Luận văn Tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

NỘI DUNG .15

Chương 1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN.15

1.1. Tình hình dạy học phần thực hành Tiếng Việt trong nhà trường THPT

hiện nay .15

1.1.1. Về chương trình dạy học .15

1.1.2. Các dạng bài tập Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT.16

1.1.3. Khảo sát tình hình dạy học Tiếng Việt (bậc THPT) hiện nay.24

1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động thực hành và việc phát triển tư duy cho học

sinh trong dạy học Tiếng Việt hiện nay .28

1.2.1. Vai trò của thực hành ngôn ngữ .28

1.2.2. Tư duy và vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua dạy thực hành.29

1.2.3. Hoạt động tư duy của HS khi thực hành thông qua việc giải bài tập.36

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH .39

2.1. Cơ sở phân loại hệ thống bài tập Tiếng Việt .39

2.1.1. Nhóm bài tập dựa vào mục đích – yêu cầu – đặc trưng của việc dạy học

các phân môn Tiếng Việt.39

2.1.2. Nhóm bài tập dựa vào hình thức tiến hành luyện tập.40

2.1.3. Nhóm bài tập dựa vào mức độ nhận thức hoặc chủ đích rèn luyện tư

duy cho HS .40

2.2. Những yêu cầu cơ bản khi tiến hành tổ chức hệ thống bài tập theo hướng

phát triển tư duy cho HS.41

2.2.1. Đảm bảo một số yêu cầu về hệ thống bài tập.41

pdf156 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong câu (1), so sánh với câu (2) và chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng? Việc so sánh như trên không chỉ giúp HS nhớ lại kiến thức cũ mà còn giúp cho kiến thức được hình thành sau khi HS giải bài tập trở nên bền vững hơn, sâu sắc hơn. Tương tự như các kiểu bài tập có mục đích hình thành kiến thức đã nói ở trên, yêu cầu của kiểu bài tập này cũng tương đối đơn giản, mang tính chất gợi mở, tránh tình trạng HS phải mất nhiều thời gian “mò mẫm” để tìm ra kiến thức mới. Kiểu 2: Yêu cầu so sánh để rút ra nhận xét nhằm ôn tập, củng cố kiến thức. Kiểu bài tập này có thể yêu cầu chuyển đổi ngữ liệu rồi so sánh ngữ liệu đã cho với ngữ liệu chuyển đổi để rút ra nhận xét. Nó tương tự như dạng bài tập biến đổi của SGK (xem 1.1.2.2). Hay cũng có thể cho sẵn các ngữ liệu để HS so sánh. Chẳng hạn: So sánh hai cách diễn đạt dưới đây xem cách nào được phong cách sinh hoạt ưa thích. Những 54 yếu tố dư có phải là những yếu tố thừa, vô ích? Nhà văn thường nhằm mục đích gì khi sử dụng các yếu tố dư trong lời đối thoại? A B Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải đi, chứ những người như một mình tôi, thì tôi ở lại làng với anh em cơ đấy. (Kim Lân) Nhà tôi ít người quá nên tôi phải đi, nếu không tôi đã ở lại làng với mọi người. Thì lạy thầy, thế này làng ta thì đông, thầy cắt ai đi mà chẳng được. (Nguyễn Công Hoan) Lạy thầy! Làng ta thì đông, thầy cắt ai mà chẳng được. Thì giá anh không há đã làm sao? Mà tôi cũng không hiểu anh nghĩ thế nào anh lại há mồm cho nó xem. (Nguyễn Công Hoan) Hãy nói rõ vì sao anh há mồm cho nó xem. Để giải bài tập, HS cần tái hiện lại những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, sau đó so sánh. HS có thể nhận ra hai cách diễn đạt trong mỗi ngữ liệu không làm thay đổi nội dung cần diễn đạt. Nhưng cách diễn đạt A dài dòng hơn với các yếu tố dư (thường là các hình thức lặp, nghi vấn, cảm thán, các trợ từ, ngữ khí từ). Những yếu tố dư trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là do đối thoại trực tiếp gây ra, giúp cho người nghe dễ hiểu, dễ theo dõi, dễ tiếp nhận thông tin. Mặt khác, những yếu tố dư còn giúp cho người nói có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của