Luận văn Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Mục lục

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục đích nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Đóng góp của luận văn 7

7. Bố cục của luận văn 7

Phần 2: NỘI DUNG 8

Chương 1: Khái quát về người Tày, văn học dân gian Tày và một số vấn đề lý

luận có liên quan đến đề tài 8

1.1 Khái quát về người Tày và văn học dân gian Tày 8

1.1.1 Khái quát về tộc người Tày 8

1.1.2 Vài nét về văn học dân gian Tày 10

1.1.2.1 Một số thể loại văn học dân gian của người Tày 13

1.1.2.2 Dân ca sinh hoạt của người Tày 13

1.2 Loại hình tự sự và yếu tố tự sự trong văn học dân gian 18

1.2.1 Loại hình tự sự

1.2.2 Yếu tố tự sự trong văn học dân gian 21

Chương 2: Các dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự trong dân ca Tày 27

2.1 Những bài ca có cốt truyện 27

2.1.1 Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh 29

2.1.2 Những bài ca có cốt truyện đơn giản 38

2.2 Những bài ca không có cốt truyện. 49

2.2.1 Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch. 50

2.2.2 Những bài ca kể chuyện bâng quơ. 56

2.2.3 Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình. 62

Chương 3: Vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày 69

3.1. Yếu tố tự sự - một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực 69

3.2 Yếu tố tự sự với mục đíc kể sự tả tình 81

3.2.1 Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm. 81

3.2.2 Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai. 86

3.3 Yếu tố tự sự góp phần cá thể hoá nhân vật trữ tình 90

Phần 3: KẾT LUẬN 97

Tài liệu tham khảo 101

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm, nhân vật của câu chuyện. Thời gian chiều rồi, lúc cô gái trên đường đi chợ về. Địa điểm : chợ, một nơi gặp gỡ giao lưu quen thuộc của các chàng trai cô gái Tày, mộ t không gian nảy sinh những mối tình thắm thiết nhưng cũng là nơi những đôi tình nhân phải từ biệt nhau ra về. Nhân vật “em” là nhân vật chính của câu chuyện, cũng là người kể chuyện, là nhân vật trữ tình của bài ca. Như vậy những chi tiết trong câu chuyện kể đã được cụ thể hoá và cá biệt hoá rất cao. Đó là một trong những lý do khiến bài lượn cất lên sinh động và hấp dẫn. Hai câu đầu hoàn thành xuất sắc trong vai trò là lý do để dẫn đến một chuỗi hành động liên tiếp được kể ra trong sáu câu: Lên nhà phờ phạc tỉnh say Nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Dậy múc nước lã về chan Bát ăn chưa hết đặt bàn ngần ngơ Dối cha: thiếu thịt cơm thừa Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và Những hành động: lên nhà phờ phạc, nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn, dậy múc nước lã về chan, bát ăn chưa hết đặt bàn ngẩn ngơ… đã nói lên tất cả các nỗi nhớ niềm thương của người con gái đang yêu. Cái tâm trạng "ngồi không yên ổn, đứng không vững vàng" khiến cô chỉ muốn tìm người để sẻ chia giãi bày tâm sự. Nhưng mặt khác, cái kín đáo, e lệ của một người con gái đang yêu khiến cô không thể cất lên những lời đang giấu kín trong đáy lòng mình. Cho nên muốn trò chuyện nhưng ý tứ còn e ngại, ngập ngừng. Cô chỉ dám kể lại những hành động từ lúc chia tay với người cô yêu dấu. Và càng như mọi cô gái khác dối nỗi e thẹn, ngượng ngùng buộc cô phải nghĩ ra lý do dối cha