Luận văn Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục . iii

Danh mục các từ viết tắt .iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các hình .vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.2

2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên.4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .8

4. Phạm vi nghiên cứu .9

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài.9

6. Những đóng góp của đề tài .12

7. Cấu trúc của luận văn.12

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC

KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ .14

1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ - Cơ sở lí luận của tổ chức không

gian lãnh thổ kinh tế.14

1.1.1. Khái niệm về phân công lao động theo lãnh thổ .14

1.1.2. Mối quan hệ giữa phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian

lãnh thổ kinh tế .15

1.2. Những nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế .16

1.2.1. Không gian kinh tế.16

1.2.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế .24

1.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế.25

1.3. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế.29

1.3.1. Nhóm các lý thuyết cổ điển .29

1.3.2. Quy luật thứ nhất của W. Tobler về địa lý học.31

pdf159 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dịch vụ 16,18 17,67 19,98 21,39 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015 Phân theo ngành kinh tế, số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nhiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất (55,34% - năm 2014), lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 23,26 %, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 21,39% dân số trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể ở đây có 6 trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Việt Bắc và khoảng gần 30 trường cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp. Số lượng học sinh sinh viên lên đến gần 100.000 người. 2.1.3.2. Khoa học công nghệ Việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, đề tài nghiên cứu ứng dụng của Thái Nguyên tập trung vào tất cả các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Không chỉ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tại địa phương và trong nước, tỉnh còn chủ trương nhập khẩu công nghệ của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Điển hình trong hoạt động sản xuất công nghiệp đã được hiện đại hóa nhanh chóng: trong ngành luyện kim, đó là công nghệ luyện thiếc bằng lò điện, thiêu quặng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 64 kẽm, điện phân kẽm bằng lò lớp sôi, đúc thép liên tục, cán thép bằng dây chuyền tự động; trong lĩnh vực cơ khí, Thái Nguyên là nơi có năng lực đúc và rèn dập khá mạnh trong cả nước, là địa phương duy nhất có thiết bị dập song động, có hệ thống nhiệt luyện liên hoàn tương đối hiện đại. Địa phương còn tận dụng ưu thế của Đại học Thái Nguyên, với đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao, hiện tại có trên 500 cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên (trong đó có 120 giáo sư, phó giáo sư), hơn 1000 thạc sĩ. Với việc ra đời các viện nghiên cứu trực thuộc như Viện Khoa học sự sống, viện nghiên cứu phát triển lâm nghiệp, viện kinh tế y tế, viện khoa học xã hội và nhân văn miền núi góp phần gắn kết mô hình trường - viện với thực tiễn địa phương. 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông vận tải Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng về cơ bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Đường bộ: Đến hết tháng 5/2015 hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4759,3km (không kể hệ thống đường thôn xóm, nội đồng). Bao gồm: 5 tuyến Quốc lộ có tổng chiều dài 243,1km; 14 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 314,2km; 142km đường đô thị; 840km đường huyện và 3.220km đường xã. + Quốc lộ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến với tổng chiều dài là 243,l km, bao gồm Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, Quốc lộ 17 (đường tỉnh 269 cũ). Các tuyến đường trên đều đạt tiêu chuẩn từ đường cấp IV Miền núi trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa 100%. Ngoài ra còn các tuyến như: Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 32 km sắp đầu tư xây dựng; Tuyến Cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đang được thi công. + Đường