PHẦN MỞ ĐẦU. 2
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu. 13
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu . 14
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 15
6. Câu hỏi nghiên cứu . 16
7. Giả thuyết nghiên cứu . 16
8. Phương pháp nghiên cứu. 17
9. Kết cấu của luận văn . 22
NỘI DUNG. 23
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU. 23
1.1. Một số khái niệm công cụ . 23
1.1.1. Truyền thông . 23
1.1.2. Cộng đồng .
1.1.3. Dựa vào cộng đồng .
1.1.4. Truyền thông dựa vào cộng đồng .
1.1.5. Phụ nữ .
1.1.6. Sức khỏe sinh sản.
1.1.7. Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1.1.8. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow.
1.2.2. Lý thuyết hệ thống .
35 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thống dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ (tại thị trấn Phong châu, huyện Phù ninh, tỉnh Phú Thọ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và mức độ di chuyển dân cƣ ra thành thị
tăng đang dần làm thay đổi cơ cấu và chức năng của xã hội. Hậu quả là hiện đang tồn tại
sự khác biệt lớn giữa tình trạng sức khỏe của bà mẹ ở nông thôn và thành thị, với 44%
phụ nữ nông thôn vẫn sinh con tại nhà, trong khi đó con số này chỉ có 7% ở khu vực
thành thị [18, tr 48]. Sự phát triển của xã hội cũng đồng thời tạo ra những thách thức, đặc
biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Thanh niên vị thành niên đƣợc
coi là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất trong xã hội đã trở thành nhóm mục tiêu của các
hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) về SKSS ở Việt Nam. Thanh niên Việt
Nam ngày nay đã có sự thay đổi về tập quán và văn hóa, nhƣ lập gia đình ở độ tuổi muộn
hơn và gia tăng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân. Thiếu số liệu điều tra về các trƣờng hợp
viêm nhiễm lây truyền qua đƣờng tình dục (STIs) đã gây khó khăn cho việc lập báo cáo
chính xác. Tuy nhiên trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện vào năm 1997 đã ƣớc tính
rằng sự lây lan của các viêm nhiễm lây truyền qua đƣờng tình dục đã tăng lên 10 lần
trong thập kỷ qua [32, tr 58]. Dƣờng nhƣ tình trạng này đã không đƣợc cải thiện, đặc biệt
là trong điều kiện hiện nay khi mà số công nhân lao động nhập cƣ sống xa nhà, xa ngƣời
thân đang làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn so với trƣớc đây.
Vấn đề HIV/AIDS tại Việt Nam thực sự đáng lo ngại, số ca nhiễm HIV/AIDS theo
báo cáo hiện nay thấp hơn so với số thực tế. Thêm vào đó, rất nhiều phƣơng tiện thông
tin đại chúng thƣờng đề cập đến HIV/AIDS cùng với các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút
hay mại dâm, đã là nguyên nhân gây ra kỳ thị của xã hội đối với những ngƣời bị nhiễm
bệnh. Một thực tế đáng chú ý là “nạn dịch” này có nguy cơ sẽ lây sang rất nhiều ngƣời
khác thông qua những khách hàng là gái mại dâm, đặc biệt cho đối tƣợng là công nhân
lao động xa nhà. Kết quả là, chị em phụ nữ có quan hệ tình dục, có nguy cơ lây nhiễm
HIV và từ đó có khả năng lây truyền cho con nếu có mang.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực
SKSS là vấn đề nạo phá thai. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thấp đƣợc phản ánh
bằng tỷ lệ nạo phá thai cao và tỷ lệ này đang tiếp tục gia tăng ở Việt Nam. Với tỷ lệ nạo
phá thai cao nhất ở Đông Nam Á và là một trong những nƣớc có tỷ lệ nạo phá thai cao
nhất thế giới, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2.5 lần trong đời (2002).