dối mẹ. Và cô đã kể lại: Dối cha: thịt thiếu cơm thừa Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và Đến đây ngoài những tiếp nối của sự việc, còn xuất hiện lời thoại của nhân vật, lời thoại tuy ít, dung lượng ngắn nhưng đã làm phong phú thêm cho câu chuyện. Đồng thời cùng góp thêm một nhân tố trong việc giúp cô gái kín đáo giãi bày tình cảm. Những tưởng cô gái sẽ kể tiếp để người nghe tế nhị mà thầm cảm thông chia sẻ với cô.Nhưng dường như nỗi nhớ càng nén càng nồng, càng giấu lại càng lộ, những muốn chia sẻ ngay nhưng còn ngại ngùng, nên ý tứ phải nói xa rồi mới dám nói gần : Thực thì nhớ nghĩa hai ta Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Sau tất cả những lời kể lể, tường thuật thì điều muốn nói cũng được nói ra trực tiếp. Cái mãnh liệt của tình yêu khiến cô gái không thể giấu mãi lòng mình. Từ “thực ra” đứng đầu đã thay cô thừa nhận tất cả. Bài ca kết thức ở đây là hợp lý và hoàn hảo. Với cách kể từ xa đến gần, từ giao tiếp đến trực tiếp, theo một trật tự thời gian nhất quán, bài ca đã mang trong mình dáng dấp một câu chuyện, tuy còn đơn giản những khá chặt chẽ. Những bài có có xuất hiện cốt truyện đơn giản còn xuất hiện khá nhiều trong chùm những bài hát than thân của những người đi ở, những người nghèo khổ, của những người vợ, những cô gái bị ép duyên... những nhân vật trữ tình mà mới nghe đến họ, ta đã có thể hình dung bao sự kiện và nỗi niềm chất chứa. Thông thường những lời ca than thân được hát lên theo phong cách trữ tình trực tiếp. Có nghĩa người hát dùng lời ca trực tiếp nói lên nỗi đau khổ của mình (hoặc của những người cùng cảnh ngộ) qua đó họ tâm sự,, bày tỏ thái độ và các sắc thái tình cảm của mình. Nhưng cũng có khi vì một lý do gì đó, có thể là để nói lên tâm tình của mình một cách ý nhị hơn, hoặc muốn tìm sự cảm thông qua những lời kể lể chi tiết, họ đã dùng “sự” để thay “tình” nói lên tất cả. Và lúc đó ta sẽ có một bài ca than thân đậm sắc thái tự sự. Chẳng hạn bài ca chàng trai nghèo muộn vợ. Toàn bài ca như sau: Hăm tám tết người ta rửa lá Rỗng tuyếch nhà vẫn đói nghèo Ba mươi người thịt gà với vịt Nhà ta con trẻ khóc ỉ eo Xào thịt, chảo người reo tựa pháo Ốc ruộng ta xào chảo cũng reo Tháng riêng vác ô chuồn biền biệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày Nhà người thắp đèn lại thắp nến Nhà ta đom đóm bay lập loè Nhà người đã gà lịa thêm vit Nhà ta tôm tép cũng không hay Gà gáy o o, gà gáy thật Nhà trên nhà dưới dậy tới nơi Người ta có vợ thay chồng dậy Không vợ sai nhờ tự động thôi Nghe bên chị có nhiều gái goá Phiền chị manh mối giúp một người Lựa chọn thời điểm trước tết, người kể đã thể hiện rất rõ dụng ý kể lể, miêu tả trạng thái gia cảnh nhà mình. Người Kinh có câu: "...chẳng giàu thì nghèo - chiều ba mươi tết thịt treo trong nhà". Nhưng với chàng trai nghèo này thì gia cảnh được kể và tả lại thật thảm hại, đáng thương : Hăm tám tết, người ta rửa cá Rỗng tuếch nhà ta vẫn đói nghèo Ba mươi người thịt gà với vịt Nhà ta trẻ con khóc ỉ eo Xào thịt chảo người reo tựa pháo Ốc ruộng ta xào chảo cũng reo Khác với những bài ca trên, ở đây từng chi tiết từng hành động được kể và tả lại luôn đặt trong sự so sánh và đối chiếu với cảnh giàu sang của kẻ khác. Từng cặp câu đặt trong thế đối ngẫu khiến cả đoạn thơ cứ dội đi dội lại mãi cái mỉa mai, chua