Luận văn Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục các bảng thống kê, biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.6

1.1. Nhận thức chung về tội phạm hủy hoại rừng .6

1.1.1. Khái niệm tội phạm hủy hoại rừng.6

1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng trong luật hình sựError! Bookmark not d

1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của quy phạm pháp

luật về quản lý và bảo vệ rừng .

1.2.1. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành

BLHS năm 1985.

1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành

BLHS năm 1999.

1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay.

1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khácError! Bookmark not define

1.3.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm các quy định về khai

thác và bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 175 BLHS.

1.3.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm các quy định về quản lý

rừng theo quy định tại Điều 176 BLHS .

1.4. Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật

một số nước quy định về tội hủy hoại rừng.

1.4.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình

sự Liên Bang Nga.

1.4.2. Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình

sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Kết luận Chương 1 .

Chương 2: TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM

1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .

pdf22 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
not defined. 2.2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Kết quả hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về tội hủy hoại rừng ............................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong thực tiễn xét xử tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk LắkError! Bookmark not defined. 2.3.1. Hạn chế thiếu sót khi xét xử trong trường hợp có tình tiết định khung hình phạt ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Hạn chế, thiếu sót trong quyết định hình phạtError! Bookmark not defined. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk LắkError! Bookmark not defined. Kết luận Chương 2 .................................................. Error! Bookmark not defined. Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNGError! Bookmark not defined. 3.1. Nhu cầu và quan điểm hoàn thiện các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luậtError! Bookmark not defined. 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định về tội hủy hoại rừngError! Bookmark not defined. 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sựError! Bookmark not defined. 3.2.2. Kiến nghị sửa thông tư liên tịch số 19 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo về rừng và quản lý lâm sản ......... Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng .................................................... Error! Bookmark not defined. Kết luận Chương 3 .................................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11 PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự TTLT: Thông tư liên tịch DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng, biểu đồ Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk bị phá giai đoạn 2009 - 2014 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Kết quả xét xử sơ thẩm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Kết quả xét xử phúc thẩm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014 Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.1. Thống kê vụ án phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014 Error! Bookmark not defined. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với thành tựu chung đó là hệ thống pháp luật hình sự nước ta ngày càng tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các quy định cũng từng bước hoàn thiện và phát triển, trong đó có các quy định tội phạm về môi trường nói chung và tội hủy hoại rừng nói riêng. Từ xưa đến nay, rừng được xem là lá phổi của thế giới, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, môi trường, ổn định khí hậu toàn cầu, góp phần ngăn chặn, hạn chế hậu quả khốc liệt do thiên tai gây ra. Mặc dù rừng có vị trí vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay tình trạng chặt, đốt phá, hủy hoại rừng đã, đang và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ làm suy vong hệ sinh thái trong hiện tại cũng như trong tương lai, làm mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, vấn đề phát triển kinh tế, xã hội trên toàn thế giới, từng khu vực nói chung và từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, nếu như trước đây với 3/4 diện tích là rừng thì hiện nay đã suy giảm nhiều, riêng địa bàn tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước, nhưng hiện nay tình trạng chặt phá, đốt rừng, hủy hoại rừng vẫn diễn biến phức tạp, trong giai đoạn 2009 - 2014 trên địa bản tỉnh đã phát hiện 173 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng [37] trong đó số vụ án đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo thống kê của Văn phòng - Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk là 49 vụ, diện tích rừng bị lấn chiếm trái phép theo thống kê của Cục kiểm lâm tỉnh khoảng 12.000 ha [37]. Trên thực tế, những hành vi hủy hoại rừng vẫn diễn ra và ngày càng gia tăng, với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng, tình hình hủy hoại rừng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số “điểm nóng” về hủy hoại rừng như: Vùng biên giới, các huyện Ea Súp, Ea H’Leo, 2 Krông Bông, M’đrắk, Buôn Đôn. Việc điều tra, thống kê phân loại các đối tượng hủy hoại rừng đã được thực hiện nhưng chưa xử lý, giải quyết triệt để, tình trạng đốt, chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn biến phức tạp mặc dù cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có sự kiểm tra, giám sát, thực hiện các biện pháp ngăn chặn, đấu tranh cũng như các quy định các biện pháp từ xử phạt vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị 1685/2011/CT-TTg ngày 27/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã thu được nhiều kết quả, song vẫn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành pháp luật hình sự cũng như các quy định của pháp luật chuyên ngành trong việc phát hiện, xử lý kịp thời, đấu tranh phòng, chống và đẩy lùi tội phạm hủy hoại rừng, góp phần vào công cuộc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Trước tình trạng diễn biến phức tạp, mạnh mẽ của những hành vi hủy hoại rừng trong khi vấn đề áp dụng pháp luật, chế tài hình