Luận văn Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng từ thực tiễn ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vietcombank) – Chi nhánh Quảng Ngãi

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG

TÍN DỤNG VÀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN

DỤNG . 9

1.1. Khái niệm và đặc điểm vi phạm hợp đồng tín dụng. 9

1.2. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng . 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

QUA THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK QUẢNG NGÃI

. 27

2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng. 27

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín

dụng qua thực tiễn ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi . 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI

PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG . 51

3.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện và thực hiện pháp luật về trách nhiệm do

vi phạm hợp đồng tín dụng . 51

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín

dụng. 53

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng tín dụng. 56

KẾT LUẬN . 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf70 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng từ thực tiễn ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vietcombank) – Chi nhánh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về HĐTD thì "Hợp đồng tín dụng được hình thành hợp pháp ràng buộc các bên giao kết" (Điều 1.3). Từ đó có thể thấy HĐTD tuy là sự thỏa thuận giữa các bên, là sự thể hiện ý chí thống nhất giữa các bên, song một khi đã được xác lập, ký kết thì việc thực hiện các nghĩa vụ HĐTD là bắt buộc. Vi phạm HĐTD là việc không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ HĐTD, là hành vi trái pháp luật và chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Pháp luật các nước đều coi vi phạm HĐTD là yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm HĐTD. Bộ Luật Dân sự 2015 và LTM 2005 quy định một trong những căn cứ để áp dụng trách nhiệm do vi phạm HĐTD là phải có hành vi vi phạm HĐTD. Khi xem xét hành vi vi phạm HĐTD, ngoài việc xác định thế nào là hành vi vi phạm HĐTD thì còn cần thiết phải làm rõ thế nào là vi phạm cơ bản, vi phạm không cơ bản và vi phạm trước thời hạn vì hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm này là khác nhau. Yếu tố thứ hai: có thiệt hại về tài sản Có thiệt hại về tài sản mới có cơ sở để áp dụng trách nhiệm do vi phạm HĐTD. Đây là những thiệt hại vật chất thực tế tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm: "tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút" [19, Điều 307 khoản 2]. Theo quy định của LTM 2005 thì thiệt hại này bao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng [19, Điều 302 khoản 2]. Yếu tố thứ ba: có lỗi của bên vi phạm Lỗi là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ HĐTD. Về nguyên tắc, pháp luật dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự 25 bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi vô ý hay lỗi cố ý. Khi tham gia giao kết HĐTD, các bên đã biết và buộc phải biết rằng mục đích của HĐTD cũng như quyền lợi của một bên chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên kia. Điều đó cũng có nghĩa các bên nhận thức rõ rằng việc vi phạm nghĩa vụ của mình sẽ đem lại thiệt hại vật chất cho phía bên kia. Yếu tố thứ tư: hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng của bên vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm. Theo quy định tại Điều 303 khoản 3 LTM 2015 thì mối liên hệ giữa hành vi vi phạm HĐTD và thiệt hại vật chất phải là mối liên hệ trực tiếp. Một sự thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, để buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó thì phải chứng minh rằng thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm mà không phải là hậu quả của các nguyên nhân khác. Một bên muốn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐTD và thiệt hại tài sản phát sinh. Tuy nhiên, các chủ thể trong HĐTD có thể có quốc tịch khác nhau, trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau cho nên việc chứng minh mối quan hệ trên cũng không hề đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn luật điều chỉnh, tập quán lĩnh vực tín dụng ngân hàng, điều ước quốc tế về thương mại, sự bất đồng về ngôn ngữ, 26 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về vi phạm hợp đồng tín dụng như khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng, căn cứ, cơ sở để xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng. Những phân tích trên cho ta thấy trách nhiệm do vi phạm HĐTD là hậu quả bất lợi về vật chất mà bên vi phạm nghĩa vụ HĐTD phải gánh chịu. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói chung và trách nhiệm do vi phạm HĐTD nói riêng đều thuộc trách nhiệm pháp lý, vì vậy, chúng đều mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm pháp lý cũng như những đặc điểm đặc thù liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐTD bao gồm những quy định chủ yếu về: các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm HĐTD; miễn trách nhiệm do vi phạm HĐTD; chế tài do vi phạm HĐTD. Ngoài ra để tìm hiểu rõ hơn những quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm do vi phạm HĐTD và thực trạng áp dụng các quy định này, chúng ta sẽ cùng làm rõ qua chương 2 của đề tài với thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐTD tại ngân hàngVietcombank Quảng Ngãi. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG QUA THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK QUẢNG NGÃI 2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng 2.1.1. Thực trạng pháp luật về căn cứ miễn trách nhiệm Các căn cứ miễn trách nhiệm do thỏa thuận của các bên Các bên có thể thỏa thuận đưa vào HĐTD những trường hợp cho phép các bên không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm HĐTD. Cơ sở của việc thừa nhận căn cứ này là dựa trên quyền tự do thỏa thuận HĐTD giữa các bên, điều khoản thỏa thuận về căn cứ miễn trách nhiệm này có giá trị như mọi điều khoản khác của HĐTD. Điều này được thể hiện qua quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 398 BLDS 2015 (về nội dung của HĐTD) và điểm a khoản 1 Điều 294 LTM 2005 (về các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng). Như vậy, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận về trách nhiệm do vi phạm HĐTD cũng tức là cho phép các bên được quyền thỏa thuận về việc miễn trừ trách nhiệm nếu có vi phạm HĐTD. Điều đó có nghĩa, các bên có quyền thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm và các căn cứ miễn trách nhiệm áp dụng riêng cho HĐTD đó và hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng HĐTD. Những trường hợp và những căn cứ này không phải là các trường hợp miễn trách nhiệm do pháp luật quy định như đã phân tích ở trên. Khi điều kiện là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm do các bên thỏa thuận xảy ra, bên vi phạm đương nhiên được miễn trách nhiệm, mặc dù trên thực tế cả hai bên không hề có lỗi và việc xảy ra thiệt hại các bên vẫn có thể ngăn chặn và lường trước được, song để thực 28 hiện được việc đó là điều không phải dễ. Thực tiễn ở Việt Nam trong các HĐTD không có thỏa thuận này hoặc có thì cũng sơ sài và không thực hiện trong thực tế. Căn cứ miễn trách nhiệm do gặp bất khả kháng. Bên vi phạm HĐTD sẽ được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ HĐTD nếu việc không thực hiện này vì họ gặp bất khả kháng. Theo quy định tại Điều 156 khoản 1 BLDS 2015 thì: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khánh quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép". Tuy nhiên, pháp luật lại không có quy định một cách rõ ràng những sự kiện nào là sự kiện bất khả kháng. Trong thực tế các sự kiện này rất đa dạng, ví dụ: những hiện tượng thiên nhiên như bão lũ, động đất, ; chiến tranh; bạo loạn của dân chúng; đình công; . Theo quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 thì trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 294 khoản 1 điểm b LTM 2005 cũng quy định khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm HĐTD được miễn trách nhiệm. Về nguyên tắc chung thì một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một cản trở nằm ngoài sự sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết HĐTD. Như