Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI . 8

1.1. Nhận thức chung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. 8

1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. 19

Kết luận Chương 1 . 28

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 29

2.1. Khái quát chung về quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và tình hình quản

lý và sử dụng đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 29

2.2. Thực trạng khiếu nại và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu

nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 34

Kết luận Chương 2 . 52

CHưƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI CỦA

QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 54

3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về

đất đai. 54

3.2. Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về

đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội . 60

3.3. Một số kiến nghị . 76

Kết luận chương 3 . 79

KẾT LUẬN . 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 82

pdf91 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời dân sau khi bị thu hồi đất. Các biện pháp bảo đảm đất sau khi thu hồi được sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn, đảm bảo được giá trị sản sinh từ đất bị thu hồi. Thứ ba, khiếu nại liên quan đến việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số lỗi thường gặp đó là cấp sai vị trí, diện tích, loại đất; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự thủ tục, 36 khiếu nại về nghĩa vụ tài chính khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, khi được công nhận quyền sử dụng đất. Thứ tư, khiếu nại nội dung liên quan đến việc đòi lại đất cũ và khiếu nại quyết định hành chính giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất, tranh chấp đất của cơ sở tôn giáo, thờ tự, tranh chấp đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ. Tính chất khiếu nại về đất đai Thực tiễn cho thấy, hầu hết các khiếu nại liên quan đến đất đai, ban đầu công dân đều có kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự đến Ban tiếp dân của phường hoặc trụ sở tiếp dân của quận. Vụ việc khiếu nại thường diễn biến gay gắt khi có người khiếu nại cho rằng kết quả đối thoại, trả lời, giải thích của cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thoả đáng đối với họ. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người khiếu nại thường tạo ra sức ép đến cơ quan giải quyết, người giải quyết thông qua việc họ gửi đơn nhiều lần, gửi đến nhiều nơi và gửi vượt cấp nhất là trong trường hợp giải quyết không đảm bảo thời gian quy định. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai Tình trạng khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay diễn ra có chiều hướng phức tạp, do một số nguyên nhân chính sau: * Nguyên nhân khách quan Một là, văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai thiếu ổn định, thay đổi thường xuyên và thiếu đồng bộ. Quy định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm không thống nhất với Luật khiếu nại. Trong thời gian ngắn các văn bản pháp luật thay đổi nhiều lần, chưa thống nhất nên khó thực hiện, nhiều điểm quy định không rõ ràng, dẫn đến 37 nhiều cách hiểu khác nhau trong việc tính toán bồi thường giữa cơ quan thi hành nhiệm vụ và đối tượng được hưởng chế độ bồi thường. Hai là, chính sách về đất đai trong bồi thường, tái định cư thu hồi đất còn nhiều bất cập (đặc biệt là chính sách về giá đất). Thực tế chính sách bồi thường đối với đất ở tại một số nơi còn chênh lệch quá lớn so với giá thị trường, làm cho công dân cảm thấy thiệt thòi. Ba là, Hiểu biết về pháp luật nói chung cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Một số trường hợp nghe theo lời kích động, xúi giục của phần tử xấu dẫn đến bức xúc khiếu kiện đông người; một số đối tượng do đòi hỏi quyền lợi cá nhân, mặc dù đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần vẫn cố tình không chấp hành, lợi dụng tính dân chủ của pháp luật vận động lôi kéo, kích động đông người viết đơn khiếu nại gửi nhiều cấp nhiều ngành từ Trung ương đến cơ sở, và các cơ quan thông tin, báo chí nhằm gây dư luận xấu làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Bốn là, việc thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở nhiều nơi không đúng quy định, như ra thông báo giải phóng mặt bằng mà không có quyết định thu hồi đất, không công khai hoặc công khai không đầy đủ quy hoạch sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất, không thông báo trước kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người bị hồi đất, cưỡng chế giải phóng mặt bằng khi chưa giải quyết tốt khâu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của người dân và khi chưa bố trí tái định cư. * Nguyên nhân chủ quan: Một là, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn nhiều yếu kém trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại; còn có biểu hiện ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan cấp trên; nhiều 38 vụ việc giải quyết chưa kịp thời, xem xét giải quyết còn cứng nhắc, chưa thấu tình đạt lý. Hai là, một bộ phận cán bộ, công chức cơ sở năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến sai phạm đặc biệt ở lĩnh vực quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. 