LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC . 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . 4
DANH MỤC CÁC BẢNG . 5
DANH MỤC CÁC HÌNH . 6
MỞ ĐẦU . 7
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 7
2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI . 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN . 9
1.1. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA
PLATIN(II) CHỨA OLEFIN . 9
1.1.1. Các phương pháp tổng hợp muối Zeise . 9
1.1.1.1.Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng giữa hợp chất của platin với ancol. 9
1.1.1.2. Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng trực tiếp của platin(II) với etilen . 10
1.1.2. Tổng hợp phức chất dạng M[PtCl3(olefin)] . 10
1.1.3. Tổng hợp phức chất [PtX2(Am)(olefin)] . 12
1.1.4. Tổng hợp phức chất hai nhân dạng [Pt2Cl2(olefin-1H)2] . 14
1.1.5. Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II) . 16
1.1.6. Hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất Pt(II) . 20
1.2. BẢN CHẤT LIÊN KẾT VÀ TÍNH CHẤT PHỔ CỦA CÁC PHỨC
CHẤT PLATIN(II) – OLEFIN . 23
1.2.1. Bản chất liên kết platin-olefin . 23
1.2.2. Tính chất phổ của phức chất platin (II) chứa olefin và amin . 25
1.2.2.1. Phổ hồng ngoại . 25
1.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân . 27
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng hợp, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số phức platin(ii) chứa axit eugenoxyaxetic và dẫn xuất của quinolin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 m -
1
6,73
sov
-
6,76 s
ov
4,48 s 3,69 s
2,78 d;
2J 16,5
3JPtH
105
3,07
ov
5,08 m
2JPtH 70
4,31 br
3,92 d; 3J
12,0
2JPtH 73
-
2 5,98
s -
6,58 s 4,19 s 3,53 s
2,93 d;
2J 12,0
3JPtH 88
3,64
ov
3,96 m
2JPtH 71
3,66 ov
3,04 d; 3J
12,0
2JPtH 74
12,6
7
br
Chú thích: 1: [PtCl(Aceug-1H)]2; 2: [Pt(Aceug-1H)(C9H6NCOO)]
28
Thông qua việc phân tích tỉ mỉ phổ 1H NMR của Aceug và phức chất
khép vòng của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic các tác giả đã chỉ ra bản
chất liên kết và dấu hiệu tạo phức của Pt(II) với các Aceug [5].
Dựa vào việc so sánh các tín hiệu cộng hưởng proton trong các phức
chất trên đã cho thấy hình dạng, vị trí vân phổ và hằng số tách của chúng khá
giống nhau, do vậy chúng tôi có thể dựa vào các dữ liệu phổ này để qui kết tín
hiệu cộng hưởng proton của Aceug trong các phức chất nghiên cứu.
1.3. TÍNH CHẤT CÁC PHỐI TỬ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tính chất của axit eugenoxyaxetic
Axit eugenoxyaxetic - một dẫn xuất của eugenol (thành phần chính của
tinh dầu hương nhu) được biết đến là một arylolefin có hoạt tính sinh học và
được sử dụng làm chất bảo quản trong công nghiệp [5].
Công thức phân tử: C12H14O4.
Công thức cấu tạo:
Tên hệ thống: Axit (4-allyl-2-metoxy-phenoxy) axetic.
Tên thông thường: Axit eugenoxyaxetic (được viết tắt là Aceug).
Ở điều kiện thường Aceug là chất rắn, tinh thể hình khối, màu trắng,
nhiệt độ nóng chảy 100-100,50C, tan rất ít trong nước và tan tốt trong rượu.
Dựa vào những vấn đề đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng Aceug
có thể phối trí với Pt(II) qua liên kết C=Canken của nhóm allyl như các
arylolefin khác. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của tác giả
29
[30], [39] khi tác giả cho muối Zeise tương tác với Aceug trong dung môi
metanol, etanol, propan-1-ol, propan-2-ol, butan-1-ol.
