MỤC LỤC. 1
MỞ ĐẦU. 4
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN. 6
1.1. CẢM BIẾN SINH HỌC, CẤU TRÚC, CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC
TRưNG VÀ PHÂN LOẠI. . 6
1.1.1.Định nghĩa cảm biến sinh học. . 6
1.1.2. Cấu trúc và thành phần của cảm biến sinh học. 7
1.1.2.1. Đầu thu sinh học (capture probe) . 7
1.1.2.2. Bộ phận chuyển đổi . 9
1.1.3. Cảm biến so màu. 9
1.1.4. Các đặc trưng của cảm biến sinh học . 11
1.1.4.1. Độ nhạy. 11
1.1.4.2. Độ chọn lọc (độ đặc hiệu) . 12
1.1.4.3. Giới hạn phát hiện (LOD) . 12
1.2. ENZYME VÀ CẢM BIẾN ENZYME CHOLESTEROL . 13
1.2.1. Enzyme . 13
1.2.2. Cấu trúc phân tử và đặc tính xúc tác ưu việt của enzyme . 13
1.2.5. Enzyme Cholesterol oxidase. 13
1.3. CHOLESTEROL VÀ BỆNH RỐI LOẠN MỠ MÁU. . 15
1.3.1. Cholesterol và bệnh rối loạn mỡ máu. 15
1.3.2. Các phương pháp xét nghiệm nồng độ cholesterol . 16
1.3.2.1. Phương pháp so màu trên cơ sở sử dụng enzyme đặc chủng như
cholesterol oxidase (ChOx) . 16
89 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng hợp vật liệu nano bạc / chấm lượng tử graphen (agnps / gqds) và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
holesterol oxidase (ChOx) (Sigma Aldrich-Đức);
- Nƣớc cất 1 lần đƣợc dùng để chế tạo vật liệu và pha chế các dung dịch.
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị
- Máy ly tâm tốc độ cao Tommy (Nhật), (tốc độ tối đa 15.000 vòng/phút);
- Máy ly tâm mini Cubee (tốc độ tối da 4.000 vòng/phút);
-Bể điều nhiệt Laudra (Pháp);
-Tủ sấy có đặt lịch trình Memmert;
-Cân phân tích, cân kỹ thuật;
-Bếp từ gia nhiệt;
-Bình thủy nhiệt (autoclave);
- Bộ micro pipet ;
27
- Các dụng cụ thủy tinh khác nhƣ cốc, ống đong, bình tam giác
2.2. CHẾ TẠO VẬT LIỆU CQDs VÀ AgNPs/GQDs
2.2.1. Chế tạo cacbon dots bằng phƣơng pháp từ dƣới lên (bottom-
up)
GQDs đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp thủy nhiệt theo quy trình đã
công bố trƣớc đây của nhóm[56]. Theo đó, 1 mmol axit xitric (0,21 g) và 0,18 g
urê (3 mmol) hòa tan trong 5 ml nƣớc. Cho hỗn hợp trên vào autoclave và tiến
hành gia nhiệt ở 160 oC trong vòng 8h. Làm nguội tự nhiên về nhiệt độ phòng,
sau đó ly tâm với tốc độ 10.000 vòng/phút trong vòng 30 phút để thu đƣợc
chất rắn là bột nano cacbon (GQDs). Sấy khô ở 80 oC trong 10h để thu đƣợc
GQDs ở dạng bột màu nâu đen, đem phân tán lại trong nƣớc cất thu đƣợc
dung dịch GQDs.
2.2.2. Chế tạo vật liệu nano Ag/Cacbon dots (AgNPs/GQDs)
Quy trình tổng hợp tiến hành theo điều kiện tối ƣu trong công bố trƣớc
đây của nhóm[56], cụ thể: Dùng bình thủy tinh sạch để lấy 15 ml dung dịch
gốc GQDs pha trong 500mL nƣớc cất ( đo pH=9, dung dịch GQDs có màu
vàng nhạt). Tiếp theo dùng một bình thủy tinh sạch khác lấy lần lƣợt 300mL
dung dịch GQDs thêm từ từ dung dịch CH3COOH 0,1 M đến pH = 7, sau đó
thêm từ từ 50 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,1 M, thêm tiếp 100mL nƣớc cất
để thu đƣợc 450mL dung dịch khuấy đều dung dịch bằng máy khuấy từ. Để
phản ứng tiến hành ở nhiệt độ 900C trong máy ổn định nhiệt khoảng 2 giờ thì
đƣợc kết tủa đen. Lấy bình ra để nguội ở nhiệt độ phòng sau đó đem ly tâm
thu đƣợc AgNPs/GQDs. Rửa sạch bằng cồn, sấy khô ở nhiệt độ phòng thu
đƣợc bột AgNPs/GQDs. Đem phân tán bột trong nƣớc cất thu đƣợc dung dịch
AgNPs/GQDs màu đỏ đậm.
