Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CưỚP GIẬT TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .10
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI CưỚP
GIẬT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.10
1.1.1. Khái niệm tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam .10
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam.13
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
CưỚP GIẬT TÀI SẢN .14
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985 .14
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban
hành BLHS năm 1999.16
1.2.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1999 đến trước khi ban
hành BLHS năm 2015.
1.3. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NưỚC TRÊN
THẾ GIỚI VỀ TỘI CưỚP GIẬT TÀI SẢN
1.3.1. Quy định của bộ luật hình sự Liên bang Nga
1.3.2. Quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
1.3.3. Quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản .
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VIỆT NAM
VỀ TỘI CưỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ
2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VIỆT NAM VỀ
TỘI CưỚP GIẬT TÀI SẢN.
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cướp giật tài sản
2.1.2. Hình phạt.
23 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có nhận thức khác nhau về việc định tội và định khung hình phạt
khi tiến hành xử lý hình sự đối với hành vi cƣớp giật tài sản. Cá biệt, có trƣờng hợp
còn nhầm lẫn trong việc xác định tội danh, áp dụng không đúng pháp luật, thậm chí
không làm sáng tỏ đƣợc ranh giới giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác hoặc không phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa tội cƣớp tài sản với một số tội
phạm có tính chất chiếm đoạt khác trong BLHS năm 1999 nhƣ: Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản (Điều 137), tội cƣớp tài sản (Điều 133), tội cƣỡng đoạt tài sản
(Điều 135); tội trộm cắp tài sản (Điều 138); v.v...
BLHS năm 2015 ban hành, quy định đối với tội cƣớp giật tài sản đã sửa đổi,
bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và bỏ đi đƣợc một số
tình tiết tăng nặng không còn phù hợp, gây bối rối và thiếu nhất quán cho khác cơ
quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt. Điều
này, đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh và
quyết định hình phạt đƣợc thống nhất, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn
còn hạn chế là vẫn chƣa đƣa ra đƣợc một định nghĩa pháp lý về tội cƣớp giật tài sản
trong điều luật cụ thể.
Do đó, để tiếp tục nghiên cứu, nhận diện đầy đủ và làm sâu sắc hơn các vấn
đề lý luận về cấu thành tội phạm này cũng nhƣ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối
với tội cƣớp giật tài sản làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp
luật hình sự đối với tội phạm này, việc nghiên cứu đề tài: "Tội cướp giật tài sản
theo luật hình sự Việt Nam" là rất cần thiết và thực sự cấp bách.
6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về tội cƣớp giật tài sản đã
đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo
luật học nhƣ Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật- Đại học quốc gia Hà Nội,
Viện Nhà nƣớc và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và một
số cơ sở đào tạo khác. Trong đó phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo:
GS.TSKH Lê Cảm (chủ biên) - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2001,
tái bản năm 2003 và 2007); GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Chương XX - Các
tội xâm phạm sở hữu trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Nxb Công an nhân dân (2010); GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên) - Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội (2001);
Bên cạnh đó, các vấn đề về lý luận và thực tiễn xét xử còn đƣợc nghiên cứu
trong một số công trình nghiên cứu khoa học của Ths. Đinh Văn Quế - Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần các tội phạm, Tập II: Các tội xâm phạm
sở hữu, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; TS. Trần Minh Hƣởng -
Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bình luận và
chú giải - Chương IV: Các tội xâm phạm quyền sở hữu, Nxb Lao động, Hà Nội,
2002; PGS.TS Phùng Thế Vắc (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm
1999 (Phần các tội phạm) - Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2001; TS. Cao Thị Oanh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm) - Chương IV: Các tội phạm sở hữu, Nxb Giáo dục, 2010; ThS.
