cao

LỜI CAM ĐOAN . 3

LỜI CẢM ƠN . 4

MỤC LỤC . 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 8

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

. 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:. 4

1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động nhóm trên thế giới: .4

1.1.2 Một số bài viết về dạy học hợp tác theo nhóm ở nước ta: .6

1.1.3 Một số luận văn, khóa luận về hoạt động nhóm trong dạy học vật lý:.7

1.2. BÀI TẬP VẬT LÍ:. 9

1.2.1 Khái niệm bài tập Vật Lí:.9

1.2.2 Vai trò của bài tập vật lí:.9

1.2.3. Phân loại bài tập vật lí: .11

1.2.4. Các yêu cầu chung trong dạy học về bài tập vật lí: .12

1.2.5. Các bước chung khi giải bài tập vật lí: .14

1.2.6 Các phương pháp dạy học được sử dụng trong tiết bài tập: .16

1.2.7. Quy trình tổ chức tiết bài tập:.17

1.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM. 18

1.3.1 Khái niệm:.18

1.3.2 Trường phái cấu trúc trong dạy học hợp tác theo nhóm: .19

1.3.3 Trường phái nguyên tắc trong dạy học hợp tác nhóm:.24

1.3.4. Nguyên tắc thiết kế giáo án bài tập có sử dụng phương pháp dạy học

hợp tác theo nhóm:.26

1.3.5 Quy trình thiết kế giáo án bài tập:.28

1.3.6. Ưu điểm và hạn chế của DH hợp tác theo nhóm: .30

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY BÀI TẬP VẬT

LÍ THEO NHÓM VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI

pdf139 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức học sinh giải bài tập vật lí theo nhóm trong dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 ban nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5m/s đến va chạm vào toa tàu 2 đang đứng yên và nặng gấp đôi, sau va chạm 2 toa móc vào nhau và cùng chuyển động. Tìm vận tốc của 2 toa sau va chạm. Mục tiêu: - Xác định đúng kiến thức để giải quyết bài toán. - Biết động lượng của hệ được bảo toàn trong các trường hợp như: va chạm, đạn nổ, - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài tập. Câu hỏi hướng dẫn: 1/ Để tìm vận tốc của 2 toa sau va chạm ta dùng kiến thức nào để giải? Tại sao? 2/ Vẽ các vectơ động lượng của hệ trước và sau va chạm như thế nào? 3/ Viết định luật bảo toàn động lượng cho hệ trước va chạm và sau va chạm như thế nào? 43 4/ Dựa vào biểu thức vectơ em tính vận tốc của 2 toa sau va chạm bằng cách nào? Bài 3: Một viên đạn có khối lượng m = 0,5kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 200m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh một có khối lượng m1 = 0,4kg bay theo phương ngang với vận tốc 250m/s. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh 2. Mục tiêu: - Xác định đúng kiến thức để giải quyết bài toán. - Biết động lượng của hệ được bảo toàn trong các trường hợp như: va chạm, đạn nổ, - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài tập. Câu hỏi hướng dẫn: 1/ Để tìm vận tốc của 2 toa sau va chạm ta dùng kiến thức nào để giải? Tại sao? 2/ Vẽ các vectơ động lượng của hệ trước và sau va chạm như thế nào? 3/ Viết định luật bảo toàn động lượng cho hệ trước va chạm và sau va chạm như thế nào? 4/ Dựa vào biểu thức vectơ em tính vận tốc của 2 toa sau va chạm bằng cách nào? Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mở đầu tiết học (1phút) - GV ổn định lớp, chia nhóm thành các nhóm ghép đôi, hai HS ngồi cùng bàn lập thành 1 nhóm. - GV nêu mục tiêu bài học và cách tổ chức tiết học. - HS ngồi theo nhóm đã được sắp xếp. - HS ngồi trật tự, lắng nghe Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức cần nắm vững (5 phút) - GV ôn lại các công thức tổng hợp vectơ, - Chú ý lắng nghe và ghi chép lại 44 công thức tính động lượng và công thức của định luật bảo toàn động lượng. - GV hệ thống lại kiến thức cần nắm vững cũng như một số chú ý khi làm bài. phần kiến thức cần nắm vững. Hoạt động 3: Hoàn thành phiếu học tập (35phút). - GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận nhóm: mỗi nhóm sẽ hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút. - GV thu lại bài làm của các nhóm (để kiểm tra việc làm của các nhóm). - GV chỉ định 4 thành viên bất kì của 4 nhóm đồng loạt lên bảng trình bày câu 1 trong thời gian 10 phút. Tương tự với câu 2,3. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV giảng giải thêm để khắc sâu kiến thức. - HS nhận ohiếu học tập và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày ra giấy. - HS được chỉ định lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình. - HS chú ý lắng nghe để rút ra điều cần lĩnh hội. - HS ghi chép bài vào vở. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá – dặn dò ra bài tập về nhà (4 phút) - Nhận xét và rút kinh nghiệm quá trình hoạt động nhóm của các nhóm. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. - Yêu cầu HS làm bài tập về nhà. - HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm. 45 2.2.2 Giáo án bài tập công – công suất: (tổ chức dạy học theo nhóm theo cấu trúc Jigsaw 1). I. Mục tiêu của bài học: • Mục tiêu chung của bài học: - Phát biểu được định nghĩa công trong trường hợp tổng quát. - Phân biệt được khái niệm công trong ngôn ngữ thông thường và trong vật lí. - Phát biểu được định nghĩa công suất, biết được ý nghĩa công suất trong kĩ thuật và đời sống. - Phân biệt được đơn vị công và đơn vị công suất. - Biết được công là số đo sự biến đổi năng lượng của vật hoặc hệ vật. - Hiểu công là đại lượng vô hướng, giá trị của công phụ thuộc hệ quy chiếu. - Hiểu được ý nghĩa của công phát động, công cản. - Giải thích được ứng dụng hộp số của động cơ ô tô, xe máy. - Tính công của một lực trong trường hợp cụ thể: công của lực kéo, công của lực ma sát, công của trọng lực, công của lực đàn hồi. - Tính công suất, hiệu suất của động cơ. • Mục tiêu về kĩ năng hợp tác HS cần đạt được trong tiết học. Phát triển các kĩ năng xã hội như: lắng nghe, đặt câu hỏi, trả lời, giải quyết xung đột. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Chuẩn bị giáo án điện tử cho phần bài tập: CÔNG - CÔNG SUẤT. - Chuẩn bị các phiếu học tập. - Chuẩn bị phiếu đánh giá kết quả nhóm. III. Thiết kế các hoạt động: Giáo viên: Chia nhóm: thực hiện vào cuối tiết học trước. • GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 8 HS tùy vào sỉ số của lớp. Ở tiết này tác giả cho HS chọn ngẫu nhiên các thành viên vào 1 nhóm và HS 46 chọn nhóm theo tổ vì các em đã làm việc quen với nhau do đó các thành viên hiểu ý nhau và biết được mặt mạnh, mặt yếu của nhau. • Lập vị trí ngồi cho các nhóm và yêu cầu ngồi đúng vị trí vào tiết học sau. • Chuẩn bị câu hỏi, phiếu học tập, phiếu chấm điểm, bài kiểm tra 15 phút. Chuẩn bị các câu hỏi cho vòng 1 Câu 1: Trong các trường hợp nào sau đây: I. Khi ô tô đang chạy, động cơ ô tô sinh công. II. Ngày công của một người lái xe là 50 000đ. III. Có công mài sắt có ngày nên kim. IV. Công thành danh toại. Khái niệm công có nội dung là công cơ học là: a. I và II. b. I, II, III. c. I, III d. I, II, III, IV Mục tiêu: Phân biệt được khái niệm công cơ học và công trong cuộc sống. Câu hỏi hướng dẫn: 1/ Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?. 