2.3. CHẾ TẠO CẢM BIẾN H2O2 VÀ CHOLESTEROL
2.3.1. Chế tạo cảm biến phát hydrogen peroxide
Pha dung dịch H2O2 với các nồng độ khác nhau. Lấy 200 L dung dịch
H2O2 đã chuẩn bị cho vào ống eppendorf loại 1,5ml. Sau đó, cho vào đó 1 mL
28
dung dịch AgNPs/GQDs, lắc trộn dung dịch trên máy vortex trong khoảng 10
giây rồi đem ống eppendorf ngâm vào bể ổn nhiệt ở 40oC trong vòng 45 phút.
Lấy ống eppendorf ra, để nguội đến nhiệt độ phòng và đem đo độ hấp thụ
quang của dung dịch ở bƣớc sóng 417nm (OD425nm). Phần trăm chênh lệch độ
hấp thụ quang ở 417nm ((A/A) của dung dịch có và không có mặt H2O2
đƣợc sử dụng làm tín hiệu của cảm biến để xác định nồng độ H2O2 trong mẫu
theo công thức:
(II.1)
Trong đó: A =A0 - ACvới A0và AClần lƣợt là độ hấp thụ quang A ở
bƣớc sóng 417nm (OD425nm) của dung dịch AgNPs/GQDs trƣớc và sau khi có
mặt H2O2 ở nồng độ C (mM).
Trên cơ sở thí nghiệm này, các yếu tố ảnh hƣởng đến phản ứng đã đƣợc
khảo sát và tối ƣu, bao gồm:
(i) thời gian phản ứng;
(ii) yếu tố môi trƣờng (pH);
(iii) nhiệt độ phản ứng.
Để khảo sát độ chọn lọc của cảm biến, các phân tử khác đƣợc sử dụng
thay thế dung dịch H2O2 nhƣ dung dịch glucose; axit ascorbic; saccarose và
nƣớc cất. Quy trình thí nghiệm không có gì thay đổi nhƣ đã nêu ở trên.
2.3.2. Chế tạo cảm biến cholesterol
Trƣớc hết, 100 μL dung dịch cholesterol với các nồng độ khác nhau (từ
0,1 mM đến 2 mM) pha trong 75μL đệm PBS (pH=7) đƣợc lấy vào ống
eppendorf, tiếp đó 25 μL dung dịch ChOx (nồng độ 2 mg.mL-1pha trong đệm
PBS nồng độ 0.001 M) đƣợc thêm vào trong ống. Hỗn hợp đƣợc khuấy trộn
bằng máy votex trong 30 giây, sau đó đem ủ trong bể ổn nhiệt ở 40 oC trong 1
giờ. Tiếp theo, 1 mL dung dịch AgNPs/GQDs đƣợc thêm vào ống, hỗn hợp
đƣợc trộn đều rồi ủ trong bể ổn nhiệt ở 40 oC trong vòng 45 phút, sau đó lấy
ra để nguội đến nhiệt độ phòng rồi chuyển vào cuvet để đo độ hấp thụ A ở
bƣớc sóng 417nm. Phần trăm chênh lệch độ hấp thụ ở bƣớc sóng 417nm
29
(A/A) đƣợc dùng làm tín hiệu để xác định nồng độ cholesterol trong mẫu
theo công thức (2.1) tuy nhiên, với A =A0 - AC với A0 và AC lần lƣợt là độ
hấp thụ quang A ở bƣớc sóng 417nm (OD425nm) của hỗn hợp chứa
AgNPs/GQDs khi không có và có mặt cholesterol ở nồng độ C (mM).
2.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VẬT LIỆU VÀ CẢM BIẾN
2.4.1. Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction-XRD )
Bản chất vật lý của tia X là bức xạ sóng điện từ vừa có tính chất sóng
vừa có tính chất hạt. Tia X đƣợc truyền đi trong không gian với tốc độ ánh
sáng và mang năng lƣợng từ 200eV đến 1 MeV và đƣợc xác định theo
phƣơng trình:
E = hv = hc/λ (II.2)
Trong đó: v (Hz) là tần số của bức xạ tia X; λ (A0 ) là bƣớc sóng của
bức xạ tia X; c là số tốc độ ánh sáng, c=3.108 m/s; h là hằng số Planck,
h=6,62x10
-34
J.s.
