Luận văn Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lí do lựa chọn đề tài. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4

3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu. 11

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 11

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 11

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 13

4. Phương pháp nghiên cứu . 14

4.1. Sơ lược về lí thuyết phân tâm học . 14

4.2.Phân tích diễn ngôn phê phán. 16

5. Cấu trúc luận văn. 17

CHƢƠNG 1. CĂN TÍNH TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM. 18

1.1. Bạo lực trong truyện cổ Grimm. 19

1.1.1. Những đối tượng chủ động tham gia thực hiện hành động bạo lực49

1.1.2. Những đối tượng bị động tham gia thực hiện hành vi bạo lực.53

1.2 Căn tính bạo lực qua các lớp truyện kể . 55

Tiểu kết . 59

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY TẮC LUÂN LÍ THÔNG QUA CÁC BIỂU

TƢỢNG. 61

2.1. Thế giới biểu tượng trong truyện cổ Grimm . 62

2.1.1. Biểu tượng về con người: Mẹ, Vua, Con gái vua, Hoàng tử.67

2.1.2. Biểu tượng về động vật và sinh vật ma thuật: Động vật, Phù thủy 71

2.2. Ý nghĩa của biểu tượng. 76

2.2.1. Tăng sức hấp dẫn.77

2.2.2. Duy trì một xã hội gia trưởng.79

2.2.3. Trọn vẹn thông điệp của Kito giáo và Kinh Thánh .802.2.4. Trường hợp điển hình: Công chúa ngủ trong rừng.81

2.3. Các vỉa tầng tâm thức trong các lớp truyện kể. 82

Tiểu kết . 86

CHƢƠNG 3: ẨN ỨC TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM . 88

3.1. Trí tưởng tượng và thế giới cổ tích. 89

3.2. Dòng chảy văn hóa trong các câu chuyện của Grimm. 94

3.3 Tiềm thức phụ nữ trong các câu chuyện của Grimm . 107

Tiểu kết . 112

KẾT LUẬN . 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 118

pdf128 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện cố Grim dưới góc nhìn phân tâm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”. Quan niệm quen thuộc nhất về khái niệm 63 “biểu tượng” là nó gắn liền với một nội dung, một tư tưởng nào đó. Biểu tượng có cái biểu hiện bên ngoài của nội dung, đồng thời cũng có một ý nghĩa thống nhất đóng kín bên trong nó. Trong biểu tượng, bao giờ cũng có “mẫu gốc”. Và bởi lẽ đó, để tiếp cận biểu tượng, chúng ta cần hiểu cái bản chất của “mẫu gốc”, ngược lên từ thời đại chưa có chữ viết, các chuyện kể được gìn giữ bằng truyền miệng, trong kí ức “vô thức tập thể”. Nghiên cứu các biểu tượng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có cách tiếp cận vừa cụ thể lại vừa bao quát theo cả hai chiều đồng đại và lịch đại. Nghiên cứu các biểu tượng có thể được coi là một trong những cách tiếp cận cụ thể nhất đối với văn hóa vì biểu tượng chính là sự kết tinh các giá trị văn hóa được con người tạo nên. Ở một phương diện khác, văn hoá lại chính là tập hợp của một hệ thống các biểu tượng do con người tạo ra. Và như vậy, biểu tượng chính là đối tượng để con người thể hiện bản sắc văn hoá thông qua nhân sinh quan và thế giới quan của họ. Biểu tượng là một sản phẩm văn hóa được hình thành một cách tự nhiên trong “hành trình văn hóa” của loài người. Tuy nhiên, khi nền văn minh của nhân loại càng phát triển thì những thành tố văn hóa đó càng trở nên phức tạp. Vì vậy, khoa học hiện đại đã phân chia các cách