2/ Câu II và câu IV, công ở đây có ý nghĩa gì?. Câu trả lời: c Câu 2: So sánh công tương ứng của các lực , , khi điểm đặt của lực này dịch chuyển cùng một quãng đường từ A B. So sánh công của các lực này. A. A1 > A2 > A3 B. A1 < A2 < A3 C. A1 = A2 = A3 D. Không đủ dữ kiện để so sánh. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính công của lực trong trường hợp lực hợp với độ dời góc α từ đó biết cách so sánh công của ba lực trong trường hợp này. Câu hỏi hướng dẫn: A B m 47 1/ Để xác định công trong trường hợp lực khác phương với độ dời ta cần làm gì?. 2/ Hình chiếu của các lực , , lên phương của độ dời có đặc điểm như thế nào?. Câu trả lời: A1 = A2 = A3 vì F1x = F2x = F3x Câu 3: Công của lực kéo khi vật có khối lượng 3,5kg được kéo đều lên cao 6m theo phương thẳng đứng là: A. 210J B. 110J C. 100J D. 200J Mục tiêu: Vận dụng công thức tính công của lực kéo. Câu hỏi hướng dẫn: 1/ Em hãy cho biết các lực tác dụng lên vật và tính chất chuyển động của vật?. 2/ Trong quá trình vật đi lên, lực nào là lực cản và có độ lớn được xác định như thế nào? 3/ Độ lớn lực kéo và góc được xác định như thế nào? Câu trả lời: A Câu 4: Một lực theo phương ngang kéo vật có khối lượng 4kg đi được đoạn đường 10m trên sàn nhà nhám nằm ngang với tốc độ không đổi. Công của lực ma sát có độ lớn là 49J. Hệ số ma sát giữa vật và sàn nhà là: A. 0,0225 B. 0,1225 C. 1,1250 D. 2,2250 Mục tiêu: - HS viết được công thức công của lực ma sát. - Biết công của lực ma sát là công cản nên Ams < 0. Câu hỏi hướng dẫn: 1/ Em hãy viết công thức tính công của lực ma sát, lực ma sát và xác định gócα. Câu trả lời:B 48 Câu 5: Người thợ xây thứ nhất đưa 500 viên gạch từ mặt đất lên đến độ cao 150cm trong 5 phút, người thợ xây thứ 2 đưa 150 viên gạch lên cùng độ cao trong 2 phút. Mỗi viên gạch có khối lượng 2 kg. Người thợ xây nào làm việc hiệu quả hơn. A. Người thứ 1 làm việc hiệu quả hơn vì đưa được nhiều gạch lên hơn trong một đơn vị thời gian. B. Người thứ 2 làm việc hiệu quả hơn vì đưa gạch lên nhanh hơn. C. Hiệu quả làm việc của 2 người như nhau. D. Không đủ dữ kiện để so sánh. Mục tiêu: Giúp HS biết được ý nghĩa của công suất Câu hỏi hướng dẫn: 1/ Dựa vào đại lượng nào so sánh hiệu quả làm việc của hai người thợ xây?. 2/ Tính công suất làm việc của mỗi người như thế nào?. Câu trả lời: A Chuẩn bị bài tập cho vòng 2: bài tập thảo luận nhóm. Bài 1: Một vật có trọng lượng 10N được kéo trượt từ chân dốc lên đến đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 2m, mặt phẳng nghiêng có phương hợp với đường nằm ngang một góc α = 300 bởi lực F = 20N, lực có phương song song với mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát trượt là µ = . a. Tính công của các lực tác dụng lên vật. b. Hãy cho biết tính chất chuyển động của vật. Mục tiêu: - Vận dụng công thức tính công để tính công của trọng lực, công của