tỉnh lộ: Bao gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 314,2km đạt tiêu chuẩn từ đường cấp VI Miền núi trở lên, nhựa hoá đạt 97,7% (307,2km/ 314,2km). + Đường Đô thị: Tổng chiều dài 142km, chủ yếu thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công; Nhìn chung, các tuyến đường đô thị đã được cứng hoá đảm báo thuận lợi cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông. + Đường huyện: Tổng chiều dài 840km, trong đó: 68km đường bê tông xi măng, 15,2km bê tông nhựa, 556km đường láng nhựa, 121km đường cấp phối, 79,8km đường đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 65 + Đường xã: Tổng chiều dài 3220km, trong đó: 1565km đường bê tông xi măng, 13,4km đường bê tông nhựa, 118km đường láng nhựa, 297km đường cấp phối, 1226km đường đất. Toàn bộ tuyến đường xã cơ bản đạt tiêu chuẩn từ đường giao thông nông thôn loại B trở lên, bên cạnh đó vẫn còn một số tuyến chưa vào cấp. Tuy nhiên khả năng đi lại còn khó khăn, nhất là các xã miền núi. - Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 3 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 136,7km, trong đó: Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên dài 75km, vận chuyên hàng hoá và hành khách, Tuyến Kép - Lưu Xá dài 57km chủ yếu vận chuyển hàng hoá, Tuyến Quán Triều - Núi Hồng dài 39km chủ yếu vận chuyển hàng hoá. Hệ thống đường sắt nội bộ Khu Gang Thép dài 38,2km chủ yếu vận chuyển hàng hoá nội bộ của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Các tuyến đường sắt chủ yếu có khổ từ 1.000mm đến 1.435mm. - Đường thủy: Tổng chiều dài các tuyến đường thủy có thể khai thác của Thái Nguyên vào khoảng 430km đường thuỷ, chủ yếu là hai tuyến đường sông chính nối tỉnh với các tỉnh ngoài: tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161km và tuyến Đa Phúc - Hòn Gai dài 211km; và hai tuyến vận tải thuỷ nội tỉnh: tuyến Thái Nguyên - Phú Bình dài 16km và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới dài 40km. Khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh qua các năm (năm 2005 là 12.000 tấn, năm 2010 chỉ còn 5.000 tấn, hành khách vận chuyển chỉ chiếm 1,2% tổng hành khách). b. Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn Hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên bao gồm 15 đô thị: TP. Thái Nguyên (đô thị loại I trực thuộc tỉnh), Sông Công nâng cấp và được công nhận thành phố (đô thị loại III trực thuộc tỉnh), Phổ Yên nâng cấp và công nhận Thị xã (đô thị loại IV trực thuộc tỉnh) vào năm 2015, 12 thị trấn huyện lỵ và thị trấn chuyên ngành còn lại là đô thị loại V. Tuy nhiên, cấu trúc không gian hệ thống đô thị mất cân đối, dân cư đô thị tập trung nhiều ở vùng phía Nam của tỉnh trong khi vùng phía Bắc kém phát triển. Dân cư đô thị đa số có thành phần xuất sứ từ nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các đô thị trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, có tính tự phát từ các tụ điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục quốc lộ và tỉnh lộ. Tất cả các đô thị đều có tính chất chung là trung tâm hành chính, KT-XH của địa phương. Một số đô thị có thêm các tính chất như an ninh, quốc phòng, du lịch, nghỉ dưỡng, sản xuất tiểu thủ công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 66 nghiệp và dịch vụ. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi của Việt Nam, dân cư chủ yếu là nông thôn, toàn tỉnh có 180 xã, nhiều bản làng với tổng dân số nông thôn là 818.118 người (năm 2014). Hệ thống dân cư nông thôn tỉnh Thái Nguyên phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, mật độ dân số dao động từ 79 người/km2 (huyện Võ Nhai) đến 566 người/km2 (huyện Phú Bình). Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh, hiện tại các điểm dân cư nông thôn tập trung chủ yếu ở trung tâm các xã do nhà nước đầu tư xây dựng khá đồng bộ về hệ thống hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội. c. Hệ thống cung cấp và phân phối điện - Tỉnh Thái Nguyên được cấp điện từ 2 nguồn: Trung Quốc và Việt Nam. + Nguồn điện mua Trung Quốc: Công suất mua tối đa 200MW, truyền tải qua các đường dây 220kV. Cơ bản phụ tải của tỉnh Thái Nguyên được cấp điện từ nguồn điện Trung Quốc. Nguồn điện Trung Quốc được cấp cho hầu hết các trạm 110kV Thái Nguyên (trừ trạm 110kV Gia Sàng). + Nguồn điện Việt Nam: Thuỷ điện Thác Bà qua đường dây 110kV Thác Bà - Tuyên Quang - Thái Nguyên dài 90 km; Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 