Đinh Thế Hƣng và ThS. Trần Văn Biên, Bình luận Bộ luật hình sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 - Chương XIV: Các
tội xâm phạm sở hữu, Nxb Lao động, 2010.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Luật học
chuyên ngành Tƣ pháp hình sự nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu nhƣ Đỗ
Kim Tuyến, Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội, Luận án
tiến sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2001; Lê Thị Khanh, Đấu tranh
7
phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2002; Lê Thị
Thu Hà, Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam, một số khía cạnh pháp lý
hình sự và tội phạm học, Luận văn Thạc sĩ, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2014 và một số bài viết, nghiên cứu khác có liên quan nhƣ: TS. Nguyễn Ngọc Chí,
Đối tượng của các tội phạm xâm phạm sở hữu, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số
2/1998; TS. Trƣơng Quang Vinh, Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự
Việt Nam 1999, Tạp chí luật học, số 4/2000...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài viết liên quan
đến tội cƣớp giật tài sản thƣờng tập trung đi sâu tới vấn đề lý luận về dấu hiệu định
tội của tội cƣớp giật tài sản hoặc nhìn nhận vấn đề dƣới góc độ tội phạm học, đấu
tranh phòng ngừa tội cƣớp giật tài sản hoặc đấu tranh phòng ngừa tội xâm phạm tài
sản trên một địa bàn nhất định. Tuy nhiên, dƣới góc độ khoa học pháp lý, đến nay
chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các
vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội cƣớp giật tài sản ở cấp độ một luận văn
thạc sĩ luật học, đặc biệt là sau khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009 và kể từ khi
ban hành BLHS năm 2015 (mặc dù vẫn chƣa có hiệu lực).
Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của BLHS về tội cƣớp giật tài
sản, cũng nhƣ đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội phạm
này vẫn là vấn đề bổ ích và cần thiết trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, các dấu hiệu pháp lý
hình sự và hình phạt, cũng nhƣ thực tiễn xét xử đối với tội cƣớp giật tài sản trong luật
hình sự Việt Nam, qua đó đƣa ra giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật và những giải
pháp bảo đảm áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội phạm này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, phạm vi nghiên cứu của
luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng và những vấn đề liên quan
8
đến hình phạt, thực tiễn xét xử đối với tội cƣớp giật tài sản trong những năm gần
đây với tƣ cách là một tội phạm trong chƣơng các tội xâm phạm sở hữu mà chƣa có
điều kiện nghiên cứu, phân tích.
4. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý
cơ bản của tội cƣớp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam nhƣ: Khái niệm, các dấu
hiệu pháp lý hình sự, trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với ngƣời phạm tội; đồng thời đi
sâu phân tích thực tiễn xét xử tội cƣớp giật tài sản trong thời gian từ năm 2011 - 2015.
Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vƣớng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp bảo đảm áp
dụng quy định của BLHS Việt Nam về xử lý loại tội phạm này.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ
thể nhƣ: Phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu;
phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu, điều tra án điển hình... để
phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn này.
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về hành vi
cƣớp giật tài sản trong khoa học luật hình sự Việt Nam; phân tích thông qua nghiên
cứu các số liệu thực tiễn xét xử sơ thẩm trên địa bàn toàn quốc từ năm 2011 - 2015
và các bản án hình sự cụ thể của một số Tòa án để đánh giá. Qua đó, chỉ ra những
mâu thuẫn, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành; các sai sót trong quá
trình áp dụng các quy định đó, cũng nhƣ các nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc
9
phục, đề xuất những giải pháp bảo đảm áp dụng quy định của BLHS về tội cƣớp
giật tài sản ở khía cạnh lập pháp hình sự và việc áp dụng trong thực tiễn.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Những
đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận chứng khoa học phục vụ
cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BLHS Việt Nam liên quan
đến tội cƣớp giật tài sản, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm này hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 Chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội cƣớp giật tài sản trong luật hình sự
Việt Nam.
Chương 2: Quy định của BLHS Việt Nam về tội cƣớp giật tài sản và thực
tiễn xét xử.
Chương 3: Nhu cầu tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về tội
cƣớp giật tài sản và các giải pháp bảo đảm áp dụng.
