Luận văn Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN .7

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội cướp tài sản. 7

1.2. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp tài sản. 13

1.3. Phân biệt tội cướp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác. 17

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI CƯỚP TÀI

SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN .22

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .22

2.1. Tội cướp tài sản theo quy định của BLHS 2015. 22

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh . 31

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA

BLHS VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN .52

3.1. Sự cần thiết của việc áp dụng đúng các quy định của BLHS về tội cướp tài sản. 52

3.2. Các giải pháp. 55

KẾT LUẬN .69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.70

pdf78 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm g, khoản 2: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 2.1.2.3. Khung tăng nặng thứ hai có mức khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm Theo Khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017, khung tăng nặng thứ hai của tội cướp tài sản là “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm” được áp dụng đối với 3 tình tiết gồm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh là trường hợp người phạm tội lợi dụng vào hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản. Tình tiết này được áp dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên tai, dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh. Như vậy, so sánh với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã bổ sung tình tiết tăng nặng tại Điểm c Khoản 3 Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 2.1.2.4. Khung tăng nặng thứ ba có mức khung hình phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân Theo Khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017, khung tăng nặng thứ ba của tội cướp tài sản là “phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân” được áp dụng đối với 4 tình tiết gồm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức 30 khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; - Làm chết người là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp, người phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để tẩu thoát và đã gây cái chết cho họ. Theo chúng tôi, thì lỗi trong trường hợp này là lỗi vô ý lởi lẽ, nếu cố ý gây ra cái chết cho người bị hại trong khi thực hiện hành vi cướp tài sản và tội giết người. - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp: Đây là những tình tiết mới được quy định ở tội cướp tài sản. Trong đó, tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội cướp tài sản trường hợp người phạm tội dựa vào các hoàn cảnh nêu trên để thực hiện tội phạm. Mức độ nguy hiểm của hành vi cướp tài sản trong trường hợp này phụ thuộc vào tính chất cảu hoàn cảnh chiến tranh; tính chất, mức độ cảu tình trạng khẩn cấp. Khung tăng nặng này đã bổ sung thêm 01 tình tiết tại Điểm d Khoản 4 - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Về cơ bản khung hình phạt quy định tại Điều 133 BLHS 1999 và Điều 168 BLHS 2015 không có sự thay đổi ở các Khoản 1, 2, 3 của Điều luật: khoản 1 vẫn là mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; khoản 2 từ 7 năm đến 15 năm; khoản 3 từ 12 năm đến 20 năm. Điểm khác biệt lớn nhất về hình phạt được áp dụng là quy định tại khoản 4: khoản 4 Điều 133 Bộ BLHS năm 1999 qui định hình phạt tù “từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân 31 hoặc tử hình”, còn tại khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định hình phạt tù “từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, mức hình phạt cao nhất của tội Cướp tài sản là “Tử hình”, thì đến Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất chỉ là “Tù chung thân”, hình phạt tử hình không còn được áp dụng đối với người phạm tội Cướp tài sản. Tội Cướp tài sản là một trong 07 tội danh trong Bộ luật hình sự năm 2015 được loại bỏ hình phạt tử hình. 2.1.2.5. Chuẩn bị phạm tội Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì khái niệm chuẩn bị phạm tội được quy định cụ thể như sau: Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật hình sự 2015. Theo Khoản 5 Điều 168 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017, khung hình phạt áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội này là “phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. 