2x57,5MW) do Tập Đoàn than - khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư (vận hành năm 2006); Cấp điện từ trạm 220kV Sóc Sơn qua đường dây 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm; Ngoài ra trên điạ bàn tỉnh còn có nhà máy thuỷ điện Hồ Núi Cốc có công suất thiết kế 3x630 KW (vận hành năm 2008). Khả năng cung cấp điện trên địa bàn cơ bản đáp ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt. Trên địa bàn có 287.847 hộ/290.249 hộ sử dụng điện lưới quốc gia, đạt tỉ lệ 99%; Mục tiêu đến 2015, phấn đấu đạt gần 100% số hộ dân có điện. Tuy nhiên, hạ tầng cung cấp năng lượng điện, đặc biệt là lưới điện hạ thế được xây dựng từ khá lâu, từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách, vốn dân góp, vốn vay ODA, vốn của các đơn vị kinh doanh điện nông thônChính vì vậy, mặc dù lưới điện đã phủ kín hầu hết địa bàn các xã nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, các hộ sử dụng điện vẫn được duy trì thường xuyên, nhưng hệ thống điện chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng điện áp kém, tổn thất lớn. d. Mạng lưới bưu chính viễn thông Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông - Internet: Viễn thông Thái Nguyên , Viettel chi nhánh Thái Nguyên , FPT chi nhánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 67 Thái Nguyên và 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, GMobile. Mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiêṇ taị đa ̃phủ sóng tới 100% trung tâm các xa ̃và các thôn , bản với công nghệ sử dụng GSM 2G và 3G. Mạng Internet chủ yếu sử dụng công nghệ ADSL và FTTH đáp ứng băng thông đến nhà thuê bao lên đến 100Mbit/s. Hệ thống mạng cáp ngoại vi (cáp đồng) được triển khai tới 100% các trung tâm xã, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Tuy nhiên do chủ yếu được treo trên cột thông tin và cột hạ thế của điện lực vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị. e. Hệ thống cấp nước sinh hoạt - Cấp nước: Tính đến nay, khoảng 80% dân đô thị và 70% dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước sạch. Hệ thống cấp nước tập trung mới được xây dựng và đang vận hành tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, Ba Hàng thị xã Phổ Yên, thị trấn Chợ Chu (huyện Định Hoá), thị trấn Úc Sơn (huyện Phú Bình) và thị trấn Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ). Tổng công suất thiết kế của 04 nhà máy sản xuất nước máy hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 47.000 m3/ngày đêm (trong đó 03 nhà máy nước thuộc Công ty cấp nước Thái Nguyên có tổng công suất thiết kế là 45.000 m3/ngày đêm: Nhà máy nước Túc Duyên công suất 10.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Tích Lương công suất 20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Sông Công công suất 15.000m3/ngày đêm) và nhà máy nước Chùa Hang có công suất 2.000 m3/ngày đêm. Trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện có 266 công trình cấp nước tập trung bao gồm từ các nguồn: nước mặt (120), nước ngầm (13), bơm dẫn (13) và tự chảy (120). Số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 305 nghìn người, đạt tỷ lệ 70%, trong đó 51% đạt quy chuẩn chất lượng nước do Bộ Y tế quy định. - Thoát nước: Hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh cơ bản chưa được quy hoạch tổng thể để đầu tư. Việc thoát nước trên hầu hết diện tích của tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn đều dựa vào địa hình tự nhiên. Trong các đô thị lớn của Tỉnh (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công), việc tiêu thoát nước thải còn được xử lý thoát chung với nước mưa, nên còn có những điểm bị úng ngập. Hệ thống thoát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 68 nước thành phố Thái Nguyên (đang triển khai dự án đầu tư), hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu đối với một đô thị loại I. 2.1.3.4. Vốn đầu tư phát triển Trong những năm qua, nhờ những cải cách trong thể chế, không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, lượng vốn đầu tư cho sự phát triển của tỉnh ngày càng lớn, nhất là giai đoạn 2011 - 2014. Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 Nguồn: [2] Năm 2014, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt 36.382,2 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn do Nhà nước quản lý trên địa bàn thực hiện 3.980 tỷ đồng; vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp, cá thể và hộ dân cư) thực hiện 10.917,8 tỷ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm thực hiện 21.484,4 tỷ đồng, chiếm 59,1% tổng số vốn. Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị: tỷ đồng) 2010 2012 2014 Tổng số 10.173,0 13.260,2 36.382,2 1. Vốn kinh tế Nhà nước 4.425,9 4.219,0 3.980,0 - Vốn ngân sách Nhà nước 1.616,8 2.009,2 1.751,2 - Vốn vay 2.577,7 1.480,5 1.602,9 - Vốn tự có của các danh nghiệp 155,198 679,4 573,6 - Vốn huy động khác 76,179 50,5 52,3 2. Vốn ngoài Nhà nước 5.226,4 8.821,2 10.917,8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 69 - Vốn của doanh nghiệp 2.129,1 4.800,4 5.270,9 - Vốn của dân cư 3.097,4 4.020,8 5.646,9 3. Vốn đầu tư của nước ngoài 520,7 220,0 21.484,4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015 Có thể thấy rằng, vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn trước, nhưng từ năm 2010 giảm sâu và đến 2014 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 khu vực. Vốn ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2013, nhưng năm 2014 chiếm tỷ trọng cao nhất lại thuộc về vốn đầu tư của nước ngoài do Thái Nguyên thu hút được những dự án lớn vốn đầu tư của nước ngoài (Tập đoàn Samsung và hàng loạt các dự án phụ trợ kèm theo). Trong thời gian qua, công tác thu hút đầu tư của tỉnh được đẩy mạnh, Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong 5 năm, Thái Nguyên đã thu hút được trên 600 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt trên 200.000 tỷ đồng, trong đó có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số dự án đầu tư lớn, trọng điểm về công nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất như: Thiết bị điện tử của Tập đoàn công nghệ cao Samsung; Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; Cán Thái Trung; Khai thác mỏ sắt Tiến Bộ; Nhiệt điện An Khánh...chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Không chỉ thu hút mãnh mẽ đầu tư nước ngoài phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất, Thái Nguyên còn thu hút và sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn ODA chủ yếu từ Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, cung cấp điện nước, an sinh xã hộiqua đó dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế vì mục tiêu CNH-HĐH vào năm 2020. 2.1.3.5. Đường lối chính sách Nhằm mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng TDMNBB, tỉnh luôn chú trọng đưa ra những chính sách phát triển KT-XH nói chung và liên quan đến việc TCKGLTKT nói riêng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nổi bật là chính sách phát triển kinh tế - xã hội thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chính sách xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135); chính sách phát triển hệ thống giao thông đường bộ; chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kết hợp xóa đói, giảm nghèo; chính sách phát triển các khu công nghiệp;Tất cả những chính sách đó đã có những tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 70 động tích cực, tạo được sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vì mục tiêu CNH-HĐH. 2.1.3.6. Thị trường Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông, tạo ra thị trường nội địa quan trọng. Đời sống dân cư đang dần được nâng cao nên nhiều nhu cầu mới nảy sinh tạo điều kiện cho thị trường càng sôi động. Bên cạnh đó, với vị trí là trung tâm của vùng Việt Bắc tiếp giáp với nhiều tỉnh, với thủ đô Hà N ội, Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường ra bên ngoài. Đồng thời, nhu cầu lớn đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mức độ đa dạng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của dân cư và các doanh nghiệp sẽ kích thích mạnh sản xuất trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh khá rộng, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước. Các tỉnh lân cận như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng sơn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng của tỉnh. Thái Nguyên còn xuất khẩu các sản phẩm như chè các loại, sản phẩm may mặc, thiếc, quặng đa kim, thiết bị điện tử,Thị trường thế giới có vai trò cực kỳ to lớn, nhất là đối với các sản phẩm điện tử của tập đoàn Samsung. 