chát cái cảnh nghèo khổ, cùng cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Câu chuyện lại được tiếp tục bằng thời điểm tháng giêng trong không khí ngày tết, càng tô đậm hơn cảnh khốn cùng của chàng trai nghèo. Tháng giêng vác ô chuồn biền biệt Bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày Nhà người thắp đèn lại thắp nến Nhà ta đom đóm bay lập loè Nhà người đã gà lại thêm vịt Nhà ta tôm tép lại không hay. Ngày tết, người ta gặp gỡ vui chơi thì chàng trai nghèo lại “chuồn biền biệt”, người ta thắp những nén hương tưởng nhớ đến tổ tiên, tìm sự ấm áp thanh tịnh trong cõi lòng thì chàng trai nghèo đến nỗi “bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày”, người ta thắp đèn thắp nến để mong xua đi cái bóng tối thì chàng trai nghèo âm thầm làm bạn với ánh sáng của đom đóm. Trong cái sự chân thực và cụ thể của lời kể, những cái gì gọi là cảnh nghèo, cảnh khổ đã được phơi bày tường tận và chi tiết. Nỗi khổ không chỉ bởi gia cảnh nghèo khổ, mạch chuyện còn được nối tiếp bởi những dòng kể về cảnh muộn vợ: Gà gáy o o, gà gáy thật Nhà trên nhà dưới dậy tới nơi Người ta có vợ thay chồng dậy Không vợ sai nhờ tự dậy thôi Nếu như cảnh nghèo khó được diễn giải bằng một loạt hành động, tình tiết, sự việc thì cảnh muộn vợ lại chỉ được diễn tả trong một hành động “không vợ sai, nhờ, tự dậy thôi”. Nhưng chỉ một hành động đấy cũng đủ để thấy mọi lời nói về cái cô đơn trống vắng, lạnh lẽo của căn nhà thiết bàn tay của người phụ nữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Như vậy, yếu tố tự sự đã mô tả một cảnh ngộ nặng nề của một con người nghèo khổ. Mười sáu câu đầu không hề có chất trữ tình vui tươi, sáng sủa. Thay thế vào đó là xâu chuỗi các hành động chi tiết u ám. Bài ca vì thế mà buồn bã. Nỗi buồn không được trực tiếp nói ra qua bất cứ lời kể nào nhưng lại hiện hữu gián tiếp thông qua một loạt lời kể. Những tưởng bài ca sẽ kết lại trong các dư vị đắng cay chua xót. Nhưng ngay khi không khí mười sáu câu đầu khép lại trong nỗi bi quan u ám thì hai câu cuối lại ánh lên một ánh sáng của lòng lạc quan vô bờ: Nghe bên chị có nhiều gái goá Phiền chị mối manh giúp một người Như vậy, bài ca trên, một mặt, qua phần “sự” làm cho ta thấy được thêm phần bị vùi dập, khổ đau trong xã hội cũ, mặt khác qua cốt lõi trữ tình ẩn sâu bên trong, những bài hát cũng đã gây được lòng cảm mến trước tinh thần lạc quan, tin tưởng của họ. Với dung lượng dàn trải trong mười tám dòng thơ bài ca đã tạo nên một mô hình cốt truyện tuy còn mờ nhạt nhưng khá trọn vẹn. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự ở đây đã tạo được sự cộng hưởng cao độ với mạch trữ tình thấm đượm trong mỗi dòng thơ kể lể xót xa. Hợp thành dạng thức biểu hiện của cốt truyện đơn giản, bên cạnh những bài ca trên còn phải kể đến một số bài thuộc về chủ đề nông sự. Cùng chung kết cấu với những bài lượn mười hai tháng nhưng xét về nội dung, những bài ca này ngắn gọn hơn, sơ lược hơn rất nhiều. Ở chúng xuất hiện đầy đủ yếu tố kể và tả nhưng lại chưa đủ dữ liệu để đẩy lên cấp độ cao hơn. Do đó chúng tôi xếp vào dạng những bài ca có cốt truyện đơn giản. Chỉ vài câu mộc mạc mà hiện lên cả một lịch trình về canh tác và thời vụ của những cư dân sử dụng ngôn ngữ Tày. Bài ca sau là một ví dụ cụ thể: Tháng giêng tháng hai hoa đua nở