Luận văn Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ - Từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN.I

LỜI CẢM ƠN . II

MỤC LỤC.III

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. VII

DANH MỤC BẢNG.VIII

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .VIII

MỞ ĐẦU.1

1.Lý do chọn đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .8

7. Kết cấu của luận văn.8

CHƯƠNG . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO

DỤCPHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .9

1.1. Khái quát chung về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật.9

1.1.1. Khái niệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật .9

1.1.2. Mục đích, yêu cầu của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật .11

1.1.3. Đặc điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật.15

1.2. Khái quát về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an

toàn giao thông đường bộ .16

1.2.1. Khái niệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn

giao thông đường bộ .16

1.2.2. Chủ thể, đối tượng của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật

tự an toàn giao thông đường bộ .18

1.2.3. Nội dung, hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự

an toàn giao thông đường bộ .21

pdf129 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ - Từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trực thuộc tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác bảo đảm TTATGT, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT tới sỹ quan, chiến sỹ trong toàn đơn vị. - Sở Thông tin và Truyền thông: + Chủ trì, thực hiện các nội dung về tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn giao thông (triển lãm ảnh, tiểu phẩm, phim ngắn, truyện tranh,...) phù hợp với các nhóm đối tượng. + Phối hợp với Ban an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, xây dựng các chương trình cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, tổ chức tuần an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông, triển lãm tranh ảnh tại các bến xe, khu dân cư, trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; - Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục: + Chủ trì, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh thực hiện lồng ghép giảng dạy, tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh; + Chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, cảnh sát giao thông tỉnh thực hiện tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh. 50 + Phối hợp với Ban An toàn giao thông tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho giáo viên, nghiên cứu xây dựng chương trình “Đường đến trường an toàn - đường về nhà an toàn”; phát động, hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho học sinh. - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên phối hợp với các đơn vị đưa tin, bài, phóng sự về an toàn giao thông, các hoạt động tuyên truyền, tuần an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông,... - Sở Y tế: phối hợp với các Sở, Ban ngành khác thực hiện đào tạo kỹ năng cấp cứu ban đầu cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an xã đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, tình nguyện viên và người dân sống dọc tuyến đường. - Các cơ quan, tổ chức khác: + Các Sở, Ban ngành khác theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác phối hợp thực hiện PBGDPL về TTATGT đường bộ. + UBND huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung của PBGDPL về TTATGT đường bộ thuộc địa bàn quản lý. + Các tổ chức Chính trị - Xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. + Các cơ quan, tổ chức đoàn thể khác chủ động tuyên truyền PBGDPL về TTATGT đường bộ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức ký cam kết cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không vi phạm Luật Giao thông. Tóm lại, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tổ chức PBGDPL nói chung và về pháp luật TTATGT đường bộ nói riêng phù hợp với điều kiện, nhiệm vụ của địa 51 phương, cơ quan, đơn vị theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, Ngành liên quan, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh. Như vậy, đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, hoạt động tổ chức PBGDPL đã được các ngành, các tổ chức hội đoàn thể quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức, tuy nhiên đối với cấp huyện do không có cơ quan chuyên trách thực hiện công tác bảo đảm TTATGT nên hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT ít được quan tâm. Hàng năm chủ yếu tập trung vào hoạt động ra quân hưởng ứng vào Tháng ATGT (Tháng 9), còn lại phân giao kinh phí cho các tổ chức hội đoàn thể và lực lượng công an huyện chủ động thực hiện việc tuyên truyền, nên không tạo ra sự thống nhất, đồng bộ. Việc triển khai của các ngành, đoàn thể hầu như không có sự quan tâm, giám sát của Ban ATGT các huyện, thành, thị. Đối