2.1.3.7. Mối quan hệ kinh tế liên vùng Là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh ĐBSH, đồng thời, Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh thuộc vùng TDMNBB (nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hay, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế), những vùng này không chỉ là thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn là nơi để Thái Nguyên học tập, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế. Với vị trí địa lí thuận lợi, Thái Nguyên có khả năng liên kết chặt chẽ với ĐBSH và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Thái Nguyên cùng với Bắc Giang và Phú Thọ sẽ là những địa bàn tập trung phát triển công nghiệp nằm trong quy hoạch “Vùng thủ đô”. Dự kiến tới năm 2050, Vùng thủ đô sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Với hạt nhân và sức lan tỏa mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội, không gian kinh tế của “Vùng thủ đô” ngày càng mở rộng. Với xu thế đó, Thái Nguyên cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, trong tương lai, bộ phận lãnh thổ phía nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 71 của Thái Nguyên sẽ có điều kiện phát triển thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, nhận được sự hỗ trợ về vốn, khoa học - kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ vào các ngành kinh tế của tỉnh. 2.1.3.8. Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng cho phép Thái Nguyên tiếp cận và ứng dụng dễ dàng hơn nhiều với những thành tựu KH-CN hiện đại của thế giới, các phương thức quản lý và kinh doanh hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ của các tập đoàn đa quốc gia, quốc tế... Đồng thời, sẽ giúp tỉnh tạo lập môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là thúc đẩy, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại sẽ được đẩy mạnh; dòng đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn sẽ ngày càng được mở rộng. Vấn đề đặt ra đối với nước ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng là phải có các chính sách phù hợp và điều hành linh hoạt hơn để tận dụng được những cơ hội mới của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, vượt qua thách thức, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, từng bước khắc phục sự tụt hậu về kinh tế. Với những nỗ lực trong giai đoạn 2010 - 2015, Thái nguyên có vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng mạnh. Trong số gần 700 dự án đầu tư, tỉnh đã thu hút trên 50 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là trên 7 tỷ USD, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, đã thu hút được 8 dự án FDI. Nổi bật trong các dự án có nguồn vốn FDI lớn đó là: Dự án Nhà máy điện tử Samsung - Thái Nguyên của Tập đoàn Samsung Electronic Hàn Quốc và Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo do Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo liên doanh với Tập đoàn Công nghệ cao hàng đầu thế giới H.C Starck (Đức). 2.1.4. Đánh giá chung 2.1.4.1. Thuận lợi Thái Nguyên có vị trí điạ lý dễ dàng thiết lập các mối liên hệ kinh tế với các địa phương trong cả nước cũng như mở rộng mối giao lưu kinh tế quốc tế, góp phần đưa tỉnh trở thành địa phương có điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, khoa học kỹ thuật. Khí hậu, địa hình, đất đai của tỉnh có nhiều đặc thù , tạo điều kiện thuâṇ lơị cho viêc̣ TCKGLTNN phát triển theo thế maṇh của từng tiểu vùng kinh tế và tạo thế liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 72 hoàn trong TCKGLTKT. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh có quy mô lớn, đa dạng về chủng loại, là điều kiện cốt yếu để phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng là tiền đề xây dựng các KCN, đồng thời có quỹ đất rộng, tạo điều kiện để tổ chức sản xuất và bố trí các hình thức TCKGLTKT. Với quy mô dân số đông, dân cư cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên và sẵn sàng hợp tác, có ý thức cộng đồng cao sẽ là nguồn cung cấp lao động dồi dào, hứa hẹn thị trường lao động nhiều tiềm năng nếu tỉnh biết khai thác và phát huy, đặc biệt là việc lưu giữ và sử dụng đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật và sức khỏe tốt. Mạng lưới giao thông của tỉnh có đầy đủ các loại hình, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền khu vực TDMNBB với thủ đô Hà Nội và các tỉnh ĐBSH. Mạng lưới giao thông góp thêm điều kiện thuận lợi cho tỉnh khai thác tài nguyên, giao lưu phát triển kinh tế, gắn kết các hình thức TCKGLTKT và thu hút các dự án đầu tư. Trong bối cảnh phát triển kinh tế của cả nước theo hướng hội nhập đã tạo cơ hội để Thái Nguyên mở rộng thị trường hàng hóa, chuyển giao KH - CN, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, kinh doanh và thu hút vốn đầu tư cho việc triển khai các hình thức TCKGLTKT. 