1.3.2. Tính chất của các amin dùng làm phối tử
Cấu tạo và tính chất của các amin dùng làm phối tử được trình bày
trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tính chất của các amin làm phối tử
Tên
( Kí hiệu)
Công thức
cấu tạo
Tính tan
nước etanol axeton
Quinolin
(Q)
Không Tốt Tốt
8-hidroxyquinolin
(QOH)
N
OH
Tan Tốt Tốt
2-metyl-8-
hidroxylquinolin
(MeQOH)
Không Tốt Tốt
5,7-diclo-8-
hidroxylquinolin
(ClQOH)
N
OH
Cl
Cl
Không Tốt Tốt
30
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số hóa chất và thiết bị
nghiên cứu như sau:
Bảng 2: Một số hóa chất và nguồn gốc xuất xứ
STT Tên hóa chất Nguồn gốc xuất xứ
1 Axeton Công nghiệp, Việt Nam
2 Cloroform Công nghiệp, Trung Quốc
3 Etanol 96o, propan-1ol Công nghiệp, Trung Quốc
4 Nước cất Phòng thí nghiệm
5 Platin vụn Nga
6 Tinh dầu hương nhu trắng Công nghiệp, Việt Nam
7 Quinolin Sigma – Alrich
8 8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich
9 2-metyl-8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich
10 5,7-diclo-8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich
11 (N2H4)2SO4 Công nghiệp, Việt Nam
12 HCl 36%, H2SO4 98%, HNO3
65%
Công nghiệp, Việt Nam
13 NaCl, KCl, KOH, Na2CO3 Công nghiệp, Việt Nam
31
Thiết bị nghiên cứu bao gồm:
- Tủ sấy Memmert - Tủ hốt
- Cân điện tử Sartorius BP 20015 - Bếp điện
- Máy khuấy từ - Lò nung
- Máy lọc hút chân không
- Các dụng cụ khác: cốc, bình cầu, ống đong, pipet, phễu lọc, bầu lọc,
chén thạch anh, cối sứ, chày sứ, nhiệt kế, sinh hàn, con từ
Các phức chất nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp theo sơ đồ sau:
Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu tổng hợp các phức chất
2.1. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng hợp các phức chất đầu
Các chất đầu gồm Na2PtCl6, K[PtCl3(C2H4)].H2O, axit eugeunoxyaxetic
(Aceug), phức chất mono K[PtCl3(Aceug)].2H2O (H1) và hai nhân
[PtCl(Aceug-1H)]2 (H2) được tổng hợp dựa theo phương pháp mô tả trong
[14], [20].
32
2.1.1.1. Tổng hợp natri hexacloroplatinat (IV): Na2[PtCl6].6H2O
Phương trình phản ứng:
3Pt + 18HCl + 4HNO3 3H2[PtCl6] + 4NO↑ + 8 H2O
H2[PtCl6] + 2NaCl Na2[PtCl6] + 2HCl
Cách tiến hành: Hòa tan 10 gam Pt (đã được cắt vụn thành các mẩu nhỏ)
bằng hỗn hợp gồm 40 ml HCl đặc và 10 ml HNO3 đặc trong hệ thống sinh hàn.
Đun nhẹ hỗn hợp phản ứng đến khi Pt tan hết. Cô nhẹ dung dịch thu được trên
bếp cách thủy để đuổi hết HCl và HNO3.
Dung dịch H2[PtCl6] thu được ở trên được cho phản ứng với dung dịch
NaCl (tỷ lệ 1g H2[PtCl6] : 0,28 g NaCl). Cô nhẹ hỗn hợp phản ứng đến khi bắt
đầu xuất hiện tinh thể. Làm lạnh, lọc thu được những tinh thể dạng bản mỏng,
màu da cam sáng. Rửa tinh thể sản phẩm bằng một lượng nhỏ rượu rồi làm khô
trong không khí. Nước lọc tiếp tục được cô cạn để thu lấy sản phẩm như trên.
Muối Na2[PtCl6] kết tinh với 6 phân tử nước Na2[PtCl6].6H2O, được làm
khô sơ bộ trong bình hút ẩm, sau đó được sấy ở 70 ÷ 80oC trong 6 giờ, rồi tiếp
tục được sấy ở 110 ÷ 120oC trong 5 giờ cho đến khối lượng chất không đổi.
Hiệu suất quá trình là 85%.