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI CƢỚP GIẬT
TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm tội cƣớp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Trong các tội xâm phạm sở hữu, khách thể loại là quyền sở hữu, là tƣơng đối
giống nhau và đa số đƣợc thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý nên luật hình sự nƣớc ta
phân chia các tội xâm phạm sở hữu thành hai nhóm: nhóm các tội có tính chất
chiếm đoạt và nhóm không có tính chất chiếm đoạt. Số tội phạm thuộc các Điều:
133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140 BLHS năm 1999 (Điều 168, 169, 170, 171,
172, 173, 174, 175 BLHS năm 2015) có mang yếu tố chiếm đoạt.
Điều 136 BLHS năm 1999 (Điều 171 BLHS năm 2015) quy định tội cƣớp
giật tài sản nhƣ sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ
một năm đến năm năm”, điều luật này không mô tả cụ thể những dấu hiệu hay hành
vi khách quan của tội cƣớp giật tài sản mà chỉ nêu tội danh.
Từ thực tiễn xét xử đã đƣợc thừa nhận có thể đƣa ra định nghĩa khoa học của
khái niệm tội cƣớp giật tài sản nhƣ sau:
Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài sản
của chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý.
Nhƣ vậy, tội cƣớp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm
đoạt tài sản này khác với các hành vi chiếm đoạt tài sản khác (nhƣ hành vi cƣớp,
cƣỡng đoạt, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, lừa đảo....) bởi các dấu hiệu
thể hiện ý chí chủ quan của kẻ phạm tội là nhanh chóng và công khai [50, tr.28],
không có ý thức che giấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc ngƣời có trách
nhiệm quản lý tài sản và những ngƣời khác, giật lấy tài sản trong tay ngƣời khác
hoặc đang trong sự quản lý của ngƣời có trách nhiệm tài sản rồi tẩu thoát mà không
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ thủ đoạn nào khác nhằm uy hiếp
11
tinh thần của chủ sở hữu hay ngƣời quản lý tài sản. Tính chất công khai của hành vi
cƣớp giật tài sản là công khai với chủ sở hữu hoặc ngƣời có trách nhiệm quản lý tài
sản là bị giật chứ không phải công khai với chủ sở hữu hoặc ngƣời có trách nhiệm
quản lý tài sản về thân phận của ngƣời phạm tội, vì vậy nếu ngƣời phạm tội thực
hiện hành vi vào ban đêm hay có những thủ đoạn làm cho chủ sở hữu hoặc ngƣời có
trách nhiệm quản lý tài sản không nhận đƣợc mặt nhƣ: đeo mặt nạ, hóa trang....thì
hành vi phạm tội vẫn là hành vi cƣớp giật.
Điểm nổi bật của tội cƣớp giật tài sản là ở thủ đoạn “nhanh chóng” và “tẩu
thoát”. Ngƣời phạm tội lợi dụng sơ hở của ngƣời quản lý tài sản mà ngƣời quản lý
đó khó có thể giữ đƣợc hoặc giằng lại đƣợc tài sản. Yếu tố bất ngờ trong Tội cƣớp
giật tài sản cũng là một trong những dấu hiệu đặc trƣng của tội phạm này. Hành vi
phạm tội đƣợc thực hiện một cách công khai, trắng trợn và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, có thể nói đặc trƣng của tội cƣớp giật tài sản là hành vi giật, tức
là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng, ngay tức khắc. Chính vì
hành vi giật tài sản đã bao gồm bản chất của tội cƣớp giật.