Tháng ba tháng tư ong hội động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mùa xuân vừa hết ong xao xác Tháng năm tháng sáu bận mùa công Tháng bảy tháng tám dệt đầy hoa Tháng chín tháng mười bạn gặt mùa Tháng một tháng chạp hoa rụng hết Mười hai tháng vận chuyển lại qua. Sắp xếp theo trình tự thời gian vốn là dạng kết cấu mang tính truyền thống trong văn học nói chung và trong văn học dân gian nói riêng. Trong văn học dân gian, kết cấu này sử dụng rộng rãi khi tổ chức sắp xếp các sự kiện của thể loại tự sự như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…Trong loại hình trữ tình dân gian, cụ thể là trong dân ca sinh hoạt, kết cấu này khá phổ biến trong những bài ca về nghề nghiệp. Bài ca trên là một trong số đó. Cấu tứ bài ca được xây dựng theo trình tự thời gian, dấu ấn từng tháng và công việc trong năm. Ba dòng đầu là những lời ta phác thảo đặc trưng thiên nhiên nơi vùng núi tây bắc. Bốn dòng tiếp theo đã làm nhiệm vụ kể khái quát công từ tháng năm đến tháng mười. Câu thứ bảy lại quay về với việc miêu tả thiên nhiên trong tháng mười một. Bài ca kết lại ở dòng thứ tám, trong cái triết lý về sự tuần hoàn của thời gian. Trên cái nền tự sự, theo cái mạch thời gian, từ cảnh thiên nhiên đến sinh hoạt đã hiện lên ngắn gọn mà rõ nét, đơn giản mà cụ thể. Xu hướng xây dựng nên những cốt truyện đơn giản làm nền cho cảm xúc trữ tình mạnh mẽ ngân lên khá phổ biến trong dân ca Tày. Và ở mỗi mảng đề tài đều có nhiều đặc trưng kết cấu biểu hiện sắc nét. Nhưng có thể nói ở nhiều bài lượn sách, tự sự xuất hiện dưới hình thức cốt truyện đơn giản có những biểu hiện sắc nét hơn cả. Bài lượn sử “Tống Trân” là một ví dụ. Khác với bài lượn “Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài” ở trên, bài lượn này chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tóm tắt một vài chi tiết của cốt truyện. Dù ngắn gọn và cô đọng nhưng bài ca cũng đã đáp ứng được mô hình của một cốt truyện đơn giản. Bài lượn gồm mười chín câu, chia làm hai phần rõ nét: phần trữ tình đằm thắm bộc lộ trực tiếp tâm tư tình cảm của những người đang ngân lên tiếng hát lời ca và phần tự sự trải dài trong những chi tiết tóm tắt về câu truyện cổ đã từng được trai gái Tày say mê, yêu thích. Phần đầu của bài ca chỉ có ba câu, ba câu thuần tuý trữ tình, tràn ngập thanh âm trong trẻo của tình yêu lứa đôi: Yêu nhau ta yêu lấy cùng ta Như Tống Trân Cúc Hoa thuở trước Yêu nhau như bạn ngọc hát ca Phần thứ hai: gồm mười sáu câu, gói gọn tất cả những chi tiết tóm tắt về câu chuyện cổ Tống Trân – Cúc Hoa. Mười sáu câu, một dung lượng không dài nếu không muốn nói là quá ngắn so với một câu chuyện cổ. Nhưng với ngôn ngữ súc tích, trong cái giới hạn đó đã kịp đưa vào cả thơ, cả truyện lại có cả kịch nữa. Dòng tự sự này được tuần tự bắt đầu từ sự kiện Tống Trân đỗ bảng vàng: Tống Trân đỗ đăng khoa bảng vàng Câu chuyện vừa được mở ra đã tiếp nối một dòng thắt nút: Công chúa ở triều đường thanh tân Mong yêu chàng Tống Trân làm chồng Thế nhưng; Thành quan còn nhớ những Cúc Hoa Chẳng màng đến Dương Nga công chúa Đến đây mâu thuẫn mảy sinh ở trên đã được đẩy lên thành kịch tính trong cảnh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nên vua tốn bắt cống sứ Hung Nô Đi ở hết mười thu lại về Ở đây, mẫu thuẫn là kịch tính của bài ca không