sự đối với loại tội phạm này còn hạn chế, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật, phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan góp phần đấu tranh phòng ngừa, xử lý tội phạm hủy hoại rừngtrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn và bài viết như: Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của tác giả Nguyễn Mạnh Long, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013; 3 Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng” trong luật hình sự Việt Nam của tác giả Lê Thị Phương Minh, Hà Nội, năm 2013 v.v. Các công trình đã nghiên cứu, khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng, nhưng nghiên cứu ở góc độ phòng ngừa tội phạm hoặc tội phạm học, không nghiên cứu áp dụng ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có công trình nghiên cứu về đề tài tội hủy hoại rừng. Do vậy, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, để có luận cứ khoa học cho việc đưa ra những kiến nghị, các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp góp phần đấu tranh, phòng chống, ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các quy định của BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng, trên cơ sở số liệu thực tiễn về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2009 - 2014. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích của đề tài: Tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và các quy định của pháp luật liên quan đến tội hủy hoại rừng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự xuất phát từ thực trạng, số liệu thực tiễn xét xử về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm sáng tỏ các vấn đề về định tội danh, quyết định hình phạt khi xét xử tội hủy hoại rừng để tìm ra những hạn chế, thiếu sót và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng và pháp luật chuyên ngành liên quan, nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử của Tòa án cũng như góp phần trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam như: Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của các quy phạm pháp luật về tội hủy hoại rừng; các dấu hiệu pháp lý đặc trưng; so sánh tội hủy hoại rừng với các tội phạm khác có liên quan. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; rút ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng: Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hoàn thiện quy định của tội hủy hoại rừng tại Điều 189 BLHS năm 1999, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Những kiến nghị, giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho lực lượng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường nói chung và tội hủy hoại rừng nói riêng. Các văn bản liên quan trong công tác chỉ đạo, phối hợp, đấu tranh phòng, chống các hành vi phạm tội hủy hoại rừng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật hình sự và tội phạm học như: Phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp 5 chứng minh v.v. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng một cách đan xen, linh hoạt để tạo ra kết quả nghiên cứu của đề tài. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Nhận thức chung về tội phạm hủy hoại rừng 1.1.1. Khái niệm tội phạm hủy hoại rừng Trong lịch sử phát triển của đất nước, ý thức về bảo vệ tài nguyên rừng được chú ý và quan tâm trong nửa cuối thế kỷ XX, khi hậu quả của việc tàn phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến thiên tai hiện hữu như: Ô nhiễm đất, nước và không khí, lũ lụt, nạn sa mạc hóa, hiệu ứng nhà kính v.v. Nguyên nhân chủ yếu là do rừng bị suy giảm, để đấu tranh có hiệu quả với những hành vi hủy hoại rưng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực đem lại kết quả bước đầu, khả quan, việc bảo vệ rừng là yếu tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng, lâu dài, vững chắc của đất nước nhưng vẫn còn những tồn tại, vướng mắc, tình trạng hủy hoại rừng có chiều hướng diễn biến phức tạp, tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế bảo vệ rừng có hiệu quả hơn. Một trong những mắt xích chủ yếu, quan trọng của cơ chế này là chính sách hình sự áp dụng đối với những hành vihủy hoại rừng. Trong lịch sử lập pháp hình sự, BLHS năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi trường và hủy hoại rừng. Điều này không chỉ thể hiện qua việc BLHS 1985 chưa dành riêng một chương cho các tội phạm về môi trường, mà được quy định gộp lại với những tội phạm khác như: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (Điều 179); tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai (Điều 180); tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (Điều 181), những tội phạm này trong BLHS 1985 được hiểu là những tội phạm kinh tế và xếp vào Chương VII “các tội phạm về kinh tế”. Tương tự như vậy, tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng danh lam, thắng cảnh (Điều 216) được hiểu là tội xâm phạm 7 trật tự quản lý hành chính (mục C của Chương VIII). Cả BLHS 1985 chỉ có một điều duy nhất trực tiếp quy định trách nhiệm hình sự cho những hành vi xâm hại đến môi trường đó là tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 195) [12]. Nền tảng của chính sách hình sự về bảo vệ môi trường trong đó có tài nguyên rừng của Việt Nam đã được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp đã khẳng định việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của mọi người và toàn xã hội: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường (Điều 29). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 2013 xác định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường và rừng, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tổ chức, các nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại(Điều 63) [22], từ những quy định nêu trên có thể thấy, Nhà nước ta đã nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Chính sách hình sự của Việt Nam hiện hành quy định tội hủy hoại rừng tại Điều 189 của Chương XVII, của chương các tội phạm về môi trường, đây là một bước đột phá quan trọng khi xây dựng một chương riêng trong BLHS năm 1999 cho các tội phạm về môi trường,thể hiện quyết tâm đấu tranh với loại tội phạm này thông qua việc quy định hình phạt hết sức nghiêm khắc với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Hành vi cấu thành tội phạm quy định tại Điều 189 của Chương XVII của BLHS là những hành vi xâm hại tài nguyên rừng, có tính nguy hiểm cho xã hội 8 cao,những hành vi có tính nguy hiểm xã hội thấp hơn, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như áp dụng trách nhiệm hành chính. Với diễn biến phức tạp của đời sống xã hội