32 Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2. Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Dân số thực tế của thành phố năm 2018 là trên 13 triệu người. Cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1/5 tỷ trọng tổng sản phẩm (GDP) và 1/3 tổng thu ngân sách của cả nước. Về kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Thành phố chiếm chưa đến 1% diện tích và hơn 8% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 1/5 tổng sản phẩm GDP, 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp và 40% dự án nước ngoài. Dân cư Thành phố Hồ Chí Minh phân bố không đồng đều tập trung đông ở một số quận như 4, 5, 10 và 11 trong khi các huyện ngoại thành như Cần Giờ có mật độ thấp 98 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây, dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu (nguồn: website UBND TP Hồ Chí Minh). 2.2.2. Thực trạng xét xử các loại tội phạm tại Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Báo cáo tình hình công tác năm 2017, Công an TP. Hồ Chí Minh ghi nhận trên địa bàn xảy ra 4.809 vụ phạm pháp hình sự, so với năm 2016 giảm 33 396 vụ (giảm 7,61%). Các loại án xâm phạm sở hữu tài sản và xâm phạm nhân thân đều giảm so với cùng kỳ năm 2015 (án cưỡng đoạt tài sản sản giảm 41,50%, án cướp giật tài sản giảm 10,14%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản giảm 35,22%, án chống người thi hành công vụ giảm 22,45%). Công an Thành phố đã điều tra khám phá 3.464 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỷ lệ 72,03%), bắt 3.698 đối tượng [3]. Báo cáo công tác ngành Tòa án TP năm 2018 cho thấy năm 2018, TAND hai cấp TP thụ lý 75.519 vụ việc các loại, giải quyết 61.128 vụ việc, đạt tỷ lệ 80,94%. Số lượng vụ án còn lại chưa giải quyết là những vụ án đang trong quá trình chuẩn bị xét xử và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. So với cùng kỳ năm 2017, lượng án thụ lý tăng 6.444 vụ việc, tỷ lệ giải quyết tăng 4,25%. TAND hai cấp TP có 318 trường hợp bản án, quyết định bị hủy, chiếm tỷ lệ 0,54%. Trong đó hủy do lỗi chủ quan là 0,28%; có 844 trường hợp bản án, quyết định bị sửa, chiếm tỷ lệ 1,43%, trong đó sửa do lỗi chủ quan là 0,55%. So với năm 2017, tỷ lệ án bị hủy do lỗi chủ quan và sửa do lỗi chủ quan giảm. Việc chậm phát hành bản án, bản án, quyết định cho các cơ quan liên quan vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân là do số lượng các loại án thụ lý lớn, tính chất các vụ việc tranh chấp ngày càng phức tạp hơn, số lượng cán bộ, thẩm phán chưa đủ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Ngoài ra, năm 2018 có nhiều bộ luật, luật mới có hiệu lực thi hành nhưng các nghị quyết, nghị định, hướng dẫn chưa đầy đủ, kịp thời nên gây khó khăn trong việc áp dụng giải quyết vụ án[22] 2.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tội cướp tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.3.1. Kết quả đạt được 34 TP. Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn của cả nước về kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, là đầu mối giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, trên địa bàn TP.HCM, tình hình tội cướp tài sản diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc lớn trong xã hội. Theo số liệu thống kê của TAND các cấp ở TP.Hồ Chí Minh: Nếu như các năm 2014 và 2016 số vụ cướp tài sản được khởi tố, điều tra và truy tố trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chỉ dưới 400 vụ/năm và số bị cáo bị truy cứu TNHS khoảng 500 bị cáo/năm thì trong các năm 2015 và 2017 số lượng vụ án cướp tài sản đã trên 410 vụ/năm. Số lượng vụ án cướp tài sản và bị cáo bị truy cứu TNHS đặc biệt có xu hướng tăng cao và đỉnh cao là năm 2018 vừa qua (trong giai đoạn 2014-2019) với gần 500 vụ và hớn 600 bị cáo. Nhìn chung xu hướng các vụ cướp tài sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khuynh hướng tăng cả về số vụ lẫn bị cáo. Từ năm 2014 tới nay, đã có tổng số hơn 2000 vụ cướp tài sản và gần 3000 bị cáo bị truy cứu TNHS. So với các loại tội phạm khác thì tội phạm cướp tài sản thuộc nhóm tội phạm xâm phạm về sở hữu là một trong những nhóm tội phạm chiếm tỷ lệ cao tại TP Hồ Chí Minh bên cạnh tội phạm ma túy và tội phạm xâm phạm an ninh trật tự công cộng. Bảng 2.1. Thống kê số vụ án cướp tài sản và số vụ án được khởi tố, điều tra tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến tháng 12/2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng: Số vụ: 387 410 385 425 478 2085 Số bị cáo 456 678 512 621 612 2879 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác Công an TP. Hồ Chí Minh trong các năm từ 2014 – 2018 35 Bảng 2.2. Thống kê số lượng các vụ án cướp tài sản đã xét xử tại TAND các cấp tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến tháng 12/2018 Năm Tổng số vụ án đã xét xử Tổng số bị cáo đã xét xử 2014 387 456 2015 410 678 2016 385 512 2017 425 621 2018 478 612 Tổng cộng 2085 2879 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác Tòa án nhân dân các cấp TP. Hồ Chí Minh trong các năm từ 2014 – 2018 Bảng 2.3. Biểu đồ phân tích dao động số vụ án cướp tài sản, bị cáo trong vụ án cướp tài sản theo từng năm giai đoạn 2014-2018 0 100 200 300 400 500 600 2014 2015 2016 2017 2018 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Số vụ Số bị cáo Linear (Số bị cáo) Linear (Số vụ) Nguồn: Tổng hợp từ công tác Công an TP. Hồ Chí Minh trong các năm từ 2014 – 2018 36 Số vụ cướp tài sản trung bình mỗi năm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh luôn ở mức cao nhất trong số các tỉnh, thành phố trong cả nước, chiếm tỉ lệ 1/5 tổng số vụ cướp tài sản trong cả nước. Trung bình 7 bị cáo cướp tài sản/100.000 dân, cao hơn nhiều so với hệ số tình hình tội cướp tài sản trên toàn quốc là 3 bị cáo/100.000 dân. Số vụ cướp có vũ khí, hung khí chiếm trên 90% các vụ cướp tài sản, trong đó nhiều vụ sử dụng vũ khí nóng như súng, lựu đạn để cướp tài sản. Số vụ cướp tài sản do các băng nhóm tội phạm thực hiện cũng cao, chiếm 60% các vụ cướp tài sản. Kinh tế thành phố phát triển thì tội phạm cướp tài sản cũng ngày càng manh động, táo tợn, ngang nhiên giữa ban ngày, ở giữa nơi đông người, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều đối tượng thực hiện hành vi phạm tội rất tàn ác. Họ không đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc đối với nạn nhân mà chủ động dùng vũ lực tấn công, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân rồi mới chiếm đoạt tài sản của họ. Nhiều đối tượng phạm tội cướp tài sản thường mang vũ khí trong người, khi bị truy bắt, họ sẵn sàng chống trả gây thương vong cho lực lượng chức năng và quần chúng nhân dân.[19] Quá trình điều tra, khám phá các vụ án liên quan tới loại tội phạm này gặp khó khăn như tiến độ điều tra chậm; thiếu chứng cứ hoặc băng ghi hình kết quả điều tra khám phá các vụ án cướp tài sản ở thành phố Hồ Chí Minh chưa cao, mới chỉ đạt tỉ lệ 2/3 tổng số các vụ án cướp tài sản xảy ra. Xét tương quan giữa tội cướp tài sản với tội phạm hình sự (gồm tổng số 272 tội) nói chung và xét tương quan giữa tội cướp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt (gồm tổng số 08 tội) nói riêng thì tội cướp tài sản có số vụ án và số bị cáo chiếm tỉ lệ cao. Số bị cáo bị kết án từ trên 7 năm tù trở lên, tù chung thân hoặc tử hình chiếm tỉ lệ cao và có chiều hướng gia tăng. Qua đó có thể thấy, số đối tượng phạm tội