MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Ý nghĩa l{ luận và thực tiễn của đề tài 8
7. Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN
THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 10
1.1. Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ 10
1.1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ . 10
1.1.2. Khái niệm truyền thông và truyền thông về khoa học và công nghệ .
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về Phát triển khoa học và công nghệ và vai
trò của báo chí và truyền thông hiện nay
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
1.2.2. Vai trò của báo chí và truyền thông trong hoạt động khoa học và công nghệ.
1.3. Thế mạnh và hạn chế truyền hình trong việc truyền thông về khoa học và công nghệ
1.3.1. Thế mạnh của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ.
1.3.2. Hạn chế của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH VỀ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM .
2.1. Quy trình tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình Công nghệ và Đời sống (VTV1) và
chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2)
2.1.1. Xác định đề tài và phân công thực hiện.
2.1.2. Lập đề cương và kế hoạch sản xuất tiền kz .
2.1.3. Thực hiện các khâu hậu kz, hoàn thành sản phẩm.
2.1.4. Nghiệm thu và phát sóng.
20 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu tần suất xem chương trình khoa học và công nghệ theo khảo sát từ phiếu điều
tra xã hội học online ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.6. Số liệu khảo sát nội dung được công chúng quan tâm khi xem các chương trình khoa
học và công nghệ ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục hình ảnh
Hình ảnh 2.1. Minh họa thiết bị lọc bụi trong chương trình Bảy ngày công nghệ 8/9/2014 ...... Error!
Bookmark not defined.
Hình ảnh 2.2. Minh họa chương trình Công nghệ và Đời sống ngày 28/12/2014 .... Error! Bookmark
not defined.
Hình ảnh 2.3. Tin ngắn về Lễ trao giải Sao Khuê trên chuyên mục Bảy ngày công nghệ ... Error! Bookmark
not defined.
Hình ảnh 2.4. Phóng sự Cảnh báo tình trạng lừa đảo qua facebook ... Error! Bookmark not defined.
Hình ảnh 2.5. Phóng sự chân dung vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân, Lê Kim Ngọc ở Làng trẻ em
SOS Đà Lạt ............................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Hình ảnh 2.6. Biên tập viên Hà Bình thực hiện phỏng vấn khách mời tại trường quay ............. Error!
Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển trong thời kz quá trình toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Trên thế giới, tốc độ phát minh khoa học ngày càng
gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng đang ngày càng được rút ngắn.
Đối với Việt Nam, đẩy mạnh sự phát triển khoa học và công nghệ không chỉ bắt nguồn từ đòi hỏi
bức xúc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn bắt nguồn từ yêu cầu phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển khoa học và công nghệ góp phần tăng nhanh
năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng đến xây dựng lộ trình phát triển
kinh tế tri thức và nền kinh tế xanh, bền vững đến năm 2020. Do vậy, thời gian gần đây, các hoạt
động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ được đẩy mạnh, quản l{ khoa học – công nghệ
có đổi mới, thị trường khoa học và công nghệ được hình thành, đầu tư cho khoa học và công nghệ
được nâng lên.
Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển khoa học và công nghệ như: Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết 46/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW;
Luật khoa học và công nghệ (năm 2013) và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011 – 2020 theo quyết định số 418 QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ năm 2012. Các chủ trương,
chính sách này đều nhấn mạnh vai trò của hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ.
