MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA HÀNH CHÍNH . 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 8
1.2. Đặc điểm và vai trò của thanh tra hành chính. 18
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra hành chính. 22
1.4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra hành chính . 24
1.5. Phân biệt giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG . 36
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thanh tra hành
chính Bộ Tài nguyên và Môi trường. 36
2.2. Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. 38
2.3. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính tại
Bộ Tài nguyên Môi trường . 47
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC,
HOẠT ĐỘNG THANH TRA HÀNH CHÍNH TẠI THANH TRA BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG . 60
3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính tại
Bộ Tài nguyên và Môi trường. 60
3.2. Các nhóm giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra hành
chính tại Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường . 63
3.3. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vị trí,
vai trò và quyền hạn, nhiệm vụ của thanh tra hành chính . 70
KẾT LUẬN . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75
85 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính từ thực tiễn bộ tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra hành chính chỉ là việc thanh tra trong nội bộ cơ quan hành chính,
nhưng xét theo tính chất thẩm quyền và đối tượng thì thanh tra hành chính
(theo chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan quản lý) có thể xem xét đánh giá
lại các hoạt động thanh tra chuyên ngành (quyết định thành lập đoàn thanh tra
mới; bổ sung thanh tra viên cho vụ việc mà thanh tra chuyên ngành đã làm
v.v). Ở nghĩa này hoạt động của thanh tra hành chính rộng hơn thanh tra
chuyên ngành.
Ba là, về nội dung hoạt động: nội dung của thanh tra hành chính nhằm
xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc (mang tính chất hành
chính). Khi xem xét, thanh tra hành chính có quyền kiến nghị thủ trưởng,
người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp trách nhiệm kỷ luật, khen thưởng
đối với các đối tượng thanh tra (kể cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
thanh tra chuyên ngành). Nhưng nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem
xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn - kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. Khi xem xét, các cơ quan
tiến hành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
- Bốn là, về phạm vi: Đối với hoạt động thanh tra hành chính, thông
thường là việc thanh tra, đánh giá toàn diện, mọi mặt của đối tượng hoặc có
thể giới hạn đánh giá một mặt của đối tượng thanh tra. Còn hoạt động thanh
33
tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra trong phạm vi ngành, lĩnh vực, hoạt
động chuyên môn.
- Năm là, trình tự tiến hành thanh tra: khi tiến hành thanh tra hành
chính phải ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra. Đối với thanh tra chuyên
ngành khi tiến hành thanh tra thì thành lập Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra
viên tiến hành thanh tra độc lập (trình tự mở hơn so với thanh tra hành chính).
- Sáu là, thời hạn thanh tra:
Thời hạn Thanh tra hành chính, cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ
tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì không quá 90 ngày; đối
với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa
phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày.
Cuộc thanh tra do Thanh tra bộ, tỉnh tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp
phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày. Cuộc thanh tra do
Thanh tra Sở, huyện tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài,
nhưng không quá 45 ngày (Điều 45 Luật Thanh tra năm 2010).
Thời hạn thanh tra chuyên ngành: Cuộc thanh tra chuyên ngành do
Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường
hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày; Cuộc thanh tra
chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30
ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày; thời
hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05
ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh
Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ,
Chi cục trưởng thuộc Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn
không được vượt quá 05 ngày làm việc (Điều 56, Luật Thanh tra năm 2010;
Điều 16, Điều 30 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính
34
phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành).
