Luận văn Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả

Mục lục

 

Trang

Lời nói đầu .1

Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do

xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm .3

1.1 . khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả .3

1.1.1. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng .3

1.1.2. Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả .5

1.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả .6

1.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản .6

1.2.2. Trong lĩnh vực báo chí .8

1.2.3. Trong lĩnh vực âm nhạc .11

1.2.4. Trong lĩnh vực điện ảnh .12

1.2.5. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình 13

1.2.6. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính .14

1.3. ý nghĩa của việc bảo vệ quyền tác giả .16

Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả .18

2.1. Hành vi xâm phạm quyền tài sản .18

2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân .23

2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể

chuyển dịch .23

2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch .25

2.3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại đại học

luật hà nội 26

2.3.1. Cài đặt phần mềm máy vi tính bất hợp pháp .26

2.3.2. Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp

Chương 3: Thiệt hại .29

3.1. Tổn thất về tài sản .29

3.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao

quyền sử dụng quyền tác giả .30

3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả .31

3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản

của doanh nghiệp .32

3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng

của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị,

nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác .32

3.2. Thu nhập bị giảm sút .33

3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác

trực tiếp quyền tác giả .33

3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao

quyền sử dụng quyền tác giả .33

3.3. tổn thất về cơ hội kinh doanh .33

3.4. Chi phi hạn chế, khắc phục thiệt hại .34

3.5. Tổn thất tinh thần .34

Chương 4: Xử lý xâm phạm .36

4.1. Thủ tục yêu cầu .36

4.1.1. thẩm quyền xử lý .36

4.1.2. Người có quyền khởi kiện các vụ án về xâm phạm

quyền tác giả .37

4.1.3. Đơn và chứng cứ kèm theo đơn .38

4.2. Các biện pháp xử lý .40

4.2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm .40

4.2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai .41

4.2.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại .42

4.2.4. Buộc hoàn trả khoản lợi trái pháp luật .46

4.2.5. Buộc tiêu huỷ vật phẩm xâm phạm .46

4.2.6. Buộc thực hiện nghĩa vụ .46

4.2.7. Phạt .46

4.3. xử lý xâm phạm tại Đại học Luật Hà Nội .47

4.3.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm .47

4.3.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai .48

4.3.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại .48

4.3.4. Phạt .49

Chương 5: Thực tiễn áp dụng pháp luật

và kiến nghị .50

5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật .50

5.1.1. Những mặt tích cực .50

5.1.2. Những mặt còn tồn tại .51

5.2. Kiến nghị .51

5.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật .51

5.2.2. Kiến nghị cho Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội .53

5.2.3. Kiến nghị khác .54

Kết luận .55

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột số chi tiết khác cũng có những điểm giống nhau… Tuy ý tưởng giống nhau nhưng cách thể hiện ý tưởng là khác nhau, do đó không vi phạm quyền tác giả. 2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân 2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau: - Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; - Mạo danh tác giả; - Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân không thể chuyển dịch là các quyền chỉ dành riêng cho tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có các quyền này nếu như họ không đồng thời là tác giả. Quyền nhân thân này được bảo hộ vô thời hạn. Cho nên, mọi hành vi không nêu tên hoặc nêu sai tên tác giả; thay đổi tên tác phẩm; thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm; cắt xén, bóp méo tác phẩm sau khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, dù có thể tác giả của tác phẩm đã mất cách đó hàng thế kỷ. Tại khoản 5 Điều 28 Luật SHTT quy định hành vi “Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 bis Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, việc đánh giá xem danh dự, uy tín của tác giả có bị phương hại không lại phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng khu vực, từng vùng miền khác nhau, thậm chí còn phải xem xét đến nền văn hoá, phong tục tập quán của các nền văn hoá khác trên thế giới (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả có liên quan đến yếu tố nước ngoài). Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân đặc trưng của tác giả, luôn thuộc về tác giả, kể cả khi tác giả không còn là chủ sở hữu tác phẩm. Chỉ có tác giả mà không một ai khác có quyền sửa chữa, cắt xén hoặc thay đổi tác phẩm, nếu không có sự đồng ý của tác giả. Vì vậy, tác giả được pháp luật trao cho quyền cấm những hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Trong cuốn “Bình luận quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam” có đoạn viết: “Trong thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp các nhà khoa học trẻ, chưa có danh tiếng, do muốn tác phẩm của mình được in, được công bố nên phải khước từ quyền tác giả của mình bằng cách để cho thủ trưởng cơ quan hoặc những người có chức, có quyền, có danh tiếng đứng tên tác phẩm. Những tác giả đích thực này, nếu có bằng chứng có thể kiện đòi quyền được coi là tác giả, quyền đứng tên tác phẩm”. Bên cạnh đó, một số người lại vì muốn nổi tiếng mà đã sẵn sàng “bán rẻ” lương tâm nghề nghiệp “chôm” các tác phẩm văn học, nghệ thuật của người khác rồi đề tên mình và đem công bố. Tệ hơn nữa, có người còn “mượn tạm” “đứa con tinh thần” của người khác đi tham gia các cuộc thi để rồi “ung dung” nhận giải. Ngày 26/6/2006, nhà báo Hà Linh (phóng viên Thời báo kinh tế Việt Nam) đã thắng kiện trong vụ kiện Nhà xuất bản Văn hoá thông tin “chôm” tám bài báo của chị, in thành sách, không xin phép và không đề đúng tên tác giả. Đây chính là trường hợp sao chép toàn bộ tác phẩm. Theo nhận định của giới chuyên môn, trường hợp vi phạm quyền tác giả này không phải là ngoại lệ, thậm chí là khá phổ biến hiện nay. Một số hành vi khác cũng cần phải kể đến là hành vi thu gom tác phẩm của người khác rồi gắn thêm vào đó chữ “biên soạn” hay “sưu tầm” rồi ký tên khác, in thành sách để xuất bản; thay tên các tác phẩm, sửa tên nhân vật, cắt xén tác phẩm của các tác phẩm đã được công bố. Cuối năm 2006, Album “Chat với Mozart” của ca sỹ Mỹ Linh bị luật sư Cù Huy Hà Vũ kiến nghị về việc album này vi phạm quyền nhân thân của một số nhạc sỹ nước ngoài. Việc đặt lời mới cho những bản nhạc cổ điển về bản chất không khác gì nhiều so với hành vi làm nhạc “chế”. Album này không vi phạm quyền tài sản (vì các tác giả đã mất cách đây hơn 50 năm) nhưng rõ ràng là vi phạm quyền nhân thân. Ca sỹ Mỹ Linh từng cho rằng: “Chat với Mozart” là cuộc trò chuyện giữa đại diện của hai thế hệ, trong đó, Mỹ Linh là đại diện cho giới trẻ hiện nay và Mozart là đại diện của những giá trị nhạc cổ điển và mọi chỉ trích chỉ làm cho CD bán chạy hơn, nghĩa là sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho cô và cho các nhà sản xuất khác. Thực ra, album này vi phạm quyền nhân thân của tám nhạc sỹ cổ điển nước ngoài (Bach, Tchaikovsky, Borodine, Elgar, Mozart, Schumann, Vivaldi, Gounod) với việc chế lời Việt cho các tác phẩm của các nhạc sỹ này. Album “Chat với Mozart” đã vi phạm quyền nhân thân theo khoản 5 Điều 28 Luật SHTT: “Sửa chữa, cắt xén, hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào” do quyền này “được bảo hộ vô thời hạn”(khoản 1 Điều 27 Luật SHTT). Dựa vào cơ sở pháp lý này có thể khẳng định: phổ lời mới cho tác phẩm là một hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm và vì thế mà bị coi là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Hơn nữa, tại Điều 2 Luật SHTT ghi rõ: “Luật này áp dụng đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật tháng 10 năm 2004, trong khi đó album “Chat với Mozart” ra đời vào tháng 11/2006. Do vậy, những người thừa kế hợp pháp của các nhạc sỹ có tác phẩm được sử dụng trong “Chat với Mozart” có quyền khởi kiện tác giả và các nhà sản xuất CD này về hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Trên thực tế người ta thường quan tâm hơn đối với hành vi xâm phạm quyền tài sản mà ít để ý tới hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, đặc biệt là trường hợp các tác giả của tác phẩm đã chết hơn năm mươi năm. 2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 