Cơ sở của phƣơng pháp nhiễu xạ tia X là dựa vào hiện tƣợng nhiễu xạ
của chùm tia X trên mạng lƣới tinh thể. Khi bức xạ tia X tƣơng tác với vật
chất sẽ tạo hiệu ứng tán xạ đàn hồi với các điện tử của các nguyên tử trong
vật liệu có cấu trúc tinh thể, sẽ dẫn đến hiện tƣợng nhiễu xạ tia X. Theo lý
thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể đƣợc xây dựng từ các nguyên tử hay
ion phân bố đều đặn trong không gian theo một trật tự nhất định. Khi chùm
tia X tới bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong mạng lƣới tinh thể thì mạng
lƣới này đóng vai trò nhƣ một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử hoặc
ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ thành các tâm phát ra các tia phản xạ.
Mặt khác, các nguyên tử hoặc ion này đƣợc phân bố trên các mặt phẳng
song song. Mối liên hệ giữa khoảng cách hai mặt nhiễu xạ song song (dhkl ),
góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ (θ) với bƣớc sóng (λ) đƣợc biểu
thị bằng hệ phƣơng trình Vulf – Bragg (hình 2.1):
2d(hkl). sinθ = n.λ (II.3).
30
Hình 2.1 Sơ đồ chùm tia tới và chùm tia nhiễu xạ trên tinh thể
Đây là phƣơng trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc tinh thể. Căn cứ
vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ (giá trị 2θ) có thể suy ra d theo công thức
trên. So sánh giá trị d tìm đƣợc với giá trị d chuẩn sẽ xác định đƣợc cấu trúc
mạng tinh thể chất cần nghiên cứu (hình 2.2). Thông qua giản đồ XRD ta
cũng có thể tính đƣợc kích thƣớc trung bình của hạt theo phƣơng trình
Scherrer:
(II.4)
Trong đó: λ là bƣớc sóng của tia X, trong phép đo này λ = 1,5406 A0; θ
- góc nhiễu xạ Brag (độ); D: kích thƣớc hạt (nm); B=β1/2: độ rộng bán chiều
cao của đỉnh nhiễu xạ có cƣờng độ mạnh nhất (rad).
31
Hình 2.2 Độ tù của pic phản xạ gây ra do kích thước hạt
Hình 2.3 Thiết bị đo nhiễu xạ tia X
Trong luận văn này các mẫu đƣợc đo XRD trên thiết bị đo D8 Advance
(Bruker) dùng bức xạ của CuKα, λ=1,5406 A0, khoảng quét 2θ = 1-700.
2.4.2. Phƣơng pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM: Transmission Electron
Microscope) đƣợc phát triển từ năm 1930 là công cụ kĩ thuật không thể thiếu
cho nghiên cứu vật liệu. Dựa trên nguyên tắc hoạt động cơ bản của kính hiển
vi quang học, kính hiển vi điện tử truyền qua có ƣu điểm nổi bật nhờ bƣớc
sóng của chùm electron ngắn hơn rất nhiều so với ánh sáng nhìn thấy nên nó
có thể quan sát với kích thƣớc cỡ 0,2 nm. Ảnh thu đƣợc từ kính hiển vi điện
tử truyền qua cho ta hình dạng và kích thƣớc của hạt chất nghiên cứu. Các
electron từ catot bằng dây Vonfram đốt nóng đi tới anot và đƣợc hội tụ bằng
“thấu kính từ” lên mẫu đặt trong chân không. Tác dụng của tia electron tới mẫu
có thể tạo ra chùm electron thứ cấp, electron phản xạ, electron Auger, tia X thứ
cấp, phát quang catot và tán xạ không đàn hồi với đám mây electron truyền qua
mẫu đƣợc khuếch đại và ghi lại ở dạng ảnh huỳnh quang hoặc ảnh kỹ thuật số.
Nhiễu xạ electron có thể cung cấp những thông tin rất cơ bản về cấu
trúc tinh thể và đặc trƣng vật liệu. Chùm electron nhiễu xạ từ vật liệu phụ
thuộc vào bƣớc sóng của chùm electron tới và khoảng cách mặt mạng trong
tinh thể, tuân theo định luật phản xạ Bragg nhƣ đối với nhiễu xạ tia X: 2dsin
32
= n, khác với nhiễu xạ tia X, do bƣớc sóng của chùm electron thƣờng rất
nhỏ nên ứng với các khoảng cách mặt mạng tinh thể thì góc nhiễu xạ rất bé,
cỡ dƣới 0,010. Tuỳ thuộc vào bản chất của vật liệu mà ảnh nhiễu xạ electron
thƣờng là những vùng sáng tối gọi là trƣờng sáng - trƣờng tối. Vùng sáng là
ảnh của vật liệu vô định hình còn vùng tối là ảnh của vật liệu có dạng tinh thể.
Hình 2.4 Kính hiển vi điện tử truyền qua hiện đại
Trong luận văn này, ảnh TEM đƣợc chụp trên hệ JEOL TEM -J1010 có
điện thế từ 40 đến 100 kV, độ phóng đại từ 20-500k lần.