cướp tài sản gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội chiếm tỷ lệ cao. [8] 37 Số bị cáo phạm tội cướp tài sản là tái phạm, tái phạm nguy hiểm, có sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ cao. Người phạm tội cướp tài sản ở thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là người có trình độ học vấn thấp, hầu hết là không biết chữ và trình độ tiểu học, trung học cơ sở. Người phạm tội cướp tài sản chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 30. Trong những năm gần đây, người phạm tội cướp tài sản là người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng. Cấp độ nguy hiểm của tình hình tội cướp tài sản ở Quận Gò Vấp là cao nhất trong 24 quận, huyện của thành phố (cấp độ 1); Quận 5 và Quận Thủ Đức có cấp độ nguy hiểm đứng vị trí thứ 2; Quận 7 có cấp độ nguy hiểm đứng vị trí thứ 3; tiếp theo là Quận 1, Quận 12 (cấp độ 4), Quận 2 (cấp độ 5); huyện Cần Giờ là huyện có cấp độ nguy hiểm thấp nhất trong 24 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh (cấp độ 14). Qua thực tiễn một số vụ án xét xử tại Tòa án các cấp TP Hồ Chí Minh liên quan tới tội phạm cướp tài sản cho thấy một số vấn đề pháp lý cần khắc phục, cụ thể: - Chuyển tội danh từ “Cướp tài sản” sang “Trộm cắp tài sản” không đúng quy định (theo Thông báo rút kinh nghiệm số 04/TB-VC3-V1 ngày 28/02/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh) Theo nội dung vụ án, Nguyễn T và Nguyễn H đang điều khiển xe mô tô trên đường thì thấy anh C điều khiển xe chạy lạng lách. Do tức giận nên khi anh C dừng xe đợi đèn xanh thì T và H dùng tay, chân và nón bảo hiểm đánh anh C làm anh C chạy thoát thân bỏ lại chiếc xe. Ngay sau đó, T và H lấy chiếc xe của anh C đem bán lấy tiền tiêu xài. Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh B xác định T và H phạm tội “Cướp tài sản” nhưng các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh B xét xử phúc thẩm chuyển tội danh từ “Cướp tài sản” thành “Trộm cắp tài sản”. Ngày 09/11/2018, TANDCC tại thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa giám đốc 38 thẩm tuyên hủy bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh B và giữ nguyên Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh B, với lý do: Các bị cáo công khai dùng vũ lực tấn công bị hại để chiếm đoạt tài sản của bị hại ngay sau đó chứ không lén lút lấy trộm tài sản của bị hại. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biện tội “trộm cắp tài sản và tội “Cướp tài sản”. - Tổng hợp hình phạt tù đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi không đúng quy định (theo Thông báo rút kinh nghiệm số 06/TB-VC3-V1 ngày 28/02/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh) Đặng Văn S, sinh ngày 20/12/1992 phạm nhiều tội khi chưa đủ 18 tuổi và bị cáo bị đưa ra xét xử nhiều lần. Cụ thể: Ngày 05/11/2010, TAND tỉnh N xử phạt bị cáo 11 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Ngày 27/01/2011, Tòa án nhân dân thành phố PR, tỉnh N xử phạt bị cáo 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Ngày 07/4/2011, TAND huyện T, tỉnh B xử phạt bị cáo 03 năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Cuối cùng ngày 03/9/2013, TAND huyện Đ, tỉnh L xử phạt bị cáo 05 năm 06 tháng tù về tội “Cướp tài sản và Cướp giật tài sản”, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là 20 năm tù. Ngày 23/5/2018, Hội đồng giám đốc thẩm TANDCC Thành phố Hồ Chí Minh tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm của TAND huyện Đ, tỉnh L về phần tổng hợp hình phạt, tuyên buộc bị cáo S chấp hành hình phạt chung là 18 năm tù. Với lý do, tất cả các lần phạm tội của bị cáo bị đưa ra xét xử đều thực hiện khi bị cáo chưa đủ 18 tuổi. Tại điều 104 BLHS năm 2015 có quy định “Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 Bộ luật này”. Điều 103 BLHS năm 2015 quy định “Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.”