tiếp cận đối với biểu tượng thành những ngành hoặc nhóm ngành nghiên cứu khác nhau. Với tốc độ phát triển của khoa học hiện nay thì sẽ ngày càng có thêm nhiều ngành khoa học mới ra đời để đáp ứng và thích nghi với nhu cầu ngày càng cao của con người. Việc nghiên cứu các biểu tượng rất cần một cái nhìn tổng thể không chỉ với các đối tượng nghiên cứu mà còn phải bao quát tới các ngành khoa học liên quan. Theo TS Đinh Hồng Hải, với câu hỏi “Chúng ta nghiên cứu biểu tượng nhằm mục đích gì?” - câu trả lời đơn giản là để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nhưng ý nghĩa của nó như thế nào, được sử dụng ra sao, lại là những vấn đề không hề đơn giản vì mỗi 64 biểu tượng đều có ý nghĩa riêng tuỳ thuộc vào thời gian và không gian của nó. Nói cách khác, ý nghĩa của mỗi biểu tượng phụ thuộc vào nền văn hoá sản sinh ra nó, phụ thuộc vào bối cảnh và thời điểm mà nó ra đời, và tất nhiên, mục đích sử dụng của nó cũng thay đổi tuỳ thuộc vào các yếu tố trên [13]. Xét đặc trưng đó của biểu tượng, chúng tôi nghiên cứu các biểu tượng xuất hiện trong bộ truyện cổ như bảng sau đây: 65 Truyện Biểu tƣợng Mười hai anh em Anh trai và em gái Nàng Rapun zel Hans el và Gret hel Cô bé Lọ Lem Bà chúa tuyết Cô bé quà ng khă n đỏ Người đẹp ngủ trong rừng Nàng Bạch Tuyết Những nhạc sĩ thành Bremen Thần chết đỡ đầu Vua Ếch Ba sợi tóc vàng của quỷ Sói và bảy chú dê con Ba chiế c lá rắn Bảy con quạ Chú thợ may nhỏ can đảm Jôrin đơ và Jôgig ơn Con chim vàng (Số) ba x x x x x (Lễ) Ban phép lành x x x (Số) bảy x x Bếp lò x x x x x x Bóng tối x x x x x x x x x x x x x x (Số) bốn x x Cáo x Cắt xẻo, cắt cụt x x x Chảo, vạc x Chết, thần chết x x x x x x x x x x Chiêm mộng x x Chó sói x x Con gái vua x x x x x x x x x Cung điện x x x x x x x x x x x x Cửa x x x x x x x x x x x Cửa sổ x x x x x x x (Màu) Đỏ x x Động vật x x x x x x x x x x x Giường x x x x x x x x x x x x x Giày x x Gót x Gỗ, rừng x x x x x x x x x x x x x Gươm x x x x Gương x (Cây) Hạt dẻ x Hoa x x x x 66 Truyện Biểu tƣợng Mười hai anh em Anh trai và em gái Nàng Rapun zel Hans el và Gret hel Cô bé Lọ Lem Bà chúa tuyết Cô bé quà ng khă n đỏ Người đẹp ngủ trong rừng Nàng Bạch Tuyết Những nhạc sĩ thành Bremen Thần chết đỡ đầu Vua Ếch Ba sợi tóc vàng của quỷ Sói và bảy chú dê con Ba chiế c lá rắn Bảy con quạ Chú thợ may nhỏ can đảm Jôrin đơ và Jôgig ơn Con chim vàng Hoàng tử x x x x x x x Khói x x Khổng lồ x Kiêng kị x x x x Lửa x x x x x x Mẹ x x x x x x x x x x x x (Số) mười hai x Nguồn, suối x x x x Ngựa x x x x x x x Nữ hoàng x x x Nước mắt x x x x x x x Phù thủy x x x x x x Quạ x Quỷ dữ x Than khóc x x x x x x x Tiếng thét x Tình yêu x x x x x x x x x x x x x x x (Màu)Vàng x x x x x x Vua x x x x x x x x x x x Bảng 2.1 Thống kê biểu tƣợng trong truyện cổ Grimm 67 Trong 19 truyện thuộc đối tượng khảo sát, có những biểu tượng xuất hiện nhiều lần hơn cả. Đó là biểu tượng Tình yêu (15/19 truyện), Bóng tối (14/19 truyện), Giường (13/19 truyện), Gỗ, rừng (13/19 truyện), Mẹ (12/19 truyện), Cung điện (12/19 truyện), Động vật (11/19 truyện), Vua (11/19 truyện), Cửa (11/19 truyện), Chết, thần chết (10/19 truyện), Con gái vua (9/19 truyện), Hoàng tử (7/19 truyện), Nước mắt (7/19 truyện), Than khóc (7/19 truyện), Phù thủy (6/19 truyện). Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào những biểu tượng bao gồm: những chủ thể/sinh vật thực hiện hành động bạo lực, những nạn nhân của hành động bạo lực đã khảo sát ở chương 1 để từ đó tìm ra các quy tắc luân lí qua các lớp truyện kể. Đó là: Vua; Con gái vua; Hoàng tử; Phù thủy; Động vật. Nhóm các biểu tượng xuất hiện nhiều này có thể phân loại như sau: 2.1.1. Biểu tượng về con người: Mẹ, Vua, Con gái vua, Hoàng tử 2.1.1.1. Mẹ Trong tiếng Pháp hai từ mère (mẹ) và mer (biển) phát âm gần như nhau, nên hình ảnh mẹ có thể được gắn liền với biểu tượng biển, cũng như với biểu tượng đất vì cả ba đều là nơi chứa đựng và mang trọng trách lưu giữ sự sống. Biển và đất là những biểu tượng của thân thể người mẹ. Hình ảnh người mẹ nổi bật lên trong các truyện cổ của anh em nhà Grimm cũng có tính cách hai chiều đối nghịch nhau như biểu tượng về đất và biển. Người mẹ là sự an toàn của chỗ trú thân, của sự nồng ấm, yêu thương và dinh dưỡng (như trong Cô bé choàng khăn đỏ). Ngược lại, đó cũng là nguy cơ bị o ép bởi môi trường chật hẹp và bị ngạt thở do kéo dài quá mức chức năng và dẫn dắt khiến người mẹ lấn át người cha trở thành kiểu giam hãm và áp chế người cha (như trong Hansel và Grethel, Cô bé Lọ Lem, Nàng Rapuzel, Mười hai anh em). Trong 68 phân tâm học hiện đại, biểu tượng người mẹ có giá trị một mẫu gốc. Đó là dạng thức đầu tiên của anima mà mỗi cá thể con người sở nghiệm (tức là cái vô thức). Cái vô thức này có hai mặt, một mặt mang ý nghĩa xây dựng, mặt khác mang ý nghĩa phá hoại. Nó sẽ phá hoại khi nó là nguồn của mọi bản năng, là toàn bộ mẫu gốc, là tàn dư của tất cả những gì con người trải nghiệm từ những khởi thủy xa xưa nhất, là nơi tích lũy của những kinh nghiệm siêu- cá nhân. Nhưng cái vô thức cần đến ý thức để thể hiện mình, vô thức chỉ thực sự tồn tại khi được đặt trong tương quan của cái vô thức, điều đó phân biệt con người và bản năng của con vật. Bản chất của vô thức, đó là yếu tố phi cá nhân và có tính gốc nguồn nên vô thức có ưu thế tương đối, có thể quay lại đối đầu và tiêu diệt cái ý thức đã phát sinh ra, khi ấy vô thức đóng vai trò như người mẹ ăn thịt con. Nếu nhìn từ góc độ đứa trẻ, dễ dàng để thấy những hình ảnh người mẹ bị biến dị trong truyện cổ Grimm. Người mẹ trong những trường hợp này thực hiện một sự thôi miên không ý thức: bỏ rơi đứa con (Hansel và Grethel), không làm được gì để ngăn chặn điều nguy hại đến tính mạng của con (Mười hai anh em) hay đuổi theo đeo bám những đứa trẻ để tìm cách làm hại chúng (Anh trai và em gái). Con người khi ấy phải đối mặt với tính cách mâu thuẫn của các bản năng, vì muốn được mẹ nuông chiều, che chở như trong cả ba câu chuyện, đứa trẻ đã vấp phải đúng điều ngược lại, tức là những cơn thịnh nộ hoặc sự yếu đuối khó chế ngự được của bản năng người mẹ. 2.1.1.2. Vua Sau biểu tượng người mẹ, biểu tượng Vua xuất hiện mang sức mạnh và những ý định. Quyền lực của vua trong các truyện đều khiến người ta sợ hãi, sức mạnh là vô hạn, các ý định của vua hiếm khi thất bại (như trong Mười hai hoàng tử, Anh trai và em gái, Cô bé Lọ Lem, Nàng Bạch Tuyết, Vua Ếch, Ba 69 chiếc lá rắn). Hình ảnh ấy là tập trung những ham muốn, tự chủ, tự cai quản lấy chính mình, nhận thức được toàn bộ vấn đề. Trong lớp ý nghĩa đó, cùng với