28 Luật SHTT, bao gồm các hành vi sau: Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc đều không coi là công bố tác phẩm. Công bố tác phẩm là quyền nhân thân. Tuy nhiên, khác với các quyền nhân thân khác, quyền công bố tác phẩm là quyền có thể chuyển giao cho người khác, không nhất thiết phải chính tác giả là người công bố; đồng thời quyền nhân này là quyền được pháp luật bảo hộ có thời hạn (suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết). Bởi vậy, việc công bố tác phẩm có thể do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó công bố, phổ biến tác phẩm đã có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhưng vẫn có thể coi là vi phạm, nếu tác phẩm có đồng tác giả mà họ chưa xin phép tất cả các đồng tác giả. Các tác giả còn lại không được xin phép có thể kiện cá nhân, tổ chức có hành vi công bố, phổ biến tác phẩm này. Quyền công bố và phổ biến tác phẩm là độc quyền của tác giả, nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả; và sẽ là độc quyền của chủ sở hữu tác phẩm, nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. 2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Đại học Luật Hà Nội 2.3.1. Cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp Chủ sở hữu phần mềm máy tính có quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng phần mềm máy tính của mình. Vì vậy, mọi hành vi sao chép phần mềm máy tính dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả, kể cả khi hành vi sao chép ấy nhằm mục đích học tập, nghiên cứu… không vì lợi nhuận (khoản 3 Điều 25 Luật SHTT). Khi muốn sử dụng phần mềm máy tính, mọi tổ chức, cá nhân đều phải xin phép chủ sở hữu dưới hình thức ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với chủ sở hữu. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng phần mềm máy tính khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu diễn ra phổ biến. Ngay tại Trường Đại học Luật Hà Nội (cái nôi đào tạo nhiều nhân tài luật học, từ giảng viên cho đến sinh viên đều là những người hiểu biết pháp luật) tình trạng này cũng đã diễn ra. Hiện tại, một số máy tính trên thư viện và một vài phòng ban của Trường Đại học Luật Hà Nội có cài đặt các phần mềm máy tính mà không có hợp đồng mua bản quyền tác giả như: Vietkey, Microsoft Windows, Microsoft Office… Hành vi này của Trường Đại học Luật Hà Nội là hành vi cài đặt phần mềm máy tính bất hợp pháp, hay nói cách khác đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.3.2. Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp pháp Thực tế, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ thực hiện hành vi photo tài liệu (giáo trình, sách tham khảo,và các tài liệu khác) không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kể từ khi chuyển từ phương thức đào tạo truyền thống sang phương thức đào tạo theo tín chỉ do không đủ tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên. Tổng số tài liệu photo vi phạm hiện có trên Thư viện vào khoảng 579 cuốn; trong đó vi phạm nhiều nhất là loại sách, giáo trình vi phạm khoảng 414 cuốn, đứng thứ 2 là sách dịch có khoảng 150 cuốn và vi phạm ít nhất là loại sách văn bản vi phạm khoảng 15 cuốn [Xem phụ lục]. Tất cả các hành vi cài đặt bất hợp pháp phần mềm máy vi tính, photo tài liệu, dịch tác phẩm khi chưa xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của Trường Đại học Luật Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng khoản 6 (“sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”), khoản 7 (“làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”), và khoản 8 (“sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”) của Điều 28 Luật SHTT. Ngoài ra, trong quá trình sao chép tài liệu trái phép, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã có các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, như: không ghi tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm (Cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” bị photo trái phép năm cuốn thì có đến bốn cuốn không ghi tên tác giả và ghi tên tác phẩm này là “Nguồn gốc gia đình” bằng bút mực); hay cuốn “Lê triều chiếu lịnh thiện chính” do Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa thì ngoài bìa cuốn photo ghi là “Le chieu chien linh thien chinh”; hoặc có trường hợp có ghi tên tác giả nhưng ghi sai tên rồi sửa chữa lem nhem (Cuốn “Từ thụ yếu quy”của tác giả Đặng Huy Trứ bị ghi là Đặng Huy Chứ). Bên