mình qua mạch suy nghĩ bên trong tự nhiên, sinh động. Đó là cách nhà văn thường dùng để mô tả tính cách nhân vật. Bài tập này giúp HS nhận ra đâu là cách diễn đạt bình thường và đâu là cách diễn đạt có dụng ý của người nói, người viết. Từ đó khái quát được tác dụng của các yếu tố dư thừa trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. c) Loại bài tập tạo lập sơ đồ để rèn luyện thao tác tư duy khái quát Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ sơ đồ, được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như hình vẽ, lược đồ, đồ thị, graph, Sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho phép hình dung trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật. Bài tập tạo lập sơ đồ góp phần hình thành ở HS 55 thói quen và kĩ năng sơ đồ hóa, mô hình hóa logic phát triển của sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô. Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đã được vận dụng từ lâu và mang lại hiệu quả cao. Những sơ đồ, bảng biểu thường giúp HS khái quát vấn đề tốt hơn, hiểu được mối quan hệ logic giữa các nội dung trong một đơn vị ngôn ngữ. Tuy nhiên, kiểu bài tập này chưa được SGK chú ý khai thác. Theo chúng tôi, có thể thiết kế hai kiểu bài tập để rèn luyện thao tác tư duy khái quát cho HS. Kiểu 1: Từ việc phân tích hai hay nhiều ngữ liệu để khái quát kiến thức bằng sơ đồ. Đây là kiểu bài tập yêu cầu HS rút ra nhận xét hoàn chỉnh, đầy đủ về đối tượng khảo sát. HS phải biết phân tích, đối chiếu với các đơn vị (đồng loại, khác loại) trong cùng hệ thống, biết sắp xếp các đặc trưng đối tượng theo trình tự logic, hợp lý. Nói cách khác, kiểu bài tập này không chỉ có tác dụng rèn luyện thao tác tư duy khái quát mà còn rèn luyện cả thao tác tư duy phân tích, so sánh. Khả năng khái quát hóa vấn đề biểu thị mức độ tư duy khá cao, là cơ sở giúp HS tự học, tự khai thác kiến thức. Ví dụ 1: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong những ngữ liệu dưới đây và cho biết khái niệm về biện pháp tu từ đó (thể hiện bằng sơ đồ)? a) “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao) b) “Đầu xanh đã tội tình gì, Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” (Nguyễn Du) Đây là kiểu bài tập tương đối khó, GV nên cho HS làm việc nhóm, các HS giỏi có thể giúp đỡ các HS yếu hơn. Mỗi nhóm HS có thể tạo được những sơ đồ khác nhau. Qua đó, các em có thể học hỏi lẫn nhau ở cách tư duy, cách khái quát vấn đề sao cho hiệu quả nhất. Muốn tạo được sơ đồ HS phải nắm rõ vấn đề. Qua sơ 56 đồ HS sẽ nhớ sâu, nhớ kĩ hơn kiến thức được học. Chẳng hạn, với 2 ngữ liệu trên, HS có thể tạo được sơ đồ như hình 2.3 và hình 2.4. a) Hình 2.3. Sơ đồ khái quát về bản chất phép tu từ ẩn dụ b) Hình 2.4. Sơ đồ khái quát về bản chất phép tu từ hoán dụ Kiểu 2: Yêu cầu hệ thống hóa kiến thức với sơ đồ, bảng biểu. Bài tập yêu cầu hệ thống hóa kiến thức có thể được sử dụng sau khi GV dạy phần lý thuyết, trong các bài ôn tập hoặc để hướng dẫn HS tự học. Với những phần, những chương gồm nhiều bài với dung lượng kiến thức nhiều và đa dạng, để tránh sự dàn trải và rời rạc về những nội dung cần ghi nhớ, bài tập yêu cầu hệ thống hóa kiến thức giúp HS có cái nhìn tổng thể – bao quát – tập trung về những kiến thức cơ bản đã được học. Tạo giá trị biểu cảm Dùng tên gọi của B (Thuyền, bến) Để gọi tên cho A (A ẩn) (Chàng, thiếp) (Cố định – thủy chung; Di chuyển – dễ thay đổi) Quan hệ tương đồng A B Giống nhau Liên tưởng tương đồng Phép tu từ ẨN DỤ Nhận thức vấn đề Dùng tên gọi của B (Đầu xanh; Má hồng) Gọi tên cho A (A ẩn) (Người con gái đẹp, tuổi trẻ) (Toàn thể - bộ phận) Quan