. Lẽ ra, TAND huyện 39 Đ, tỉnh L khi quyết định tổng hợp hình phạt thì mức hình phạt cao nhất đối với bị cáo không được vượt quá 18 năm tù nhưng lại tổng hợp hình phạt buộc bị cáo S chấp hành hình phạt là 20 năm tù là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, gây bất lợi cho bị cáo. - Quyết định hình phạt còn chưa chính xác: Khoảng đầu tháng 12/2011, Trần Doãn Chất sinh năm 1975 ở tỉnh Bình Dương đến sòng bạc gần cầu Sơn, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đánh bạc và bị thua hết tiền nên mượn tiền của Trần Văn Toàn, tính cả vốn và lãi là 320.000.000đ. Trần Văn Toàn đòi nhiều lần nhưng Trần Doãn Chất không trả. Ngày 24/12/2011, Trần Văn Toàn tiếp tục gọi điện đòi tiền nhưng Trần Doãn Chất không có tiền trả nên Toàn nói với Trần Doãn Chất sẽ bảo Lê Văn Phi đến đòi tiền. Sau đó Trần Văn Toàn gọi cho Lê Văn Phi đi cùng đến nhà Trần Doãn Chất để đòi tiền. Khoảng 15 giờ cùng ngày, Lê Văn Phi mang theo súng bắn điện (của Công ty dịch vụ và bảo vệ Đại Thống) cùng Toàn và ba thanh niên nữa (chưa rõ lai lịch) đến nhà tìm Trần Doãn Chất nhưng không gặp. Lê Văn Phi cùng Trần Văn Toàn và ba thanh niên này đi sang quán café Phương Nam thuộc khu phố Bình Đường 4, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đối diện nhà Trần Doãn Chất thì Lê Văn Phi phát hiện Trần Doãn Chất đang nằm ngủ trên võng ở trong quán. Lê Văn Phi đi lại chỗ Trần Doãn Chất nằm, dùng súng điện dí vào đầu Trần Doãn Chất và đòi trả tiền. Trần Doãn Chất chồm dậy nói “tao không có tiền, mày muốn bắn thì bắn đi”. Lê Văn Phi dùng súng bắn điện đập vào đầu Trần Doãn Chất làm chảy máu. Lúc này nhóm của Trần Văn Toàn định xông vào đánh Trần Doãn Chất nhưng bị mọi người trong quán ngăn lại nên nhóm của Toàn lên xe bỏ đi. Theo Bản giám định pháp y số 1273/GĐPY/2011 ngày 29/12/2011 của Trung tâm pháp y Sở y tế Đồng Nai: thương tích của Trần Doãn Chất là 01% (tạm thời). 40 Ngày 08/5/2013, Trần Văn Toàn bị bắt theo lệnh truy nã của Công an. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 417/2013/HSST ngày 19/11/2013, Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm g khoản 1 Điều 46; Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Văn Toàn 08 năm 06 tháng tù về tội “Cướp tài sản”. Ngoài ra bản án còn quyết định xử lý vật chứng, án phí Ngày 22/11/2013, Trần Văn Toàn kháng cáo kêu oan. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 43/2014/HSPT ngày 27/3/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt của Bản án sơ thẩm đối với Trần Văn Toàn. Sau khi xét sử phúc thẩm, bị cáo có nhiều đơn kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt. Tại Kháng nghị số 07/2015/VKSNDTC-V3 ngày 11/5/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định: Kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 43/2014/HSPT ngày 27/3/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương. Đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy phần quyết định về tội danh và hình phạt của Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và Bản án hình sự sơ thẩm số 417/2013/HSST ngày 19/11/2013 của Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An đối với Trần Văn Toàn để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2015/HS-GĐT ngày 04/9/2015, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: chấp nhận một phần Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 43/2014 ngày 27/3/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương và hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 417/2013/HS-ST ngày 19/11/2013 của Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương về phần hình phạt đối với Trần Văn Toàn. Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. 