vậy, bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm HĐTD nhưng từ nội dung trên có thể suy ra đây là trường hợp bất khả kháng vì theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp thì bất khả kháng được hiểu là hiện tượng khách quan mà các bên không lường trước 29 được, không khắc phục được. LTM 2005 có quy định về nghĩa vụ thông báo của bên bị vi phạm. Theo đó, bên vi phạm HĐTD phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra (Điều 295 LTM 2005). Tuy nhiên, BLDS 2015 lại không có quy định về nghĩa vụ thông báo của người vi phạm HĐTD. Sự thiếu sót này có thể dẫn đến việc bên bị vi phạm HĐTD sẽ gặp phải những thiệt hại lớn hơn, trong khi đó bên vi phạm lại được miễn trách nhiệm, điều đó sẽ là không công bằng đối với bên bị vi phạm. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng sẽ không được đặt ra nếu như các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ví dụ như trong HĐTD các bên đã thỏa thuận rõ ràng rằng, bên vi phạm HĐTD sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm HĐTD của mình cả trong trường hợp bất khả kháng. Tuy vậy, những thỏa thuận như vậy là rất ít hoặc gần như không có bởi bản thân sự thỏa thuận đã cho thấy rõ tình thế bất lợi của một bên giao kết HĐTD, hoặc có thỏa thuận như vậy và khi có tranh chấp thì thỏa thuận này vẫn có nguy cơ bị tuyên vô hiệu- do thỏa thuận trái quy định của pháp luật. Thực tiễn ở Việt Nam trong các HĐTD đều quy định về căn cứ này, tuy nhiên cũng chỉ quy định chung chung theo quy định của pháp luật. Căn cứ miễn trách nhiệm do lỗi của bên vi phạm Việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ HĐTD là do hành vi hay sơ suất của bên bị vi phạm thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó. Hay nói cách khác bên vi phạm HĐTD sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu như việc vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Luật Thương mại không quy định lỗi của bên bị thiệt hại là căn cứ miễn trừ trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng HĐTD. Tuy nhiên, nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề không trách nhiệm này, các 30 nhà làm luật đã đưa vấn đề trên vào BLDS 2015. Điều đó được quy định tại khoản 3 Điều 351 của BLDS 2015: "Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”. Để phù hợp và thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự, đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế, LTM 2005 đã có quy định về vấn đề này. Cụ thể, LTM 2005 đã quy định một trong những căn cứ miễn trách nhiệm là do: "hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia" (Điều 294 khoản 1 điểm c). Theo các quy định trên, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên vi phạm HĐTD. Theo nguyên tắc suy đoán lỗi, bên vi phạm phải chứng minh được là mình không có lỗi và đồng thời chứng minh được việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ HĐTD là do lỗi của bên có quyền. Bởi vì, để được coi là căn cứ miễn trách nhiệm, lỗi của bên bị vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm HĐTD. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rằng, lỗi đó phải hoàn toàn là lỗi của bên có quyền, tức là nếu như lỗi thuộc về cả hai, thì bên vi phạm HĐTD sẽ không được miễn hoàn toàn trách nhiệm. Trường hợp này luật cũng không quy định rõ trách nhiệm của bên vi phạm sẽ như thế nào. Tác giả cho rằng nếu như sự vi phạm HĐTD là do lỗi của cả hai bên giao kết HĐTD, tức là có cả lỗi của bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ sẽ được giảm một phần trách nhiệm. Căn cứ miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp miễn trừ này được LTM 2005 quy định tại Điều 294 khoản 1 điểm d: "Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết HĐTD". Theo đó, quyết định của cơ quan nhà nước trong một 31 số trường hợp cũng được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm do vi phạm HĐTD. Những quyết định này có thể là quyết định đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng có thể là quyết định của các tổ chức quốc tế (lệnh cấm vận thương mại đối với quốc gia nào đó). Cơ sở cho việc quy định căn cứ miễn trách nhiệm này là bên vi phạm HĐTD hy sinh một lợi ích nhỏ hơn (lợi ích vật chất của