hệ tương cận A B Gần gũi nhau Liên tưởng tương cận Phép tu từ HOÁN DỤ 57 Ví dụ 1: Bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” có trọng tâm hướng đến kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói vàn ngôn ngữ viết nên sau khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng dạng ngôn ngữ có thể yêu cầu HS khái quát lại những kiến thức đã học trong sự so sánh với nhau qua bài tập: Viết lại truyện cười “Mất rồi” (Cháy) mà không dùng hình thức đối thoại. Phân tích và thể hiện sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết bằng sơ đồ, bảng biểu. Những HS khá có thể tự xây dựng được sơ đồ, bảng biểu; HS yếu hơn GV có thể gợi ý cho HS như bảng 2.3. Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết Phương tiện ngôn ngữ Tình huống giao tiếp Phương tiện phụ trợ Đặc điểm ngôn ngữ Bảng 2.3. So sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Dựa vào những kiến thức đã học về đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, HS tiến hành phân tích, so sánh sau đó khái quát thành bảng biểu hoặc sơ đồ. Ví dụ 2: Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm và các thành phần của ngữ cảnh trong bài học “Ngữ cảnh”, GV có thể yêu cầu HS tóm tắt bài học bằng sơ đồ hoặc bảng biểu để củng cố kiến thức. Để tạo lập được sơ đồ, bảng biểu trước hết HS phải nắm vững nội dung bài học, phải lựa chọn hình thức (sơ đồ hay bảng biểu) cho phù hợp, phải sắp xếp các đơn vị kiến thức vào đúng vị trí của nó (để hiểu mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức) HS có thể lập được graph như hình 2.5 hoặc sơ đồ tư duy như hình 2.6. 58 Hình 2.6. Sơ đồ hệ thống kiến thức bài học Ngữ cảnh Vai trò Với người nói (viết) Với người nghe (đọc) NGỮ CẢNH Khái niệm Nhân tố Bối cảnh ngôn ngữ Người nói (viết) sản sinh ra Người nghe (đọc) lĩnh hội Nhân vật giao tiếp Bối cảnh ngoài ngôn Bối cảnh giao tiếp hẹp Hiện thực được nói tới Bối cảnh giao tiếp rộng Văn cảnh Hình 2.5. Graph hệ thống kiến thức bài học Ngữ cảnh 59 Ví dụ 3: Để ôn tập về các phong cách chức năng đã học, GV lập bảng 2.4 và yêu cầu HS điền vào bảng. Bằng sự so sánh, đối chiếu các tiêu chí, HS một lần nữa được ôn tập lại kiến thức và có cái nhìn khái quát về các loại phong cách chức năng. Các dạng biểu hiện Mục đích giao tiếp Phạm vi giao tiếp Đặc điểm về nội dung Đặc điểm về hình thức Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ báo chí Bảng 2.4. Phân biệt các loại phong cách chức năng Khi xây dựng sơ đồ, bảng biểu, tùy theo thời gian, phạm vi kiến thức và đối tượng HS mà GV có thể tạo lập sẵn sơ đồ, bảng biểu và để trống một số ô cho HS điền hoặc cũng có thể để các em tự lập cho mình một sơ đồ, bảng biểu. Điều này thường được HS hào hứng tham gia, qua đó các em vừa củng cố kiến thức, vừa thể hiện được sự sáng tạo và tư duy khái quát, tư duy logic. Thêm nữa, với những bài tập có độ khó và phạm vi kiến thức tương đối rộng như thế này, GV nên cho HS làm việc theo nhóm. 2.3.1.2. Dạng bài tập rèn luyện tư duy logic Phát biểu “ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác) đã thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là cái vỏ vật chất của tư duy. Thực tiễn giảng dạy đã cho 60 thấy HS nào yếu về tư duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ và ngược lại em nào yếu về ngôn ngữ cũng yếu về năng lực tư duy. Việc sử dụng các bài tập rèn luyện từng thao tác tư duy như đã nêu trên không phải không có tác dụng trong việc rèn luyện tư duy logic. Tuy nhiên, với môn Tiếng Việt, mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy logic cho thấy nếu tư duy logic phát