Luận văn Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam

Qua nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và

nghiên cứu thực tiễn xét xử loại tội này cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá

về tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chính là việc xác định giá trị tài sản của

người chứa chấp hoặc tiêu thụ, đó cũng là cơ sở để định khung hình phạt. Qua nghiên cứu một số

vụ án từ các năm 1997, 1998, 1999 cho thấy, việc định giá tài sản đối với những người phạm các

tội xâm phạm về sở hữu, nếu không có tài liệu chứng minh về giá trị tài sản thì cơ sở để xác định

giá trị thiệt hại về tài sản chính là lời khai của người bị hại. Việc chỉ căn cứ vào lời khai của

người bị hại để xác định giá trị tài sản thiệt hại là không khách quan, xét về góc độ tâm lý bao

giờ người bị hại khi bị chiếm đoạt tài sản, họ cũng thường khai tăng về giá trị tài sản, hoặc không

khấu hao về thời gian đã sử dụng, mà khai giá trị tài sản từ lúc mua ban đầu, điều đó có ảnh

hưởng đến việc định lượng giá trị tài sản quy định để định khung hình phạt.

pdf29 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với tội phạm mà nó liên quan là tử hình, hay khổ sai chung thân, thì người phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị phạt khổ sai từ 6 năm đến 20 năm. Đây có thể coi là một bước tiến bộ đáng kể về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Hoàng việt hình luật. 1.1.3. Thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến nay Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.Để bảo vệ những công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Nhà nước ta cũng đã ban hành Sắc lệnh số 26/SL ngày 25-02-1946 trừng trị nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường xe lửa, đường giao thông, đê đập, các nhà máy điện, nhà máy nước, dây điện thoại, điện tín... Đáng chú ý, Sắc lệnh này đã đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Ở miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đến quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Việc ban hành cùng một lúc hai pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, không những đối với tài sản xã hội chủ nghĩa, mà cả đối với tài sản riêng của công dân. Trong hai Pháp lệnh này, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt đều cơ bản giống nhau về tội danh, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng, chỉ có khác là khung hình phạt thấp hơn một cách đáng kể. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 201. So với các quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong các văn bản pháp luật hình sự đơn hành trước đây, quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã có một số điểm mới sau đây: thứ nhất, so với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản công cộng bị chiếm đoạt trong các văn bản pháp luật hình sự đơn hành trước đây, tội danh chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1985 có tính khái quát cao hơn, nội hàm rộng, chính xác hơn; thứ hai, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật, tạo điều kiện cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật, Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định ba khung hình phạt, ngoài khung cơ bản, còn có hai khung tăng nặng hình phạt. So với các văn bản pháp luật hình sự đơn hành, quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1985, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng, với các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cụ thể hơn. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 250. So với quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 có một số điểm mới sau đây: thứ nhất, tại khung cơ bản, có bổ sung thêm hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, nâng mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm và nâng mức khởi điểm của hình phạt tù có thời hạn lên sáu tháng; thứ hai, tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật để tạo điều kiện cá thể hóa hình phạt trong áp dụng pháp luật bằng việc quy định ba khung hình phạt tăng nặng, trong đó có quy định các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cụ thể như: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, tái phạm nguy hiểm, tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính rất lớn; tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn; thứ ba, quy định thêm hình phạt bổ sung để tăng mức trừng phạt, răn đe đối với loại tội phạm này. 1.3. Những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới Nghiên cứu những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển cho thấy: Thứ nhất, những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự của các nước: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý xã hội của từng nước. Thứ hai, pháp luật hình sự Liên bang Nga có quy định tội hợp pháp hóa (tẩy rửa) tiền hoặc tài sản có được một cách bất hợp pháp, còn pháp luật hình sự Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển không quy định tội rửa tiền thành một tội độc lập, nhưng có đề cập hành vi này trong tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Thứ ba, pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển đã đề cập tội vô ý nhận tài sản bị trộm cắp. Việc ghi nhận tội phạm này trong pháp luật hình sự thể hiện trình độ văn hóa rất cao của nước này Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Trong chương 2, tác giả nghiên cứu những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và thực tiễn áp dụng, rút ra những vướng mắc mà thực tiễn xét xử đòi hỏi khoa học pháp lý hình sự phải nghiên cứu giải quyết. 2.1. Những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong Bộ luật hình sự năm 1999 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 1- Khách thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, người phạm tội biết tài sản mà mình chứa chấp, tiêu thụ là tang vật phạm pháp, nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó vì vụ lợi, qua đó gián tiếp khuyến khích người phạm tội để có những tài sản đó. Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mặc dù không có ý thức cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, nhưng bằng hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đã gây những trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, khách thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là quan hệ xã hội về trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đối tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Đối tượng tác động của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải là những tài sản bất hợp pháp. Những hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ những tài sản này đều là những hành vi gây thiệt hại cho trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Những tài sản hợp pháp không thể là đối tượng tác động của tội phạm này. 2- Mặt khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Hành vi khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Một trong bốn yếu tố của tội phạm là mặt khách quan, trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội là biểu hiện cơ bản nhất. Hành vi khách quan đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện bởi hai loại hành vi: chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có như tham ô tài sản, trộm cắp tài sản, cướp tài sản Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được biểu hiện dưới các hình thức sau: - Cho người phạm tội cất giấu tài sản tại nhà mình, tại nơi làm việc, nhận hộ tài sản do phạm tội mà có là tài sản của mình. - Giúp người phạm tội cất giấu tài sản do phạm tội mà có. - Chuyển đổi tài sản do phạm tội mà có lấy tài sản hợp pháp. - Mua lại tài sản mặc dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có. - Đem bán hộ tài sản do người khác phạm tội chiếm đoạt được. Những hành vi này phải được tiến hành mà không có sự hứa hẹn từ trước với người thực hiện tội phạm nguồn. Nếu có sự hứa hẹn trước thì người chứa chấp, tiêu thụ tài sản sẽ bị coi là đồng phạm với người đã thực hiện tội phạm nguồn với vai trò giúp sức. 3- Chủ thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là loại tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, vì vậy, căn cứ vào cách phân loại tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, thì những trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản thuộc khoản 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999, là những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng. Do đó, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 3, 4 Điều 250 Bộ luật này, còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc bất cứ khoản nào theo Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999. 4- Mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Lỗi của người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có, nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người chứa chấp, tiêu thụ tài sản không biết được đó là tài sản do phạm tội mà có, thì hành vi đó không cấu thành tội phạm này, Nói cách khác, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết rằng đang thực hiện một hành động Nhà nước cấm làm và xã hội lên án, người phạm tội cũng nhận thức được về tính bất hợp pháp của tài sản mà họ chứa chấp hoặc tiêu thụ. Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan như lỗi, động cơ, mục đích phạm tội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhưng chỉ có lỗi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. 2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 2.1.2.1. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản1 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Điều luật quy định, người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều này. Như vậy, nhà làm luật không định lượng giá trị tài sản do phạm tội mà có đã được chứa chấp hoặc tiêu thụ. Với quy định này, người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với bất cứ giá trị nào, chỉ cần không hứa hẹn trước và biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có đều phạm tội này. 2.1.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 Khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là các cấu thành tội phạm tăng nặng của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản này, phải có một tình tiết tăng nặng tương ứng, phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên và phù hợp với khung hình phạt đã được quy định trong điều luật. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn, thu lợi bất chính rất lớn. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 là: tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn. 2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Trước khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cần xem xét tổng quát việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự về các loại tội phạm nói chung. Qua số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến 9 tháng năm 2006, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 433.859 vụ, với 674.772 bị cáo. Để thấy rõ về số liệu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đồng thời biểu thị mức độ tăng giảm của loại tội phạm này trong thời gian từ năm 1997 đến hết 9 tháng năm 2006. Bảng thống kê số liệu dưới đây sẽ cho thấy sự tồn tại và phát triển của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Năm Số vụ Số bị cáo 1997 385 717 1998 463 716 1999 438 744 2000 349 494 2001 343 477 2002 184 263 2003 299 504 2004 324 567 2005 367 664 9 tháng 2006 292 569 Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao. Thực tiễn xét xử tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã đặt ra những vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu giải quyết sau đây: Thứ nhất, việc không quy định về định lượng giá trị tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, cũng như chưa có hướng dẫn về việc người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của những người có hành vi vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến sự chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan này. Thứ hai, về việc xác định giá trị tài sản định khung hình phạt. Một trong những căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở để định khung hình phạt đó là xác định giá trị tài sản trong trường hợp tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn. Để có cơ sở xác định giá trị tài sản trong trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào công văn 102/KHXX ngày 7-10-1998 của Tòa án nhân dân tối cao, và Nghị quyết số 01/1998-NQ-HĐTP ngày 1-9-1998 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tạm thời hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản để áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng "tài sản có giá trị lớn", "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng". Đây cũng là điểm bất cập mà trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn áp dụng, bởi lẽ Bộ luật hình sự năm 1999 cho đến nay đã có hiệu lực thi hành được 8 năm, nhưng quá trình áp dụng Điều 250 Bộ luật hình sự, phần giá trị tài sản có tính chất định khung hình phạt mà người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, lại căn cứ vào văn bản hướng dẫn khi áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự năm 1985. Thứ ba, về việc xác định giá trị tài sản của người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Qua nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và nghiên cứu thực tiễn xét xử loại tội này cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá về tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chính là việc xác định giá trị tài sản của người chứa chấp hoặc tiêu thụ, đó cũng là cơ sở để định khung hình phạt. Qua nghiên cứu một số vụ án từ các năm 1997, 1998, 1999 cho thấy, việc định giá tài sản đối với những người phạm các tội xâm phạm về sở hữu, nếu không có tài liệu chứng minh về giá trị tài sản thì cơ sở để xác định giá trị thiệt hại về tài sản chính là lời khai của người bị hại. Việc chỉ căn cứ vào lời khai của người bị hại để xác định giá trị tài sản thiệt hại là không khách quan, xét về góc độ tâm lý bao giờ người bị hại khi bị chiếm đoạt tài sản, họ cũng thường khai tăng về giá trị tài sản, hoặc không khấu hao về thời gian đã sử dụng, mà khai giá trị tài sản từ lúc mua ban đầu, điều đó có ảnh hưởng đến việc định lượng giá trị tài sản quy định để định khung hình phạt. Thứ tư, một số Tòa án địa phương chưa áp dụng đúng những quy định của Bộ luật hình sự. Thực tiễn xét xử cho thấy, một số Tòa án chưa áp dụng đúng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về định tội danh, những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt Đây là những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới. Thứ năm, về tình tiết phạm tội nhiều lần. Đối với tình tiết phạm tội nhiều lần, cho đến nay, các cơ quan xét xử vẫn xem xét và áp dụng với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, do Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định tình tiết phạm tội nhiều lần với tính chất là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng. Thực tiễn trên đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm cần có sự hướng dẫn cụ thể, những trường hợp nào thì phải áp dụng hình phạt bổ sung, trường hợp nào bắt buộc phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chương 3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ Trong chương này, tác giả làm rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về loại tội phạm này. 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Trong thời gian qua, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, nhưng cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; còn nhiều trường hợp có sai sót trong áp dụng pháp luật, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì những lẽ đó, để sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển và thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngoài những yêu cầu mang tính định hướng trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, còn xuất phát trên cơ sở những yêu cầu sau: thứ nhất, yêu cầu xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội nói chung, các hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội nói riêng; thứ hai, yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp; thứ ba, yêu cầu phải khắc phục những yếu kém của việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, những vướng mắc mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này đặt ra cho khoa học pháp lý hình sự phải nghiên cứu, giải quyết, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau: Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1999 đã có định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm tại Điều 21 và định nghĩa pháp lý của khái niệm không tố giác tội phạm tại Điều 22. Tuy nhiên, Bộ luật này lại chưa có định nghĩa pháp lý của khái niệm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là vấn đề cần xem xét lại, bởi lẽ che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm và chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều là những hành vi liên quan đến tội phạm. Những hành vi này đều có đặc điểm chung là không có mối quan hệ nhân quả với quá trình thực hiện tội phạm mà nó có liên quan. Hành vi liên quan đến tội phạm mặc dù có mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó. Những hành vi tuy có liên quan đến tội phạm, nhưng không phải là hành vi cùng cố ý thực hiện tội phạm thì đều không coi là hành vi đồng phạm, mà chỉ có thể cấu thành tội phạm độc lập trong những trường hợp do pháp luật hình sự quy định. Bởi vậy, những hành vi này không thể xem xét dưới góc độ của chế định đồng phạm mà chúng cần được xem xét dưới góc độ: chế định liên quan đến tội phạm. Vì lẽ đó, tiếp theo Điều 21 quy định về che giấu tội phạm, Điều 22 quy định về tội không tố giác tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1999 cần bổ sung điều luật quy định về định nghĩa pháp lý của khái niệm chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo hướng như sau: Người nào không hứa hẹn trước, mà chứa, cất, giữ, bán tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. Thứ hai, Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng như sau: Điều: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc đã bị kết án về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức. b) Có tính chất chuyên nghiệp. c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triều đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. d) Thu lợi bất chính từ năm triệu đồng đến dưới hai mươi triệu đồng. e) Tái phạm nguy hiểm. f) Phạm tội nhiều lần. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Tài sản vật phạm pháp có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. b) Thu lời bất chính từ hai mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng. 4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_01424_2032_2010074.pdf
Tài liệu liên quan