các bên trong HĐTD) vì một lợi ích lớn hơn (lợi ích của cộng đồng, của xã hội). Tuy nhiên khi nghiên cứu về căn cứ miễn trách nhiệm này, có ý kiến cho rằng nên sử dụng ngân sách nhà nước để bù đắp phần nào những tổn thất vật chất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Tác giả ủng hộ ý kiến này vì như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích vật chất của các bên trong HĐTD, đồng thời đảm bảo về mặt pháp lý để các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân của mình khi được nhà nước yêu cầu. 2.1.2. Thực trạng pháp luật về các chế tài do vi phạm hợp đồng tín dụng Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng tín dụng Chế tài buộc thực hiện đúng HĐTD được sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm trong quan hệ HĐTD. Theo quy định tại Điều 297, khoản 1 LTM 2005 thì chế tài này được hiểu là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng HĐTD hoặc áp dụng các biện pháp khác để HĐTD được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trong quan hệ HĐTD thì cả bên vay và bên cho vay đều có thể là bên vi phạm nghĩa vụ HĐTD. Khi đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng HĐTD. Trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ HĐTD là bên cho vay thì bên vay có quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện đúng nghĩa vụ HĐTD. Nếu vi phạm là giải ngân thiếu hay không giải ngân hoặc áp dụng sai lãi suất đã thỏa thuận thì 32 bên vay có quyền yêu cầu bên cho vay giải ngân đủ số tiền hoặc áp dụng đúng lãi suất theo HĐTD; Nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ HĐTD thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tiền hoặc có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vay thực hiện nghĩa vụ HĐTD [19, Điều 298]. Trong trường hợp này, bên cho vay không mất quyền yêu cầu trả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đòi bồi thường thiệt hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ [19, Điều 299 khoản 1]. Chế tài buộc thực hiện đúng HĐTD được quy định trong LTM 2005 tương tự như quy định của Công ước Viên năm 1980. Đây là một chế tài được áp dụng tương đối phổ biến bởi nội dung của nó thường chứa đựng hướng khắc phục những vi phạm, tạo điều kiện để các bên có thể bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình. Chế tài phạt vi phạm Theo quy định tại Điều 300 LTM 2005 thì phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm HĐTD nếu trong HĐTD có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, bên bị vi phạm nhận được số tiền bị thiệt hại như dự kiến mà không phải chứng minh thực tế mình có bị thiệt hại hay không, chỉ cần chứng minh là đã có hành vi vi phạm theo đúng quy định trong điều khoản phạt là có quyền đòi khoản tiền phạt. Như vậy, khi HĐTD có quy định tiền phạt cho việc không thực hiện HĐTD và không có quy định thêm gì khác thì bên vi phạm HĐTD phải nộp tiền phạt cho bên bị vi phạm, không phụ thuộc vào việc bên kia có bị thiệt hại hay không, bị thiệt hại nhiều hay ít. Nếu muốn căn cứ vào việc có thiệt hại mới phải nộp phạt thì phải quy định trong HĐTD. Chế tài phạt vi phạm được áp dụng trong hai trường hợp vi phạm, đó là: không thực hiện HĐTD hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ HĐTD. Khi áp dụng chế tài này, theo nguyên 33 tắc, sẽ thực hiện hai chức năng: thứ nhất, là chế tài bảo đảm thực hiện nghĩa vụ HĐTD; thứ hai, là hình thức trách nhiệm do vi phạm HĐTD. Trường hợp không thực hiện HĐTD: thông thường, mức phạt trong trường hợp này tương đối cao vì nó thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ HĐTD, nhằm phục hồi lại trạng thái ban đầu cho bên bị vi phạm. Các bên phải cố gắng thực hiện HĐTD, nếu không sẽ bị phạt số tiền lớn. Sau khi đã nộp đủ số tiền phạt, bên vi phạm thoát khỏi nghĩa vụ HĐTD của mình. Quy định này làm cho đối phương nhụt ý định không thực hiện hay thực hiện không đúng HĐTD. Các bên có thể thỏa thuận mức phạt đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐTD bị vi phạm [19, Điều 301]. Vì vậy các bên phải tính toán rất cẩn thận các hậu quả tài chính của các hành vi vi phạm như chậm giải ngân, chậm thanh toán, để quy định mức tiền phạt. Chỉ trên cơ sở đánh giá hậu quả