Đáng ngại là trong khi thông tin, giáo dục, truyền thông đã nỗ lực nâng cao nhận thức của
ngƣời dân nhƣng rõ ràng họ chƣa thực sự thay đổi đƣợc hành vi của mình. Nhiều bạn gái
trẻ thiếu kiến thức cơ bản về tình dục hoặc không tin tƣởng vào việc dùng bao cao su hay
không yêu cầu bạn tình sử dụng bao cao su. Hơn nữa, sự nhìn nhận một cách tiêu cực về
nạo phá thai đã gây nên tình trạng nhiều phụ nữ tiến hành nạo phá thai ở nơi bí mật và bất
hợp pháp. Ở Việt Nam mỗi tuần có 1 phụ nữ tử vong vì nạo phá thai không an toàn [19, tr
83].
Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) đã nêu ra các vấn đề chủ yếu sau trong
lĩnhvực sức khỏe sinh sản ở Việt Nam: Tỷ lệ tránh thai phổ biến cao (75%), trong đó đa
số chị em phụ nữ sử dụng vòng tránh thai (IUDs) và các biện pháp tránh thai tự nhiên.
Việc tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại là 52,6% [30, tr 39]. Không phải tất cả ngƣời dân Việt Nam đều
dễ dàng tiếp cận các thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản. Vị thành niên, thanh niên
chƣa lập gia đình, và những ngƣời dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối mặt với
những khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận các thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh
sản có chất lƣợng.
Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản (20%)
và nhiễm khuẩn lây truyền qua đƣờng tình dục cao (25%). Những đóng góp của y tế công
đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con, tuy nhiên tử vong mẹ vẫn còn ở mức cao
(29,9/1000), đặc biệt ở miền trung cao nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc. [30, tr 78]
Trong cuốn “Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh” của Amily A.
và Robert H. đã luôn có một cách nhìn hết sức bao quát về con ngƣời từ xƣa đến nay cả
về thể chất và những đòi hỏi về tinh thần trong cuộc sống. Con ngƣời luôn có những
nhu cầu thiết yếu về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những ngƣời xung quanh nhằm
nâng cao chất lƣợng cuộc sống của chính bản thân họ. Trong nghiên cứu và đánh giá
của cả hai tác giả đã cùng nhận thấy yếu tố xã hội hay văn hóa tập tục của con ngƣời
trong môi trƣờng sống luôn có sự ảnh hƣởng không hề nhỏ đến mức độ nhận thức hay
các hành vi sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân. Chính vì vậy ta muốn thay đổi bất cứ
một điều gì của bản thân con ngƣời thì luôn phải chú ý và quan tâm đến những nhân tố
ảnh hƣởng đến họ để đƣa ra những phƣơng thức giải quyết hiệu quả nhất [1, tr 48].
Theo nghiên cứu y học và xã hội của Đức –2000 thì cho thấy rằng khi bƣớc sang thế
kỉ 21 bản thân ngƣời phụ nữ đã có những sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn rất nhiều
trong việc bảo vê sức khỏe của bản thân đƣợc thể hiện qua tỉ lệ số phụ nữ biết cách sử dụng
các biện pháp tránh thai an toàn đã tăng cao (từ 25,6 % lên 64,1%). Đây có thể nói là một
con số đáng mừng để hƣớng tới một cuộc sống có chất lƣợng tốt hơn và sức khỏe sinh sản
của ngƣời phụ nữ đƣợc nâng cao hơn [32, tr 68].
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Mai Hoa, J.S.Hirsch và R.Martorell trong cuốn “Các
phương thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa tại nhà” thì lại đề cập và đi
sâu vào lí giải các yếu tố tác động cũng nhƣ cách thức chăm sóc hiệu quả nhất cho các chị
em phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa tại nhà. Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức có thể
nói là vô cùng quan trọng và thiết yếu nhất cho phụ nữ trong vấn đề sức khỏe sinh sản để
tự bản thân họ thấy đƣợc tầm nguy hiểm khi mắc bệnh phụ khoa để từ đó có cách phòng
tránh và điều trị, chăm sóc hiệu quả nhất [6, tr 152].