Từ sự phân tích trên cho thấy mặc dù thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành cùng nằm trong hệ thống của thanh tra nhà nước, nhưng chúng
có những điểm khác biệt với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy
nhiên, việc phân định này chỉ mang tính chất tương đối và trên thực tế rất khó
nhận biết đâu là thanh tra hành chính, đâu là thanh tra chuyên ngành vì chúng
đều được tiến hành với cùng pháp nhân công quyền là các cơ quan quản lý
nhà nước nhằm mục đích là đưa hoạt động quản lý của Nhà nước bảo đảm
tính hợp pháp và hợp lý, có hiệu lực, hiệu quả, góp phần làm cho bộ máy
quản lý của Nhà nước hoạt động đúng quỹ đạo và có chất lượng. Vướng mắc
lớn nhất có thể thấy là trong các cuộc thanh tra hiện nay được mang tên là
“thanh tra kinh tế - xã hội”, phần lớn các cuộc thanh tra được gọi là thanh tra
kinh tế-xã hội, đang được thực hiện theo quan niệm đối tượng của thanh tra
hành chính bao hàm cả các tổ chức, doanh nghiệp nên có thể thông qua thanh
tra các doanh nghiệp để đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa
phương; nếu theo quan niệm này, việc đánh giá trách nhiệm quản lý nhà nước
trong quá trình thanh tra thường sẽ không được coi là mục tiêu số một, mục
tiêu xuyên suốt.
35
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, dưới góc độ lý luận, luận văn đã phân tích, làm sáng
tỏ những nội dung sau:
Thứ nhất, đưa ra các khái niệm: Thanh tra hành chính, Hoạt động
quản lý hành chính, Tổ chức của cơ quan thanh tra, Hoạt động thanh tra
hành chính.
Thứ hai, phân tích làm rõ:
- Đặc điểm và vai trò của thanh tra hành chính là gắn liền với quản lý
nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước và có tính độc lập tương đối và giúp
cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách góp phần
xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả bảo đảm quyền
dân chủ của nhân dân.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra hành chính là chủ yếu
tập trung vào thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Nguyên tắc hoạt động của thanh tra hành chính là phải tuân theo pháp
luật, phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp
thời, tuân thủ trình tự thanh tra, xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung
thanh tra, sử dụng đúng quyền hạn trong hoạt động thanh tra, không được làm
cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra.
Thứ ba, Phân biệt giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
về thẩm quyền quyết định thanh tra, về đối tượng, nội dung thanh tra, trình tự
tiến hành thanh tra và thời hạn thanh tra.
36
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
HÀNH CHÍNH TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thanh tra hành
chính Bộ Tài nguyên và Môi trường
Để khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của Thanh tra hành
chính Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước hết chúng ta phải đặt Thanh tra
hành chính trong mối quan hệ với sự hình thành và phát triển của Thanh tra
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002, trên cơ sở hợp
nhất Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Địa chính, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt nam trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương),
Cục Môi trường trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là
Bộ Khoa học và Công nghệ) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục
Quản lý nước và Công trình thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn thành lập, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thi hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành Quyết định số 61/2002/QĐ-BTNMT quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ với tổng số 23
cán bộ, công chức.
Ngày 07 tháng 4 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số
35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên và môi
trường. Theo đó tổ chức thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:
Thanh tra Bộ (07 phòng chuyên môn với tổng số 43 công chức);
37
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày
22 tháng 9 năm 2011 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm
2012 của Chính phủ, hệ thống tổ chức thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi
trường bao gồm: Thanh tra Bộ (theo Quyết định số 686/QĐ-BTNMT ngày 15
tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có 08 phòng
chuyên môn: Văn phòng; Phòng Thanh tra Hành chính; Phòng Thanh tra đất
đai và đo đạc bản đồ; Phòng Thanh tra môi trường và tài nguyên nước; Phòng
Thanh tra khoáng sản, biển đảo và khí tượng thủy văn; Phòng Thanh tra tài
nguyên và môi trường miền Trung; Phòng Thanh tra tài nguyên và môi
trường miền Nam; Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư) và 03 Tổng cục được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Tổng cục Quản lý đất đai;
Tổng cục Môi trường; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012, số
21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2325/QĐ-BTNMT ngày 11
tháng 9 năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của thanh tra Bộ thay thế Quyết định số 1299/QĐ-BTNMT Ngày 02
tháng 8 năm 2013 nhằm giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
Trong 15 năm đổi mới, từ việc chỉ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai đã chuyển dần sang vừa làm công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo vừa làm công tác thanh tra, kiểm tra. Tổ chức của thanh tra hành chính Bộ
Tài nguyên và Môi trường nói riêng và hệ thống tổ chức của Thanh tra Bộ Bộ
Tài nguyên và Môi trường nói chung liên tục phát triển, đội ngũ cán bộ Thanh
tra đã không ngừng được tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Công tác thanh tra hành chính đã góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Bộ, góp phần xây dựng lực lượng cán bộ công chức của Bộ ngày
38
càng trong sạch vững mạnh. Ngày 04/4/2017 Chính phủ ban hành Nghị định
số 36/2017/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiếp theo, ngày 10/7/2017, Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 1666/QĐ-BTNMT quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài
nguyên và Môi trường, đây là các văn bản pháp lý quan trọng đặt ra cho
Thanh tra hành chính Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường những yêu cầu
và nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.2. Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo quy định Luật Thanh tra năm 2010: “Thanh tra bộ là cơ quan của
bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ;giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”,
theo quy định này, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức là
cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh
tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Vì vậy, để hiểu rõ về tổ chức và hoạt động
của thanh tra hành chính tại Bộ TNMT, chúng ta phải nắm được cơ cấu tổ
chức, nhân sự của Thanh tra Bộ TNMT.