cạnh đó còn có trường hợp không hiểu vì lý do gì mà “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, tác phẩm này bị chắp ghép với tác phẩm kia và trở thành một “tác phẩm mới”, đó là trường hợp một cuốn sách ngoài bìa ghi là “Luật hành chính đại cương” giống hệt các cuốn “Luật hành chính đại cương” của tác giả Huỳnh Văn Sang bị photo khác và cũng giống về mặt nội dung bên trong từ trang 01 đến trang 66, nhưng từ trang 67 của cuốn sách này đến hết lại nói về pháp luật hôn nhân và gia đình (Phần chứng thư hộ tịch). Chương 3 Thiệt hại 3.1. Tổn thất về tài sản Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền tác giả được bảo hộ. Giá trị tài sản của quyền tác giả có thể được tính bằng một trong các phương pháp như: các phương pháp dựa trên chi phí, các phương pháp dựa trên thị trường, các phương pháp dựa trên thu nhập. Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên thị trường, thông thường sẽ được thực hiện bằng cách so sánh đối tượng của quyền tác giả cần xác định giá với các đối tượng tương tự, hay các lợi ích sở hữu quyền tác giả và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở. Phương pháp này nếu được áp dụng sẽ cho ra kết quả có độ chính xác cao. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó áp dụng trong thực tế do để tìm được các cuộc giao dịch về quyền tác giả tương tự trên thị trường là điều không đơn giản; hơn nữa, giá thanh toán của các giao dịch này còn có thể bao gồm cả các chi phí khác có liên quan nên việc xác định giá trị quyền tác giả sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên chi phí, việc tìm ra giá trị tài sản dựa trên nguyên tắc thay thế, “giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó”( () Xem : Đoàn Văn Trường, (2005), Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Trang 189. ). Có hai phương pháp xác định giá dựa trên chi phí là phương pháp dựa trên chi phí quá khứ và phương pháp dựa trên chi phí thay thế tái tạo. Nếu xác định giá trị quyền tác giả theo phương pháp dựa trên chi phí thay thế tái tạo thì phải xác định tổng hợp các chi phí cần thiết để tái tạo lại tác phẩm. Phương pháp chi phí thay thế khấu hao thích hợp cho việc xác định giá trị quyền tác giả của phần mềm máy tính. Công thức tính như sau: Giá phần mềm máy tính = Chi phí thay thế tái tạo – khấu hao. Đối với các phương pháp xác định giá dựa trên thu nhập, nguyên tắc cơ bản để tính giá trị là phải tính thu nhập mà quyền tác giả mang lại trong tương lai. Các phương pháp xác định giá dựa trên thu nhập bao gồm: phương pháp vốn hoá lợi nhuận trong quá khứ; phương pháp vốn hoá lợi nhuận vượt trội; phương pháp tiền bản quyền tác giả; phương pháp giá trị hiện tại ròng của các dòng tiền cận biên thu được trong tương lai. Trên thực tế, đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả (tác phẩm văn học, báo chí, sân khấu, điện ảnh, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng…) phương pháp xác định giá được áp dụng nhiều nhất là phương pháp tiền bản quyền tác giả. Giá trị của quyền tác giả theo phương pháp này được ước tính bằng số tiền mà chủ thể quyền phải trả để sử dụng tác phẩm, giả sử chủ thể này không phải là chủ sở hữu tác phẩm đó; sau đó sẽ sử dụng một tỷ lệ vốn hoá thích hợp để xác định giá trị của quyền tác giả( () Xem: Đoàn Văn Trường, (2005), Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. ). Khi đã xác định được giá trị tài sản của quyền tác giả thì tuỳ thuộc vào mục đích tính giá sẽ tính ra mức tổn thất về tài sản cho chủ thể quyền là bao nhiêu. Pháp luật thực định quy định mức tổn thất về tài sản trong các trường hợp: chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả; góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả; chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác. 3.