2.2. Nghiên cứu dưới góc độ y học
Theo tổ chức Y tế thế giới thì số liệu thông kê strong những năm gần đấy cho thấy
tỉ lệ các bệnh truyền nhiễm qua đƣờng tình dục không hề giảm mà còn có xu hƣớng tăng
đặc biệt là ở các nƣớc Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
Về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, hiện nay trên toàn thế giới đang là vấn đề y tế
công cộng và là vấn đề của sự phát triển. Ƣớc tính mỗi năm trên thế giới có khoảng
830.000 phụ nữ tử vong trong đó có hơn một nửa là do các vấn đề liên quan đến sức khỏe
sinh sản, tƣơng đƣơng với khoảng hơn 1.000 phụ nữ tử vong trong một ngày. Nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu do sức khỏe sinh sản thƣờng do các baajnh lấy truyền qua
đƣờng tình dục đặc biệt là HIV (260.000 trƣờng hơp /năm), các tai biến sản khoa
(175.0000 trƣờng hơp/ năm), các trƣờng hợp không đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời
(92.000 trƣờng hợp/ năm) [4, tr 84]. Tuy nhiên thực trạng các con số tỉ lệ tử vong của phụ
nữ do nguyên nhân liên quan đến sức khỏe sinh sản chỉ là một phần nổi của tảng băng
gánh nặng bệnh tật do về sức khỏe sinh sản của phụ nữ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức vì
hiện nay vẫn còn rất trƣờng hợp đã có điều trị về y tế nhƣng vẫn phải sống chung với
bệnh tật cả đời hoặc là để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe và tâm lí cho
ngƣời phụ nữ.
Theo các báo cáo của Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ y tế), trong quý
I năm 2010 về tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ của 53 tỉnh thành và báo cáo của
57 bệnh viện , có 286.380 trƣờng hợp phụ nữ nhập viện trong đó có 125.340 trƣờng hợp
bệnh nhân có liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản. Các trƣờng hợp này có rất nhiều
nguyên nhân khác nhau: Các bệnh phụ khoa, nạo phá thai, áp dụng các biện pháp tránh
thai, tai biến sản khoa, các bất thƣờng trong quá trình thai sản. Để khắc phục thực trạng
trên, Bộ y tế đã cho xây dựng hệ thống giám sat về mắc và tử vong do các vấn đề liên
quan đến sức khỏe sinh sản đƣợc thiết lập trên phạm vi toàn quốc [33, tr 25].
Hiện nay Bộ y tế đã có rất nhiều hỗ trợ trong việc giảm thiểu tỉ lệ tử vong hay mắc
bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ nhƣ việc liên tục ban hành các chƣơng
trình quốc gia về nâng cao sức khỏe sinh sản của phụ nữ với thời gian 10 năm/ chƣơng
trình. Bổ sung, cung cấp các thiết bị y tế đến tận tuyến y tế địa phƣơng (364 máy siêu âm/
năm, 120 xe chuyên dụng, 150 máy nội soi), khuyến khích và bổ sung đội ngũ y bác sĩ có
chuyên môn về tuyến y tế địa phƣơng [28, tr 65].
Bên cạnh đó Bộ y tế cũng đã chủ động phối hợp với các địa phƣơng tổ chức tập
huấn phổ biến kiến thức, kĩ năng xử trí với các ván đề liến quan đến sức khỏe sinh sản
của phụ nữ cho các cán bộ trực tiếp liên tại các tuyến cơ sở, tập trung bồi dƣỡng đội ngũ
cán bộ y tế, lồng ghép trong chƣơng trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế huyện, xã và
xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó công tác truyền thông , giáo dục sức khỏe sinh sản
đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng ,
khẩu hiệu, tờ rơi, tài liệu cầm tay, cộng tác viên tuyên truyền tại địa phƣơng, xây dựng
các mô hình mẫu an toàn, khỏe mạnh, hạnh phúc nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các
nguy cơ mắc và tử vong do bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.
Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại cộng đồng Việt Nam còn gặp nhiều
khó khăn và thách thức. Vì vậy giai đoạn 2010 – 2020 ngành y tế cần tập trung giải quyết
các vấn đề nhƣ kiện toàn các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ các dịch vụ y tế đới với chị
em phụ nữ, triển khai các mô hình cộng đồng an toàn, khỏe mạnh, truyền thông nâng cao
nhận thƣc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ. [31, tr 64].
Trong mảng kiến thức về phòng chống các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục thì
trong cuốn “Quản lí và phòng chống HIV lây qua đường tình dục cho phụ nữ” của tác giả
Lê Vũ Anh và Phạm Trí Dũng đã cung cấp cho ngƣời dân nói chung và phụ nữ nói riêng
cái nhìn toàn diện nhất về HIV. Cuốn sách đã thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của
ngƣời đọc vì đã đƣa ra cách nhìn chuyên sâu, khoa học về một căn bệnh đƣợc gọi là căn
bệnh thế kỉ hiện nay. Nó không chỉ nghiên cứu trên lí thuyết mà còn đƣa ra các số liệu
thực tế và các cách giải quyết, khắc phục hậu quả do căn bệnh gây nên trong xã hội nhằm
nâng cao sức khỏe cho phụ nữ để hƣớng đến một cuộc sống có chất lƣợng cao hơn nữa.
[4]
2.3. Nghiên cứu dưới góc độ truyền thông
Truyền thông là giải pháp đƣợc toàn cầu hƣớng tới vơi mong muốn nâng cao chất
lƣợng nguồn thông tin và tiếp cận các nguồn kiến thức phong phú hơn về nhiều lĩnh vực
trong cuộc sống và nâng cáo sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Ở nƣớc ta hiện nay, năm 2010 Bộ y tế đã kí quyết định abn hành chiến lƣợc quốc gia
về sức khỏe sinh sản của phụ nữ với mục tiêu:
Bảo đảm đến năm 2020 tình trạng sức khoẻ sinh sản đƣợc cải thiện rõ rệt và giảm
đƣợc sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tƣợng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu
cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) phù hợp với điều kiện của các
cộng đồng ở từng địa phƣơng, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tƣợng có khó khăn
Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng nhƣ sự ủng hộ và cam kết thực hiện
các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp nhân dân, trƣớc hết trong
cán bộ lãnh đạo các cấp, ngƣời đứng đầu trong các tổ chức, đoàn thể.
Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong
mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối
tƣợng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tƣợng chính sách.
Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các bệnh nhiễm
khuẩn đƣờng sinh sản và các bệnh lây qua đƣờng tình dục, kể cả HIV/AIDS và tình trạng
vô sinh.
Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên, thông qua
việc giáo dục, tƣ vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợp với lứa tuổi.
Tăng cƣờng truyền thông nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới
tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ
tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao sức
khoẻ sinh sản và chất lƣợng cuộc sống [3].
Để tăng cƣờng quản lí và phong chống các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản
của phụ nữ, ngành y tế đã phối hợp với chính quyền địa phƣơng các tỉnh thành phố trên
cả nƣớc thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe
sinh sản với rất nhiều nội dung khác nhau nhƣ: các bệnh lây qua đƣờng tình dục, quá
trình thai sản và cách chăm sóc, biện pháp phòng tránh thai an toàn, Trên cả nƣớc đã
diễn 458 chƣơng trình tuyên truyền, có 657.480 áp phích đƣợc sử dụng tuyên truyền,
595.382 cuốn cẩm nang kiến sức sức khỏe sinh sản của phụ nữ đã đƣợc phát đi, gần 120
tin bài truyền hình, truyền thanh đƣợc đăng tải nhằm góp phần nâng cao nhận thức về
chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trên cả nƣớc đặc biệt là các chị em tại các địa
phƣơng nông thôn, dân tộc [45]. Đây là những bƣớc tiến không nhỏ thể hiện sự quan tâm
và chú trọng vào công tác nâng cao sức khỏe cho chị em phụ nữ hiện nay của các cấp
chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm giảm thiểu những nguy cơ tử vong và
mắc các bệnh về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, góp phần không nhỏ giải quyết những
mặt hạn chế và bất lợi trong việc làm thế nào để nâng cao nhận thức của phụ nữ về chắm
sóc sức khỏe sinh sản.
Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy, tỉnh cũng là một đơn vị đã chú trọng
tới công tác truyền thông nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trực
tiếp tại cộng đồng. Hội phụ nữ tỉnh cũng đã tổ chức 06 buổi truyền thông trực tiếp với
cộng đồng về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại 4 địa bàn cơ sở là 4
huyện. Tại các buổi truyền thông , đã có hơn 600 chị em tham gia, các chị em tham gia đã
đƣợc thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và các câu chuyện với kiến thức thực tế,
khoa học về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ [29]. Bên cạnh đó bên tổ chức cũng
đã thu lại đƣợc những ý kiến chân thực nhất về những khó khăn tiếp cận thông tin chăm
sóc sức khỏe sinh sản của chị em, những nguyên nhân kiến cho sức khỏe sinh sản của chị
em chƣa đƣợc cải thiện nhƣ: phong tục văn hóa, khó khăn về địa bàn di chuyển, bản tính
ngƣời phụ nữa Việt Nam từ xƣa vốn rất e ngại khi nhắc đến bản thân đặc biệt là những
vấn đề tế nhị, trình độ dân trí chƣa đồng đều,
Ngay tại một tỉnh rất gần Phú Thọ về mặt vị trí địa lí là tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có
các công tác truyền thông nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
đƣợc tổ chức do sự làm việc kết hợp của Hội phụ nữ tỉnh và phòng dân số, kế hoạch hóa
gia đình tại các huyện. Cùng với tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa
phƣơng, lãnh đạo các ban ngành, cộng tác viên dân số về công tác nâng cao nhận thức
chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ, tăng cƣờng trên hệ thống truyền thanh và truyền
hình của tỉnh nhà, tại các địa phƣơng còn tổ chức truyền thông trực tiếp cho các đối
tƣợng là chị em không thể tham dự trực tiếp các buổi truyền thông qua các cộng tác viên
truyền thông tại khu, xã. Các kiến thức đƣợc đề cập đến chủ yếu tập trung vào những nội
dung theo nhu cầu của chị em đã điều tra từ trƣớc và những tiến bộ y học trong chăm sóc
sức khỏe sinh sản. [10]
Mục đích của việc xây dựng mô hình này là nâng cao kiến thức và trách nhiệm
của các cấp ngành về công tác truyền thông nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh
sản của phụ nữ, nâng cao nhận thức của chính chị em phụ nữ để biết chăm sóc sức khỏe
của chính bản thân mình, tăng số ngƣời đƣợc tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe
sinh sản để giảm thiểu những thực trạng đáng tiếc về tỉ vong hay mắc bệnh sức khỏe sinh
sản do thiếu kiến thức và thông tin.