2.1.1.2. Tổng hợp muối Zeise: K[PtCl3(C2H4)].H2O
Phương trình phản ứng:
Cách tiến hành: Hỗn hợp phản ứng gồm Na2[PtCl6] và rượu etylic 96o
(10 g Na2[PtCl6] : 100 ml C2H5OH) được đun sôi trong bình cầu có gắn hệ
thống sinh hàn trong thời gian 8 ÷ 10h. Lọc tách NaCl ra khỏi dung dịch thu
được, thêm vào dung dịch một lượng dung dịch bão hoà KCl ở nhiệt độ 70 ÷
80oC (1g Na2[PtCl6] : 0,21g KCl). Nếu trong dung dịch còn dư Na2[PtCl6] thì
sau khi thêm KCl, K2[PtCl6] sẽ được sinh ra. Trong trường hợp này cần đun
33
nóng hỗn hợp ở 40 ÷ 45oC khoảng 5 phút, làm lạnh rồi lọc tách kết tủa
K2[PtCl6].
Cho 1 ÷ 2 giọt axit HCl vào dung dịch thu được sau khi lọc ở trên. Cô
nhẹ dung dịch trên bếp cách thuỷ ở nhiệt độ 50 ÷ 55oC đến khi bắt đầu xuất
hiện tinh thể. Làm lạnh dung dịch thu được tinh thể muối Zeise màu vàng nhạt,
hình kim. Nếu dung dịch còn lại sánh thì nhỏ thêm từ từ dd KCl bão hòa để thu
tiếp muối Zeise.
Hiệu suất quá trình đạt 75%.
2.1.1.3. Tổng hợp axit eugenoxyaxetic
Phương trình phản ứng:
CH3OC6H3(C3H5)OH + ClCH2COOH + Na2CO3
CH3OC6H3(C3H5)OCH2COONa + NaCl + H2O + CO2 (2)
CH3OC6H3(C3H5)OCH2COONa + HCl
CH3OC6H3(C3H5)OCH2COOH + NaCl
Cách tiến hành: Lấy 25 ml tinh dầu hương nhu vào cốc, thêm 8g NaOH
đã hòa tan trong 20ml nước, khuấy đều, được dung dịch (1). Lấy 9,5g axit
monocloaxetic hòa tan trong 20 ml nước, thêm dần Na2CO3, khuấy đếu tới khi
ngừng thoát ra bọt khí, được dung dịch (2). Trộn dung dịch (2) vào dung dịch
(1), đun trên bếp khuấy từ, duy trì nhiệt độ 90 oC trong 3 giờ. Chuyển hỗn hợp
thu được sang cốc 1000 ml, thêm nước đá và dung dịch HCl đặc tới môi
trường axit được chất rắn màu vàng nhạt, lọc thu kết tủa. Đem kết tủa này kết
tinh lại 3 lần trong nước sau đó kết tinh lại trong benzen thu được tinh thể
Aceug màu trắng, hình kim.
2.1.1.4. Tổng hợp phức chất K[PtCl3(Aceug)].2H2O
Phương trình phản ứng:
K[PtCl3(C2H4)] + Aceug K[PtCl3(Aceug)] + C2H4
Cách tiến hành: Hòa tan bão hòa 0,368g Zeise trong dung môi axeton.
34
Hòa tan bão hòa 0,355g axit eugenoxyaxetic trong dung môi axeton.
Cho nhanh dung dịch phối tử vào dung dịch muối Zeise, khuấy nhẹ hỗn
hợp phản ứng. Nhiệt độ phản ứng giữ ở 40 450C trong nồi cách thủy, ngay
lập tức từ dung dịch thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Sau 4h thì dừng phản
ứng, để hỗn hợp phản ứng nguội tới nhiệt độ phòng rồi làm lạnh. Lọc thu kết
tủa, rửa sản phẩm nhiều lần bằng ancol etylic lạnh và đietyl ete. Sản phẩm
được kết tinh lại trong dung môi ancol etylic : nước = 1 ÷ 1, thu được tinh thể
màu vàng, hình trụ.
Kí hiệu sản phẩm là H1. Hiệu suất phản ứng đạt 93 %.