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả Quyền tác giả là một loại tài sản, nhưng là loại tài sản đặc biệt. Tuy nhiên, nó vẫn mang đặc tính chung của các loại tài sản khác là trao cho chủ sở hữu của nó quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền trao tài sản đặc biệt này cho một chủ sở hữu mới thông qua Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả; hoặc trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức khác thông qua Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả. Đối với các loại hợp đồng này, điều khoản về giá chuyển nhượng, hoặc chuyển giao là điều khoản cơ bản của hợp đồng. Chủ sở hữu tác phẩm là một bên trong quan hệ hợp đồng đó có quyền được hưởng số tiền thu được từ các hợp đồng này. Nếu xảy ra hành vi xâm phạm quyền tác giả như sử dụng tác phẩm để cải biên, chuyển thể, dịch hay phân phối, sao chép, xuất bản… mà không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với chủ sở hữu thì chủ sở hữu sẽ mất đi một khoản tiền đáng lẽ ra họ được hưởng. Ví dụ: A là tác giả đồng thời là chủ sở hữu cuốn truyện M. B là dịch giả chuyên dịch sách. Nếu ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với dịch giả B thì A sẽ có được số tiền là 10 triệu đồng. Nhưng vì B vi phạm quyền tác giả đã dịch tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của A, không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với A nên A đã bị tổn thất số tiền là 10 triệu đồng. 3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả Pháp luật Việt Nam không quy định những hình thức góp vốn kinh doanh cụ thể. Cho nên, bất kỳ tài sản hợp pháp nào cũng có thể trở thành vốn góp trong kinh doanh khi chủ sở hữu có nhu cầu và được sự đồng ý của các chủ thể góp vốn còn lại. Quyền tác giả là một loại tài sản, do đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đem tài sản này góp vốn vào các doanh nghiệp. Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong trường hợp này xảy ra sẽ rất dễ làm cho chủ thể quyền bị mất giá trị tài sản góp vốn này. Ví dụ: A là tác giả bản thiết kế về một dự án xây dựng công trình nhà ở. B là chủ một doanh nghiệp đầu tư dự án. A và B đã liên kết với nhau thành lập một doanh nghiệp mới để thực hiện dự án. Số vốn B góp là tổng số tiền theo kế hoạch để thực hiện dự án. Còn vốn góp của A chính là bản thiết kế dự án. Tuy nhiên, C là bạn thân của A đã sao chép thiết kế của A rồi bán nó cho một công ty xây dựng. Và vì thế đã gây tổn thất rất lớn cho công ty mới của A,B dự án phải dừng lại do trùng bản thiết kế. 3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp Trường hợp này áp dụng đối với quyền tác giả có chủ sở hữu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) và tài sản vô hình (uy tín doanh nghiệp, nguồn lao động lành nghề, quyền sở hữu trí tuệ…), trong đó, tài sản vô hình đóng một vai trò quan trọng, thậm chí là đặc biệt quan trọng, đem lại giá trị kinh tế cao cho chủ thể kinh doanh. Doanh nghiệp là chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có quyền chuyển quyền sử dụng cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu. Một số doanh nghiệp giá trị của việc chuyển quyền tác giả là nguồn lợi nhuận chính, chủ yếu. Ví dụ: các nhà xuất bản, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm máy tính … Khi một doanh nghiệp phần mềm máy tính tung ra thị trường sản phẩm phần mềm mới, doanh thu chưa được nhiều đã bị các đầu nậu in sao thành nhiều bản bày bán tràn lan trên thị trường đã gây thất thu không nhỏ cho doanh nghiệp. 3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác. Để tạo ra được một sản phẩm trí tuệ, ngoài đầu tư về mặt thời gian, công sức còn phải có sự đầu tư về tiền bạc. Khi sản phẩm ra đời, đôi khi chủ sở hữu phải tiếp tục tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm mới này để công chúng, khách hàng biết đến, nhất là đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Các doanh nghiệp là chủ sở hữu của một bản thiết kế cho một mẫu bao bì sản phẩm mới rất cần tiếp thị để khách hàng biết đến. Nếu chủ sở hữu quyền tác giả biết được có sự vi phạm đối với quyền tác giả của mình, khởi kiện ra toà thì tất cả những thiệt hại trên đây đều được tính vào thiệt hại cho chủ thể quyền. 3.2. Thu nhập bị giảm sút 3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyền tác giả Quyền sử dụng là quyền tài sản quan trọng của quyền tác giả, bao gồm quyền công bố, phổ biến, sao chép, phân phối, cải biên, chuyển thể tác phẩm… do đó, việc khai thác, sử dụng tác phẩm đem lại lợi nhuận khá cao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Một hoạ sỹ có thể mở các cuộc triển lãm tranh cá nhân, nhạc sỹ tự mình sáng tác và biểu diễn, nhà xuất bản in tác phẩm thành sách phân phối trên thị trường… Nhưng, nếu các tác phẩm này bị sao chép lậu, bày bán trên thị trường sẽ chiếm lĩnh thị phần của các sản phẩm có bản quyền gây thất thu cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. 