Tóm lại
Công tác xã hội là một ngành khoa học mang tính chuyên ngành, chính vì vậy từ
tất cả các góc nhìn xã hội, văn hóa, y học, chúng tôi đã kết hợp lại để nghiên cứu truyền
thông dƣới góc độ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ tại địa bàn thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Trong tất cả những nghiên cứu trƣớc đấy về truyền thông nâng cao nhận thức chăm sóc
sức khỏe sinh sản của phụ nữ vẫn chỉ là những nghiên cứu về các công tác tuyên truyền
đơn thuần do một hoặc hai tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phƣơng nhận thấy sự cần thiết
của vấn đề nên thực hiện mà chƣa biết cách kết nối và tận dụng những nguồn lực cộng
đồng sẵn có tại địa phƣơng nhƣ tài lực, vật lực và nhân lực sẵn có tại địa phƣơng để mở
rộng phạm vi và chất lƣợng của công tác truyền thông. Các công tác truyền thông trƣớc
đây chủ yếu mới chỉ là truyền thông một chiều mà chƣa có đƣợc kết quả phản hồi của
ngƣời nhận thông tin truyền thông, từ đó chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu thiết thực, hiệu quả
của các thông tin truyền thông. Từ những hạn chế đó nghiên cứu của chúng tôi sẽ đề cập
đến một khía cạnh khác hơn đó là đánh giá và tận dụng các nguồn lực truyền thông tại
cộng đồng và từ đó kiến tạo một mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng
cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Trong đề tài này chúng tôi cố gắng vận dụng những lí thuyết của một vài ngành
khoa học gần gũi nhƣ: Xã hội học, tâm lí học xã hội và một mô hình truyền thông dựa
vào cộng đồng để tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và đánh giá thực trạng về nhận thức,
đánh giá nhu cầu và nguồn lực truyền thông để từ đó kiến tạo một mô hình can thiệp
nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại địa bàn thị trấn
Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong quá trình thực hiện, đề tài nghiên cứu “Truyền thông dựa vào cộng đồng
nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại thị trấn Phong
Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” đã thực sự mang lại một số mặt ƣu điểm trong
cuộc sống.
Nâng cao nhận thức của chính bản ngƣời phụ nữ địa phƣơng về tầm quan trọng
của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản từ đó cũng có nhƣng tác động không nhỏ đến nhận
thức của gia đình và cộng đồng địa phƣơng trong các vấn đề về sức khỏe của ngƣời phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn.
Từ những số liệu và kết quả điều tra nghiên cứu của đề tài, Hội phụ nữ là cơ quan
đoàn thể xã hội gần nhất với chị em phụ nữ có những kế hoạch kết nối các nguồn lực
truyền thông để từ đó xây dựng các mô hình truyền thông hiệu quả và thiết thực hơn phù
hợp với tình hình thực tế địa bàn.
Chính quyền địa phƣơng cũng đã hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác truyền
thông dựa vào cộng đồng từ đó đã có những chính sách hỗ trợ và sự quan tâm hợp lí đến
các kế hoạch hiện có và trong tƣơng tai tại địa phƣơng. Đề tài cũng khẳng định đƣợc vai
trò vô cùng quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong công tác truyền thông dựa vào
cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bên cạnh
đó nghiên cứu còn đè xuất xây dựng một mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm
nâng cao nhận thƣc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ phù hợp với địa phƣơng.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho phụ nữ (tập trung vào độ tuổi sinh sản phổ biến từ 18 tuổi đến 40 tuổi)
4.2. Khách thể nghiên cứu
Những đối tƣợng mà đề tài chúng tôi nghiên cứu bao gồm:
Những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhƣng tập trung vào độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi
(đây là độ tuổi sinh sản phổ biến của phụ nữ tại địa phƣơng)
Cán bộ Hội phụ nữ địa phƣơng
Cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em
Cán bộ trạm y tế
Lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể xã hội tại địa phƣơng
Một số chủ doanh nghiệp và cơ quan trên địa bàn nghiên cứu
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/ 2015 đến tháng 06/2016.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản
thƣờng có rất nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu nhƣ xã hội học, tâm lí học hay y học
nhƣng trong khuân khổ luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào khía cạnh nội dung
nghiên cứu các yếu tố truyền thông dựa vào cộng đồng bao gồm:
Thực trạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Nguyên nhân của thực trạng trên
Nhu cầu về việc nâng cao nhận thƣc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tại
địa phƣơng
Đánh giá thực trạng truyền thông và nguồn lực truyền thông dựa vào cộng đồng
Nghiên cứu kiến tạo một mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao
nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nƣ.