2.1.1.5. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)]2.2H2O
Phương trình phản ứng:
2K[PtCl3(Aceug)] [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2KCl + 2HCl
Cách tiến hành: Hòa tan H1 (6,04 gam; 10,0 mmol) trong 50 ml
acetone - nước (1 : 1, v/v), lọc lấy dung dịch sạch. Thêm nước cất để đạt tỉ lệ
tỉ lệ thể tích acetone - nước là 1 : 10, dung dịch đục ngay. Khuấy hỗn hợp ở
nhiệt độ phòng trong 2 giờ, sau đó nâng lên 60 oC trong khoảng 5 giờ. Để
nguội đến nhiệt độ phòng rồi lọc, rửa kết tủa bằng nước, acetone đến khi nước
rửa không màu. Nước lọc tiếp tục khuấy ở 60 oC, nước rửa cho bay hết hơi
acetone thu được chất bột, rửa chất bột bằng acetone rồi lọc thu sản phẩm.
Sản phẩm thu được dạng bột, màu vàng chanh, tan tốt trong chloroform,
dichlomethane, acetonitrile, DMSO, DMF.
Kí hiệu sản phẩm là H2. Hiệu suất phản ứng đạt 70 %.
2.1.2. Tổng hợp các phức chất chứa Aceug khép vòng và dẫn xuất
của quinolin
2.1.2.1. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2C9H7N 2[PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)]
35
Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,06 ml quinolin (0,5 mmol)
trong 4 ml axeton vào hỗn hợp chứa 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 4 ml axeton
thấy H2 tan dần. Khuấy ở nhiệt độ phòng, sau 2 giờ lọc thu dung dịch sạch,
cho bay hơi chậm thu được chất rắn màu trắng ngà. Kết tinh lại sản phẩm
trong axeton - etanol theo tỉ lệ 2 : 1 về thể tích, thu được tinh thể hình khối,
màu trắng ngà, rửa tinh thể bằng etanol lạnh. Sản phẩm tan trong clorofom và
axeton, không tan trong nước và etanol.
Kí hiệu sản phẩm là H3. Hiệu suất phản ứng đạt 85 %.
2.1.2.2. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC9H6N 2[Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] + 2HCl
Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 58 mg 8-hidroxiquinolin (0,4
mmol) hòa tan trong 2 ml axeton vào hỗn hợp chứa 198 mg H2 (0,2 mmol)
trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích, thấy H2 tan dần,
dung dịch có màu vàng. Khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ phòng, sau 30 phút xuất
hiện kết tủa vàng tươi. Khuấy thêm 2 giờ, lọc thu kết tủa, rửa bằng HCl loãng,
nước cất. Kết tinh lại sản phẩm trong axeton - etanol theo tỉ lệ 3 : 2 về thể
tích, thu được bột màu vàng. Sản phẩm tan trong axeton và clorofom, không
tan trong nước và etanol.
Kí hiệu sản phẩm là H4. Hiệu suất phản ứng đạt 90%.
2.1.2.3. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC10H8N 2[Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] + 2HCl
Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như tổng hợp H4 bắt đầu từ 64 mg
2-metyl-8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) và 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 10 ml
hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích thu được sản phẩm dạng bột
màu vàng tươi. Sản phẩm tan trong axeton và clorofom, không tan trong nước
và etanol.
36
Kí hiệu sản phẩm là H5. Hiệu suất phản ứng đạt 88%.
2.1.2.4. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC9H4NCl2→ 2[Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)] + 2HCl
Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như tổng hợp H4 bắt đầu từ 85 mg
5,7-diclo-8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) và 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 10
ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích thu được sản phẩm dạng
bột màu vàng đậm. Sản phẩm tan trong axeton và clorofom, không tan trong
nước và etanol.
Kí hiệu sản phẩm là H6. Hiệu suất phản ứng đạt 92%.
2.2. THU HỒI PLATIN.
Do platin là kim loại quý, giá thành cao nên trong quá trình thí nghiệm
chúng tôi phải thường xuyên thu hồi. Platin được thu hồi theo các cách sau:
- Thu hồi platin bằng hiđrazinsunfat đối với dung dịch nước rửa có
chứa platin chưa tạo phức chất với các phối tử hữu cơ.
- Thu hồi platin bằng cách phân hủy ở nhiệt độ cao từ nước rửa có chứa
platin, từ các phức chất rắn và từ giấy lọc có chứa hợp chất của platin khi
platin đã tạo phức với phối tử hữu cơ.
Cách thu hồi cụ thể đối với từng phương pháp được trình bày cụ thể
trong [14].