2.2.1. Về cơ cấu tổ chức
Thanh tra Bộ TNMT được sắp xếp gồm 08 phòng theo Quyết định số
1299/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường:
- Văn phòng: Có chức năng giúp Chánh Thanh tra Bộ TNMT, thực hiện
công tác tổ chức, cán bộ, tổng hợp, hành chính, thi đua khen thưởng, công
39
nghệ thông tin và thực hiện công tác kế hoạch, tài vụ của đơn vị trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
- Phòng Thanh tra hành chính: Có chức năng giúp Chánh Thanh tra Bộ
TNMT, thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nội bộ và công
tác phòng chống tham nhũng; thực hiện công tác thanh tra hành chính đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư: Có chức năng giúp Chánh Thanh
tra Bộ TNMT, thực hiện công tác tiếp công dân và xử lý đơn tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
- Phòng Thanh tra đất đai và đo đạc bản đồ: Có chức năng giúp Chánh
Thanh tra Bộ TNMT thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, đo
đạc bản đồ và viễn thám tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà
Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh,
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh và
Quảng Bình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
- Phòng Thanh tra môi trường và tài nguyên nước: Có chức năng giúp
Chánh Thanh tra Bộ TNMT, thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành môi
trường và tài nguyên nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà
Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh,
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh và
Quảng Bình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
- Phòng Thanh tra khoáng sản, biển đảo và khí tượng thủy văn: Có
chức năng giúp Chánh Thanh tra Bộ TNMT, thực hiện công tác thanh tra
40
chuyên ngành khoáng sản, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và biến đổi khí
hậu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,
Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh và Quảng Bình
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
- Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung (đặt tại thành
phố Đà Nẵng): Có chức năng giúp Chánh Thanh tra Bộ TNMT, thực hiện
công tác thanh tra, giải quyết đơn thư về đất đai, môi trường, khoáng sản, tài
nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ, viễn
thám, biển và hải đảo
- Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam (đặt tại thành
phố Hồ Chí Minh): Có chức năng giúp Chánh Thanh tra Bộ TNMT, thực hiện
công tác thanh tra, giải quyết đơn thư về đất đai, môi trường, khoáng sản, tài
nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ, viễn
thám, biển và hải đảo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bình
Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà
Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu và Cà Mau trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
Quá trình tổ chức thực hiện mô hình nêu trên vẫn còn tồn tại một số
vấn đề như:
Chưa có phòng chuyên môn nào theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết
luận sau thanh tra. Do đó, trong thời gian dài công tác hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ đối Thanh tra các sở rất hạn chế và không hiệu quả. Vấn đề theo
dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý của thanh tra không
được đảm bảo thi hành. Bên cạnh đó, do tính chất, chuyên môn của hoạt động
41
thanh tra hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo tương đối chuyên biệt nên
trên thực tế rất khó để thực hiện việc luân chuyển vị trí công tác giữa các phòng
chuyên môn. Điển hình như: Thanh tra viên ở Văn phòng chuyển sang làm công
tác thanh tra hành chính sẽ không nắm rõ về trình tự, thủ tục về thanh tra và
ngược lại, nếu luân chuyển phải đào tạo, nắm bắt công việc từ đầu.