lực ma sát, công của lực kéo. - Từ kết quả của bài toán nhận ra tính chất chuyển động của vật. Hướng dẫn của giáo viên: 1/ Có các lực nào tác dụng lên vật? Hãy vẽ các lực tác dụng lên vật và hướng chuyển động của vật? 2/ Em hãy ghi công thức tính công cụ thể cho mỗi lực tác dụng và xác định góc trong mỗi trường hợp. 49 3/ Em hãy cho biết công của những lực nào là công phát động, công của lực nào là công cản? Độ lớn của công phát động và công cản có ảnh hưởng gì đến tính chất chuyển động của vật? Nhận xét: Đây là bài tập cơ bản của bài công – công suất, tính được công của các lực cơ học như: trọng lực, lực kéo, lực ma sát, là bước đầu tiên để HS có thể giải bài tập cơ học bằng phương pháp năng lượng. Bài 2: Một chiếc xe hơi có khối lượng 1 tấn chạy dọc trên con đường với lực cản không đổi là 200N. Công suất của động cơ xe là 8kW, tìm: a. Gia tốc của xe khi tốc độ của nó là 5m/s. b. Tốc độ lớn nhất xe đạt được. c. Khi xe lên dốc nghiêng góc . Tìm tốc độ lớn nhất mà xe đạt được nếu công suất của động cơ và lực cản có giá trị như trên. Biết Mục tiêu: - HS biết vận dụng định luật 2 Newton và công thức công suất để giải bài tập. - Từ biểu thức toán học, HS biết suy luận để tìm tốc độ lớn nhất mà xe đạt được. Hướng dẫn của GV: 1/ Em hãy phân tích các lực tác dụng lên xe. 2/ Sử dụng công thức nào để giải quyết bài toán khi bài toán cho lực tác dụng lên xe và gia tốc mà xe thu được. Bảng 2.2: Đề kiểm tra 15 phút bài Công – Công suất Bài 1: Một vật có khối lượng 2 kg được kéo trượt từ chân dốc lên đến đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 2m, mặt phẳng nghiêng có phương hợp với đường nằm ngang một góc bởi lực F = 20N, lực có phương song song với mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát trượt là µ = . a/ Tính công của các lực tác dụng lên vật. b/ Hãy cho biết tính chất chuyển động của vật. 50 Bài 2: Một chiếc xe chuyển động dưới tác dụng của lực kéo của động cơ có độ lớn là 500N. Khối lượng của xe là 1500 kg và tốc độ lớn nhất mà xe đạt được là 40m/s. a/ Tìm công suất của động cơ xe. b/ Khi xe lên dốc nghiêng góc . Tìm tốc độ lớn nhất mà xe đạt được nếu công suất của động cơ có giá trị như trên. Biết . Bảng 2.3: Phiếu chấm điểm Nhóm chấm điểm Nhóm được chấm điểm Thành viên Câu hỏi Phiếu học tập Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Bảng 2.4: Phiếu đánh giá kết quả hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw 1 Stt Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm nhóm Ghi chú -Tất cả hs trong nhóm tham gia thảo luận và làm các bài trong phần củng cố ( 1 hs trong nhóm làm không được -1đ). 3 - Tham gia phát biểu xây dựng bài. 2 - Trình bày rõ ràng dễ hiểu. 2 - Trật tự 1 - Đúng thời gian 2 51 Học sinh: ôn lại kiến thức về lí thuyết đã được học. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại nêu vấn đề. - Phương pháp dạy học nhóm theo mô hình trò chơi và theo cấu trúc Jigsaw. IV. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ổn định lớp, chia nhóm, hướng dẫn HS hoạt động (6 phút) - GV ổn định lớp, chia nhóm và cho HS ngồi đúng vị trí của mỗi nhóm, chọn nhóm trưởng, thư kí. - GV nêu mục tiêu bài học và cách tổ chức tiết học. - GV thông báo cách chấm điểm: Vòng 1 mỗi câu đúng được 1 điểm, vòng 2 mỗi bài làm đúng được 2,5 điểm. - HS ngồi theo nhóm đã được sắp xếp. - HS ngồi trật tự, lắng nghe Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức cần nắm vững thông qua các câu hỏi trắc nghiệm (20 phút) - GV phổ biến luật chơi ở vòng 1: vòng 1 có 5 câu trắc nghiệm, thời gian trả lời mỗi câu được quy định trên slide. Sau khi nghe GV đọc câu hỏi xong; các nhóm thảo luận và ghi đáp án vào bảng và giơ lên khi nghe tiếng báo hiệu hết giờ. Nếu hết giờ nhóm nào chưa đưa ra được kết quả xem như câu hỏi đó không được điểm hoặc nhóm đưa ra đáp án đúng nhưng không giải thích được vì sao chọn đáp án đúng thì cũng không được tính điểm cho câu này. - HS nhận phiếu điểm và chú ý lắng nghe để nắm rõ luật chơi. 52 - GV phát phiếu chấm điểm và phân công thư kí mỗi nhóm chấm điểm: nhóm 2 chấm nhóm 1, nhóm 3 chấm nhóm 2, nhóm 4 chấm nhóm 3, nhóm 1 chấm nhóm 4. - GV lần lượt chiếu các câu trắc nghiệm trên Slide để HS thảo luận. - GV quan sát các nhóm thảo luận và chỉ định bất kì TV trong nhóm giải thích đáp án đã chọn. - GV yêu cầu thư kí các nhóm chấm điểm chéo cho nhau. - Trong trường hợp không có nhóm nào đưa ra kết quả đúng hoặc có nhóm đưa ra kết quả đúng mà không vó nhóm nào giải thích vì sao đáp án đưa ra là đúng thì GV sẽ hướng dẫn các em bằng cách đặt câu hỏi. - GV hệ thống lại kiến thức cần nắm vững cũng như một số chú ý khi làm bài. - HS thảo luận nhóm đề hoàn thành các câu trắc nghiệm theo thời gian quy định. - Các TV được chỉ định trả lời câu hỏi. - Thư kí các nhóm chấm điểm chéo cho các nhóm theo sự phân công. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi dẫn dắt của GV để chọn đáp án đúng. - Chú ý lắng nghe và ghi chép lại 53 phần kiến thức cần nắm vững. Hoạt động 3: Luyện tập tính “Công – Công suất” (59 phút) - GV phát cho mỗi TV của nhóm phiếu học tập số 1 và số 2. - GV đánh số thứ tự cho TV của mỗi nhóm; các TV số lẻ lập thành nhóm chuyên gia và làm bài 1; các TV số chẵn lập thành nhóm chuyên gia làm bài 2. • Bài 1 (10 phút): 2 TV có số thứ tự 1, 3 làm nhiệm vụ tóm tắt, phân tích lực và xác định góc α trong công thức tính công, 2TV có số thứ tự 5 và 7 tính công của từng lực. Trong quá trình làm nhiệm vụ các thành viên khác phải theo dõi và thảo luận khi có các ý kiến khác nhau, nhóm trưởng thống nhất và chọn phương án giải quyết bài toán. • Bài 2 (10 phút): 2 TV có số thứ tự 2, 4 làm nhiệm vụ tóm tắt đề bài và xác định tính chất chuyển động của xe và xác định các lực tác dụng lên vật. HS cả nhóm cùng thảo luận sử dụng kiến thức nào để giải giải quyết bài toán. Sau khi thảo luận xong 2TV 2 và 4 sẽ giải câu a và b, 2 TV còn lại giải câu c và d. - GV quan sát nhằm giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và nhắc nhở những TV chưa 54 tích cực tham gia thảo luận. - GV chỉ định 4 HS của mỗi nhóm hợp tác đồng loạt lên bảng trình bày bải giải. - Trong quá trình HS trình bày kết quả nếu có phần kiến thức nào HS thắc mắc mà nhóm trình bày không giải thích được thì GV tổ chức cho cả lớp cùng thảo luận đưa ra ý kiến và chọn ý kiến đúng nhất. - GV sửa bài cho HS (5 phút): có thể sửa trực tiếp trên bảng hoặc chiếu bài giải đã soạn sẵn bằng PP và giảng cho HS hiểu. - GV yêu cầu các nhóm chấm điểm chéo và nộp lại kết quả chấm điểm (5 phút). - HS được chỉ định lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình. - HS chú ý lắng nghe để rút ra điều cần lĩnh hội. - HS ghi chép bài vào vở. - Các nhóm chấm điểm chéo cho nhau, HS tổng hợp điểm và nộp lại cho GV. 55 Hoạt động 4: tiến hành kiểm tra (15 phút) - GV cho HS làm bài kiểm tra và thu bài làm của HS. - GV trình chiếu đáp án và giải thích. - HS độc lập làm bài kiểm tra. Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá – dặn dò ra bài tập về nhà (5 phút) - Nhận xét và rút kinh nghiệm quá trình hoạt động nhóm của các nhóm. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. - Yêu cầu HS làm bài tập về nhà. - HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm. 2.2.3 Giáo án bài tập động năng – định lý động năng (Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết động năng là một dạng năng lượng cơ học mà một vật có khi chuyển động. - Phân biệt được hai đại lượng: động năng và động lượng. - Xác định mối quan hệ giữa công và động năng thể hiện qua định lí động năng. - Giải thích được khi động năng của vật tăng thì công của ngoại lực thực hiện lên vât là công phát động, khi động năng của vật giảm thì công của ngoại lực thực hiện lên vật là công cản. - Vận dụng định lý động năng giải một số bài tập liên quan đến động năng như: xác định động năng (hay vận tốc) của vật trong quá trình chuyển động khi có công thực hiện hoặc ngược lại từ độ biến thiên động năng tính được công (hoặc lực thực hiện công đó). 56 2. Kỹ năng: - HS biết phân tích và thiết lập được các phương trình trong quá trình giải bài tập. - Giúp HS giải quyết bài toán cơ học bằng phương pháp năng lượng. Từ đó thấy được giới hạn của phương pháp động lực học trong trường hợp giải quyết các bài tập có lực thay đổi. - Trình bày bài có lôgic và tính toán đúng và nhanh. - Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm: trao đổi, lắng nghe, đúng giờ, cách tổ chức II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị giáo án điện tử cho bài: Động năng – định lý động năng. - Chia nhóm và lập sơ đồ chỗ ngồi cho từng nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có từ 4 đến 5 HS), nếu lớp đông mỗi nhóm có từ 8 đến 9 HS. - Chuẩn bị câu hỏi, phiếu học tập, phiếu đánh giá điểm cá nhân và điểm nhóm. Bảng 2.5: Phiếu đánh giá điểm cá nhân và điểm nhóm theo cấu trúc Stad Nhóm Thành viên Điểm KT Chỉ số cố gắng của cá nhân Kết quả nhóm Lần 1 Lần 2 1. 2. 3. 4. 5. + Điểm cá nhân bằng điểm kiểm tra lần 1. + Điểm nhóm bằng tổng chỉ số cố gắng của cá nhân. Nếu số lượng TV trong mỗi nhóm khác nhau thì: điểm nhóm = trung bình cộng chỉ số cố gắng của cá nhân. 57 + Nhóm có điểm cao nhất thì mỗi cá nhân được cộng 1 điểm, cao thứ hai cộng 0,5 điểm. Bảng 2.6: Phiếu đánh giá kết quả hoạt động theo nhóm theo cấu trúc Stad STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm nhóm Ghi chú Tất cả HS trong nhóm tham gia thảo luận và làm các bài tâp trong phần luyện tập (1 HS trong nhóm không làm được trừ 1đ) 3 Tham gia phát biểu xây dựng bài. 2 Trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 2 Trật tự 1 Đúng thời gian 2 III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp đặt vấn đề, phương pháp thuyết trình. - Phương pháp dạy học theo nhóm theo cấu trúc STAD và trò chơi. IV. Thiết kế các hoạt động:  Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị câu hỏi cho vòng khởi động, phiếu