2.4.3. Phƣơng pháp phổ hồng ngoại (FT-IR)
Phổ hồng ngoại FTIR (Fouier Tranfomation Ifra Red spectrum) đƣợc
dùng để xác định cấu trúc phân tử của chất nghiên cứu dựa vào các tần số đặc
trƣng trên phổ đồ của nhóm chức trong phân tử.
Trong phân tử luôn tồn tại các dao động đƣợc gọi là dao động phân tử.
Các dao động này có thể là dao động hóa trị hoặc dao động biến dạng. Dao
động phụ thuộc vào bản chất của liên kết trong phân tử. Khi các sóng điện tử
của vùng hồng ngoại tác dụng lên hệ gồm những nguyên tử liên kết với nhau
thì biên độ các dao động của liên kết sẽ tăng lên. Khi đó phân tử sẽ hấp phụ
những tần số của bức xạ hồng ngoại có năng lƣợng tƣơng ứng với hiệu giữa
các mức năng lƣợng dao động. Nhƣ vậy, khi mẫu nghiên cứu đƣợc chiếu tia
33
hồng ngoại có tần số lien tục thay đổi thì chỉ những tia có năng lƣợng (bƣớc
sóng) xác định mới bị hấp thụ. Khi tiến hành phân tích bằng phổ FTIR, ta sẽ
thu đƣợc phổ hấp thụ, dựa vào số sóng đặc trƣng của các nhóm chức, các liên
kết có sẵn trong phổ đồ, so sánh với phổ đồ đƣợc ghi ta sẽ suy ra cấu trúc của
chất nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích FTIR có thể ghi phổ của các mẫu
rắn, lỏng hoặc khí. Để ghi phổ các hợp chất rắn ngƣời ta thêm muối
halogenua của một kim loại kiềm (thƣờng dùng là kali bromua) lấy khoảng
1mg chất và 100 đến 200 mg KBr, trộn nghiền kỹ, sấy khô và ép dƣới áp suất
cao. Khi đó sẽ thu đƣợc một viên nhỏ trong suốt, đƣờng kính khoảng 10mm,
dày 1 đến 2 mm.Vì kali bromua không hấp thụ bức xạ trong vùng 1,5.10-4 m
đến 2,5.10-4 m cho nên bằng phƣơng pháp này có thể chụp phổ toàn phần của
mẫu chất.Trong luận văn này các mẫu đƣợc đo phổ FTIR trên máy Shimadzu.
Hình 2.5 Máy đo phổ hồng ngoại (FTIR)
2.4.4. Phổ hấp thụ electron (UV-Vis)
Đây là phƣơng pháp chính để định lƣợng nồng độ hạt nano bạc qua đó
xác định nồng độ H2O2 và Cholesterol trong mẫu cần phân tích của luận văn
này. Sự hấp thụ của phân tử trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến
(UV- Vis) phụ thuộc vào cấu trúc electron của phân tử. Sự hấp thụ năng
lƣợng đƣợc lƣợng tử hóa và do các electron bị kích thích nhảy từ obitan có
mức năng lƣợng thấp lên các obitan có mức năng lƣợng cao gây ra. Bƣớc
chuyển năng lƣợng này tƣơng ứng với sự hấp thụ các tia sáng có bƣớc sóng
λ khác nhau. Năng lƣợng liên kết đƣợc xác định bởi phƣơng trình sau:
34
E = h.ν = h.c/λ (II.5)
Trong đó: E là năng lƣợng (J), h là hằng số Planck (6,62x10-34 J.s), và
v là tần số (s-1), bƣớc sóng (λ, m) và tốc độ ánh sáng (c = 3.108, m.s-1).
Hình 2.6 Bước chuyển của các electron trong phân tử
Khi phân tử bị kích thích, các electron của các nguyên tử trong phân
tử thực hiện các bƣớc nhảy sau (hình 2.8):
Trong đó: n - obitan phân tử không kiên kết; π - obitan phân tử liên kết π; π
* - obitan phân tử π phản liên kết; σ - obitan phân tử liên kết σ; σ * - obitan
phân tử σ phản liên kết. Các electron khi bị kích thích bởi các bức xạ điện từ
sẽ nhảy lên các obitan có mức năng lƣợng cao hơn, các bƣớc nhảy có thể là:
σ → σ *, π → π*, n→ π*, n→ σ*, tùy vào năng lƣợng kích mà các electron
thực hiện các bƣớc chuyển năng lƣợng khác nhau. Cơ sở của phƣơng pháp
này là dựa vào định luật Lambert-Beer thể hiện bằng phƣơng trình:
(II.6)
Trong đó: A: độ hấp thụ ánh sáng (hấp thụ quang); I0, I: cƣờng độ
bức xạ điện từ trƣớc và sau khi qua chất phân tích; ε: hệ số hấp thụ (L cm/mol);
l: độ dày cuvet (cm); C: nồng độ chất phân tích (mol/L).