Để hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành khoa học và công nghệ
Việt Nam cũng có nhiều đột phá lớn trong nghiên cứu, phát minh, chuyển giao và ứng dụng khoa
học và công nghệ. Nếu như năm 2013 được đánh giá là một năm sôi động của ngành khoa học và
công nghệ thì năm 2014 là một năm đánh dấu những bước tiến lớn của ngành với nhiều thành
tựu nghiên cứu nổi bật như: Nghiên cứu thành công vắc xin Rotavin – M1 phòng bệnh tiêu chảy;
Ghép thành công tụy thận từ người cho chết não; Làm chủ công nghệ trong công tác đóng tàu
quân sự; Chế tạo và thương mại hóa sản phẩm vi mạch đầu tiên; Hạ thủy thành công giàn trung
tâm HRD sử dụng để khai thác dầu mỏ xuất khẩu cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Cùng
với những thành quả mang tính đột phá của ngành khoa học và công nghệ, lực lượng báo chí và
đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo khắp cả nước đã liên tục sát cánh cùng ngành khoa học
và công nghệ, tích cực tham gia truyền thông về khoa học và công nghệ. Như vậy, để khoa học và
công nghệ đạt được các mục tiêu đề ra và ngày càng phát triển thì vai trò của hoạt động truyền
thông về khoa học và công nghệ được ghi nhận và đánh giá cao. Truyền thông khoa học và công
nghệ là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều đối tượng để cùng nhau chia sẻ
các thông tin, kiến thức, thái độ, kinh nghiệm và kỹ năng về khoa học và công nghệ, nhằm nâng
cao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tượng được tác động. Có thể nói, trong kỷ nguyên khoa
học và công nghệ, truyền thông khoa học và công nghệ góp phần tạo ra một xã hội đổi mới sáng
tạo, một thế hệ nhà khoa học, doanh nhân kiểu mới, tận tụy nghiên cứu và ứng dụng khoa học và
2
công nghệ, gắn với nhu cầu của đất nước, gắn với hoàn cảnh, môi trường hội nhập hiện nay.Quyết
định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ giai đoạn 2011 – 2020, có 6 giải pháp thì giải pháp thứ 6 chính là thông tin, truyền thông
khoa học và công nghệ. Theo đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò
của khoa học và công nghệ. Tăng cường hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong
xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, pháp luật về khoa học và
công nghệ, về vai trò động lực then chốt của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Qua đây, có thể điểm qua những vai trò chính của báo chí, truyền thông
trong phát triển khoa học và công nghệ như sau:
Trước hết, báo chí, truyền thông luôn đi đầu trong tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách
về khoa học và công nghệ. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tác động vào việc vận động
chính sách, tạo dư luận xã hội hướng tới hoàn thiện các cơ sở pháp l{, thể chế, chính sách cho
phát triển khoa học và công nghệ. Điển hình là khoa học và công nghệ đã được thông qua với tỉ lệ
phiếu rất cao, các chủ trương, chính sách do Bộ khoa học và công nghệ xin { kiến của các Bộ,
ngành,... cũng nhận được sự đồng thuận cao.
Phản ánh thực trạng và phản biện xã hội trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: Báo chí truyền
thông chính là cầu nối 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học - Doanh nghiệp – Nhà nông, tham gia tích
cực vào thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ mới.
Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông cũng thường xuyên nêu gương các điển hình tiên tiến,
mô hình, cách làm mới trong hoạt động khoa học và công nghệ, nhằm nhân rộng kết quả
nghiên cứu, đưa những hiệu quả thiết thực nhất vào đời sống .
Truyền thông về khoa học và công nghệ còn đóng vai trò làm diễn đàn xã hội, đăng tải các luồng {
kiến khác nhau về vấn đề khoa học và công nghệ của đất nước, các địa phương, các ngành. Đặc
biệt là đăng tải { kiến của chuyên gia, nhà quản l{ về một vấn đề khoa học và công nghệ đang
tranh cãi, { kiến người dân được thụ hưởng hoặc chịu tác động hoạt động khoa học và công nghệ
đó. Đồng thời, tổng kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để điều chỉnh chủ trương, chính sách
cho phù hợp, nhất là những lĩnh vực có ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống nhân dân.
Thông tin về khoa học và công nghệ đang xuất hiện hàng ngày, hàng giờ trên các tờ báo, trang
báo, các đài phát thanh, truyền hình. Đặc biệt, trên các đài truyền hình còn có nhiều chuyên đề,
chuyên mục riêng về khoa học và công nghệ như: Tuần công nghệ (VTC2), Xã hội thông tin (VTC1),
Bảy ngày công nghệ (VTV2) và Công nghệ - Đời sống (VTV1)....Có thể nói, truyền hình vẫn đã và
đang là kênh truyền thông hấp dẫn và phổ biến ở Việt Nam.
Song thực trạng chung của truyền thông về khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay như thế
nào? Hiện nay, công tác truyền thông trên truyền hình đang được thực hiện ra sao? Hoạt
động này mang lại những hiệu quả thực tế như thế nào phục vụ cho chiến lược phát triển
khoa học và công nghệcủa Chính phủ? Đây là câu hỏi đang được đặt ra cho các nhà quản l{,
nhà khoa học, chuyên gia và những người làm truyền thông về khoa học công nghệ.
Qua nghiên cứu, thì hiện mới chỉ có một vài hội thảo và một vài công trình lẻ tẻ bàn về truyền
thông khoa học và công nghệ nói chung và truyền thông về khoa học và công nghệ trên truyền
3
hình nói riêng. Đặc biệt là với Đài Truyền hình Việt Nam - một trong những cơ quan báo chí đi đầu
trong truyền thông khoa học và công nghệ, trong đó, hai chương trình điển hình là: Công nghệ và
Đời sống – chương trình khoa học và công nghệ ra đời từ nửa đầu những năm 2000, một trong
các chương trình truyền thông về khoa học và công nghệ sớm nhất và chương trình Bảy ngày
Công nghệ - là chương trình được coi là đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực truyền thông về khoa học
và công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam, thì thực sự chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu cụ thể về vấn đề này.