hình ảnh người anh hùng, vị thánh, người cha, người hiền minh, người cầm cán cân công lí, vua là mẫu gốc của sự hoàn thiện của con người. Và mẫu gốc ấy huy động tất cả các năng lượng tinh thần để hiện thực hóa, giữ sự công bằng, đến mức có thể xử chết cả chính con gái mình như trong Ba chiếc lá rắn, xử cả mẹ đẻ của mình vì đã âm mưu giết vợ mình như trong Anh trai và em gái, mang lại sự công bằng cho vợ như trong Nàng Bạch Tuyết. Nhưng hình ảnh ấy cũng có thể bị biến chất thành hình ảnh của một kẻ bạo chúa, biểu hiện một ý muốn về sức mạnh không được kiềm chế đến mức lo ngại giang sơn bị chia cắt đến độ ban lệnh giết chết mười hai đứa con trai như trong Mười hai hoàng tử, nhất quyết đuổi theo giết đứa bé mà tự cho rằng có nguy hiểm với ngai vàng của mình như trong Ba sợi tóc vàng của quỷ, và sẵn sàng nuốt lời để giết người anh hùng đã từng định cho cưới con gái mình như trong Chú thợ may nhỏ can đảm. 2.1.1.3. Con gái vua Con gái vua – Công chúa là chủ đề hầu như xuất hiện trong tất cả các truyện cổ tích, và truyện cổ Grimm cũng không phải ngoại lệ. Con gái vua được gả cho người anh hùng, ban thưởng cho lòng dùng cảm của anh hùng. Dù phải vượt qua những thử thách, cuộc chiến đấu khó khăn và bao hiểm nguy có thể hại đến tính mạng nhưng người anh hùng biết cách để chiến thắng. Các truyền thuyết về nguồn gốc vũ trụ nói Nước là nguyên tố cổ xưa nhất. Sách Sáng thế kí nói Chúa tách nước thượng đẳng khỏi nước hạ đẳng. Vì vậy, cũng giống như Lửa, Nước có quyền năng thử tội, phán quyết. Nhưng nước không chỉ có tính năng thanh tẩy, xóa hết lịch sử và khôi phục con người ở trạng thái mới, đó còn là biểu tượng của sự phục sinh, làm sáng tỏ công lí và 70 bảo hộ. Về điều này, con gái vua là hình ảnh hiện thân cho sự trong sáng vô tư đến giải cứu con người đang bị đe dọa: cứu 12 người anh trai trở lại hình hài làm người như trong Mười hai hoàng tử, hiện về để vạch trần bộ mặt của mẹ con mẹ kế độc ác lừa gạt người khác như trong Anh trai và em gái. Khi ấy, con gái vua là mặt thuận của nước, thuộc về nước thượng đẳng mà Chúa Trời ngay từ đầu đã tách ra. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, những trận nước dâng cao luôn báo trước những thời kì thử thách. Nước ngập tràn khắp nơi là biểu hiện của những tai họa. Nước có thể tàn phá và nhấn chìm, nuốt chửng những cánh đồng đang ra hoa. Trong những trường hợp đó, nước là hình ảnh tượng trưng cho một sức mạnh trừng trị những kẻ có tội, nhưng không thể làm hại những con người chính trực. Những dòng nước lớn chỉ nhấn chìm những kẻ có tội, vì vậy mà trong Anh trai và em gái, khi công chúa-người em gái được minh oan trở lại, hoàng thái hậu – kẻ xúi bẩy vua phải chịu chết, hay như trong Nàng Bạch Tuyết, mẹ kế độc ác phải đi đôi giày nung đỏ nhảy múa cho đến chết. Mặt khác, nếu chính công chúa có ý định gây điều tàn ác tới con người chính trực, thì chính nàng sẽ phải đổi mạng sống của mình, bị nhấn chìm trong biển khơi như trong Ba chiếc lá rắn. Hình ảnh về con gái vua còn được kiến giải trong mối quan hệ tương đối phổ biến với Vua cha. Vua cha là hình ảnh của vô thức tập thể đã thu thập tất cả mẫu gốc của lịch sử nhân loại. Còn con gái vua biểu thị cái vô thức cá nhân chưa có kinh nghiệm riêng nên không vươn lên trên được cái vô thức tập thể - chính là cha nàng (như trong Mười hai anh em, Công chúa ngủ trong rừng, Vua Ếch, Ba sợi tóc vàng của quỷ, Vua Ếch, Ba chiếc lá rắn, Chú thợ may nhỏ can đảm). Nhưng rồi một hoàng tử (hay bản chất hoạt động của ý thức) sẽ 71 xuất hiện, đánh thức và giải phóng nàng, trên cơ sở đó có thể tăng sự phối hợp hành động giữa hoàng tử và con gái vua, tượng trưng cho sự kết hợp giữa vô thức tập thể (vua), vô thức cá nhân (con gái vua) và ý thức (hoàng tử). 