triển thì ngôn ngữ sẽ mạch lạc, có tính thuyết phục, lý lẽ chặt chẽ, kết cấu đầy đủ; ngược lại tư duy logic kém thì hiệu quả sử dụng ngôn ngữ do đó cũng hạn chế. Nói cách khác rèn luyện ngôn ngữ sao cho mạch lạc, thuyết phục cũng chính là rèn luyện tư duy. Vì vậy chúng tôi đề xuất một số dạng bài tập rèn luyện tư duy logic cho HS như sau: a) Loại bài tập chữa lỗi diễn đạt (lỗi logic) Khi nói tới lỗi diễn đạt chúng ta thường nghĩ ngay đến mặt sử dụng ngôn ngữ chứ ít ai nghĩ rằng lỗi diễn đạt có liên quan đến tư duy của người nói, viết. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy cho thấy, để tránh lỗi diễn đạt, một mặt phải nắm vững qui tắc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Rèn luyện ngôn ngữ chính là rèn luyện từ câu rồi đến đoạn văn, bởi câu là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ. Muốn sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, thuyết phục để có tư duy logic phát triển thì trước hết phải nói, viết câu đúng. Thực tế cho thấy, dù đã học đến bậc THPT nhưng HS vẫn viết câu sai, hy vọng với việc chú ý đến bài tập chữa lỗi diễn đạt, HS sẽ có ý thức hơn mỗi khi viết, nói để phù hợp. Bài tập chữa lỗi là một dạng bài tập quen thuộc trong môn Tiếng Việt. SGK cũng có bài tập này nhưng không nhiều, chưa đủ để rèn luyện tư duy logic cho HS. Mặt khác, ngữ liệu mà SGK sử dụng hầu hết là ngữ liệu do người biên soạn đặt ra nên còn xa lạ với với HS. Trong khi đó, những bài làm văn, những bài tập tạo lập câu, văn bản và thực tế giao tiếp hàng ngày của HS lại là một nguồn ngữ liệu vô cùng phong phú, thiết thực để thiết kế loại bài tập chữa lỗi. Việc phát hiện và chữa lỗi trong chính bài làm của HS sẽ thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập của các em, qua đó mà việc rèn luyện tư duy cũng đạt hiệu quả hơn. 61 Tùy theo tình hình thực tế của từng lớp, từng trường, tùy vào từng đối tượng HS mà GV sẽ thiết kế những bài tập chữa lỗi tương ứng. Ví dụ: Phân tích lỗi trong các câu sau và chữa lại cho đúng (mỗi câu có thể có nhiều cách chữa, nêu tất cả các cách chữa đó). (1) Cháu nhớ kì nghỉ hè năm ngoái về quê lùa gà cùng bà vào chuồng. (2) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. (3) “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. (4) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. (5) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô. (6) Nam bị ngã xe máy hai lần, một lần trên đường phố và một lần bị bó bột tay. Việc phân tích và chữa lỗi có thể như trong bảng sau: TT Phân tích lỗi Sửa lại 1 Sai về trật tự từ Cháu nhớ kì nghỉ hè năm ngoái về quê cùng bà lùa gà vào chuồng 2 Nhầm lẫn quan hệ giữa các đối tượng: “đồ dùng học tập” không bao hàm “quần áo, giày dép” + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. + Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập.) 62 3 “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố không cùng trường từ vựng. + “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. + Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. 4 Nghệ thuật và ngôn từ không bình đẳng với nhau. + Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. + Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ. + Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng. 5 Cao gầy và áo ca rô không cùng trường từ vựng. + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn và mập. + Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca rô. 6 “Đường phố” và “bó bột tay” không cùng một phạm trù. + Nam bị ngã xe máy hai lần, một lần bị khâu bốn mũi ở chân và một lần bị bó bột tay. + Nam bị