2.3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN PHỨC CHẤT
2.3.1. Xác định hàm lượng nước kết tinh
Tất cả các phức chất nghiên cứu đều được chúng tôi xác định hàm lượng
nước kết tinh bằng phương pháp trọng lượng tại tổ bộ môn Hóa học vô cơ –
Khoa Hóa học – trường Đại Học Sư phạm Hà Nội . Cách tiến hành như sau:
Cân chén đã sấy khô ở nhiệt độ to = 50 ÷ 55oC để làm mất nước ẩm, ghi
khối lượng m1. Sau khoảng 2 ÷ 3 giờ, làm nguội chén và mẫu nghiên cứu
trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân. Lặp lại nhiều lần đến khối
37
2 3
2 1
m -m
m -m
lượng không đổi, ghi khối lượng m2. Tiếp tục sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC trong
khoảng 3 giờ. Làm nguội chén và mẫu nghiên cứu trong bình hút ẩm đến
nhiệt độ phòng và cân. Lặp lại nhiều lần đến khối lượng không đổi, ghi m3.
Hàm lượng H2O kết tinh được tính theo công thức: %H2O %
Kết quả xác định hàm lượng nước kết tinh được trình bày ở bảng 3.4.
2.3.2. Xác định hàm lượng platin.
Việc xác định lượng Pt được tiến hành theo phương pháp trọng lượng
tại phòng thí nghiệm phức chất, khoa Hóa học, trường ĐHSP Hà Nội. Cách
tiến hành:
Nung chén thạch anh sạch ở 800oC trong 2 giờ, để nguội lò đến dưới
100oC. Lấy chén ra và làm nguội trong bình làm khô đến nhiệt độ phòng, cân,
ghi khối lượng m1. Cho vào chén một lượng mẫu (50 ÷ 100 mg) đã được làm
mất nước ẩm, cân, ghi khối lượng m2.
Nhỏ 3 đến 4 giọt dung dịch axit H2SO4 25% cho thấm đều lượng hoá
chất trong chén rồi đun nhẹ trên bếp điện cho đến khi khói trắng bốc lên và
phức chất bị oxy hoá thành màu đen. Để nguội chén, tiếp tục thêm 3 đến 4 giọt
dung dịch axit H2SO4 25% và đun. Lặp lại nhiều lần cho đến khi hoá chất bị
oxi hoá hoàn toàn. Cho chén vào lò nung ở 800oC trong 2 giờ, để nguội lò đến
dưới 100oC. Lấy chén ra và tiếp tục làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ
phòng, cân, ghi khối lượng m3. Hàm lượng Pt được tính theo công thức:
3 2
2 1
% 100%m mPt
m m
Kết quả phân tích hàm lượng platin được trình bày ở bảng 3.4.
2.3.3. Phương pháp ESI-MS
Phổ ESI-MS của các phức chất từ H3 ÷ H6 được đo trên máy LC-
MSD-Trap-SL tại Viện hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam trong dung môi metanol.
38
Phổ ESI-MS được trình bày ở phần phụ lục.
2.4. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT
2.4.1. Khảo sát phổ dao động IR
Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức chất nghiên cứu được đo tại Viện
Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam bằng kỹ thuật tạo mẫu
ép viên KBr trong vùng 4000 ÷ 400cm-1.
Phổ IR của một số phức chất được trình bày ở phụ lục. Các vân hấp thụ
chính trên phổ IR của các phức chất nghiên cứu được liệt kê ra bảng 3.6 và
bảng 3.7.
2.4.2. Khảo sát phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Phổ 1HNMR của các phức H3 ÷ H6 được ghi trên máy Brucker
AVANCE 500 MHz tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam. Phổ 1HNMR của các phức chất nghiên cứu được trình bày ở
phần phụ lục.
Các chất được ghi phổ chúng tôi thống kê trong bảng 2.2:
Bảng 2.2. Các phương pháp phổ được sử dụng để xác định cấu trúc các phức
Phổ
Chất
ESI
MS
IR 1HNMR NOESY
H1 - - -
H2 - - -
H3 -
H4 -
H5
H6 -
Chú thích: () đã đo phổ, (-) chưa đo phổ.
39
2.5. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT
Các phức chất nghiên cứu được thử hoạt tính sinh học tại Phòng thử
nghiệm hoạt tính sinh học - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Các dòng
tế bào ung thư ở người gồm: KB ung thư biểu mô và Lu ung thư phổi.