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của phụ nữ tại địa bàn thị trấn
Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nguyên
nhân, nhu cầu nâng cao, nguồn lực của cộng đồng trong truyền thông, Trên cơ sở đó
kiến tạo một kế hoạch, mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận
thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức
chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Phân tích thực trạng nhận thức của phụ nữ địa phƣơng về chăm sóc sức khỏe sinh
sản
Phân tích những nguyên nhân của thực trạng nhận thức trên
Đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ địa
phƣơng
Đánh giá nguồn lực của cộng đồng trong lĩnh vực truyền thông
Xây dựng một kế hoạch truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận
thƣc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại thị trân Phong Châu, huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng và nguyên nhân nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ hiện
nay tại địa phƣơng nhƣ thế nào?
Nhu cầu tìm hiểu và nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
nhƣ thế nào?
Cộng đồng có những nguồn lực truyền thông gì để phục vụ cho việc nâng cao
nhận thức chăm sóc khỏe sinh sản của phụ nữ?
Làm thế nào để kết nối đƣợc nguồn lực truyền thông dựa vào cộng đồng?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay thực trạng nhận thức của phụ nữ tại thị trấn Phong Châu về chăm sóc sức
khỏe còn ở mức thấp (Ví dụ nhƣ trong nội dung đánh giá kiến thức về thai sản của chị em
tại địa phƣơng thì có đến 79,3% ngƣời không biết thời gian dễ thụ thai trong chu kì kinh
nguyệt, 85,7% ngƣời không có kiến thức đúng về các dấu hiệu có thai sớm, )
Nguyên nhân nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ còn
thấp do: trình độ dân trí chƣa đồng đều, địa hình đi lại khó tiếp cận thông tin và các dịch
vụ y tế, ngƣời phụ nữ chủ yếu làm nông nghiệp nên chƣ có nhiều thông tin và sự quan
tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập tính truyền miệng các kinh nghiệm từ
ngƣời trƣớc có những thông tin chƣa đúng và phản khoa học,
Hiện nay nhu cầu về nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ là
rất cao thể hiện ở những thiếu hụt sau: Thiếu hụt kiến thức về các bệnh lây truyền qua đƣờng
tình dục, thiếu hụt kiến thức về các phƣơng pháp phòng tránh thai an toàn tiên tiến có hiệu
quả cao, thiếu hụt các kiến thức về thai sản và tai biến ản khoa,
Công đồng thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay có rất
nhiều nguồn lực truyền thông khác nhau nhuwngc chƣa có một phƣơng án kết nối để xây
dựng một mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc
sức khỏe sinh sản của phụ nữ hiệu quả.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
Ứng dụng cách tiếp cận từ dƣới lên dựa vào cộng đồng làm nền tảng cho quá trình
nghiên cứu. Tất cả các cách tiếp cận đều tập trung vào: củng cố mọi nguồn lực trong một
cộng đồng, phát triển sự liên quan, tiếp cận nguồn lực cho các thành viên cộng đồng và
phát triển năng lực của các thành viên cộng đồng để sử dụng các nguồn lực.
Nghiên cứu đƣợc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên trong phát triển cộng
đồng nhằm vào các mục đích cụ thể:
Tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của ngƣời dân đối với hoạt động truyền thông dựa
vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Cách
tiếp cận này luôn bám sát tình hình thực tế cộng đồng tại địa phƣơng, tìm hiểu nhu cầu và
nguồn lực dựa trên tình hình địa lí, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Từ đó đƣa ta
hƣớng đến liên kết các nguồn lực lại với nhau nhằm xây dựng một mô hình truyền thông
hiệu quả và phù hợp nhất.
8.2. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
8.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua nguồn tài
liệu có sẵn. Nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004675_3946_2003230.pdf