ngã xe máy hai lần, một lần trên đường phố và một lần ở ngay cổng nhà mình. b) Loại bài tập sáng tạo Đây cũng là loại bài tập có mục đích rèn luyện kĩ năng diễn đạt, lập luận hợp logic cho HS. Mỗi HS có thể tìm ra nhiều đáp án khác nhau, các HS khác nhau cũng 63 có thể có những đáp án khác nhau nên GV có thể tổ chức cho HS sửa bài cho nhau sau khi hoàn thành bài tập. Kiểu 1: Sáng tạo mở rộng Ví dụ 1: Dựa vào những từ ngữ sau đây, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh: không kém gì; không hơn gì; có thôi; những kia; Tuy nhưng; Mới đã; Đã vẫn còn; Vì nên; Hễ thì Đây là bài tập khá đơn giản giúp HS bước đầu chú ý đến việc lập luận sao cho chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch. Ví dụ 2: Mở rộng các câu sau đây đến mức tối đa có thể. So sánh với những câu ban đầu và nhận xét về tác dụng, hiệu quả của việc mở rộng câu - Máy bay bay. - Tôi mua. - Vải đẹp. Bài tập này có thể xem là một phương pháp hiệu quả giúp HS sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả (đúng và hay). Các câu cho ở đề bài đều là những câu rút gọn ở dạng tối thiểu, yêu cầu mở rộng câu thực chất chính là mở rộng các thành phần cấu tạo nên câu. Thường xuyên làm những bài tập này HS sẽ có kĩ năng diễn đạt nội dung thông tin một cách phong phú. Câu văn tránh được tính cộc lốc, cụt ngủn, nghèo nàn về ý tưởng và thô sơ về hình thức diễn đạt vì thế mà tư duy logic cũng được rèn luyện. Kiểu 2: Sáng tạo rút gọn Ví dụ: Chuyển đổi 2 câu đơn thành câu ghép trong những trường hợp sau: - Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa. - Ông nổi giận. Bà không nói gì cả. - Hắn nhân nhượng. Vợ hắn cứ làm già. - Nó cố nín. Tiếng khóc bật ra tức tưởi. 64 Cho biết trong trường hợp nào việc ghép hai câu đơn thành câu ghép là cần thiết, trường hợp nào không? Vì sao? Với mỗi câu đơn, HS có thể ghép lại theo nhiều cách khác nhau. Từ những cách ghép đó HS sẽ nhận ra ở câu thứ nhất, hai sự việc không có quan hệ nhân quả và có thể xảy ra vào những thời điểm cách xa nhau về thời gian, do đó không cần thiết phải ghép; ở câu thứ hai, hai sự việc có sự liên quan với nhau, tùy theo cách ghép có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ đối chiếu, nên việc ghép câu là hợp lý. 2.3.1.3. Dạng bài tập tích hợp kiến thức Tiếng Việt và Văn học để rèn luyện tư duy hình tượng Rèn luyện tư duy hình tượng là rèn luyện sự suy nghĩ, phán đoán, nhận xét, đánh giá ngôn ngữ nghệ thuật để khám phá hình tượng, từ đó vươn lên cảm thụ hình tượng và cuối cùng chủ động tích cực tìm hiểu cuộc sống. Môn Tiếng Việt có nhiều lợi thế để hình thành tư duy hình tượng cho HS vì chữ viết được xem là một biểu tượng. Học chữ là một trong những con đường để hình thành biểu tượng. Việc tích hợp dạy Văn qua môn Tiếng Việt được xem là một trong những biện pháp góp phần hình thành và phát triển tư duy hình tượng cho HS. Nhưng không phải ở bài học nào, bài tập nào chúng ta cũng có thể tích hợp rèn luyện tư duy hình tượng cho HS. Theo GS. Lê A: “Vận dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn cần lưu ý về nội dung, mức độ, thời điểm cũng như cách thức tích hợp” [1, tr.47]. Theo chúng tôi, bài tập tích hợp kiến thức Tiếng Việt và Văn học để rèn tư duy hình tượng phải là bài tập sử dụng ngữ liệu là các tác phẩm văn học, yêu cầu đề bài phải hướng đến các biện pháp nghệ thuật ngôn từ mà tác giả sử dụng để giúp HS tìm hiểu tầng sâu ý nghĩa ẩn giấu đằng sau lớp vỏ ngôn từ. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng dạng bài tập này bởi môn Tiếng Việt chỉ góp một phần nhỏ trong việc rèn luyện tư duy hình tượng cho HS bởi Văn học mới chính là phân môn giúp hình thành và phát triển tư duy hình tượng. Để rèn tư duy hình tượng,theo chúng tôi có thể sử dụng một số loại bài tập sau đây: 65 a) Loại bài tập tích hợp Từ ngữ với Văn học Việc dạy Từ ngữ liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến việc dạy Văn học trong nhà trường. Văn học xây dựng các hình tượng nghệ thuật bằng phương tiện ngôn từ. Tất cả các đơn vị của ngôn ngữ từ các đơn vị ngữ âm đến các đơn vị ngữ pháp đều góp phần làm tròn nhiệm vụ này. Có thể nói, các nhà văn, nhà thơ lớn đều quan tâm nhiều nhất đến việc lựa chọn từ ngữ, hao tâm tổn lực để làm công việc này. Nhiều lúc, chỉ một “nhãn tự” cũng đủ làm cho hình tượng văn học khắc sâu vào tâm khảm người đọc, nêu bật được tứ của câu thơ, khổ thơ. Việc dạy từ ngữ theo hướng ngôn ngữ nghệ thuật, tích hợp với dạy Văn học là giúp HS cảm nhận đầy đủ nghệ thuật văn thơ, góp phần bồi dưỡng tư duy hình tượng cho các em. Ví dụ 1: Cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các ngữ liệu sau. Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó. - Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Tố Hữu) - Chỉ có thuyền mới hiểu, Biển mênh mông nhường nào. Chỉ có biển mới biết, Thuyền đi đâu, về đâu. (Xuân Quỳnh) - Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Bao giờ bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau. (Nguyễn Bính) 66 - Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu. (Vũ Đình Liên) Ví dụ 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp nói giảm, nói tránh trong các ngữ liệu sau: a) - Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. Miền Nam đang thắng mơ ngày hội, Rước Bác vào thăm thấy Bác cười. - Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác – Lê nin thế giới người hiền. - Hỡi các chị, các anh Trên chiến trường ngã xuống! Máu của anh chị, của chúng ta không uổng: Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam. (Thơ Tố Hữu) b) Rộng thương nội cỏ hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau. (Nguyễn Du) Phân môn Tiếng Việt bậc THPT có nhiều bài luyện tập về các biện pháp tu từ, đây là một điều kiện thuận lợi để GV tích hợp với kiến thức văn học để HS nhận biết, phân tích các biện pháp này. b) Loại bài tập tích hợp Ngữ pháp với Văn học Nổi bật nhất trong phần Ngữ pháp ở THPT mà có quan hệ mật thiết đến việc rèn luyện tư duy hình tượng cho HS là phần hàm ý của văn bản nghệ thuật. Nhận 67 thức được hàm ý của câu và của văn bản nghệ thuật, HS được trang bị lí luận và được rèn luyện về kĩ năng lĩnh hội ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa hàm ẩn của tác phẩm văn chương. Ngoài ra việc lựa chọn trật tự sắp xếp các thành phần câu, lựa chọn kiểu câu cũng tạo nên các sắc thái nghệ thuật khác nhau, tạo nên các giá trị biểu cảm hoặc tạo hình của ngôn ngữ nghệ thuật. Ví dụ 1: Phân tích cách đảo trật tự từ trong ngữ liệu sau: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. (Tố Hữu) Trước hết HS phải nhận diện được cách đảo trật tự từ được thực hiện trong những câu nào, sau đó phân tích để tiến đến kết luận: “Đẹp vô cùng” đảo lên phía trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng; “hò ô” đưa lên phía trước để bắt vần lưng với “sông Lô” gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân “ngạt – hát” để tạo ra sự hài hòa về ngữ âm cho khổ thơ. Ví dụ 2: Viết lại các câu sau mà không sử dụng các từ phủ định và nhận xét. - Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. (Hoài Thanh) - Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn tết trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. (Băng Sơn) - Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. (Tạ Việt Anh) 68 Để làm bài tập này HS trước hết phải nhận biết được các câu trên đều là những câu sử dụng cách nói phủ định của phủ định nhằm khẳng định, nhấn mạnh. Cụ thể: Không phải là không = có (khẳng định). Không ai không = ai cũng (khẳng định). Ai chẳng = ai cũng (khẳng định). Từ đó mới chuyển đổi và rút ra nhận xét (các câu chuyển đổi mặc dù tương đương về nghĩa nhưng thường có ít sức thuyết phục hơn). c) Loại bài tập tích hợp Phong cách học với Văn học Phần Phong cách học nhằm đạt đến mục tiêu giúp HS thưởng thức được cái hay của một văn bản viết, nói đúng phong cách và tự mình biết xây dựng cách viết, cách nói đúng chuẩn. Bài học về Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều thuận lợi để thiết kế một số bài tập tích hợp kiến thức Tiếng Việt và Văn học nhằm rèn luyện tư duy cho HS. Ví dụ 1: Khi dạy về đặc trưng tính hình tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật, GV có thể đưa ra bài tập sau: Trong khổ thơ dưới đây, đâu là hình tượng ngôn từ, đâu là hình tượng văn học? Hãy giải thích quan hệ giữa hình tượng ngôn từ và hình tượng văn học. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du) Hình tượng ngôn từ và hình tượng văn học là hai khái niệm mà lâu nay HS chưa phân biệt được rõ ràng. Tất nhiên, việc phân biệt hai khái niệm này thuộc về phân môn Đọc văn, nhưng khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”, GV cũng có thể tích hợp để làm rõ hơn. Từ việc phân biệt các loại hình tượng HS mới có thể cảm thụ hình tượng được, nhờ đó tư duy hình tượng cũng được rèn luyện. Có thể 69 thấy, cả đoạn thơ là một hình ảnh của dung mạo nàng Vân, một hình tượng văn học. Hình tượng này được xây dựng bằng từ ngữ, chủ yếu là những từ ngữ bóng bẩy, giàu hình ảnh cho ta cảm nhận rõ ràng. Những tổ hợp từ đó chính là những hình tượng ngôn từ. Ngôn ngữ là yếu tố cơ bản nhất để tạo nên hình tượng văn học. Ví dụ 2: Phân tích những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ sau. Cho biết, việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và đặc điểm của nó có tác dụng gì đối với việc đọc – hiểu văn bản văn học? Đêm mưa làm nhớ không gian, Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn. Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi Rơi rơi dìu dịu rơi rơi Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ Tương tư hướng lạc, phương mờ Trở nghiên gối mộng, hững hờ nằm nghe. Gió về lòng rộng không che, Hơi may hiu hắt bồn bề tâm tư (Buồn đêm mưa – Huy Cận). Đây là bài tập giúp HS nhận thấy rõ mối liên hệ qua lại giữa phân môn Tiếng Việt và Văn học, từ đó các em sẽ có ý thức vận dụng những hiểu biết về tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề trong Văn học. 2.3.1.4. Dạng bài tập trắc nghiệm – tự luận để gia tăng tốc độ tư duy Đây không phải là dạng bài tập trắc nghiệm thông thường chỉ yêu cầu HS chọn đáp án đúng. Bài tập kết hợp trắc nghiệm – tự luận với mục đích tăng tốc tư duy cho HS phải là một bài tập có độ sâu, độ khó nhất định (tính may rủi ít mà tính 70 liên kết, hệ thống kiến thức cao), yêu cầu HS có kiến thức rộng, biết liên hệ các kiến thức với nhau, biết phán đoán và đưa ra kết quả trong thời gian ngắn nhất. Nói cách khác, bài tập dạng này phải là một bài tập chứa đựng tình huống có vấn đề. Qua đó, HS cần thực hiện một hoạt động phức hợp của tư duy trong một thời gian nhất định: tập trung kiến thức, so sánh, lựa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_18_3131072284_1906_1869370.pdf
Tài liệu liên quan