học tập. + Câu hỏi 1: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng: a. Gọi là động năng. b. động năng của vật giảm. c. động năng của vật tăng. d. thì động năng của vật không đổi. e. thì động lượng và động năng của vật không đổi 1. Khi các ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì 2. Khi các ngoại lực tác dụng lên vật sinh công âm thì. 3. Khi vật chuyển động thẳng đều. 4. Dạng cơ năng mà một vật có được khi chuyển động 5 Khi vật chuyển động tròn đều. 58 Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra mối liên hệ giữa công và động năng hoặc mối liên hệ giữa tính chất chuyển động của vật với động năng và động lượng. - Giúp HS phân biệt được động năng và động lượng. Hướng dẫn của GV: 1/ Giữa công và độ biến thiên động năng của vật có mối liên hệ với nhau như thế nào?. 2/ Viết công thức tính động năng và động lượng. 3/ Em hãy cho biết đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động thẳng đều và trong chuyển động tròn đều từ đó có kết luận gì về động năng và vectơ động lượng trong từng loại chuyển động. Câu trả lời: 1c, 2b, 3e, 4a, 5d. + Câu hỏi 2: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào? A. Không đổi. C. Tăng gấp bốn. B. Tăng gấp đôi. D. Tăng gấp tám. Mục tiêu: HS áp dụng được công thức tính động năng và so sánh sự thay đổi động năng của tên lửa khi khối lượng và vận tốc thay đổi. Hướng dẫn của GV: 1/ Động năng phụ thuộc như thế nào vào khối lượng và vận tốc? 2/ Sự thay đổi khối lượng và vận tốc làm cho động năng thay đồi như thế nào so với ban đầu?. Câu trả lời: B + Câu hỏi 3: Một vật có khối lượng 200g được ném xiên một góc với vận tốc ban đầu là 10m/s. Động năng của vật tại vị trí cao nhất là: A. 7,5J C. 10J 59 B. 5,5J D. 5J Mục tiêu: - HS nhớ lại công thức vận tốc của vật ném xiên. - Tính được động năng của vật tại vị trí cao nhất. Hướng dẫn của GV: 1/ Vận tốc của vật tại vị trí cao nhất của chuyển động ném xiên được xác định bằng công thức nào? Áp dụng công thức nào để tính động năng của vật?. Câu trả lời: A Bài 1: Hai xe khối lượng m1 và m2 cùng chạy trên hai đường nằm ngang song song, không ma sát, lần lượt với các vận tốc v1 và v2 trong đó: m1 = 2m2 và các động năng: . Nếu xe thứ nhất tăng vận tốc 1,0m/s thì động năng của hai xe bằng nhau, tính v1 và v2. Mục tiêu: - HS thiết lập được các phương trình liên hệ giữa động năng của mỗi xe. - Từ các phương trình đã lập ra HS tính được vận tốc v1 và v2. Nhận xét: Đây là bài toán không khó về hiện tượng vật lí nhưng lại khó về các bước giải phương trình toán học. Ở bài này tôi muốn rèn luyện cho HS kĩ năng tính toán nhanh và chính xác vì các em là HS lớp 10 nên phần lớn khả năng giải phương trình chưa tốt. Hướng dẫn của GV: - Yêu cầu HS tóm tắt đề bài. - Yêu cầu HS xác định được các phương trình từ đề bài. - Từ các phương trình đề bài HS giải ra v1 và v2. Bài 2: Một ô tô có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động tại A và xuống dốc AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 450. Biết lực kéo của động cơ là 1000N, hệ số ma sát là 0,1. Đến chân dốc B ô tô có vận tốc là 20m/s. a. Tìm chiều dài của dốc AB. b. Đến B, ô tô bắt đầu chuyển động đều trên đoạn đường nằm ngang BC với hệ số ma sát là 0,2 và quãng đường BC dài 100m. Tìm lực kéo và công suất của động 60 cơ trong giai đoạn này. c. Đến C, xe tắt máy và đi lên dốc nghiêng CD có góc nghiêng 300 so với mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát là 0,5. Tìm độ cao lớn nhất so với C mà ô tô đạt được. Mục tiêu: HS vận dụng định lí động năng để tìm vận tốc, quãng đường, lực và công suất. Nhận xét: Đây là bài tập phổ biến ở các tài liệu như Sách giáo khoa, sách tham khảo, đề cương và sau khi HS hiểu và làm được bài tập này thì HS sẽ giải được nhiều bài tập khác trong đề cương hay trong các sách bài tập. Cho nên tôi chọn bài tập này để giúp HS bước đầu nắm được các bước giải các bài tập cơ học dựa vào định lý động năng. Bài này vừa sức với HS khá nhưng sẽ là khó đối với HS trung bình và yếu. Hướng dẫn của GV: 1/ Để áp dụng định lý động năng ta cần phải làm gì? 2/ Có bao nhiêu lực tác dụng lên tô tô trong quá trình chuyển động. Vẽ các lực tác dụng lên vật và chiều chuyển động của vật trong từng giai đoạn. 3/ Áp dụng định lý động năng cho từng giai đoạn chuyển động của vật như thế nào? Bảng 2.7: Đề kiểm tra 15 phút lần 1 bài Động năng Bài 1: Một người đàn ông chạy thi với con mình. Ông ta có động năng bằng một nửa động năng của con, và có khối lượng gấp bốn khối lượng của con. Ông ta tăng tốc thêm 2m/s thì có động năng bằng động năng của con. Hỏi tốc độ ban đầu của ông ta và của con là bao nhiêu? Bài 2: Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động tại A và xuống dốc AB hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 300. Biết lực kéo của động cơ là 2000N, hệ số ma sát là 0,1. Đến chân dốc B ô tô có vận tốc là 20m/s. a. Tìm chiều dài của dốc AB. b. Đến B, ô tô bắt đầu chuyển động đều trên đoạn đường nằm ngang BC với hệ số ma sát là 0,2 và quãng đường BC dài 100m. Tìm lực kéo và 61 công suất của động cơ trong giai đoạn này. c. Đến C, xe tắt máy và đi lên dốc nghiêng CD có góc nghiêng 450 so với mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát là 0,2. Tìm độ cao lớn nhất so với C mà ô tô đạt được.  Chuẩn bị của HS: Ôn lại lý thuyết bài động năng. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ổn định lớp (5 phút) - GV ổ định lớp, nêu mục tiêu bài học, GV chia nhóm và sắp xếp HS ngồi đúng vị trí, chọn nhóm trưởng và thư kí. - GV hướng dẫn cách hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD. - GV thông báo cách chấm điểm cho nhóm và cá nhân. - GV phát phiếu chấm điểm. - HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 2: Khởi động “Ôn lại kiến thức cần nắm vững” (10 phút) - GV phổ biến luật chơi vòng 1: sẽ có 5 câu trắc nghiệm thứ tự của câu sẽ là thứ tự của mỗi TV trong nhóm. Ví dụ câu 1 thì các TV có số thứ tự của mỗi nhóm sẽ bước lên vị trí gần màn hình để trả lời câu hỏi trong thời gian quy định. Mỗi lựa chọn đúng và giải thích đúng sẽ đem về cho nhóm 1 điểm. HS đưa ra đáp án bằng cách dơ bảng nếu không đưa ra đáp án đúng thời gian quy định hoặc chọn đáp án mà đúng mà không giải thích được thì cũng - HS lắng nghe luật chơi và cách chấm điểm. - TV của mỗi nhóm lần lượt lên trả lời câu hỏi. 62 không được điểm. Trường hợp bốn bạn không đưa ra đáp án đúng thời gian chính xác thì các nhóm sẽ hỗ trợ giúp TV của nhóm mình hiểu và chọn đáp án đúng. - GV yê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_30_6499534091_8025_1872346.pdf
Tài liệu liên quan