Phương pháp thử độ độc tế bào là phép thử nhằm sàng lọc, phát hiện
các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều
kiện phòng thí nghiệm.
Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các môi
trường nuôi cấy phù hợp có bổ sung thêm 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và
các thành phần cần thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5% CO2; 37oC; độ ẩm
98%; vô trùng tuyệt đối). Tùy thuộc vào đặc tính của từng dòng tế bào khác
nhau, thời gian cấy chuyển cũng khác nhau. Tế bào phát triển ở pha lỏng sẽ
được sử dụng để thử độc tính.
Giá trị IC50 được tính dựa trên kết quả số liệu phần trăm kìm hãm sự
phát triển của tế bào bằng phần mềm máy tính table curve.
Các mẫu chiết có giá trị IC50 5g/ml được coi là có hoạt tính.
Kết quả thử khả năng gây độc tế bào ung thư được trình bày ở phụ lục
và liệt kê ở bảng 3.11.
40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỔNG HỢP PHỨC CHẤT
3.1.1. Tổng hợp chất đầu
Từ Pt chúng tôi tổng hợp Na2[PtCl6] và muối Zeise theo phương pháp
mô tả trong các tài liệu [20], [31], hiệu suất các quá trình cao, ổn định. Axit
eugenoxyaxetic (Aceug) được tổng hợp từ tinh dầu hương nhu theo phương
pháp mô tả trong [20].
Phức chất mono K[PtCl3(Aceug)] (H1) được tổng hợp theo tài liệu [31]
đi từ muối Zeise và phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2)
được tổng hợp theo tài liệu [5] đi từ H1, một mặt khẳng định tính ổn định của
phương pháp tổng hợp H1 và H2, mặt khác làm chất đầu để nghiên cứu phản
ứng với amin, sơ đồ tổng hợp như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ tổng hợp phức chất khép H1, H2 từ muối Zeise
Phức chất mono H1 được tổng hợp bằng phản ứng thế ethylene trong
muối Zeise bằng phối tử olefin Aceug. Phản ứng xảy ra tương đối dễ dàng do
etilen thoát ra từ hỗn hợp phản ứng ở trạng thái khí trong khi Aceug ở trạng
thái rắn. Đối với phản ứng tổng hợp H2, trong điều kiện dung môi phân cực
(axeton-nước) đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tách nguyên tử H của
vòng benzen để tạo liên kết Pt - Cthơm hình thành phức chất hai nhân trung hòa
dễ dàng tách ra khỏi dung dịch phản ứng. Điều kiện tổng hợp H1 và H2 như
sau:
41
* Tổng hợp H1
- Dung môi: axeton.
- Thời gian: 4 giờ.
- Nhiệt độ: 400C - 450C
- Tỉ lệ số mol Zeise : Aceug =1 : 1
* Tổng hợp H2
- Dung môi: axeton : nước = 1 : 10 (tỉ lệ thể tích)
- Thời gian và nhiệt độ: Khuấy ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ sau đó
nâng nhiệt độ lên 60oC rồi khuấy trong 5 giờ.
Do H1 và H2 đã được nghiên cứu tính chất và xác định cấu trúc trong
các tài liệu [5], [31]. Vì thế sau khi tổng hợp được hai phức chất này, chúng
tôi chỉ kiểm tra tính chất vật lí và đo phổ hồng ngoại (IR) để so sánh với kết
quả trong [5], [31]. Kết quả cho thấy H1 và H2 có tính chất vật lí và phổ IR
tương tự được mô tả trong [5], [31], nói cách khác chúng có cấu trúc như
trong sơ đồ trên.