Phƣơng pháp phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến UV-Vis đƣợc sử dụng
rất thuận lợi và phổ biến để phân tích các chất.
*Phương pháp đường chuẩn
35
Chuẩn bị một dãy các dung dịch chuẩn (thƣờng từ 5 – 7 dung dịch) có
nồng độ tăng dần và biết trƣớc nồng độ C: C1, C2, C3 (trong khoảng tuân
theo định luật Lamber – Beer). Thực hiện phản ứng với chất màu. Đo độ hấp
thụ quang A của các dung dịch ở λmax, biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ
quang A theo nồng độ dung dịch C và xây dựng đồ thị theo hệ tọa độ A – C
gọi là đồ thị đƣờng chuẩn. Từ đồ thị đƣờng chuẩn tìm đƣợc phƣơng trình
sau: Y = a.X + b (II.7)
Trong đó: y - Độ hấp thụ quang A; x - Nồng độ dung dịch. Sự tƣơng
quan giữa độ hấp thụ quang A và nồng độ C khi l = const là nội dung của
định luật Lamber – Beer. Hệ số tƣơng quan R biến đổi trong khoảng -1 ≤ R
≤ 1. Khoảng nồng độ thỏa mãn định luật này khi R > 0,999. Sau khi thiết lập
phƣơng trình đƣờng chuẩn, đối với dung dịch mẫu ta tiến hành phản ứng
màu với thuốc thử và đo đƣợc độ hấp thụ quang A của mẫu ở cùng điều kiện
của mẫu chuẩn (Amẫu = y) ta có thể tính đƣợc nồng độ của mẫu cần xác định
theo phƣơng trình sau:
(II.8)
Hình 2.7. Hệ đo UV–Vis Agilent 8453
Trong luận văn này, phổ UV-Vis đƣợc đo trên hệ UV–Vis Agilent
8453 tại Bộ môn hóa vô cơ, ĐH Bách Khoa Hà Nội (hình 2.9).
2.4.5. Phổ tán sắc năng lƣợng tia X (EDX)
Phổ tán xạ năng lƣợng tia X hay Phổ tán sắc năng lƣợng là kỹ thuật
phân tích thành phần hóa học của vật liệu rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X
36
phát ra từ vật rắn do tƣơng tác với các bức xạ (mà chủ yếu là chùm tia
electron có năng lƣợng cao trong các kính hiển vi điện tử). Trong các tài liệu
khoa học, kỹ thuật này thƣờng đƣợc viết tắt là EDX (hay EDS).
Kỹ thuật EDX chủ yếu đƣợc thực hiện trong các kính hiển vi điện tử. Ở
đó, ảnh vi cấu trúc vật rắn đƣợc ghi lại thông qua việc sử dụng chùm electron
có năng lƣợng cao tƣơng tác với vật rắn. Khi chùm electron có năng lƣợng
lớn đƣợc chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn, làm
bật ra electron ở lớp K bên trong nguyên tử và tạo ra lỗ trống ở vị trí này. Sau
đó, electron ở lớp ngoài có năng lƣợng cao hơn nhảy xuống lấp đầy lỗ trống
và giải phóng năng lƣợng dƣới dạng tia X. Các tia X này có bƣớc sóng đặc
trƣng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia
X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa học có mặt trong
mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các nguyên tố này.
Có nhiều thiết bị phân tích EDX nhƣng chủ yếu EDX đƣợc phát triển
trong các kính hiển vi điện tử, ở đó các phép phân tích đƣợc thực hiện nhờ các
chùm electron có năng lƣợng cao và đƣợc thu hẹp nhờ hệ các thấu kính điện
từ. Các mẫu thanh nano trong luận văn đƣợc phân tích EDX nhờ thiết bị kính
hiển vi điện tử quét có tích hợp hệ thống phân tích phổ tán xạ năng lƣợng tia
X (EDX) JEOL JSM-7600F (Nhật Bản) tại Viện Tiên tiến Khoa học và Công
nghệ (AIST), Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST).
2.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các đặc trƣng của cảm biến đƣợc xác định từ các số liệu thực nghiệm
nhƣ: giới hạn phát hiện (Limit of Detection – LOD); Xác định sai số phép
phân tích của cảm biến; độ nhạy tuân theo các quy tắc đã đề cập ở mục 1.1 và
các số liệu thực nghiệm đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học để
tính toán các giá trị trên.