với cấp xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền cuối cùng và gần dân nhất nhưng cấp ủy, chính quyền các địa phương không quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho người dân gần như không được triển khai thực hiện. Hoạt động PBGDPL ở cấp cơ sở chỉ phụ thuộc vào các hoạt động tuyên truyền về cơ sở của cấp tỉnh và cấp huyện, do vậy một năm cấp tỉnh cũng chỉ tổ chức được 20 – 30 cuộc tuyên truyền PBDGPL về cơ sở/180 xã, phường, thị trấn nên không đáp ứng được nhu cầu. 2.2.3. Nội dung, đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên Việc định hướng các nội dung cần tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua về cơ bản là phù hợp, bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương; phù hợp với yêu cầu của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Từ đó các cấp, các ngành đã tập trung vào những chủ đề thiết thực, các văn bản pháp luật liên 52 quan mật thiết tới đời sống của người dân, cộng đồng; lấy tiêu chí đặc điểm địa bàn và đối tượng làm cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch PBGDPL về TTATGT đường bộ, gắn công tác PBGDPL với thực tiễn chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ. Tuỳ theo yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào nhu cầu thực tế, thời gian qua hàng ngàn văn bản pháp luật quan trọng về TTATGT đường bộ đã được PBGDPL đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân trên địa bàn, tập trung chủ yếu vào những nhóm cơ bản: nhóm các văn bản pháp luật về TTATGT đường bộ tác động trực tiếp, liên quan mật thiết tới đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm các văn bản luật, văn bản dưới luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành; nhóm các văn bản pháp luật vừa mới được cơ quan có thẩm quyền ban hành sắp có hiệu lực hay vừa mới có hiệu lực. Nhận thức đầy đủ về các nhóm nội dung PBGDPL về TTATGT đường bộ, thời gian qua Ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Cơ quan công an chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch PBGDPL về TTATGT đường bộ hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn, trong đó xác định các nhóm đối tượng cụ thể: PBGDPL về TTATGT đường bộ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở: xác định nhóm đối tượng trên là những người hàng ngày trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các công việc thuộc bộ máy nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân... đảm bảo tính trung thực trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. Do vậy, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đặc biệt chú trọng và thường xuyên quán triệt, phổ biến các văn bản pháp luật về TTATGT đường bộ cho đội ngũ này. Xuất phát từ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở mỗi cấp, mỗi ngành là khác nhau nên nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT đường 53 bộ cũng mang tính đa dạng. Tùy theo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của từng ngành, đơn vị mà phổ biến, giáo dục các nội dung văn bản pháp luật liên quan đến TTATGT đường bộ khác nhau, cụ thể như: PBGDPL về TTATGT đường bộ cho nhóm quảng đại quần chúng nhân dân: đây là lực lượng đông đảo, chiếm số đông trong xã hội gồm nhiều thành phầnkhác nhau, nên trong quá trình tổ chức triển khai tuyên truyền các nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ đã có sự chủ động trong việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục thích hợp. Thời gian qua, Ban An toàn giao thôngtỉnh đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật về TTATGT như: - Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ tới người dân một số nội dung sau: (1) tuyên truyền về văn hóa giao thông; quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; (2) thực hiện nghiêm túc về quy định nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới; (3) đội mũ bảo hiểm cho bản thân và trẻ em khi đi môtô, xe máy; (4) các kỹ năng phòng tránh va chạm khi tham gia giao thông như: phòng va chạm với xe đi cùng chiều phía trước, khi giao lộ, đang vượt, kiểm tra xe; (5) thông tin thực trạng về công tác an toàn giao thông trong những năm qua, (6) phổ biến, quán triệt các Chỉ thị, nghị quyết, Chương trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đảm bảo TTATGT của các năm. - Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố và 3 đơn vị trực thuộc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền cho cán bộ, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện tốt các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, ký kết chương trình phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục 54 cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định Luật Giao thông đường bộ; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật TTATGT. Tích cực thực hiện và vận động các thành viên trong gia đình thực hiện các quy định về an toàn giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, các