3.1.2. Tổng hợp phức chất Pt(II) khép vòng chứa Aceug với
quinolin và một số dẫn xuất của nó
Theo [20], [23], [24], khi cho phức chất hai nhân [Pt2Cl2(olefin-1H)2]
tác dụng với amin dung lượng phối trí một thường thu được sản phẩm amin ở
vị trí cis so với liên kết C=C của nhánh allyl, phản ứng chịu sự ảnh hưởng của
hiệu ứng không gian. Ở đây khi cho H2 tác dụng với quinolin, chúng tôi đã
thu được phức chất H3 với hiệu suất 85%, có cấu trúc đúng như quy luật trên,
quinolin ở vị trí cis so với nhánh allyl của Aceug. Phản ứng xảy ra theo
phương trình:
42
Hình 3.2: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-
1H)2] (H2) với Quinolin
Khi sử dụng amin là 8-hidroxiquinolin, 2-metyl-8-hidroxiquinolin và
5,7-diclo-8-hydroxiquinolin phản ứng với H2, chúng tôi thu được sản phẩm
H4 ÷ H6 tương ứng theo phương trình phản ứng (hình 3.3). Các amin này đều
chứa dị tử N còn một cặp electron sp2 có khả năng tham gia phối trí tốt với
Pt(II). Ngoài ra, trong mỗi amin còn chứa nhóm OH ở vị trí số 8, do đó chúng
thường có xu hướng tách nguyên tử hidro của nhóm OH để phối khép vòng
với Pt(II) qua nguyên tử N và O tạo thành phức trung hòa khép vòng 5 cạnh
bền, trong đó nguyên tử N ở vị trí cis so với liên kết C=C của nhánh allyl.
Hiện tượng này cũng được quan sát thấy ở các phức chất tương đồng chứa
olefin và 8-hidroxiquinolin [38].
Hình 3.3: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-
1H)2] (H2) với dẫn xuất của Quinolin
Như vậy bằng phản ứng của quinolin và dẫn xuất của nó với phức chất
hai nhân H2, chúng tôi đã tổng hợp được bốn phức chất H3 ÷ H6 chứa đồng
43
thời Aceug và dẫn xuất của quinolin. Quá trình nghiên cứu cho thấy hiệu suất
phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố như dung môi, nhiệt độ phản ứng, tỉ lệ mol
các chất phản ứng. Do vậy chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm khảo sát
để tìm điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu. Một số thí
nghiệm khảo sát khi tổng hợp H6 được chỉ ra ở bảng 3.1. Qua đó đã lựa chọn
được điều kiện thích hợp để tổng hợp phức chất H6 với cách tiến hành như
trong 2.1.2.4.
Bảng 3.1: Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp phức chất H6
STT
Tỉ lệ mol
H2 : ClOQ
Dung môi
Thời gian
(giờ)
Nhiệt độ
(0C)
Hiện
tượng
Hiệu suất
(%)
1 1,0 : 2,0 Axeton 2,0 20-25 Keo -
2 1,0 : 2,0
Axeton – nước
(1 : 1)
2,0 20-25 Keo -
3 1,0 : 2,0
Axeton – nước
(1 : 2)
2,0 20-25
Chất rắn
lẫn keo
-
4 1,0 : 2,0
Axeton – nước
(2 : 3)
2,0 20-25
Bột da
cam
92
5 1,0 : 2,2
Axeton – nước
(2 : 3)
5,0 20-25
Bột da
cam
92
Qua việc khảo sát các thí nghiệm chúng tôi đã rút ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu suất tổng hợp các phức chất:
* Ảnh hưởng của dung môi phản ứng
Việc lựa chọn dung môi thực hiện phản ứng trước hết phụ thuộc vào
tính tan của phức chất H2 và phối tử amin ban đầu, ngoài ra còn quan tâm đến
tính tan của sản phẩm tạo thành. Phức chất H2 tan trong clorofom, ít tan trong
etanol, không tan trong nước và axeton. Quinolin và dẫn xuất của nó tan tốt
trong dung môi hữu cơ và thường ít tan trong nước. Chúng tôi thường lựa
chọn phản ứng trong hệ dị thể khi tổng hợp các phức chất H3 ÷ H6 để có thể
loại bỏ chất đầu dư.
44
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Như đã biết, đối với đa số phản ứng, nhiệt độ cao thì tốc độ phản ứng
tăng. Tuy nhiên khi tiến hành phản ứng ở nhiệt độ cao, các phức chất và các
phối tử dễ bị thủy phân và bị oxi hóa làm cho hỗn hợp phản ứng dễ bị keo. Do
vậy, chúng tôi tiến hành tổng hợp các phức chất ở nhiệt độ phòng.
* Ảnh hưởng của tỉ lệ mol chất phản ứng
Quinolin là chất lỏng, tương đối dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng nên chúng
tôi dùng dư so với phức chất H2 còn 8-hidroxiquinolin và dẫn xuất là chất
rắn, khó bị bay hơi và phân hủy nên chúng tôi dùng theo đúng tỉ lệ mol khi
chúng tham gia phản ứng với phức chất H2 để tránh lãng phí hóa chất đồng
thời dễ xử lí sản phẩm hơn.