37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC TRƢNG CỦA VẬT LIỆU
3.1.1. Đặc trƣng chấm graphen lƣợng tử (Graphene quantum dots-
GQDs)
GQDs tổng hợp bằng phƣơng pháp thủy nhiệt có cơ chế phát triển từ
dƣới lên (bottom-up), theo đó dƣới tác dụng của nhiệt độ thì các phân tử axit
citric và urea phân hủy tạo ra các nguyên tử hoặc các cụm liên kết/mầm
cacbon; sau đó các cụm liên kết/các mầm này kết hợp lại tạo ra các phân
tử/cấu trúc và hình thành nên các tấm graphen siêu nhỏ (dƣới 10 nm) có mức
năng lƣợng thấp hơn, liên kết bền hơn. Hình 3.1. mô tả cơ chế hình thành
GQDs theo phƣơng pháp từ dƣới lên. Dung dịch GQDs thu đƣợc có màu đỏ
sẫm (ảnh kỹ thuật số ở hình 3.1), đồng nhất, không có cặn kết tủa, không có
muội cacbon tạo thành, phản ứng có hiệu suất lớn.
Hình 3.1. Sơ đồ mô tả sự hình thành hạt GQDs dots theo phương pháp từ
dưới lên (bottom-up)
Phổ UV-Vis của dung dịch GQDs trên hình 3.2A cho thấy hai đỉnh hấp
thụ riêng biệt vào khoảng 221 và 288 nm, đƣợc cho là chuyển đổi π-π * của C
= C và n- π * chuyển tiếp của C = O, tƣơng ứng. Phổ phát xạ huỳnh quang
của GQD (hình 3.2B) cho thấy khi bị kích thích thì GQDs phát ra các ánh
sáng với bƣớc sóng cỡ 530nm với cƣờng độ cực đại khi bị kích thích ở bƣớc
sóng 360 nm (hình 3.2C). Theo hình ảnh TEM (hình 3.2D) hạt GQD tổng hợp
đƣợc có hình dạng hình cầu, kích thƣớc đều, hầu nhƣ không bị kết tụ với
phân bố kích thƣớc trong phạm vi 5 ± 2 nm. Ảnh TEM của mẫu GQDs rất mờ
khó quan sát vì độ tƣơng phản của GQDs rất thấp, hơn nữa kích thƣớc rất nhỏ
(cỡ 2-3 nm). Hình 3.2E cho thấy màu dung dịch GQDs pha loãng so với dung
38
dịch nƣớc cất ở điều kiện ánh sáng bình thƣờng và ánh sáng tím. Có thể thấy
sự phát xạ ở ánh sáng màu xanh của dung dịch GQDs dƣới ánh sáng tím. Về
cơ chế phát huỳnh quang (PL) của GQDs đƣợc gán cho một vài lý do sau đây:
do hiệu ứng lƣợng tử, [3,21] khuyết tật và các trạng thái bề mặt[23], nhóm bề
mặt, sự biến dạng bề mặt[3], sự phát quang với các mức độ khác nhau của π-
liên hợp hoặc vị trí tái kết hợp các cặp lỗ điện tử nằm trong các cụm cacbon
sp
2
nhỏ nhúng trong một chất nền sp3[3]. Một nghiên cứu có hệ thống về cơ
chế hình thành phổ PL của GQDs còn cho thấy khả năng phát quang phụ
thuộc nhiều vào trạng thái cấu trúc và kích thƣớc của GQDs[61].
Hình 3. 2.(A) Phổ UV-Vis của GQDs và (B) phổ FL của GQDs với các bước
sóng kích thích khác nhau; (D) Ảnh TEM of GQDs;(E) Màu sắc dung dịch
GQDs và mẫu nước ở dưới ánh sáng thường (trái) và dưới tia UV (phải)
3.1.2. Đặc trƣng vật liệu AgNPs/GQDs
Hình 3.3 mô tả sơ đồ hình thành AgNPs/GQDs từ dung dịch AgNO3 và
dung dịch GQDs, đính kèm là ảnh kỹ thuật số của dung dịch GQDs chứa
AgNO3 trƣớc (GQDs) và sau khi phản ứng(ảnh ký hiệu AgNPs/CQDs). Màu
dung dịch GQDs thay đổi là do các hạt nano bạc (AgNPs) đã đƣợc hình thành
dƣới vai trò của GQDs là chất khử đồng thời là chất ổn định.
