Luận văn Tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI

VÀ TỘI MUA BÁN TRẺ EM

9

1.1. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về tội

phạm buôn bán người, buôn bán trẻ em

10

1.1.1. Khái niệm buôn bán người theo quy định của luật pháp quốc tế 10

1.1.2. Khái niệm mua bán người, mua bán trẻ em theo quy định của

pháp luật hình sự Việt Nam

16

1.2. Lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định

về phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em

20

1.2.1. Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ

luật hình sự năm 1999

20

1.2.2. Hệ thống pháp luật phi hình sự có liên quan đến phòng, chống

tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em

24

1.3. Kinh nghiệm và sự hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng,

chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em

31

Chương 2: TỘI MUA BÁN NGƯỜI VÀ TỘI MUA BÁN TRẺ EM THEO

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ HAI TỘI PHẠM NÀY TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

37

2.1. Tội mua bán người và tội mua bán trẻ em trong Bộ luật hình 37

pdf18 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ QUẾ TỘI MUA BÁN NGƯỜI, MUA BÁN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ QUẾ TỘI MUA BÁN NGƯỜI, MUA BÁN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng HÀ NỘI - 2014 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ QuÕ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI VÀ TỘI MUA BÁN TRẺ EM 9 1.1. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về tội phạm buôn bán người, buôn bán trẻ em 10 1.1.1. Khái niệm buôn bán người theo quy định của luật pháp quốc tế 10 1.1.2. Khái niệm mua bán người, mua bán trẻ em theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam 16 1.2. Lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 20 1.2.1. Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 20 1.2.2. Hệ thống pháp luật phi hình sự có liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 24 1.3. Kinh nghiệm và sự hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 31 Chương 2: TỘI MUA BÁN NGƯỜI VÀ TỘI MUA BÁN TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ HAI TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 37 2.1. Tội mua bán người và tội mua bán trẻ em trong Bộ luật hình 37 sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 2.1.1. Tội mua bán người (Điều 119 Bộ luật hình sự) 37 2.1.2. Tội mua bán trẻ em (Điều 120 Bộ luật hình sự) 41 2.2. Tình hình tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang 47 2.2.1. Đặc điểm chung về tình hình tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em trên phạm vi cả nước 47 2.2.2. Tình hình tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 đến năm 2013 51 2.3. Tình hình xét xử tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 58 2.4. Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang 72 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI VÀ MUA BÁN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 77 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em 77 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán người và tội mua bán trẻ em 82 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em, trên địa bàn tỉnh Hà Giang 84 3.3.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân tham gia phòng chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 85 3.3.2. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, gắn xây 87 dựng nông thôn mới với công tác xóa đói giảm nghèo, dạy nghề và tạo việc làm cho nam nữ thanh niên 3.3.3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 88 3.3.4. Tăng cường sự phối hợp với các ngành chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em 90 3.3.5. Tăng cường công tác xác minh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân của tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 93 3.3.6. Tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em 95 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Số vụ và số bị can đã khởi tố điều tra về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 53 2.2 Số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về tội mua bán người, mua bán trẻ em trên phạm vi cả nước từ 2009 - 2013 56 2.3 Số vụ và số bị cáo đã xét xử về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em theo Điều 119, 120 Bộ luật hình sự, trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 59 2.4 Tổng hợp mức hình phạt của các bị cáo đã xét xử về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em, trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ 2009 - 2013 64 2.5 Thống kê số nạn nhân theo mục đích mua bán của tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán trẻ em, trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 65 2.6 Thống kê thành phần độ tuổi các nạn nhân của tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ 2009 - 2013 68 2.7 Thống kê thành phần độ tuổi của tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 69 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổng số vụ án mua bán người, mua bán trẻ em trên tổng số vụ án về trị an xã hội của tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 53 2.2 Biểu đồ thể hiện tổng số vụ án thụ lý về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em của tỉnh Hà Giang so với cả nước từ năm 2009 - 2013 57 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số vụ án xét xử về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em theo Điều 119 và Điều 120 Bộ luật hình sự, trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 62 2.