đó thì mới đưa ra mức phạt hợp lý, tránh trường hợp số tiền phạt quá nhỏ hoặc quá lớn so với thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Khác với quy định của LTM, Luật các tổ chức tín dụng 2010 lại không có quy định về chế tài phạt vi phạm. Trong thực tế, các bên thường áp dụng chế tài "Phạt vi phạm" trong HĐTD. Chế tài buộc bồi thường thiệt hại Buộc bồi thường thiệt hại là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với các trường hợp vi phạm HĐTD, kể cả do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ HĐTD. Theo quy định tại Điều 302 LTM 2005, Điều 307 BLDS 2005, buộc bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm phải bồi hoàn những tổn thất do hành vi vi phạm HĐTD gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi 34 phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Mức bồi thường không cao hơn mức tổn thất và khoản lợi được hưởng mà bên vi phạm nhìn thấy trước hoặc buộc phải nhìn thấy trước khi ký kết HĐTD. Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp chính là những thiệt hại thực tế, trực tiếp; tức là thiệt hại đó phải có thể tính toán được một cách thực tế và phải do chính hành vi vi phạm nghĩa vụ HĐTD gây ra chứ không phải do một nguyên nhân nào khác. Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lãi mà bên bị vi phạm lẽ ra sẽ được hưởng trong điều kiện bình thường nếu bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Khi xác định phạm vi khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng phải xuất phát từ việc bên bị thiệt hại có quyền nhận khoản lợi thực tế họ bị mất hay có thể chờ đợi, mà họ có thể nhìn thấy trước được tại thời điểm ký kết HĐTD. Luật Thương mại năm 2005 không quy định một cách cụ thể cách thức xác định mức độ thiệt hại phải đền bù, mà chỉ quy định những nguyên tắc chung khi xác định thiệt hại: số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và số tiền này không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng (Điều 302 khoản 2). Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành và pháp luật các nước, trách nhiệm do vi phạm HĐTD là trách nhiệm tài sản, trách nhiệm vật chất. Bên vi phạm HĐTD không chịu trách nhiệm tinh thần. Vì vậy, khi đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTD thì không được tính thiệt hại về tinh thần, nếu có đòi thì cũng không được chấp nhận. Thực tiễn ở Việt Nam yêu cầu bồi thường thiệt hại chủ yếu là ngân hàng yêu cầu khách hàng vay tiền trả khoản tiền gốc, tiền lãi (lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi phạt) và các chi phí khác. 35 Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng tín dụng Tạm ngừng thực hiện HĐTD là một chế tài do vi phạm HĐTD mới được LTM 2005 quy định. Theo quy định tại Điều 308 LTM 2005 thì tạm ngừng thực hiện HĐTD là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ HĐTD trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện HĐTD hay một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐTD, trừ trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm HĐTD do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận. Khi HĐTD bị tạm ngừng thực hiện thì nó vẫn còn hiệu lực. Việc tạm ngừng thực hiện HĐTD có nghĩa là các bên sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong một thời hạn cụ thể nào đó. Do pháp luật không quy định về thời hạn tạm ngừng thực hiện HĐTD nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau. Khi áp dụng chế tài này, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại (Điều 309 LTM 2005). Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng tín dụng Đình chỉ thực hiện HĐTD cũng là một trong các chế tài do vi phạm HĐTD mới được LTM 2005 quy định. Đình chỉ thực hiện HĐTD là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐTD trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện HĐTD hay một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐTD, trừ trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm HĐTD do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận (Điều 310 LTM 2005). Theo quy định tại Điều 311 LTM 2005 thì khi HĐTD bị đình chỉ thực hiện thì hiệu lực của HĐTD chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ HĐTD. Bên đã thực hiện nghĩa vụ HĐTD có quyền yêu cầu bên kia thanh toán thanh toán 36 hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng, ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại (Điều 312 LTM 2005). Khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện HĐTD, khác với chế tài tạm ngừng thực hiện HĐTD, pháp luật bắt buộc bên yêu cầu phải thông báo cho phía bên kia biết về việc đình chỉ HĐTD, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Chế tài hủy bỏ hợp đồng tín dụng Chế tài hủy bỏ HĐTD có thể coi là chế tài nặng nhất trong số các chế tài do vi phạm HĐTD. Trong thực tiễn, thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ HĐTD thì bên bị vi phạm chưa áp dụng chế tài này mà thường áp dụng các chế tài khác, sau đó, nếu không mang lại hiệu quả thì mới áp dụng chế tài này. Khi áp dụng chế tài hủy bỏ HĐTD thì các bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong HĐTD; đồng thời, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận trong HĐTD và bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm. Theo quy định của pháp luật dân sự, một bên có quyền hủy bỏ HĐTD mà không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm HĐTD là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định [20, khoản 1 Điều 423]. Theo quy định tại Điều 312 khoản 4 LTM 2005 thì hủy bỏ HĐTD được áp dụng trong trường hợp: - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ HĐTD; - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐTD. Như vậy, khác với các chế tài khác, chế tài hủy bỏ HĐTD chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, với một số loại vi phạm nhất định, đó thường là những vi phạm 37 nghiêm trọng. Luật Thương mại năm 2005 quy định muốn áp dụng chế tài hủy bỏ HĐTD, bên bị vi phạm phải thực hiện một số nghĩa vụ. Đó là, thứ nhất, bên bị vi phạm phải đưa ra các bằng chứng về hành vi vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy bỏ HĐTD; thứ hai, bên bị vi phạm phải gia hạn một thời hạn hợp lý để bên vi phạm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ; thứ ba, bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết về việc hủy bỏ HĐTD, nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. Việc hủy bỏ HĐTD sẽ làm phát sinh một số hậu quả pháp lý. Về cơ bản, đó là các hậu quả sau: Thứ nhất, hủy bỏ HĐTD giải phóng các bên khỏi những nghĩa vụ được quy định trong HĐTD. Ngay sau khi HĐTD được hủy bỏ, các bên được giải thoát khỏi tất cả các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong HĐTD, trừ những khoản bồi thường mà bên vi phạm phải chịu trách nhiệm (nếu có). Thứ hai, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được của nhau. Mỗi bên được yêu cầu hoàn trả những gì mình đã cung cấp, đồng thời phải hoàn trả cho bên kia những gì mình đã nhận theo nguyên tắc hoàn trả toàn bộ. Thứ ba, bên vi phạm HĐTD mà có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia hoặc nộp phạt nếu HĐTD có quy định phạt vi phạm HĐTD. Khoản 1 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong HĐTD”. Quy định này có nội dung tương tự với Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng tín dụng, hiệu lực của HĐTD chấm dứt và bên bị vi phạm, ở đây là tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên vi phạm là khách hàng vay thực hiện nghĩa vụ của mình theo HĐTD là trả nợ dù khoản vay chưa đến hạn thanh toán. 38 Để đánh giá rõ hơn về thực trạng quy định của pháp luật về các chế tài nêu trên, ta có thể thông qua ví dụ sau đây. Vietcombank Quảng Ngãi đồng ý cấp hạn mức tín dụng 1 tỷ đồng cho Công ty TNHH TNT theo Hợp đồng cho vay theo hạn mức số 1502/19/HĐTD.QNg ký ngày 15/04/2019, lãi suất cho vay 7,5%/năm, thời hạn vay cho mỗi khoản giải ngân tối đa là 03 tháng kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân vốn vay và được ghi trên giấy nhận nợ, tiền lãi vay trả vào ngày 26 hàng tháng. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 02 bất động sản là Quyền sử dụng đất của Giám đốc công ty, tổng giá trị định giá là 1 tỷ 500 triệu đồng. Trong hợp đồng tín dụng luôn quy đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_trach_nhiem_do_vi_pham_hop_dong_tin_dung_tu_thuc_ti.pdf
Tài liệu liên quan