3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả Việc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Tuy nhiên, việc phân phối sản phẩm trên thị trường với mục đích kinh tế sẽ đều phải tuân thủ theo quy luật cung - cầu của nền kinh tế. Khi nguồn cung nhỏ hơn cầu thì giá thành cao, ngược lại khi nguồn cung lớn hơn cầu thì giá thành giảm xuống. Nếu như không có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra thì chủ sở hữu tác phẩm là người độc quyền phát hành tác phẩm của mình, lượng cung như thế nào là do chủ sở hữu quyết định. Ngược lại, nếu có hành vi xâm phạm quyền tác giả, số lượng in sao tác phẩm như thế nào nằm ngoài vòng kiểm soát của chủ thể quyền. Lúc này, chủ sở hữu là người bị thiệt hại nhiều nhất. Hàng giả, hàng vi phạm bản quyền bày bán tràn lan, lấn át cả hàng thật, làm cho hàng thật bị “lấn sân” buộc phải giảm giá bán là một thực tế. 3.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh Cơ hội kinh doanh là thời cơ, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thu thêm nguồn lợi nhuận cho mình. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi sử dụng, khai thác trực tiếp tác phẩm, cho người khác thuê tác phẩm, chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm nhưng thực tế không có được khoản thu nhập này do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra( () Xem: Điều 19 Nghị định 105/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT về quản lý Nhà nước về SHTT. ). Khi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình thì chủ thể quyền phải chứng minh cơ hội kinh doanh đó là khả năng thực tế xảy ra, nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả. 3.4. Chi phí hạn chế, khắc phục thiệt hại Các chi phí này bao gồm: chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm; chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp, tạm thời; chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. 3.5. Tổn thất về tinh thần Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Luật SHTT không hướng dẫn cụ thể cách xác định tổn thất này. Vì vậy, để xác định tổn thất về tinh thần phải áp dụng Điều 611 BLDS 2005, cụ thể hoá tại Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 28/4/2004 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, dù là xâm phạm quyền nhân thân hay quyền tài sản đều ít nhiều ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tác giả. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền nhân thân mức độ gây ra tổn thất về tinh thần cho tác giả thường lớn hơn. Tổn thất về tinh thần đối với tác giả được hiểu là: do hành vi xâm phạm quyền tác giả như ghi sai tên tác giả, mạo danh tác giả, cắt xén tác phẩm, thậm chí là xuyên tạc tác phẩm… mà chủ thể quyền này phải gánh chịu buồn phiền, nhân phẩm, uy tín bị giảm sút… Đặc biệt, đối với giới văn nghệ sỹ, việc săn tìm ý tưởng, cảm hứng là khởi nguồn cho hoạt động nghề nghiệp của họ nhưng vì phải “chạy” theo các vụ án vi phạm bản quyền, sự mệt mỏi, buồn phiền đã khiến cảm hứng sáng tác bị giảm đi rất nhiều. Khi có khiếu kiện về vi phạm quyền tác giả, việc xác định tổn thất về tinh thần là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền tác giả đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại( () xem Khoản 2 Điều 205 Luật SHTT. ). Chương 4 Xử lý xâm phạm 4.1. Thủ tục yêu cầu 4.1.1. Thẩm quyền xử lý Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, tại Điều 44 và Điều 45. Song, Pháp lệnh này không quy định những loại tranh chấp nào về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà chỉ quy định chung chung: “Tranh chấp quyền tác giả có thể được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài về bảo hộ quyền tác giả được giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc TAND Thành phố Hà Nội hoặc TAND Thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia”(Điều 44, 45). Tiếp đó, ngày 5/12/2001 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC – VKSNDTC – BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại TAND. Và hiện nay, tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng chỉ quy định chung chung: Tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Tất cả những văn bản pháp luật này đều chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền SHTT cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của luật này có thể rút ra kết luận: Tranh chấp liên quan đến quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, theo th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả.doc
Tài liệu liên quan