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số bị cáo xét xử về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em theo Điều 119 và Điều 120 Bộ luật hình sự, trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 63 2.5 Tỷ lệ nạn nhân phân loại theo mục đích mua bán của tội phạm mua bán người và tội phạm mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 66 2.6 Tỷ lệ nạn nhân phân loại theo thành phần độ tuổi bị mua bán người và mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2013 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hướng đến một thế giới văn minh, công bằng và bình đẳng nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì thế giới đã xuất hiện một hình thức xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm con người với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp và có tổ chức đó là tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em. Đây là một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em ở Việt Nam diễn biến phức tạp, có xu hướng quốc tế hóa. Trong nước đã xuất hiện nhiều đường dây mua bán người, mua bán trẻ em xuyên quốc gia, liên quan đến đối tượng thuộc nhiều địa phương, có sự cấu kết chặt chẽ giữa tội phạm trong nước và nước ngoài với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, lừa gạt dưới mọi hình thức để đạt được mục đích. Đối tượng của hoạt động mua bán người là nam giới, phụ nữ và trẻ em, thuộc mọi lứa tuổi trong đó nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Phần lớn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ các vùng nông thôn, miền núi ra đô thị, bị ép buộc làm gái mại dâm phục vụ cho các cửa hàng, dịch vụ trá hình. Nhiều nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài, đến các quốc gia khác nhau với nhiều hình thức bóc lột nhằm trục lợi như mại dâm và làm vợ bất hợp pháp, nam giới bị buôn bán để bóc lột sức lao động... Thực trạng phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài qua các hình thức dịch vụ môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Tệ nạn mua bán người đe dọa đến sự an ninh, an toàn của con người trên nhiều phương diện, gây những tác hại nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân, tước đoạt tự do và quyền con người, đe dọa đến an ninh toàn cầu và làm gia tăng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Mua bán người, mua bán trẻ em có những tác hại nặng nề đối với bản thân các nạn nhân, những người thường bị lạm dụng về thể chất và tinh thần, bị cưỡng hiếp, đe dọa đến tính mạng, sự an toàn của bản thân và gia đình họ. Mua bán người, mua bán trẻ em còn làm tăng nạn sản xuất và buôn bán giấy tờ giả, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự của quốc gia. Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nhiều đề án, chương trình hành động và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em. Trong chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) thì một trong những nội dung quan trọng là phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Đặc biệt là Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã điều chỉnh Điều 119 từ tội danh mua bán phụ nữ sang tội danh mua bán người để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm mua bán người và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em chưa thực sự hiệu quả, tỷ lệ khám phá, xử lý tội phạm còn thấp. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, bóc gỡ được nhiều đường dây buôn bán người mang tính tổ chức cao và hoạt động xuyên quốc gia, tuy nhiên, thực tế số tội phạm ẩn đối với loại hành vi này còn rất lớn. Hà Giang là tỉnh nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là một trong những tỉnh miền núi thuộc diện nghèo nhất nước, có đường biên giới dài, tiếp giáp với nhiều địa phương của Trung Quốc. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang đã tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật để đấu tranh, phòng chống với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em. Đồng thời, các cơ quan an ninh đã phối hợp với các ban ngành liên quan nỗ lực phòng chống và giúp đỡ các nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập với cộng đồng. Với những đặc thù riêng của địa phương, loại hình tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương trong cả nước. Do vậy, tác giả cho rằng cần có một nghiên cứu đầy đủ về thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống và thực tiễn xét xử để bổ sung cho lý luận về tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em nhằm áp dụng có hiệu quả vào thực tế tại tỉnh Hà Giang. Hơn nữa, là một kiểm sát viên trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, trong đó có các vụ án về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em, nên tác giả muốn có nghiên cứu tổng quan để phục vụ công tác của mình. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài "Tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, nhằm tìm hiểu đầy đủ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em, áp dụng một cách có hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nơi địa phương đang cư trú. Mặt khác, qua việc nghiên cứu này để đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu khoa học của bản thân trong quá trình được các thầy cô bồi dưỡng và đào tạo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AIPO (2006), Tài liệu tham khảo khuôn khổ chính sách và pháp luật chống buôn bán người trong khu vực ASEAN, Hội nghị chuyên đề về hợp tác lập pháp trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, Tổ chức tại Hà Nội, Hà Nội. 2. Vũ Ngọc Bình (2002), Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Tổ chức di cư quốc tế ACTIONAID Việt Nam (2007), Tài liệu Hội thảo về công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài về, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng, chống buôn bán người và di cư trái phép, bổ sung Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nxb Tư pháp, Hà Nội 5. Bộ Tư pháp (2006), Thông tư 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 về những cơ sở pháp lý quan trọng nhất để giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp (2007), Tài liệu Hội thảo đề xuất xây dựng Luật phòng chống buôn bán người, Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em - Kiến nghị hướng hoàn thiện, Hà Nội. 8. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Lê Văn Cảm (1998), Luật Hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền - Những vấn đề hoàn thiện các quy định cơ bản của phần chung, Nxb Sáng tạo, Matxcơva. 11. Lê Văn Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 12. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Hội, Hà Nội. 14. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 15. Chính phủ (2004), Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004 -2010, Hà Nội. 16. Chính phủ (2004), Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Hà Nội. 17. Chính phủ (2005), Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội. 18. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 19. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 16/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chương trình hành động phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, Hà Nội. 20. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế tiếp nhận tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn từ nước ngoài trở về, Hà Nội. 21. Chính phủ (2008), Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội. 23. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội nhân dân Trung Hoa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hội đồng Bộ trưởng (1989), Nghị định số 12/HĐBT ngày 01/02/1989 quy định về thủ tục về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, Hà Nội. 25. Đặng Xuân Khang (2004), Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an, Hà Nội. 26. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, (Bản dịch). 27. Liên hợp quốc (1959), Tuyên ngôn về quyền trẻ em (Bản dịch). 28. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, (Bản dịch). 29. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, (Bản dịch). 30. Liên hợp quốc (1969), Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc, (Bản dịch). 31. Liên hợp quốc (1979), Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, (Bản dịch). 32. Liên hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em (Bản dịch). 33. Liên hợp quốc (1999), Công ước số 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, (Bản dịch). 34. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, về buôn bán trẻ em, mua dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, (Bản dịch). 35. Liên hợp quốc (2000), Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, (Bản dịch). 36. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, (Bản dịch). 37. Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về phòng, chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, (Bản dịch). 38. "Luật Hình sự một số nước trên thế giới", (1998), Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề). 39. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 41. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 42. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 43. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 44. Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động, Hà Nội. 45. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội. 46. Quốc hội (2006), Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội. 47. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 48. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 49. Đỗ Thị Thơm (2003), Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 50. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1999), Sổ tay tuyên truyền luật pháp, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 51. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2009-2013), Báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2009 - 2013, Hà Giang. 52. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1, Hà Nội. 53. Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của bộ luật Hình sự năm 1985, Hà Nội. 54. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 55. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo sơ kết về việc thực hiện chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 57. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2006), Báo cáo số 429/BCA (VPTT 130/CP) ngày 22/12/2006 sơ kết thực hiện chương trình hành động chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2006, Hà Nội. 58. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2007), Bộ tài liệu tập huấn về phòng, chống buôn bán người, Hà Nội. 59. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2007), Báo cáo tham luận tại hội nghị triển khai Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn II (2007 - 2010), Hà Nội. 60. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2008), Báo cáo kết quả khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, Hà Nội. 61. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (2004 - 2009), Hà Nội. 62. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2009), Tài liệu Hội thảo sơ kết hoạt động của đề án 4 - Chương trình 130/CP và triển khai thi hành các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự liên quan đến phòng, chống buôn bán người, Hà Nội. 63. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP (2009), Tài liệu giao ban sơ kết 1 năm thực hiện chỉ thị 16/TTg; 2 năm thực hiện đề án II - Chương trình 130/CP và triển khai công tác năm 2009, Hà Nội. 64. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1987), Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự (phần các tội phạm), Tập 1, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 65. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - UNIAP (2013), Tài liệu tập huấn công tác phòng, chống tội phạm buôn bán người, Hà Nội. 66. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang (2009-2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát các năm từ 2009 đến 2013, Hà Giang. 67. Viện Sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 68. Cao Quốc Việt (2006), "Phòng, chống tệ nạn mại dâm và tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em", Kiến thức pháp luật về quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Tập 4, tr. 116-145, Dự án VIE/02/015 về hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội. 69. Cao Quốc Việt (2006), "Tình huống pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm và phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em", Tình huống pháp luật về quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Tập 3, tr. 100-126, Dự án VIE/02/015 về hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004852_2449_2010031.pdf
Tài liệu liên quan