chỉ dừng lại ở cảnh đầy ải mà Tống Trân phải chịu. Hoàn cảnh và tình thế còn đặt ra những vấn đề phức tạp hơn nhiều. Mâu thuẫn không chỉ có một. Sợi dây sự kiện căng lên một lần nữa bởi kịch tính nối tiếp nhau: Cúc Hoa nàng vẫn chờ có thảo Trực tiết như vậy ở chờ mong Yêu chồng hết lòng trông mẹ già Nhưng trưởng giả sai ngoa bất chính Gả nàng cho Trương Đính chồng người Nhưng cái kết thấm đượm ý vị nhân văn trên đầy mầu sắc lạc quan của truyện cổ tích đã ngân lên những giai điệu tươi sáng cho toàn bộ câu chuyện. Nhân cách và phẩm giá con người như được chứng thực và khẳng định: Lòng vẫn yêu thương chồng cũ Trực tiết mà ăn ở chính chuyên Yêu nhau như vợ chồng thuở trước Tạc bia ở cửa phòng không phai Như vậy, bài lượn đã lựa chọn và kể lại một cách tóm tắt câu chuyện cổ Tống Trân – Cúc Hoa. Truyện được mở đầu bằng sự kiện Tống Trân đỗ trạng nguyên - một motip khá phổ biến trong truyện cổ tích, và kết thúc trong sự chờ đợi thủy chung của Cúc Hoa. Nhìn suốt bài lượn, dường như người hát cố giữ thái độ khách quan trong khi kể lại câu chuyện nhưng thật ra sắc thái tình cảm chủ quan đã bộc lộ ngay từ những dòng thơ đầu tiên, trước khi bắt đầu vào câu chuyện. Đấy là chưa đề cập đến sắc thái tình cảm của người diễn xướng bài ca. Cho nên, bài hát dù theo dòng tự sự là chính cũng không che lấp được âm điệu trữ tình được bộc lộ ra khá mạnh mẽ. Bài ca vì thế luôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đứng vững ở ranh giới của loại hình trữ tình dù có sự xâm nhập mạnh mẽ của yếu tố tự sự. Những bài ca kiểu này thường được tập trung ở mảng lượn sử trong lượn cọi. Nó xuất hiện trong cuộc hát khi tình cảm đôi bên đã đến hồi đằm thắm. Cho nên nó là một bộ phận quan trọng trong dân ca và chủ đề tình yêu. Nội dung của những bài ca này hết sức phong phú và nhiều vẻ. Từ những bài tâm tình vui vẻ, đến những bài buồn bã sâu xa, tùy theo tâm trạng, cảm xúc và thái độ của các chàng trai, cô gái. Hạnh phúc tình yêu hay nỗi bất hạnh đều được thể hiện một cách nghệ thuật dưới dạng một câu chuyện có đầy đủ nhân vật, chi tiết, hành động… liên kết chặt chẽ logic với nhau. Yếu tố tự sự dưới hình thức tóm tắt một câu chuyện cổ đã trở thành một phương tiện bên ngoài hữu hiệu để đôi bên nam nữ kín đáo bộc lộ tâm trạng bên trong của mình. Như vậy, qua việc khảo sát và phân tích một số bài ca cụ thể, chúng tôi nhận thấy trong các bài có cốt truyện đơn giản, những cốt truyện này đều đã bị điều chỉnh theo những quy luật của loại hình trữ tình. Cho nên, nó có những đặc trưng rất riêng biệt. Đó thường là những câu chuyện kết cấu một chiều đơn giản. Người kể thường không phải đứng ngoài cốt truyện hay sự kiện. Họ thường không kể chuyện của người khác mà kể chuyện của chính mình. Nhân vật trong chuyện kể thường ở ngôi thứ nhất số ít mà ít khi ở ngôi thứ ba. Điều đó đã dẫn đến một hệ quả là số lượng nhân vật trong các bài ca kể chuyện là rất ít. Nhân vật thường phải đảm nhiệm nhiều vai, vừa là nhân vật trữ tình, vừa là nhân vật kể, vừa là nhân vật trung tâm trong lời kể. Lời kể chính là lời bộc bạch nội tâm. Nội dung được kể thường là nỗi niềm tâm sự nhiều hơn là cảnh ngộ được nói đến. Và điều quan trọng là tự sự dù có xuất hiện thì cuối cùng cũng là để biểu hiện cảm hứng trữ tình. Lối tự sự này không làm mờ đi yếu tố trữ tình