và tình hình tội phạm hủy hoại rừng, những hành vi xâm hại tài nguyên rừng sẽ được nghiên cứu thường xuyên góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự. Từ những phân tích nhận định trên, thiết nghĩ cần phải có nhận thức chung nhất về hành vi hủy hoại rừng để đưa ra khái niệm về tội phạm hủy hoại rừng, chỉ ra tính chất, đặc trưng của tội phạm này đã được quy định tại Điều 189 của BLHS. Khái niệm tội phạm hủy hoại rừng: Tội phạm hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện có lỗi, xâm hại tài nguyên rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm suy giảm đáng kể giá trị của rừng. Qua khái niệm nêu trên có thể thấy những nội dung bao hàm trong khái niệm tội hủy hoại rừng gồm: Là tội phạm được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một trong các hành vi khách quan hủy hoại rừng (đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác), chủ thể thực hiện tội phạm có lỗi và gây thiệt hại về rừng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đi sâu phân tích sẽ giúp làm sáng tỏ nội dung khái niệm về tội hủy hoại rừng, cụ thể: Tội hủy hoại rừng là tội phạm được tách từ tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985, do tính chất của hành vi và thiệt hại do hành vi hủy hoại rừng gây ra nên nhà làm luật quy định hành vi hủy hoại rừng là tội phạm về môi trường. Quy định nêu trên với nội hàm chứa các dấu hiệu đặc trưng của loại tội phạm hủy hoại rừng, kết cấu quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS là liệt kê các hành vi có thể thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm này. Trong khoản này bao hàm các nội dung như chủ thể thực hiện tội phạm là “người nào”, ở đây xác định bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự 9 theo quy định của BLHS khi vi phạm một trong các tội phạm được quy định trong BLHS, cụ thể ở đây là tội hủy hoại rừng. Trách nhiệm hình sự, là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do BLHS quy định đối với người phạm tội. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự chính xác đối với người phạm tội có mục đích rất quan trọng, mang tính chất nhằm từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới thủ tiêu tình trạng phạm tội và những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác, phản ánh thái độ của Nhà nước đối với người thực hiện tội phạm bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế về hình sự để áp dụng đối với người thực hiện tội phạm, là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội, không có việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị BLHS quy định là tội phạm thì không thể có trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định, một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội [34], người thực hiện tội phạm hủy hoại rừng chính là người thực hiện những hành vi hủy hoại rừng, xâm phạm tài nguyên rừng làm mất hoàn toàn hoặc làm giảm đáng kể giá trị rừng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Một khi đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự cũng cần cân nhắc và đảm bảo hai khía cạnh là điều kiện cần và đủ để buộc một người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó phạm vào một tội được quy định trong luật hình sự, đó là về năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện tội phạm và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Dưới góc độ lập pháp, tuổi chịu trách nhiệm hình sự không được ghi nhận chính thức như là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm trong Điều 8 BLHS, nhưng dấu hiệu này lại rất quan trọng, không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của tội phạm bên cạnh dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự [34]. 10 Trên cơ sở cân nhắc sự phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và các yếu tố tâm, sinh lý, độ tuổi, cũng như xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và qua tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật của nước ta, BLHS hiện hành đã thể hiện quan điểm phân hóa trách nhiệm hình sự một cách cụ thể, đã phân loại tội phạm thành bốn loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với các tiêu chí để phân loại bốn loại tội phạm bao gồm: Tính chất nguy hiểm cho xã hội, mức độ nguy hiểm cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt (chế tài). Bên cạnh đó, cùng với việc phân loại tội phạm là quy định cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 BLHS, như sau: 1. Người đủ từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Từ các phân tích trên, người thực hiện tội phạm hủy hoại rừng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, khi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong BLHS hiện hành, không trực tiếp quy định vấn đề tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự, mà quy định tình trạng đối lập là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, đây là quy định đúng đắn, hợp lý, có tính thực tiễn cao. Bởi vì tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự là thuộc tính mang tính phổ biến và bao quát ở tất cả mỗi con người, đồng thời tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự lại mang tính đơn lẻ và không phổ biến, dưới góc độ được thừa nhận chung thì tình trạng có năng lực chịu trách nhiệm hình sự được hiểu là khả năng của một người tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và điều khiển được hành vi do mình thực hiện [34]. Xuất phát từ nhận thức này thì người thực hiện hành vi hủy hoại rừng, được xác định là phạm tội với lỗi cố ý, hoàn toàn ý thức được hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có các hành vi khác hủy hoại rừng sẽ xâm phạm đến tài nguyên rừng, làm mất đi hoặc giảm đáng kể giá trị rừng và hoàn toàn có thể ý thức mức độ 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo về rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Lê Cảm (2001), “Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại môi trường trong pháp luật Hình sự Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr.19, 20. 4. Lê Văn Cảm (2005, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, Hà Nội. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005, về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, Hà Nội. 7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội. 8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội. 12 9. Công hòa nhân dân Trung Hoa (1979), Bộ luật hình sự năm 1979, sửa đổi năm 1997. 10. Nguyễn Văn Dũng (2013), Bàn về Điều 189 Bộ luật hình sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoang_van_van_5389_2010061.pdf
Tài liệu liên quan