39
Hình 3.3. Sơ đồ mô tả sự tạo thành vật liệu AgNPs/GQDs
Phổ UV-vis (hình 3.4A, đƣờng ii) có mặt của pic hấp thụ đặc trƣng ở
bƣớc sóng 419nm của hạt nano bạc (AgNPs) hình cầu có kích thƣớc bé (dƣới
50nm), cƣờng độ peak ở 419 nm mạnh chứng tỏ trong dung dịch
AgNPs/GQDs đã hình thành các hạt AgNPs với nồng độ cao. Trong khi đó so
với phổ UV-Vis của dung dịch GQDs (đƣờng i) thì peak ở 288nm của GQDs
trong mẫu AgNPs/GQDs biến thành 1 bờ hấp thụ với cƣờng độ không cao,
chứng tỏ nồng độ GQDs tự do đã giảm đáng kể. Vì trong dung dịch không bổ
sung chất khử, hơn nữa dung dịch phản ứng có mặt NaOH với pH = 9, nhƣng
khi cho AgNO3 vào không thấy kết tủa Ag2O xuất hiện, chứng tỏ các nhóm
chức –NH- , -COOH, -CHO và -NH2 có mặt trên các hạt GQDs đã hấp phụ
và khử ion Ag+ thành AgNPs bám xung quanh các hạt GQDs. Nhƣ vậy trong
phản ứng này, GQDs vừa đóng vai trò là tác nhân khử đồng thời là chất ổn
định cho các hạt nano bạc (AgNPs). Hình chèn trong hình 3.4A thể hiện màu
sắc của dung dịch GQDs gần nhƣ trong suốt và AgNPs/GQDs có màu vàng
đặc trƣng của AgNPs.
Phổ XRD của GQDs cho thấy dạng gần nhƣ vô định hình của GQDs
(hình 3.4B, đƣờng a), với pic nhiễu xạ yếu tại 2θ = 270 đặc trƣng cho pic
nhiễu xạ (002) dạng lớp của graphen. Vị trí và cƣờng độ pic nhiễu xạ này của
GQDs thƣờng phụ thuộc rất lớn vào sự hiện diện của các nhóm hydroxyl,
epoxy/ther, carbonyl và carboxylic những tác nhân có xu hƣớng gia tăng
khoảng cách giữa các tấm cacbon[62].
40
Hình 3.4. (A) Phổ UV-Vis của (a) GQDs, và (b) AgNPs/GQDs; (B) Phổ XRD
của (a) GQDs và (b) AgNPs/GQDs.
Đối với phổ nhiễu xạ XRD của mẫu AgNPs/GQDs (hình 3.4B, đƣờng
b) cho thấy các pic đặc trƣng tại 2θ = 37,50, 43,10 và 64,80o trùng với pic
nhiễu xạ của nano bạc (AgNPs) ((PCPDF card số 40783)[63] ứng với các chỉ
số Miller là (111), (200) và (220). Không có pic lạ xuất hiện chứng tỏ AgNPs
tạo thành trên nền GQDs là các tinh thể bạc đơn pha với các pic đặc trƣng của
Ag. Trên phổ XRD của AgNPs/GQDs không quan sát thấy pic (002) của
GQDs có lẽ do pic này quá yếu so với các pic của AgNPs. Kết hợp với phổ
41
UV-Vis chứng tỏ rằng phƣơng pháp đề xuất đã thành công trong việc tổng
hợp vật liệu lai tạo AgNPs/GQDs.
Ảnh TEM của AgNPs/GQDs (hình 3.5a và b) cho thấy các hạt GQDs
to lên do đƣợc bồi đắp bởi AgNPs xung quanh, kích thƣớc trung bình cỡ 30-
40 nm, các hạt AgNPs/GQDs nằm rời rạc, không bị kết đám là do vai trò của
GQDs ngăn cản chúng kết tụ lại, điều này rất quan trọng trong việc ứng dụng
và bảo quản dung dịch AgNPs/GQDs. Ảnh SEM (hình 3.5c) cho thấy kết quả
thống nhất với ảnh TEM về kích thƣớc hạt AgNPs đƣợc hình thành. Ngoài ra,
phổ DLS (hình 3.5d) cho thấy các hạt AgNPs hình thành đã bám vào các hạt
GQDs tạo ra một vùng phân bố duy nhất với kích thƣớc tập trung cỡ 40 nm.
Hình 3. 5. (a,b) Ảnh TEM của AgNPs/GQDs; (c) ảnh SEM của sản phẩm
AgNPs/GQDs;(d) Phân bố kích thước hạt phân tích theo phương pháp tán xạ
laser (DLS) của mẫu AgNPs/GQDs)
Phổ EDX của GQDs cho thấy các nguyên tố C, O, N là ba thành phần
chính của GQD (hình 3.6A, đƣờng a). Trong khi đó, phổ EDX của
42
AgNPs/GQDs (hình 3.4A, đƣờng b) cho thấy ngoài các pic đặc trƣng cho C,
N, O nêu trên, chúng ta có thể quan sát thấy các đỉnh mới xuất hiện, tƣơng
ứng với Ag. Phổ EDX cung cấp bằng chứng cho việc hình thành kim loại bạc
trên nền GQDs: giá trị mức năng lƣợng ứng với các đỉnh ở 2,99 và 3,17 keV
là do hình thành AgNP. Những kết quả này khẳng định rằng AgNPs đã đƣợc
hình thành một cách có hiệu quả trên bề mặt GQDs. Hình 3.6B trình bày phổ
FT-IR của GQDs (đƣờng a) và vật liệu lai tạo AgNPs/GQDs (đƣờng b). Kết
quả cho thấy, trên phổ FT-IR của GQDs (đƣờng a) cho thấy các dải hấp thụ từ
3100 đến 3500 cm-1 thuộc các dao động υO-H và υN-H, đây là các nhóm chức
quan trọng tạo thuận lợi cho tính ƣa nƣớc và ổn định của GQD. Các dải hấp
thụ ở 1641 cm-1 đƣợc cho là υC=O, cho thấy rằng axit carboxylic có thể đƣợc
sử dụng làm tâm liên kết với ion Ag+. Những kết quả trên chỉ ra rằng GQDs
có nhiều amino (-NH2), cacboxyl (-COOH) và hydroxy (-OH) trên bề mặt và
các cạnh của CQDs và chúng tạo ra khả năng ƣa nƣớc tuyệt vời của GQDs.