trong đó mà ngược lại còn làm cho mạch trữ tình đậm đà và đặc sắc hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2 Những bài ca không có cốt truyện So với cấp độ trước xuất hiện ở cấp độ này, yếu tố tự sự mờ nhạt hơn rất nhiều và có phần bị che lấp bởi cảm xúc trữ tình. Ở dạng này thường là những bài ca có tính chất kể chuyện nhưng cốt truyện và nhân vật trữ tình thường không rõ, lời kể thường ngắn, và ngay sau đó là lời tâm tình cảm thán. Xuất hiện trong những bài ca thuộc dạng này, yếu tố tự sự có thể không có được cái vẻ ngoài đậm nét nhưng đây mới là dạng phổ biến của yếu tố này trong dân ca Tày. Con số 399 bài là một minh chứng thuyết phục.Hơn nữa, không chỉ tồn tại với số lượng đông đảo, yếu tố tự sự còn tìm cho mình những biểu hiện vô cùng phong phú. Và đây là một số dạng thức tiêu biểu: - Yếu tố tự sự xuất hiện dưới dạng thức kể chuyện trực tiếp liền mạch. - Yếu tố tự sự xuất hiện dưới dạng thức kể chuyện bâng quơ - Yếu tố tự sự xuất hiện dưới dạng thức kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình. 2.2.1 Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch. Dân ca là thể loại đặc trưng cho loại hình trữ tình dân gian, logic của bài ca chính là logic của sự thống nhất của một hay nhiều trạng thái cảm xúc. Nhưng khi có sự xuất hiện của yếu tố tự sự thì ngoài liên kết cần có của một bài ca trữ tình thì còn cần phải có mối liên hệ gắn kết các sự kiện lại với nhau. Chỉnh thể trọn vẹn của bài ca chỉ có được khi xuất hiện song song hai dạng liên kết này. Dạng thức kể chuyện trực tiếp liền mạch tồn tại như một sự hoà hợp thống nhất giữa hai loại liên kết trên. So sánh với dạng thức khác trong các bài ca trữ tình tự sự thì kể chuyện trực tiếp liền mạch là dạng thức gần gũi với mô hình cốt truyện hơn cả. Bởi vì, các sự kiện đưa ra kết dính với nhau về mặt ý nghĩa và thống nhất trong việc thể hiện nội dung, chủ đề chung. Song chúng lại chưa đạt được “nồng độ” cần thiết để chuyển sang trạng thái những bài ca tự sự - trữ tình. Hơn nữa, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên chất trữ tình lẫn ngay sau và đậm nét hơn hai cấp độ trên rất nhiều. Do đó yếu tố tự sự trong những bài ca này chỉ dừng lại ở dạng kể chuyện trực tiếp, liền mạch. Đa số dân ca Tày có hình thức tự sự này: Anh cất chân đi dạo tới đây Đến đầu ruộng phía tây bên trái Chân bước còn bến bãi Thạch Lâm Mắt ngược trông mênh mông hoa lá Bướm ong bay rộn rã ngoài trong Thương hoa xót trong lòng mặc bướm Lòng anh càng đau đớn tương tư Thở than cùng với người thương với Tính chất truyện đã được ngợi ca ngày từ những câu đầu tiên của bài. Càng những câu sau dụng ý kể chuyện của nhân vật càng rõ, các hành động được mô tả cụ thể: cất chân đi dạo, đến, bước vào... đã xâu chuỗi thật chặt chẽ để tạo nên sự kết dính cho toàn bài ca. Chỉ đến hai câu cuối cùng ta mới thấy tâm trạng bộc lộ thật rõ, trong những vần thơ đầy cảm xúc yêu thương: Lòng anh càng đau đớn tương tư Thở than cùng với người thương với. Rõ ràng nếu nói đó là một câu chuyện có cốt truyện đàng hoàng thì chưa đủ, song trong đó dứt khoát có yếu tố kể và tả chứ không chỉ có tâm trạng. Trong những bài ca dạng này, “sự” thường xuất hiện trước làm nền cho “tình” xuất hiện, “tình” gợi ra sau làm cho “sự” trở nên mượt mà ý nhị. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa “sự” và “tình” một mặt đã nói sâu sắc và kín đáo trạng thái cảm xúc trữ tình, mặt khác còn tạo nên logic liền mạch chặt chẽ cho toàn bài ca. Có thể tiếp tục chứng minh điều này qua một bài dân ca sau: Hôm nay anh đi chợ về tối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nghe tiếng nói rì rầm nhà dưới Nghe tiếng nói thủ thỉ nhà trên Nghe tiếng cười nhà bên Nghe tiếng nói ngoài sân Anh liền đặt bát cơm dở xuống Mắt liền liếc ra cửa sổ Chân liền bước xuống thang Không có lửa khác sáng Cứ ngỡ rằng sáng trăng Hoá ra có gái ngoan về làng Ngay từ những câu đầu tiên chàng trai đã muốn chia sẻ với người nghe bằng tâm sự “ hôm nay”. Nhưng câu sau càng rõ dụng ý kể chuyện.Trên các giai điệu rộn ràng của tình cảm hồn nhiên bộc trực là dồn dập những hành động như: về, nghe, dệt, liếc... Tất cả đã được chính anh kể lại, trực tiếp và chân thành. Ở đây tuy chưa kịp thấy người đẹp, mới chỉ nghe thôi mà lòng chàng trai đã rạo rực hẳn lên, dường như bị một sức mạnh huyền bí nào đó lôi cuốn, không thể cưỡng lại được: Nghe tiếng nói rì rầm nhà dưới Nghe tiếng nói thủ thỉ nhà trên Nghe tiếng cười nhà bên Nghe tiếng nói ngoài sân Anh liền đặt bát cơm dở xuống Mắt liền liếc ra cửa sổ Chân liền bước xuống thang Các hành động liên tiếp nối liền theo trật tự thời gian được xâu chuỗi lại càng bộc lộ mãnh liệt cái mạch ngầm trữ tình ẩn đằng sau câu chữ. Ý tứ xa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xôi cứ dần được hé lộ. Và đến câu cuối cùng, khi “sự” tạm thời khép lại thì lời làm quen tình tứ mới được hé lộ: Hóa ra có gái ngoan về làng Có thể nói bài ca là tâm trạng điển hình của các chàng trai trước giờ phút gặp gỡ. Có điều khác là thay lời phô bày trực tiếp, tâm trạng đó lại được kể lại bằng một hoạt động dồn dập, chắc khoẻ. Cảm xúc được ánh lên từ những sự việc hành động cho nên “sự” và “tình” đan xen, vấn vít vào nhau. Như vậy sự xuất hiện của lối miêu tả, kể lể, dù chưa tạo ra được một cốt truyện song cũng đã xâu chuỗi các sự kiện lại, càng cộng hưởng với nhau trong việc diễn tả trọn vẹn cảm xúc chân thành, sôi nổi trong lòng chàng trai Tày. Xu hướng sử dụng lối kể chuyện tạo nền cho cảm xúc trữ tình bộc lộ khá phổ biến trong những bài miêu tả trai gái gặp gỡ, trao đổi tình cảm với nhau. Ngoài bài ca trên, có thể kể đến rất nhiều bài ca khác, lời ca làm quen tình tứ sau là một ví dụ: Hôm nay ra cửa giờ lành Thấy con cá chép nép mình bên sông Mua chài em tới Cao Bằng Cá ở vực chẳng ở nông bao giờ Nay trông thấy cá bất ngờ Muốn trao câu chuyện thời giờ thế nao Người đâu chủ nói chả chào Có duyên được gặp biết bao thoả lòng Em xin chào trước mặt chàng Biết chào anh có thưa không mà chào Vừa chào vừa ngượng làm sao? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Làm quen là một phần của cuộc yêu đương. Bản thân nó chứa đựng tất cả tấm chân tình sự tài hoa, và cả cái duyên may đồng điệu giữa hai con người. Cách làm quen của dân tộc nào mang dấu ấn của dân tộc ấy. Cung cách thâm trầm của người Tày với cái kín đáo ê lệ thường thấy của người con gái khiến cho cô gái trong trường hợp này không thể trực tiếp vấn đáp đối phương. Nhưng tình cảm tha thiết trong lòng cũng khiến cô không thể im lặng mà nhìn người thương. Thông minh và cũng không kém ý nhị duyên dáng, cô gái đã chủ động