Trước những bất cập về tổ chức như nêu trên, ngày 04 tháng 4 năm
2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2017/NĐ-CP quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TNMT. Trên cơ sở đó,
Bộ TNMT ban hành Quyết định số 1666/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm
2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ
của Thanh tra Bộ TNMT, với cơ cấu tổ chức gồm 07 phòng:
Văn phòng: Có chức năng giúp Chánh Thanh tra Bộ TNMT thực hiện
công tác hành chính, tổng hợp, xây dựng kế hoạch, tổ chức cán bộ, thi đua
khen thưởng, công nghệ thông tin, hợp tác quốc tế, xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật và công tác tài vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
Thanh tra Bộ.
Phòng Thanh tra hành chính (Phòng Thanh tra 1): Có chức năng giúp
Chánh Thanh tra Bộ TNMT thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo nội bộ; công tác phòng chống tham nhũng và công tác thanh tra hành
chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư: Có chức năng giúp Chánh Thanh tra
Bộ TNMT thực hiện công tác tiếp công dân và xử lý đơn tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tài nguyên và môi trường trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Bắc (Phòng Thanh tra
2): Có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái
42
Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An
và Hà Tĩnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung (Phòng Thanh
tra 3): Có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk
Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng (sau đây gọi chung là các
tỉnh miền Trung) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam: (Phòng Thanh
tra 4): Có chức năng giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra: Có chức năng giúp Chánh
Thanh tra thực hiện công tác giám sát, kiểm tra hoạt động các đoàn thanh tra
của Thanh tra Bộ; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng và Thanh tra Bộ.
2.2.2. Về nhân sự
2.2.2.1. Lãnh đạo Thanh tra Bộ TNMT
Hiện nay, lãnh đạo Thanh tra Bộ TNMT bao gồm Chánh Thanh tra và
03 Phó Chánh Thanh tra
Chánh Thanh tra Bộ TNMT là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Bộ
TNMT, do Bộ trưởng Bộ TNMT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
43
thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra Bộ TNMT chịu
trách nhiệm trước Bộ Trưởng Bộ TNMT và Thanh tra Chính phủ về toàn bộ
hoạt động của Thanh tra Bộ TNMT.
Các Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về những công việc, lĩnh
vực công tác được Chánh Thanh tra Bộ TNMT phân công và phụ trách các
phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật và của Bộ TNMT, hiện nay đội
ngũ lãnh đạo cấp phòng của Thanh tra Bộ TNMT đã được kiện toàn tương đối
đầy đủ bao gồm: 04 phòng chuyên môn có Trưởng phòng phụ trách và 02 Phó
Trưởng phòng giúp việc; 01 phòng có trưởng phòng phụ trách và 01 Phó
Trưởng phòng giúp việc; 01 phòng chỉ có Phó Trưởng phòng phụ trách và 01
Phó Trưởng phòng giúp việc; 01 phòng chỉ có Phó Trưởng phòng phụ trách.
2.2.2.2. Cán bộ, công chức và Thanh tra viên
Tổng biên chế của Thanh tra Bộ TNMT có 62 cán bộ công chức, trong
đó có 03 công chức được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên cao cấp, 18 công
chức được bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên chính, 35 công chức được bổ
nhiệm ngạch thanh tra viên, 01 công chức được bổ nhiệm ngạch kế toán
trưởng, 05 công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên và 04 hợp đồng theo
Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ được phân bổ vào các phòng,
ban như sau: Văn phòng có 11 cán bộ, công chức (01 trưởng phòng và 01 phó
phòng); Phòng Thanh tra hành chính có 08 cán bộ, công chức (01 trưởng
phòng và 02 phó phòng); Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư: có 09 cán bộ,
công chức (01 trưởng phòng và 02 phó phòng); Phòng Thanh tra tài nguyên
và môi trường miền Bắc: có 12 cán bộ, công chức (01 trưởng phòng và 02
phó phòng); Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung: có 05
cán bộ, công chức (01 phó trưởng phòng phụ trách và 01 phó phòng); Phòng
Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam: có 11 cán bộ, công chức (01
phó trưởng phòng phụ trách); Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra: có 06
44
cán bộ, công chức, gồm 01 trưởng phòng và 02 phó phòng ( Báo cáo tổng kết
số: 92 /BC-BTNMT ngày 11/9/2017).