hội viên phụ nữ tỉnh đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền viên, góp phần cùng người dân đảm bảo an toàn trong lưu thông, vì hạnh phúc của mỗi gia đình. Thời gian tới, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, điển hình trong công tác tuyên truyền, từng bước xây dựng văn hóa giao thông cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh. - Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với đối tượng đoàn viên, công nhân lao động, tập trung vào 1 số nội dung như: (1) phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về TTATGT nói chung và đường bộ nói riêng; (2) các biện pháp phòng tránh và nguy cơ tai nạn giao thông khi đi bộ sang đường, đi xe đạp, xe đạp điện, đi moto, xe máy; hướng dẫn các kỹ năng giao thông an toàn cho người lao động; (3) tuyên truyền vận động người lao động thực hiện “3 phải” và “3 không” khi đi moto, xe gắn máy (3 phải: phải đội mũ bảo hiểm, phải đi đúng làn đường; phải giảm tốc độ từ đường phụ ra đường chính. 3 không: không lái xa sau khi uống rượu bia, không phóng nhanh vượt ẩu; không chở quá số người quy định); (4) tuyên truyền các chuẩn mực thái độ, hành vi tuân thủ các quy tắc, quy định của pháp luật trong quản lý trật tự đô thị và khi tham gia giao thông. PBGDPL về TTATGT đường bộ cho thanh thiếu niên, học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Thời gian qua, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cơ sở đoàn trực thuộc triển khai công tác PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng Theo đó, các nội dung tuyên 55 truyền được tập trung vào các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi đội ngay từ đầu năm học; vận động đoàn viên, thanh thiếu niên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; tổ chức ký cam kết cho đoàn viên, thanh thiếu niên chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ và xác định đây là tiêu chí để bình bầu, xếp loại thi đua trong năm học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp về chủ đề thi tìm hiểu, diễn đàn về Luật Giao thông đường bộ... Ngoài ra, các đoàn trường THPT, liên đội trường học còn tổ chức kiện toàn các đội thanh thiếu niên xung kích, đội cờ đỏ, đội thanh thiếu niên tự quản TTATGT. Trong đó, các đội thanh thiếu niên xung kích, đội thanh thiếu niên tự quản TTATGT có nhiệm vụ tham gia đảm bảo trật tự TTATGT tại khu vực cổng trường học trước giờ vào học và sau giờ tan trường; tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên không đi xe đạp hàng 3 trở lên khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Tại các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, lực lượng chức năng đã nêu lên những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông, những nỗi đau do tai nạn giao thông để lại và phổ biến các kiến thức pháp luật về TTATGT liên quan như: các quy định về tín hiệu, biển báo hiệu giao thông, độ tuổi và các quy định cần biết khi đi xe máy; một số lỗi vi phạm giao thông mà độ tuổi thanh niên thường mắc phải. Lồng ghép trong quá trình tuyên truyền là những câu hỏi về pháp luật TTATGT giữa báo cáo viên với các em học sinh. Buổi tuyên truyền không chỉ nhằm mục đích trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật TTATGT, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông mà còn nâng cao nhận thức và ý thức khi tham gia giao thông. Và mục đích cao hơn nữa là mong muốn các em học sinh, sinh viên sẽ là những tuyên truyền viên TTATGT tích cực trong cộng đồng. PBGDPL về TTATGT đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân: Đảm bảo TTATGT đã trở thành tiêu chí thi đua trong lực 56 lượng vũ trang của tỉnh Thái Nguyên, và hơn thế, đó đã là một nét đẹp văn hóa của quân nhân trong tỉnh. Qua đó, không chỉ tuân thủ nghiêm pháp luật Nhà nước, Điều lệnh Quân đội nhân dân, mà mỗi cán bộ, chiến sĩ còn phát huy tốt vai trò gương mẫu trong thực hiện phong trào toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT. Các nội dung tuyên truyền, giáo dục được chú trọng như: quy tắc giao thông; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; bảo đảm tốc độ; tác hại của việc lạm dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; hậu quả do tai nạn giao thông để lại Ngoài công tác giáo dục, tuyên truyền, cấp ủy, chỉ huy các cấp còn đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quân nhân và phương tiện tham gia giao thông; tăng cường công tác kiểm định, kiểm tra hệ số an toàn ô tô, xe máy, bảo dưỡng định kỳ, chủ động khắc phục các sự cố kỹ thuật. Đối với các phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quá thời hạn sử dụng thì kiên quyết loại bỏ, không cấp phép lưu hành. PBGDPL về TTATGT đường bộ cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh: Với mục tiêu quan trọng là phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức một số hội nghị nhằm mục đích thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động vận tải, công tác đăng ký, đăng kiểm. Nhất là kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa. Qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, chủ phương tiện, người lái xe, nhân viên phục vụ khi tham gia giao thông với mục đích đảm bảo an toàn cho hành khách và người tham gia giao thông. Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải nghiêm túc, thực hiện việc tuyên truyền TTATGT cho đội ngũ lái xe, nhân viên của đơn vị bằng nhiều hình thức; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của đội ngũ lái xe, nhân viên của đơn vị để kịp thời động viên, hỗ trợ. Tránh để xảy ra trường hợp do ức chế trong cuộc 57 sống ảnh hưởng đến quá trình lái xe của tài xế,nhằm góp phần đảm bảo TTATGT và kéo giảm tai nạn giao thôngtại tỉnh Thái Nguyên. Cũng tại hội nghị, các chủ doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã ký cam kết chấp hành quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô với nội dung: chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh; chấp hành luật giao thông đường bộ; cam kết duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; cam kết không cho lái xe chở quá tải, quá số người quy định. Nếu đơn vị, đội ngũ lái xe vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có trách nhiệm cho nhân viên lái xe của mình ký cam kết,chấp hành các quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện, như: cam kết chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan về trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nghiêm quy định về nồng độ cồn, không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; không phóng nhanh, vượt ẩu, không chạy quá tốc độ cho phép... Tóm lại, nội dung PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ; trong đó tập trung vào các quy định của pháp luật về an toàn giao thông mới được ban hành (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), trách nhiệm của người tham gia giao thông; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị tuyên truyền sâu rộng đến các cơ sở xã, phường, thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về TTATGT và hậu quả của tai nạn giao thông đối với gia đình và xã hội. Qua đó, các nhóm đối tượng như cán bộ, công chức; người dân và thanh niên, học sinh, sinh viên – những người trực tiếp và thường xuyên tham gia giao thông có ý thức chấp hành nghiêm các quy định về TTATGT nhằm kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông. 58 2.2.4. Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên Trong những năm qua, hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được đẩy mạnh triển khai có hiệu quả nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với địa bàn, đối tượng đã có tác động tích cực không nhỏ đến nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điển hình có các hình thức: 2.2.4.1. Tuyên truyền miệng Đây là hình thức PBGDPL khá đặc biệt bởi nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác, là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ. Tuyên truyền miệng về pháp luật được hiểu là hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cũng như kinh nghiệm của nhiều tỉnh khác cho thấy PBGDPL nói chung và pháp luật và TTATGT đường bộ nói riêng là công việc chung của toàn xã hội, cần đa dạng về hình thức hoạt động, chủ thể thực hiện phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng trong đó tuyên truyền miệng về pháp luật là một kênh không thể thiếu để hỗ trợ và lồng ghép PBGDPL về TTATGT đường bộ. Đây là hình thức tuyên truyền được chú trọng và áp dụng khá phổ biến, linh hoạt trong hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ thời gian qua, bởi là hình thức tuyên truyền linh hoạt, nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào với số lượng người nghe không bị hạn chế. 59 Khi thực hiện việc tuyên truyền miệng, người nói có đủ điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền. Chính vì vậy, hàng năm trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hàng trăm các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn thu hút sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn người. Điển hình như: - Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh đã phối hợp với các trường học, các doanh nghiệp, địa phương trong toàn tỉnh tuyên truyền phổ biến để người dân thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ và an toàn giao thông. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, đã tổ chức hơn 350 buổi với khoảng 167.800 lượt người tham gia, tặng 398 phần quà và 100 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuyên truyền lưu động trên địa bàn tỉnh được hơn 3000 đợt với 10.396 giờ, trong đó tập trung nhóm các đối tượng học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, công nhân các khu công nghiệp, người dân tại các xã, phường trong tỉnh - Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, xây dựng tiêu chí mô hình “văn hóa giao thông” gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đưa văn hóa giao thông tuyên truyền đến từng bản, làng, thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư; tổ chức phát động thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”. Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền theo chủ đề như: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Đi đúng làn đường, phần đường quy định”; “Lái xe chấp hành quy định về tốc độ”; “Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Phòng chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”. - Phối hợp với Mặt trận tổ quốctỉnh tuyên truyền về “Vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”;Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh cuộc vận động động “cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo đảm 60 TTATGT”; Hội Liên hiệp phụ nữ với cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”; Hội Cựu chiến binh về thực hiện cuộc vận động “Hội cựu chiến binh tham gia giữ gìn TTATGT”; Liên đoàn Lao động về đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông trong công nhân, viên chức và người lao động; Tỉnh đoàn về triển khai thực hiện Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên tham gia giữ gìn TTATGT giai đoạn 2015 – 2020; phối hợp với Báo Thái Nguyên, Đài PT-TH, báo mạng, các cơ quan, đơn vị, các Hội đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng rượu bia đối với sức khỏe của con người và đối với người tham gia giao thông; về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy. - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: đã thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về an toàn giao thông hàng tháng, thông qua hội nghị báo cáo viên, đã lồng ghép thông tin tình hình an toàn giao thông và định hướng thực hiện công tác an toàn giao thông cho đội ngũ báo cáo viên. Từ năm 2015 - 2019, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức hơn 70 cuộc giao ban công tác dư luận xã hội. - Sở Tư pháp: tổ chức 530 cuộc tuyên truyền lồng ghép cho 340.000 lượt công chức, viên chức, người lao động và học sinh với nội dung cảnh báo nguy cơ, nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông. 2.2.4.2. Tổ chức hội thi Hình thức này là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấpdẫn và hiệu quả, chính vì vậy nó được sử dụng nhiều trong thực tế cho nhiều cơ quan, đơn vị và nhiều đối tượng khác nhau. Trong giai đoạn 05 năm (2015 - 2019), toàn tỉnh đã tổ chức, phát động, hưởng ứng được 70 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, bao gồm cả thi viết, thi vấn đáp và bằng hình thức sân khấu hóa về pháp luật TTATGT đường bộ. Đặc biệt, loại hình sân khấu hóa luôn được đặc biệt hưởng ứng và mong chờ từ phíanhân dân.Và thực tế cho thấy thi tìm hiểu pháp luật thông qua loại hình sânkhấu hóa luôn đem lại kết quả cao trong công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ ở tỉnh Thái Nguyên. Có cuộc thi 61 được triển khai từ cơ sở đến tỉnh, nhưng cũng có cuộc thi do điều kiện, tính đặc trưng chỉ được tổ chức riêng ở cấp huyện hoặc cấp xã. Tiêu biểu có các cuộc thi như: - Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổ chức thi tìm hiểu, hội thi kiến thức pháp luật về Luật Giao thông đường bộ; đưa tiêu chí chấp hành pháp luật giao thông vào tiêu chuẩn xét thi đua đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. - Ban An toàn giao thông phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền hội thi qua các năm như:“Tuyên truyền viên giỏi về ATGT”, thi “Tìm hiểu Luật giao thông trực tuyến”; thi “Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ - lái xe an toàn”; thi “Kỹ năng thực hành lái xe an toàn”; tìm hiểu Luật Giao thông và tổ chức “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông”; hội thi “Giữ gìn xe tốt - lái xe an toàn” cho đội ngũ lái xe Quân đội; Hội thi “Lái xe giỏi – an toàn” cho các lái xe của các doanh nghiệp vận tải hành khách; thi báo viết với chủ đề “Vì an toàn giao thông Thái Nguyên” từ 2015 - 2018 Qua cuộc thi, những nội dung phápluật về TTATGT đường bộ được truyền tải đến các đối tượng một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễnhớ. Trong cuộc thi có thể lồng ghép các tiết mục văn nghệ liên quan đến lĩnhvực giáo dục pháp luật vừa giúp người dân giải trí vừa giúp họ nâng cao kiếnthức pháp luật. Tuy nhiên, với hình thức này cần được đầu tư cả về vật chất lẫncon người thì mới thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. 2.2.4.3. Biên soạn và phát hành tài liệu Hoạt động biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ ởtỉnh Thái Nguyên được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thựchiện thường xuyên, liên tục trong những năm qua. Ban An toàn giao thông trong 05 năm đã cấp phát về cơ sở 3.500 tờ áp phích, 556.000 tờ rơi tuyên truyền an toàn giao thông, trên 4.000 biểu ngữ, pa 62 nô, v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_pho_bien_giao_duc_phap_luat_ve_trat_tu_an_t.pdf
Tài liệu liên quan