2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Căn cứ vào lý luận, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai bao gồm những nội dung sau: Thứ nhất, Ban hành kế hoạch, chính sách, pháp luật để tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Hàng năm, Thanh tra quận tham mưu UBND quận xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định. Định kỳ hàng quý, Thanh tra quận chủ trì phối hợp với UBKT Quận ủy, Văn phòng Quận ủy, Văn phòng HĐND và UBN, Ban tiếp công dân quận đã tham mưu lịch tiếp công dân của Thường trực Quận ủy, HĐND, lãnh đạo UBND quận; Rà soát, kiểm tra, đôn đốc, đề xuất Ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, chỉ đạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế của các đơn vị. - Quyết định số 4404/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 về ban hành nội quy tiếp công dân; Ban tiếp công dân quận thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Thường trực Quận ủy, HĐND, lãnh đạo UBND quận và các phòng, ban chuyên môn tiếp 39 công dân, tiếp nhận, phân loại, đề xuất giải quyết đơn và đôn đốc, theo dõi việc thực hiện của các đơn vị. Hai là, tổ chức bộ máy để tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Theo chức năng, cơ quan tham mưu cho UBND tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là Phòng Thanh tra và Phòng Tài nguyên, môi trường. Bên cạnh đó, Ban thường vụ Quận ủy Quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo: - Quyết định số 546-QĐ/QU ngày 21/12/2010; - Quyết định số 4628-QĐ/QU ngày 16/01/2015; - Quyết định số 733-QĐ/QU ngày 19/01/2016; Ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiệm vụ giúp Quận ủy chỉ đạo, định hướng việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài của các cơ sở, cơ quan, đơn vị thuộc quận theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo tập trung về một đầu mối để xử lý, tránh tình trạng phân tán, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị thuộc quận. UBND quận Quyết định thành lập, ban hành Quy chế Ban tiếp công dân (theo Luật Tiếp công dân năm 2013), hàng năm chú trọng kiện toàn đầy đủ các thành viên của Ban tiếp công dân khi có sự thay đổi nhân sự: - Quyết định số 5789/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 về thành lập ban Tiếp công dân; - Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 về kiện toàn thành viên Ban tiếp công dân; - Quyết định số 2340/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 về kiện toàn thành viên Ban tiếp công dân; 40 Căn cứ các quy định của pháp luật, Ủy ban Nhân dân quận giao cho các cơ quan, như: Thanh tra, phòng Tư pháp, phòng Tài nguyên và môi trường, Ban tiếp công dân trực thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân quận, Ban Giải phóng mặt bằng phối hợp tham gia giải quyết khiếu nại về đất đai. Với đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các phòng, ban như vậy, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong những năm qua đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Ba là, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai. Kết quả tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có thể được xem là quá trình “hiện thực hoá” quyết định giải quyết khiếu nại. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo giá trị của toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại. Về cơ bản các quyết định hành chính ban hành đều hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn luật vào thực tiễn, vẫn còn một số quyết định hành chính được ban hành chưa đúng trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân như: quyết định thu hồi đất, một số quyết định giao đất trái thẩm quyền, công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chưa chính xác...vv Đại bộ phận công dân trên địa bàn quận đã chấp hành nghiêm các quyết định hành chính về đất đai nhất là các quyết định về thu hồi đất; do vậy đã tạo ra quỹ đất sạch để thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn của quận, như: khu đô thị, các dự án cải tạo ao hồ, xây dựng chung cư, đường giao thông, điện, nước...vv Trong quá trình thực hiện các quyết định hành chính về đất đai nhất là các quyết định thu hồi đất để phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội yêu cầu điện tích thu hồi đất lớn; do đó ảnh hưởng trực tiếp 41 đến đời sống, việc làm của một bộ phận dân cư dẫn đến việc khiếu nại của người dân; Tính từ 01/7/2012 đến 01/7/2016, UBND quận Đống Đa đã thực hiện 12/12 quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, trong đó có 08 quyết định giải quyết khiếu nại đạt tỷ lệ 100%. Ví dụ: - Quyết định