Với lực lượng như trên hằng năm, Thanh Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã chủ động, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và chính
trị cho cán bộ, công chức và Thanh tra viên để nâng cao năng lực của cán bộ,
công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.2.3. Nhận xét về tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Qua thực trạng tổ chức của Thanh tra Bộ TNMT có thể rút ra một số
nhận xét như sau:
2.2.3.1. Về ưu điểm: Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và nhân sự các
phòng của Thanh tra Bộ TNMT hiện nay vừa phù hợp với quy định của Nghị
định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 vừa phù hợp với thực tiễn
của Bộ TNMT, với cơ cấu các phòng được thành lập gồm:
Văn phòng; Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư; Phòng Thanh tra tài
nguyên và môi trường miền Bắc; Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường
miền Trung; Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam; Phòng
Giám sát và Xử lý sau thanh tra...Với mô hình cơ cấu tổ chức này, các Phòng
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo giúp Chánh Thanh tra Bộ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
theo lĩnh vực và địa bàn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TNMT; thực
hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham
nhũng trong phạm vi được phân công phụ trách. Các phòng chuyên môn
nghiệp vụ này được thành lập bao quát hết các lĩnh vực, các mặt công tác của
Thanh tra Bộ bao gồm: công tác thanh tra; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố
cáo; tổng hợp; phòng, chống tham nhũng; đôn đốc xử lý sau thanh tra và các
công tác khác theo quy định của pháp luật... và đặc biệt sẽ thuận lợi hơn trong
việc luân chuyển vị trí công tác theo Thông tư số 10/2014/TT-TTCP ngày
45
24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ về danh mục các vị trí công tác thanh tra
của công chức phải định kỳ chuyển đổi trong cơ quan Thanh tra nhà nước.
2.2.3.2. Những hạn chế, bất cập:
Ngoài những ưu điểm đạt được như nêu trên, qua thực tiễn tổ chức
Thanh tra Bộ TNMT theo mô hình mới cũng đã bộc lộ những lúng túng, bất
cập trong chỉ đạo điều hành và trong tác nghiệp của các phòng chuyên môn.
Cụ thể:
- Thứ nhất, các phòng nghiệp vụ phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ
được giao trên các lĩnh vực hoạt động của ngành Thanh tra, thực hiện thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; và các công tác khác như tổng hợp, báo cáo.
Với cơ cấu tổ chức này, mỗi phòng sẽ thực hiện nhiệm vụ theo một số lĩnh
vực và một số đơn vị hành chính được phân công phụ trách, ưu điểm là dễ
thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ, nhưng do biên chế
của Thanh tra Bộ có hạn nên khi thành lập các phòng theo hướng mỗi phòng
phải thực hiện toàn bộ công việc như vừa thanh tra vừa tiến hành tham mưu
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có thể nói, một số phòng chuyên môn của Thanh
tra Bộ thực hiện nhiệm vụ như một cơ quan Thanh tra cấp Bộ thu nhỏ (như
Phòng Thanh tra Hành chính, Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền
Bắc, Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung, Phòng Thanh tra
tài nguyên và môi trường miền Nam ). Việc này đòi hỏi tính chuyên môn hóa
cao, trong khi đó số lượng cán bộ, công chức ở một số phòng còn ít, hơn nữa
chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn yếu nên năng lực để đảm bảo hoàn
thành tốt công tác được giao cũng phần nào bị ảnh hưởng.
- Thứ hai, các Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra hiện
nay nếu phân công p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_thanh_tra_hanh_chinh_tu_th.pdf