Do vậy, có thể định nghĩa tội cƣớp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản
của ngƣời khác một cách công khai, nhanh chóng. Trong đó:
Chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của ngƣời khác để
tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó. Chiếm hữu trái phép tài sản là hành vi
nắm giữ, quản lý tài sản của ngƣời khác một cách trái pháp luật. Pháp luật không
quy định thế nào là chiếm hữu trái phép tài sản mà chỉ quy định những trƣờng hợp
chiếm hữu tài sản hợp pháp. Theo quy định của Bộ luật hình sự 2005, thì chiếm hữu
tài sản trong các trƣờng hợp sau đây là chiếm hữu có căn cứ pháp luật: Chủ sở hữu
chiếm hữu tài sản, ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; ngƣời đƣợc
chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của
pháp luật. Ngƣời phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định đƣợc ai là
chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với
các điều kiện do pháp luật quy định; ngƣời phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật
nuôi dƣới nƣớc bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; các
12
trƣờng hợp khác do pháp luật quy định. Nhƣ vậy, ngoài những trƣờng hợp chiếm
hữu hợp pháp nêu trên thì những trƣờng hợp khác chiếm hữu tài sản đều là chiếm
hữu tài sản trái pháp luật [6, tr.150-151].
Đối tƣợng bị chiếm hữu trái pháp luật là tài sản của ngƣời khác bao gồm:
Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản. Nhƣng thông thƣờng, tài sản bị
cƣớp giật chỉ là những tài sản gọn, nhẹ về trọng lƣợng và thể tích. Về mặt chủ quan,
tội cƣớp giật tài sản đƣợc thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Kẻ phạm tội nhận thức rõ
hành vi chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác do mình thực hiện là trái pháp luật và
nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó là tài sản của
ngƣời khác bị chiếm hữu trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Về chủ thể, thì tội cƣớp giật tài sản quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS
năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 là tội phạm nghiêm trọng. Quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 136 BLHS năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 là
tội phạm rất nghiêm trọng. Quy định tại Khoản 4 Điều 136 BLHS năm 1999 đƣợc
sửa đổi, bổ sung năm 2009 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy định tại
Điều 12 BLHS năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009, thì ngƣời từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, chủ thể của tội cƣớp giật tài
sản quy định tại tất cả các Khoản 1, 2, 3, và 4 Điều 136 BLHS năm 1999 đƣợc sửa
đổi, bổ sung năm 2009 là ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình
sự. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự chỉ là chủ thể của tội cƣớp giật tài sản quy định tại các Khoản 2, 3, và 4
Điều 136 BLHS năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là ngƣời có đủ khả năng nhận
thức đƣợc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có khả
năng điều khiển hành vi theo hƣớng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả
năng ứng xử khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật hình sự Việt Nam
không quy định thế nào là ngƣời có đủ trách nhiệm hình sự. Để xem một ngƣời có
13
đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải căn cứ vào quy định tại Điều 13 BLHS năm
1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 “tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự”. Nhƣ vậy, loại trừ những ngƣời ở tình trạng không đủ năng lực trách nhiệm
hình sự, còn lại là những ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự [5, tr.45]. Những
ngƣời không đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 BLHS năm
1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 là: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Nhƣ vậy ngƣời có đủ năng
lực trách nhiệm hình sự về tội cƣớp giật tài sản là ngƣời có khả năng nhận thức
đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và có khả năng
điều khiển hành vi của mình [6, tr.153].
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội cƣớp giật tài sản trong luật hình sự
Việt Nam
Bất kỳ một điều luật nào đƣợc quy định trong BLHS đều nhằm hƣớng đến
nhiệm vụ chung của BLHS là bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, tội cƣớp giật tài sản đƣợc quy định trong BLHS Việt Nam ra đời cũng
không nằm ngoài nhiệm vụ đó. Nhƣng bên cạnh đó nó cũng thể hiện những ý nghĩa
riêng, cụ thể hơn là điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội cƣớp giật
tài sản, góp phần trừng trị, giáo dục ngƣời phạm tội, tuyên truyền quần chúng nhân
dân, nhằm bảo vệ an toàn về tài sản, tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của
Nhà nƣớc, của các tổ chức, công dân và tiến giảm dần các vụ cƣớp giật tài sản.