2.1.4.2. Khó khăn, thách thức Bên cạnh những thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung, TCKGLTKT nói riêng, Thái Nguyên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là: Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất của tỉnh chưa đồng bộ, mạng lưới giao thông vận tải kém phát triển tại khu vực phía bắc của tỉnh, làm cho việc khai thác tài nguyên khó khăn, giao thương bi ̣ haṇ chế, dâñ tới không hấp dâñ đầu tư hoăc̣ đầu tư kém hiêụ quả, cản trở đến việc xây dựng và triển khai các hình thức TCKGLTKT. Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh, hiện tượng “chảy máu chất xám” đang diễn ra khá phổ biến, làm cho tình trạng thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật càng trở nên trầm trọng hơn, gây trở ngại lớn cho phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Khả năng tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế còn bé, vốn xã hội được huy động để đầu tư phát triển kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Các đề tài ứng dụng KH-CN có hiệu quả trong việc phát huy các tiềm năng lợi thế của tỉnh còn khiêm tốn, là những thách thức lớn đòi hỏi tỉnh Thái Nguyên phải vượt qua, nếu không nền kinh tế trở nên tụt hậu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 73 2.2. Hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Khái quát chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Trong giai đoạn 2010 - 2014, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, có nhiều sự biến động, song tình hình kinh tế - xã hội Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có bước đột phá ngoạn mục với nhiều chỉ tiêu đạt cao, đưa Thái Nguyên trở thành địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Thái Nguyên là một tỉnh có nền kinh tế còn non trẻ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để mở rộng quy mô nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá thực tế) tăng liên tục, từ 21.466,1 tỉ đồng năm 2010 lên 43.791,7 tỷ đồng năm 2014. Hình 2.6: GDP và tốc độ tăng trƣởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 [2] Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2014 đạt trên 10%, cao hơn 4,6% so với mức bình quân chung của cả nước (tương ứng của cả nước là 5,86%). Sự tăng trưởng GDP đã góp phần cải thiện GDP/người từ 19,0 triệu đồng (năm 2010) lên 37,3 triệu đồng (năm 2014), đứng thứ nhất vùng TDMNBB. Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2012 2014 1 Dân số trung bình 1000 người 1.131,3 1.149,1 1.173,2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 74 2 GDP (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 21.466,1 24.931,3 31.777,3 3 GDP/người Nghìn đồng 18.975,0 28.426,0 37.326,0 4 Thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng 6.204,9 8.671,2 10.384,3 5 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 5.777,1 8.166,0 9.543,2 6 Lương thực bình quân đầu người Kg/người 367 386 379 7 Tỷ lệ hộ nghèo % - - 9,06 8 Giá trị hàng hóa xuất khẩu Triệu USD 98,9 136,5 8.966,8 9 Giá trị hàng hóa nhập khẩu Triệu USD 301,3 383,5 8.150,8 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015 2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Ngành công nghiệp - xây dựng vẫn là ngành có tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh và tăng liên tục từ 39,5% năm 2010 lên 44% năm 2014. Ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP đã có những biến động thất thường, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá trong tổng sản phẩm của tỉnh (chiếm 37% năm 2014). Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần tỷ trọng khá nhanh, từ 22,4% năm 2011 xuống còn 19% năm 2014. Hình 2.7: Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 [2] 2.2.1.3. Sự phát triển của các ngành kinh tế a. Nông - lâm và thủy sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 75 Nông - lâm và thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và đang được phát triển theo hướng khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. GTSX theo giá thực tế tăng từ 2.873 tỉ đồng năm 2005 lên 7.605 tỉ đồng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_khong_gian_lanh_tho_kinh_te_tinh_thai_nguye.pdf
Tài liệu liên quan