2.1.1.4. Hoàng tử Là hình ảnh xuất hiện với tần suất ít hơn so với ba hình ảnh trên trong nhóm các biểu tượng về con người, hoàng tử là hình ảnh tượng trưng cho sự hứa hẹn nắm quyền tối cao, vị trí hàng đầu. Hoàng tử đánh thức nàng công chúa, cứu nàng sống lại như trong Công chúa ngủ trong rừng. Biểu tượng này còn thể hiện những phẩm chất vương giả ở thời kì thiếu niên nhưng vẫn chưa thể làm chủ được, chưa rèn luyện được. Ý niệm về hoàng tử vì vậy mà gắn liền với hình ảnh tuổi trẻ, người anh hùng. Chức năng của hoàng tử trong các câu chuyện vì vậy không phải là làm công việc cầm cán cân công lí như vua mà phải làm nên những kì tích anh hùng. Cùng với hình ảnh công chúa, hai hình ảnh là các dạng lí tưởng hóa của người nam giới và người phụ nữ theo nghĩa về vẻ đẹp, tình yêu, tuổi trẻ và lòng dũng cảm. Trong các câu chuyện của anh em nhà Grimm, vì vậy mà hoàng tử thường là nạn nhân của các hành động bạo lực, là nạn nhân của mụ phù thủy như trong Nàng Rapuzel, bị biến thành con vật như trong Vua Ếch và chỉ được phục hồi nguyên dạng là hoàng tử nhờ một tình yêu dũng cảm. Cương vị hoàng tử lúc này là phần thưởng cho một tình yêu trọn vẹn. 2.1.2. Biểu tượng về động vật và sinh vật ma thuật: Động vật, Phù thủy 2.1.2.1. Động vật Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh động vật xuất hiện nhiều trong bộ truyện cổ Grimm đến vậy. Động vật với tư cách là mẫu gốc, biểu trưng cho những lớp vỉa tầng sâu kín của tiềm thức và bản năng. Ý nghĩa biểu trưng của con 72 vật như chúng ta bắt gặp trong bộ truyện như con mang, quạ, chim bồ câu, chó sói, ếch, dê, rắn, cáo, gà, lợn với những đặc tính riêng của mỗi con, được gọi tên bao hàm toàn bộ lịch sử ngoài người chứ không phải riêng một khoảnh khắc của nền văn minh. Những con vật, dù ta xem xét chúng theo nhóm hay như những cá thể đều tương ứng với tính cách có bản chất biểu trưng. Trước tiên với biểu tượng về loài chim (trong Cô bé Lọ Lem, Con chim vàng, Bảy con quạ). Với việc chim bay được khiến con vật này dễ được dùng làm biểu trưng cho các mối liên lạc giữa trời và đất. Xét một cách khái quát hơn nữa, chim tượng trưng cho tinh thần, thiên thần, cho trạng thái cao cấp của sinh tồn. Các học thuyết huyền bí đã phác nên cả một hệ thống tương ứng giữa: chim – màu sắc – xung lực tâm thần. Bốn màu sắc chủ yếu được thể hiện bởi các loài vật bao gồm: con quạ, con chim đen là biểu tượng của trí khôn; công, màu lục và xanh là biểu tượng của khát vọng tình yêu; thiên nga, màu trắng là biểu tượng của dục tính làm nảy sinh sự sống thân xác; phượng hoàng đỏ là biểu tượng của thần thành và bất tử. Như trong truyện Cô bé Lọ Lem, tình yêu xuất hiện thành thiện được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_truyen_co_grim_duoi_goc_nhin_phan_tam_hoc.pdf
Tài liệu liên quan