Ngoài ra, việc nghiên cứu điều luật về tội cƣớp giật tài sản là nhằm hƣớng
tới mục tiêu làm rõ hơn nữa ý nghĩa của nó, quan trọng hơn nữa là tìm ra các
điểm thiếu sót, hạn chế của điều luật rồi đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện trên
cả mặt lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
tội phạm hiện nay.
14
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
CƢỚP GIẬT TÀI SẢN
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trƣớc khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt
Nam về tội cƣớp giật tài sản gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống
pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của xã hội.
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giành lại chủ quyền cho đất nƣớc, tự do
cho nhân dân và lập ra nền Dân chủ cộng hòa. Sau thắng lợi đó, Nhà nƣớc đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật hình sự để bảo vệ thành quả Cách mạng. Một trong
những nội dung đƣợc đặc biệt coi trọng là chế độ sở hữu - nền tảng kinh tế xã hội
của đất nƣớc. Các quy định của pháp luật đã phản ánh tƣơng đối rõ nét các đặc điểm
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng nhƣ kỹ thuật lập pháp của nƣớc ta trong một
giai đoạn lịch sử, đặc biệt thể hiện rõ chính sách hình sự (CSHS) của Nhà nƣớc ta
đối với các hành vi xâm phạm sở hữu.
Trong những ngày đầu mới thành lập Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa từng bƣớc xây dựng xã hội mới. Để
ổn định tình hình đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 47/SL, ngày
10/10/1945 [26] cho phép áp dụng một số văn bản của pháp luật cũ, không trái với
nguyên tắc độc lập của nƣớc Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Nhƣ vậy,
đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là áp dụng pháp luật của đế quốc và phong kiến
theo tinh thần mới, ở Bắc kỳ vẫn tiếp tục áp dụng hình luật An Nam, ở Trung kỳ
vẫn áp dụng Hoàng Việt hình luật và ở Nam kỳ áp dụng luật pháp tu chính. Tội
cƣớp giật tài sản cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc ta đã ban hành những văn bản pháp luật mới quy
định những hành vi xâm phạm đến sở hữu của Nhà nƣớc và sở hữu của công dân,
góp phần bảo vệ các quan hệ xã hội tiến bộ trong xã hội mới, thực hiện thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy còn sơ khai nhƣng pháp luật hình sự
thời kỳ này đã khái quát đƣợc những hành vi xâm hại sở hữu trong thực tế và quy
15
định thành các tội phạm cụ thể làm cơ sở cho Tòa án xét xử. Đồng thời các văn bản
này còn quy định đƣờng lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu, trên nguyên tắc trừng
trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị với giáo dục cải tạo. Đã có sự cá thể hóa hình
phạt đối với các hành vi phạm tội.
Tại Điều 12 - Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận: “Quyền tƣ hữu tài sản của
công dân Việt Nam đƣợc bảo đảm”. Việc quy định nhƣ vậy đã tạo nên cơ sở pháp
lý để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, là điều kiện ổn định sinh hoạt vật
chất của mỗi con ngƣời. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc còn ban hành hàng loạt các Sắc
lệnh nhƣ: Sắc lệnh số 26/SL, ngày 25/02/1946 [26] quy định các hành vi phá hoại
công sản, Thông tƣ số 442/TTg, ngày 19/02/1955 hƣớng dẫn các Tòa án trừng trị
một số tội xâm phạm sở hữu nhƣ trộm cắp, cƣớp của, lừa đảo, bội tín...Tuy nhiên, ở
đó, tội cƣớp giật tài sản chƣa đƣợc quy định thành một điều luật cụ thể.
Đến năm 1959, sau khi nƣớc ta cơ bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN
thì việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu.