số 5668/QĐ-CTUBND ngày 04/11/2014 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của ông X (phường Ngã Tư Sở) khiếu nại quyết định phê duyệt phương án số 2651/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 của UBND quận. Ngày 08/5/2015, UBND quận Đống Đa có Quyết định số 1650/QĐ- UBND v/v phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với chủ sử dụng đất bị thu hồi là ông X. Ông X được bổ sung thêm 818.056.969 đồng và 01 căn hộ tái định cư. - Quyết định số 877,878/QĐ-CTUBND ngày 03/3/2015 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của bà Y và A (phường Phương Mai) khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không đúng pháp luật, không ban hành quyết định thu hồi đất, không được xét mua nhà tái định cư. Ngày 13/10/2015, UBND quận Đống Đa đã có Quyết định số 4750, 4748/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ đối với chủ sử dụng đất là bà Y và A. Tại phương án điều chỉnh bổ sung, bà Y được bổ sung thêm 10.889.000 đồng và được xét mua 01 căn hộ tái định cư, bàA được bổ sung thêm 22.453.000 đồng. - Quyết định số 5664,5665,5666,5667/QĐ-CTUBND ngày 04/11/2014 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của ông, bà A,B, C,D, khiếu nại việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất. Ngày 09/6/2015, UBND quận có 04 Quyết định phê duyệt điều chỉnh nội dung xác nhận nguồn gốc đất của chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi giải 42 phóng mặt bằng Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội-Dự án II đối với các chủ sử dụng đất tại các địa chỉ N (phường Phương Mai). Nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn giữ nguyên theo phương án đã được phê duyệt tại quyết định ngày 18/12/2013 của UBND quận. - Quyết định số 992/QĐ-CTUBND ngày 19/4/2016 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của bà A, khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tài sản bồi thường, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Ngày 21/3/2016, Chủ tịch UBND quận đã có Quyết định số 756/QĐ- CTUBND về việc đính chính Quyết định số 5254/QĐ-CTUBND ngày 11/11/2015. Qua giải quyết khiếu nại bổ sung số tiền bồi thường hỗ trợ cho công dân là 884.970.969 đồng và 02 căn hộ tái định cư, chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm 04 tập thể và 07 cá nhân để xảy ra sai phạm. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai Các cấp chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn quận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật của Nhà nước đối với cơ sở, nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức pháp luật của cán bộ và Nhân dân. Quận cũng đã tổ chức triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại phong phú, đa dạng và gắn liền với công việc chuyên môn của đơn vị như: Tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp thông qua việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi, toạ đàm, phát hành các tờ rơi, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Công tác hoà giải tại cơ sở được chính quyền cấp cơ sở chú trọng và ngày càng được quan tâm, hoà giải không phải để đối phó, cho xong trình tự, mà đã được khai thác và phát huy hiệu quả, nhờ đó đã chấm dứt rất nhiều đơn 43 thư khiếu kiện ngay từ cơ sở. Không những thế, nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, liên quan đến tôn giáo, khiếu nại đông người ở các địa phương có dự án thu hồi đất đã giải quyết cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Năm là, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai.. Định kỳ hàng quý, Thanh tra quận chủ trì phối hợp với UBKT Quận ủy, Văn phòng Quận ủy, Văn phòng HĐND và UBN, Ban tiếp công dân quận đã tham mưu lịch tiếp công dân của Thường trực Quận ủy, HĐND, lãnh đạo UBND quận; Rà soát, kiểm tra, đôn đốc, đề xuất Ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, chỉ đạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế của các đơn vị. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của các cấp ủy, chính quyền của các cơ quan khối nội chính trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi trọng. Các đồng chí lãnh đạo quận và các đơn vị đã phân công tiếp công dân theo định kỳ, đột xuất; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân, đã hạn chế đơn khiếu nại, tố cáo. 2.2.3. Đánh giá chung việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thứ nhất, kết quả đạt được Nhìn chung, các đơn vị thuộc UBND quận đã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 15/9/2014 của UBND Thành phố, Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2003 của Thanh tra Chính phủ về rà soát các vụ khiếu nại tố cáo tồn đọng, Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2012 của UBND Thành phố. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tổ chức bộ máy thường xuyên được củng cố, kiện 44 toàn. UBND quận Đống Đa đã triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, xác định đây không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng; đã huy động được sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Quận đến cơ sở, nhất là việc xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp nhằm giữ vững an ninh trật tự, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Quận Đống Đa. Lãnh đạo UBND quận Đống Đa duy trì nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm hàng tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, đồng thời giúp lãnh đạo UBND Quận tiếp thu ý kiến của công dân, chỉ đạo xem xét, kết luận, quyết định giải quyết chính xác các vụ việc, yêu cầu các đơn vị tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, nhất là trong việc phối hợp giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp. Để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo, lãnh đạo UBND quận đã chỉ đạo tăng cường tiếp và đối thoại với công dân, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo, nghiêm túc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, quyết định xử lý tố cáo. Về cơ bản, việc giải quyết khiếu nại tố cáo ở các đơn vị được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo khách quan, chính xác, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đã có chuyển biến tích cực qua từng năm, chất lượng giải quyết các vụ việc được nâng lên. Bên cạnh đó, công tác hòa giải cũng được UBND quận quan tâm, thực hiện. Thông qua tuyên truyền, vận động và giải thích pháp luật, nhiều công dân đã hiểu và tự giác chấp hành quy định của các cơ quan có thẩm quyền, rút đơn khiếu nại. Tính dân chủ trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội luôn được chú trọng thực hiện. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân quận và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các phường 45 đã bố trí thời gian nhiều hơn cho công tác đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại trước khi quyết định giải quyết. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan tham mưu trong việc chuẩn bị và công khai trình tự thủ tục đối thoại trước khi đi vào đối thoại, để cuộc đối thoại có chất lượng, hiệu quả. Số lượng các vụ việc giải quyết khiếu nại có sự tham gia của luật sư ngày càng nhiều, sự tham gia của luật sư đã tạo điều kiện thuận lợi trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại với việc bình đẳng trong nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại và các bên liên quan. Giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn quận được tiến hành theo trình tự giải quyết khiếu nại do cơ quan có thẩm quyền ban hành, công khai trên trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin của địa phương và niêm yết tại trụ sở tiếp dân của các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị. Đây là việc cụ thể hoá thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại của Luật Khiếu nại và các văn bản pháp luật có liên quan. Đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính Nhà nước. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính Nhà nước, đồng thời giúp người khiếu nại chủ động trong việc làm của mình, hạn chế việc người dân tìm hiểu thông tin ở những kênh không chính thức, dễ bị bóp méo thông tin, bị lôi kéo, kích động dẫn đến khiếu kiện đông người, phức tạp. Thông qua việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai trong hoạt động quản lý Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai đã phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại trong chính sách phát luật về đất đai, cần phải ban hành các văn bản tháo gỡ hoặc xin ý kiến, đặc biết đối với việc triển khai thực hiện các dự án lớn có thu hồi đất của công dân. Cũng thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai, đã phát hiện kịp thời những tiêu cực, vi phạm trong công tác của cán bộ cấp 46 cơ sở làm công tác chuyên môn nghiệp vụ để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền; ổn định an ninh, trật tự, phát triển kinh tế- xã hội. Nguyên nhân của những ưu điểm Một là, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ quận đến cơ sở một cách sát sao, quyết liệt trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai Hai là, do lãnh đạo các cấp các ngành (đặc biệt là của người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết) tăng cường đối thoại (đặc biệt với các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài), để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, chống căn bệnh quan liêu, xa dân. Ba là, sự kiên quyết của chính quyền quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: ban hành văn bàn hành chính, tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến pháp luật, kiện toàn tổ chức tiếp công dân ở tất cả các cấp, các ngành, chú trọng và phát huy vai trò của công tác hoà giải cơ sở. Hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính đã tuân thủ nghiêm các trình tự thủ tục luật định, được cụ thể hoá trong Bộ thủ tục hành chính ở từng cấp và công khai niêm yết để đảm