tạo cơ hội làm quen bằng cách thức rất riêng. Hôm nay ra cửa giờ lành Thấy con cá chép nép mình bên song Mua chài em tới Cao Bằng Cá ở vực chẳng ở nông bao giờ. Tính chất “truyện” xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên. Cũng trong những dòng đầu tiên trên ấy, trong các việc lựa chọn giờ lành để đi ra khỏi cửa, hình như đã hàm ý một điều gì sâu xa kín đáo, muốn nói là chưa tiện nói. Vẫn cái đà câu chuyện, cô gái lại tiếp tục kể lể sự việc. Sự việc hành động rất rõ ràng và chặt chẽ, nhưng người nghe vẫn thấy một cái gì vu vơ khó hiểu. Ý tứ của bốn câu đầu dường như vẫn chưa được lý giải, cắt nghĩa. Câu thứ năm vẫn nối tiếp sự việc bằng một cảm xúc đó rất mơ hồ: Nay trông thấy cá bất ngờ Nhưng chính trong từ “bất ngờ” ở cuối câu mà hình như hé lộ một điều gì. Có một điều gì dường như là lơ lửng vừa muốn nói lại vùa như muốn giấu kín trong câu này. Cho đến câu thứ sáu: Muốn trao câu chuyện thời giờ thế nao? Cái điều muốn nói cũng đã được trực tiếp nói ra. Sau tất cả những sự việc gợi dẫn, cái câu hỏi đầy e ấp, thẹn thùng nhưng cũng đầy chủ động, tự tin đã được bộc lộ. Năm câu còn lại tiếp tục làm nhiệm vụ phô bày nội dung ý tứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên kết bạn cũng như tâm trạng còn đang bối rối, ngượng ngùng. Đến đây, bài ca đã ngả hẳn sang dòng mạch trữ tình. Yếu tố tự sự chỉ xuất hiện trong năm câu đầu nhưng trong năm câu ngắn gọn đó cũng đủ thấy cái nội dung kể chuyện, cái duyên cớ tự sự của bài ca. Những bài ca dao thuộc dạng kể chuyện trực tiếp, liền mạch đặc biệt phổ biến trong những bài ca thuộc các chương tông, vọng – những chương nói về tâm trạng mong đợi trông chờ người thương. Những bài lượn này bao giờ cũng được mở đầu bằng công thức trông trời, trông mây, trông trăng... chính từ cái công thức mang đậm tính ước lệ này ta sẽ nhận ra yếu tố tự sự hiện lên trong từng câu từng chữ. Sau khi tạo được những lời vào đầu vững chắc, cảm xúc mới được bộc lộ. Và cái nắng, mưa, sương, móc trong cách kể lể của chàng trai, cô gái đã tạo ra một không khí vắng lặng, một tâm trạng bâng khuâng một chiều sâu thương nhớ vời vợi: - Tháng tám anh trông mây theo núi Mây đi mây chẳng lại với ngàn Thân buồn cùng bạn đường quá đỗi Lòng bứt rứt khốn nỗi vô cùng Tối trời lại tưng bừng trời sáng Biết cửa nhà đã định hay chưa. Bạn ơi! Thân em chỉ yêu thật một chàng - Tháng bảy anh trông móc, mù, sương Đêm ngồi trông trăng suông đến sáng Bốn phương sương lai láng kín trời ........................................................ Ngày vắng em làm việc giữa rừng Nắng dịu em nhớ anh thương anh với Ta sinh đã gắn bó làm đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nắng xiên xem bóng rơi em hỡi Đêm trằn trọc vời vợi hãy thương Ngày vắng nhớ đến mường anh với. Xét từ nhiều bài ca trong kho tàng dân ca Tày, có thể nhận thấy yếu tố tự sự xuất hiện với cấp độ những bài ca kể chuyện trực tiếp liền mạch chiếm một số lượng lớn, và có thể nói là lớn nhất so với tương quan còn lại. Trong tổng số bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự có tới 316 bài thuộc dạng này. Chưa nói tới các nhân tố khác, chỉ xét riêng về mặt số lượng, tần số xuất hiện như vậy cũng đủ chứng minh ưu thế hơn hẳn của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_DTHT.pdf
Tài liệu liên quan