Như vậy dung môi, nhiệt độ và tỉ lệ mol chất tham gia phản ứng có vai
trò quan trọng trong việc quyết định hiệu suất và độ sạch của sản phẩm. Qua
khảo sát các điều kiện thí nghiệm tổng hợp các phức chất nghiên cứu, chúng
tôi tìm được điều kiện thích hợp để tổng hợp các phức chất được chỉ ra ở bảng
3.2.
Bảng 3.2: Điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6
Phức
chất
Tỉ lệ mol
H2: amin
Dung môi
Thời gian
(giờ)
Nhiệt độ
(0C)
Hiệu suất
(%)
H3 1,0 : 2,5 Axeton 2,0 20-25 85
H4 1,0 : 2,0
Axeton – nước
(2 : 3)
2,0
20-25
90
H5 1,0 : 2,0
Axeton – nước
(2 : 3)
2,0
20-25
88
H6 1,0 : 2,0
Axeton – nước
(2 : 3)
2,0
20-25
92
45
Sau khi tổng hợp được các phức chất, chúng tôi đã kiểm tra tính tan của
chúng trong một số dung môi thông dụng và độ tinh khiết bằng phương pháp
sắc kí bản mỏng. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Một số tính chất của các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6
Phức
chất
Hình
dạng
Màu sắc
Tính tan trong dung môi (ở 30 oC)
nước etanol axeton Cloroform axetonitrin DMSO
H3 bột trắng ngà ít tan tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
H4 khối vàng đậm ít tan tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
H5 khối vàng đậm ít tan tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
H6 khối vàng đậm ít tan tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT
3.2.1. Xác định thành phần các phức chất nghiên cứu
3.2.1.1. Phương pháp sắc kí bản mỏng
Các phức chất nghiên cứu được sắc ký bản mỏng trong dung môi
axeton hoặc etanol-axeton, được hiện hình bằng đèn UV (WFH-203 B), kết
quả đều cho một vệt tròn duy nhất ở các nồng độ khác nhau của chất. Điều đó
cho thấy, các phức chất nghiên cứu có độ tinh khiết đáng tin cậy.
3.2.1.2. Xác định hàm lượng platin và nước kết tinh
Hàm lượng platin, nước kết tinh được xác định bằng phương pháp
trọng lượng tại khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả được
chỉ ra ở bảng 3.4 cho thấy các phức chất nghiên cứu từ H3 ÷ H6 đều không
chứa nước kết tinh. Kết quả % Pt theo thực nghiệm phù hợp với kết quả tính
toán lí thuyết trong công thức dự kiến.
46
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng Pt, nước kết tinh của các phức chất
Phức chất
Hàm lượng % (thực nghiệm/tính)
Pt H2O
[PtCl(C12H13O4)(C9H7N)] (H3)
[Pt(C12H13O4)(C9H6NO)] (H4)
[Pt(C12H13O4)(C10H8NO)] (H5)
[Pt(C12H13O4)(C9H4NOCl2)] (H6)
3.2.1.3. Phương pháp ESI-MS
Trong phương pháp ESI-MS, ion được tạo ra do các phản ứng hóa học
ở dung dịch và ở pha khí sau khi làm bay hơi dung môi. Các cation và anion
được hình thành theo nhiều cách khác nhau:
* Phản ứng axit - bazơ: chất có tính bazơ sẽ nhận proton của dung môi
hoặc của các chất khác tạo ra cation [M+H]+, chất có tính axit sẽ nhường
proton cho dung môi hoặc cho các chất khác tạo ra anion [M-H]-
Phản ứng cộng hợp:
M + NH4+ →[M+NH4]+
M + Na+ → [M+Na]+
M + OH-→ [M+OH]-
M + K+ → [M+K]+
Các ion [M+H]+, [M-H]-, [M+NH4]+, [M+Na]+, [M+K]+, [M+OH]-
được gọi là các ion giả phân tử.
* Quá trình phân li của các chất điện li trong dung dịch:
MA → M+ + A-
Do hiện tượng đồng vị, một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tong_hop_xac_dinh_cau_truc_va_danh_gia_hoat_tinh_ga.pdf