bảo thực hiện một cách thống nhất, có sự giám sát của Nhân dân. Bốn là, chính quyền quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã khai thác và phát huy có hiệu quả vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội, tranh thủ được những ý kiến đóng góp của các ngành, cơ quan cấp trên. Thứ hai, những hạn chế, bất cập trong việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại Việc tiếp công dân ở một số đơn vị phường còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa gắn với công tác giải quyết khiếu nại của công dân, một số ít xã chưa nghiêm túc thực hiện quy định về tiếp dân thường xuyên của lãnh đạo, khiến người dân phải đi lại nhiều lần gây tâm lý bức xúc. 47 Công tác bố trí cán bộ và tổ chức tiếp dân bị xem nhẹ, nên đã không phát huy được vai trò, hiệu quả của công tác tiếp dân. Đôi khi còn có biểu hiện ngại tiếp công dân hay còn có thái độ, tác phong chưa thực sự chuẩn mực trong giao tiếp với công dân. Có nhiều vụ việc lúc đầu thì đơn giản nhưng do không được xem xét, giải quyết kịp thời, đến nơi, đến chốn, khách quan, vô tư; do thái độ của cán bộ giải quyết thiếu tôn trọng người dân mà trở nên căng thẳng, phức tạp, kéo dài, có khi trở thành điểm nóng. Trong công tác xử lý đơn, còn tồn tại việc nhầm lẫn trong việc phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhầm lẫn trong phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cơ quan hành chính và Toà án Nhân dân. Trong quá trình thực thi pháp luật, một trong những trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính là việc đối thoại với người khiếu nại. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng các cuộc đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại còn hạn chế, có nơi giao cho cán bộ thanh tra hoặc cán bộ thụ lý thực hiện việc đối thoại với công dân, đối thoại mang tính đối phó nên không đi được vào bản chất của vấn đề, thậm chí có những vụ việc chưa tổ chức đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật đã ra quyết định giải quyết khiếu nại. Tình trạng người có thẩm quyền giải quyết, người được giao kiểm tra, xác minh còn ngại đối thoại, tiếp xúc với người khiếu nại, không tạo được sự đồng thuận cao đối với các kết luận trong quá trình xác minh các vụ việc có khiếu nại. Vì vậy, các vụ việc giải quyết khiếu nại đi đến giải quyết dứt điểm không nhiều (nhất là đối với giải quyết khiếu nại lần đầu). Việc thực hiện quy trình giải quyết ở nhiều nơi còn chưa tuân thủ các quy định về trình tự. Nhiều vụ việc cán bộ tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại theo phiếu giao việc, không có quyết định thành lập Đoàn thanh tra, hay tổ công tác. 48 Tình trạng quá hạn trong giải quyết khiếu nại về đất đai khá phổ biến, trong đó có công tác thẩm tra, xác minh kéo dài vượt thời hạn là chủ yếu. Chất lượng giải quyết vụ việc của một số đơn vị còn chưa cao, còn hiện tượng giải quyết cho xong thẩm quyền, do vậy vụ việc lại bị công dân tiếp tục khiếu nại lên cấp trên, khiếu nại có tính bức xúc, khiếu nại vượt cấp. Công tác thông tin, báo cáo và quản lý, lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, thiếu triệt để. Từ đó dẫn đến việc người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cơ sở cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền và lại phát sinh ra vụ việc mới. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện pháp luậtvề khiếu nại chưa được thực hiện thường xuyên và nhiều khi có thực hiện nhưng mang tính hình thức, tâm lý nể nang nên kết qủa các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm còn hạn chế. Nhiều địa phương, người có thẩm quyền giải quyết có tâm lý ngại tiếp xúc làm việc với luật sư, người tư vấn pháp luật cho người khiếu nại. Do đó, đôi khi ảnh hướng đến chất lượng giải quyết một số vụ việc. Việc ban hành quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính có thẩm quyền đối với một số vụ việc còn chậm, chưa thể hiện tính khách quan của kết luận thanh tra. Điều này đều do việc thẩm tra xác minh, đề xuất biện pháp giải quyết với cấp có thẩm quyền ở một số vụ việc cụ thể còn hạn chế, thẩm tra chưa đầy đủ nội dung công dân khiếu kiện dẫn đến phải thẩm tra bổ sung làm cho vụ việc bị kéo dài. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực pháp luật ở quậncòn chậm và hạn chế. Từ đó, dẫn đến người khiếu nại 49 tiếp tục gửi đơn với thái độ bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Lãnh đạo của một số phòng ban cấp quận, Ủy ban Nhân dân các phường chưa thấy hết tầm quan trọng, tính chất phức tạp của việc giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng, chưa coi đây là công việc trọng tâm, thường xuyên nên chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp; chưa coi trọng tổ chức thực hiện việc đối thoại, chưa chỉ đạo sát sao và làm tốt công tác hoà giải cơ sở. Chưa phát huy tốt vai tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_thuc_hien_phap_luat_giai_quyet_khieu_nai_ve.pdf
Tài liệu liên quan