Bởi vậy, việc bảo vệ sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tập thể là vấn đề cấp bách,
đƣợc đặc biệt coi trọng. Điều 140 - Hiến pháp 1959 ghi nhận: “Tài sản công cộng
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thiêng liêng không thể xâm phạm. Công
dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng”. Ngày 21/10/1970, Nhà
nƣớc ta đã thông qua hai văn bản pháp luật mới là: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản XHCN (1) và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của
công dân (2). Cụ thể tại Điều 5 của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
XHCN, tội cƣớp giật tài sản XHCN đƣợc quy định: “Kẻ nào cướp giật tài sản
XHCN thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”. Tại Điều 4 của Pháp lệnh trừng trị
các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân có ghi: “Kẻ nào cướp giật tài sản riêng
của công dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm”. Nội dung của hai Pháp lệnh
đã thể hiện đầy đủ và toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với
các tội phạm về sở hữu nói chung và tội cƣớp giật tài sản nói riêng. Điều đó còn thể
hiện trình độ kỹ thuật lập pháp của Nhà nƣớc ta nhằm đảm bảo nguyên tắc pháp chế
đáp ứng việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới.
16
Thời kỳ này, tội cƣớp giật tài sản XHCN và tội cƣớp giật tài sản riêng của công
dân đã đƣợc cụ thể hóa thành hai điều luật riêng nằm trong hai Pháp lệnh khác nhau.
Ngoài hai Pháp lệnh trên, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị số 185,
này 09/12/1970 về tăng cƣờng bảo vệ tài sản XHCN nhằm chỉ đạo thi hành nội
dung hai Pháp lệnh trong thực tế. Ngày 16/3/1973, Thông tƣ liên bộ của Tòa án
nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an hƣớng dẫn trong đó,
tội cƣớp giật tài sản đƣợc hiểu là: “Trường hợp kẻ phạm tội lợi dụng sơ hở vướng
mắc của người giữ tại sản, bất thần giằng lấy tài sản trên tay người giữ tài sản”.
Với hƣớng dẫn lợi dụng sự “vƣớng mắc” còn có thể hiểu bao gồm cả hành vi mà
sau này đƣợc coi là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hƣớng dẫn này đã khái quát
tội cƣớp giật tài sản với hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài
sản một cách nhanh chóng và công khai.
Sau ngày 30/4/1975, Sắc luật số 03/SL, ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và
hình phạt. Trong văn bản này, tội cƣớp giật tài sản mặc dù không đƣợc quy định cụ thể,
chi tiết trong một điều luật riêng nhƣng cũng đã đƣợc quy định chung trong Điều 4
cùng với các tội xâm phạm sở hữu khác nhau nhƣ: trộm cắp, tham ô, lừa đảo...
Nhƣ vậy, cùng với hai Pháp lệnh trên, Sắc luật số 03 đƣợc áp dụng chung
trong cả nƣớc sau khi nƣớc ta thống nhất, để đấu tranh chống các tội phạm sở hữu.
Các quy định bƣớc đầu về tội cƣớp giật tài sản trong các văn bản đó là cơ sở pháp
lý quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1985 đến trƣớc khi ban
hành BLHS năm 1999
Bộ luật hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc
Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực thi hành thống nhất trong toàn
quốc kể từ ngày 01/01/1986 đã đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng về kỹ thuật lập
pháp hình sự nƣớc ta.
Trong Bộ luật này, các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định thành hai
chƣơng độc lập [27]:
- Chƣơng IV: Về các tội xâm phạm sở hữu XHCN.
17
- Chƣơng VI: Quy định các tội xâm phạm sở hữu công dân.
Tội cƣớp giật tài sản XHCN đƣợc quy định tại Điều 131 và tội cƣớp giật tài
sản riêng của công dân đƣợc quy định tại Điều 154. Các điều luật đều không mô tả
dấu hiệu của tội phạm và chỉ nêu tội danh. Tuy nhiên, hành vi cƣớp giật tài sản từ
trƣớc đến nay vẫn đƣợc hiểu là hành vi lợi dụng sơ hở của ngƣời quản lý tài sản để
chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng, công khai. BLHS năm 1985 quy định
thêm ba tội mới so với hai Pháp lệnh (1) và (2): Trong đó có tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản XHCN (Điều 131) và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản riêng của công
dân (Điều 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007886_8502_2003210.pdf