So với phổ FT-IR của GQDs thì ở phổ của AgNPs/GQDs (đƣờng b) cho thấy
dải hấp thụ của nhóm O-H ở 1064 cm-1. Kết quả này chỉ ra rằng Ag+ có thể đã
đƣợc khử để tạo nên hạt AgNP bởi các nhóm O-H trên bề mặt của GQD và
kết quả là các nhóm O-H đƣợc chuyển đổi thành các nhóm COOH sau phản
ứng[59]. Các kết quả đã khẳng định việc chuẩn bị thành công các AgNP bằng
các chấm lƣợng tử graphen (GQDs) làm chất khử và chất ổn định.
43
Hình 3.6. (A) Phổ FT-IR của: (a) chấm lượng tử graphen (GQDs) và (b)
AgNPs/GQDs và (B) Phổ tán xạ năng lượng (EDX)
3.2. CHẾ TẠO CẢM BIẾN HYDROGEN PEROXIDE TRÊN CƠ SỞ VẬT
LIỆU AgNPs/GQDs
3.2.1. Khảo sát thời gian phản ứng và tìm hiểu cơ chế phản ứng
44
Hình 3. 7. (A) phổ hấp thụ UV-vis của AgNPs/GQDs (a) trước và (b) sau khi
thêm 100 μM dung dịch H2O2; (B) Biến đổi A/A (%) theo thời gian.
Ý tƣởng để chế tạo cảm biến là sử dụng các hạt AgNPs trong vật liệu
lai AgNPs/CQDs vì 2 lý do: (i) AgNPs có tính chất hóa học là bị oxi hóa bởi
H2O2 vì thế khử chuẩn của Ag
+
/Ag thấp hơn H2O2/H2O (
<
) và (ii) phản ứng (i) làm AgNPs bị chuyển thành Ag+ tức
phổ plasmon của AgNPs trong dung dịch AgNPs/CQDs bị giảm dần theo
nồng độ H2O2 có mặt nên đƣợc dùng làm tín hiệu hiển thị. Nhƣ vậy với việc
dùng AgNPs chúng sẽ đóng cả vai trò là đầu dò để bắt cặp (capture probe)
H2O2 vừa đóng vai trò là đầu dò tín hiệu (signal probe). Cảm biến loại này
đƣợc gọi là loại trực tiếp (direct) và không đánh dấu (label-free). Nhƣ vậy
cảm biến hydrogen peroxit đƣợc thiết kế dựa trên việc sử dụng dung dịch
AgPNs/CGDs vừa có vai trò là đầu dò vừa có vai trò là chỉ thị để phát hiện
H2O2.
Khi cho dung dịch H2O2 với nồng độ thấp vào dung dịch đầu dò
(AgNPs/GQDs) thì màu vàng đặc trƣng cho AgNPs của dung dịch nhạt dần,
có xu hƣớng chuyển sang màu hồng nhẹ. Nếu tăng nồng độ H2O2 thì dung
dịch AgNPs/GQDs sẽ chuyển sang không màu. Điều đó chứng tỏ H2O2 đã
phản ứng với hạt nano bạc. Nếu sự thay đổi A/A (%) càng lớn khi nồng độ
H2O2 cho vào thấp chứng tỏ phản ứng càng nhạy, rất thích hợp để chế tạo cảm
biến nhạy H2O2. Hình 3.7a là phổ UV-Vis của cảm biến với nồng độ H2O2 sử
45
dụng là 100 μM cho thấy cƣờng độ phổ UV-Vis của dung dịch AgNPs/GQDs
giảm dần theo thời gian khi thêm H2O2. Ta thấy độ giảm mạnh của pic tại
425nm và độ giảm của pic này cần thời gian để kết thúc và hình 3.7b cho th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tong_hop_vat_lieu_nano_bac_cham_luong_tu_graphen_ag.pdf