41 Sau khi Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định, thấy: Trần Văn Toàn bị xét xử về tội “Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 133, điểm g khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự là có căn cứ. Tuy vậy, hồ sơ thể hiện Trần Văn Toàn có nhờ Lê Văn Phi “đi đòi nợ” nhưng khi cùng thực hiện đòi nợ thì Trần Văn Toàn không biết việc Lê Văn Phi có mang theo súng bắn điện. Không có chứng cứ nào thể hiện có sự bàn bạc về cách thức đòi nợ giữa Trần Văn Toàn và Lê Văn Phi. Trần Văn Toàn cùng Lê Văn Phi và ba đối tượng khác không rõ lai lịch chỉ đến đòi khoản tiền mà anh Trần Doãn Chất vay của Trần Văn Toàn rồi không trả. Khi thực hiện tội phạm các bị cáo không chiếm đoạt tài sản của anh Trần Doãn Chất và cũng chỉ gây thương tích 1% cho bị hại. Khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Với động cơ, mục đích phạm tội và hậu quả xảy ra có mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo được áp dụng một tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, bị cáo lại không có nhân thân xấu, do đó mức án 08 năm 06 tháng tù mà Tòa án hai cấp đã xử phạt đối với Trần Văn Toàn là nặng, không phù hợp với hậu quả xảy ra. 2.2.3.2. Một số vướng mắc, thiếu sót Thứ nhất, còn tồn tại một số hạn chế trong công tác khởi tố, dẫn tới hoạt động xét xử tội cướp tài sản bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn khởi tố, công tác quản lý, xử lý tố giác, tin báo tội cướp tài sản mặc dù đã được chú trọng nhưng một số cán bộ phụ trách lĩnh vực này còn thiếu chủ động trong phối hợp với cơ quan hữu quan nên chưa nắm bắt triệt để được thông tin về tội phạm. Trường hợp có thông tin tội phạm do cơ quan công an hoặc do bị hại làm đơn tố cáo nhưng quá trình khởi tố chậm trễ. Ý thức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, văn bản hướng dẫn thi hành chưa rõ ràng. Một số đơn vị có biểu hiện giấu cập 42 nhật tin báo theo quy định hoặc đùn đẩy cho đơn vị khác thụ lý giải quyết vì thành tích thi đua nhưng chưa được kiểm tra, chấn chỉnh. Trong giai đoạn điều tra, năng lực cán bộ điều tra trong nghiệp vụ thu thập chứng cứ còn nhiều hạn chế, có tình trạng điều tra viên chỉ đứng tên ký nhưng không trực tiếp thực hiện dẫn tới yếu tố cấu thành tội phạm chưa chặt chẽ, nhiều thiếu sót, còn bỏ lọt tội phạm, đồng phạm trong vụ việc. Hoạt động kiểm sát sau khởi tố còn hạn chế khi cơ quan viện kiểm sát không tiếp cận được quyết định và tài liệu vụ việc sớm nên quá trình nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị đối với những trọng án về cướp tài sản còn sơ sài, nhiều vụ việc có yêu cầu điều tra lại nhưng quá trình điều tra lại mang tính chiếu lệ, chưa sát và chưa gắn với tình tiết nội dung vụ việc, mang tính hình thức, nội dung chung chung. Còn tình trạng nhầm lẫn nhiệm vụ giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án và mối quan hệ giữa các cơ quan này. Đơn cử một số tin báo trong thời gian qua chưa được giải quyết thấu đáo. Cụ thể: Tin báo thứ nhất: Do mâu thuẫn từ trước, vào sáng ngày 10/6/2014, bà Nguyễn Thị T (1975) ở Nhuận Đức, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Duy Q (1972) nhà ở cạnh bên xảy ra xô xát đánh nhau. Bà T dùng 01 đoạn cây gỗ đánh trúng vào vùng đầu của ông Q gây thương tích phải đưa đến Bệnh viện huyện Củ Chi cấp cứu và điều trị, với tình trạng thương tích chấn thương sọ não, hôn mê bất tỉnh. Bà T lấy đi 01 điện thoại di động của ông Q. Kết quả giám định ông Q bị tổn hại sức khỏe là 95%. Sau khi xảy ra vụ án, vợ ông Q là bà Huỳnh Thị Hương (1973), con gái ông Q là Nguyễn Thị Nhàn và người thân của ông Thanh nhiều lần có đơn báo cáo phản ánh yêu cầu xử lý vụ việc theo pháp luật. Ngoài ra, gia đình ông Q còn có đơn khiếu nại vượt cấp, cho rằng cán bộ chính quyền địa phương, 43 cán bộ điều tra bao che không đưa vụ án ra xử lý theo pháp luật. Vụ việc trên được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi tiếp nhận tin báo tội phạm từ ngày 31/6/2014. Qua công tác kiểm sát tin báo trên thấy thương tích của ông Q là rất nghiêm trọng, bà T cũng đã thừa nhận hành vi dùng cây đánh trúng đầu ông Q. Do vậy, đây là tin báo tội phạm đã rõ. Tuy nhiên đã tiếp nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_toi_cuop_tai_san_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam_tu.pdf
Tài liệu liên quan