Đây chính là l{ do mà tác giả lựa chọn đề tài "Truyền thông về khoa học công nghệ trên Đài
Truyền hình Việt Nam" (Khảo sát chương trình Công nghệ - Đời sống trên VTV1, và Bảy ngày
Công nghệ trên VTV2 năm 2014) để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Khoa học và công nghệ có mặt ở tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Khoa học và
công nghệ tạo nên sự sáng tạo, sự đổi mới, thậm chí tạo nên một sự thay đổi lớn đến không ngờ.
Hiểu rõ khoa học và công nghệ sẽ làm cho chất lượng cuộc sống (vật chất và tinh thần) được nâng
cao, sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ con người được nâng lên rất nhiều. Ham mê tìm tòi, nghiên cứu,
sáng tạo đã trở thành nét văn hóa của mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ. Do vậy, hoạt động
truyền thông khoa học và công nghệ đã được triển khai hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Bên cạnh
đó, chuyên gia nhiều nước đã có những nghiên cứu khoa học rất sâu sắc về sự phát triển của khoa
học và công nghệ như: Cuốn “White Paper”(Sách Trắng) của Cục Khoa học và Công Nghệ Nhật Bản
xuất bản từ năm 1958 về thực trạng phát triển khoa học và công nghệ của Nhật Bản.
Song, trong luận văn này, tác giả chủ yếu đi sâu vàocông trình nghiên cứu về vấn đề truyền thông
về khoa học công nghệ. Điển hình cho nghiên cứu về chủ đề này là cuốn “Journalism, Science and
Society: Science Communication between News and Public Relations”của Martin W. Bauer và
Massimiano Bucchi – hai giáo sư tại trường Kinh tế London, xuất bản năm 2007. Martin W. Bauer
và Massimiano Bucchi là các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sự tương tác giữa khoa học và
công nghệ với truyền thông và thái độ của công chúng với khoa học và công nghệ. Cuốn sách có
286 trang, tập trung vào hai mục đích chính:
Thứ nhất, chỉ ra sự gia tăng của các bảo trợ cá nhân với các nghiên cứu khoa học làm thay đổi bản
chất của quá trình truyền thông khoa học bằng cách dùng tư duy xúc tiến thương mại thay vì tư
duy báo cáo khoa học.
Thứ hai, các tổ chức khoa học đang ngày càng áp dụng nhiều chiến lược và chiến thuật truyền
thông độc đáo để quảng bá hình ảnh, uy tín và điều hành sản phẩm.
Với các mục đích này, cuốn sách bao gồm bốn phần:
Chương 1: Các tác giả giới thiệu chung về những thay đổi của bối cảnh truyền thông khoa học
trong nửa sau thế kỷ XX.
4
Chương 2: Đánh giá của các chuyên gia về quá trình truyền thông khoa học và đề nghị một số giải pháp
dựa trên những lĩnh vực mà họ đang theo đuổi.
Chương 3: Phân tích các trường hợp nghiên cứu cụ thể để đưa ra những xu thế mới nổi trong lĩnh
vực truyền thông khoa học.
Chương 4: Khái quát chung của các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông khoa học trên toàn
cầu. Các chuyên gia truyền thông khoa học đến từ các nước Nhật, Hàn Quốc, Australia, Nam Phi,
Mỹ cùng bình luận về những trường hợp nghiên cứu cụ thể và đặt ra câu hỏi: Liệu các vấn đề này
nổi lên trên toàn cầu hay chỉ thuộc cấp độ khu vực, địa phương? Và trong mỗi trường hợp cụ thể
thì vai trò của các nhà báo, cũng như vai trò của truyền thông sẽ thể hiện như thế nào để mang lại
hiệu quả tốt nhất?
Như vậy, các tài liệu về truyền thông khoa học và công nghệ ở ngoài nước cũng tương đối đa
dạng, nhưng vẫn chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về hiệu quả truyền thông khoa
học và công nghệ trên truyền hình.
2.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với các
quan báo chí nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ. Đã có nhiều
chương trình, chuyên trang khoa học và công nghệ ra đời với sự hợp tác của Bộ với các cơ quan
thông tấn, báo chí như trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2), Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân....Đồng thời các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh và
thành phố, Sở khoa học và công nghệ địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa
học và công nghệ....cũng đã xây dựng nhiều chuyên trang hoặc chuyên mục về khoa học và công
nghệ. Các hoạt động truyền thông này không chỉ là cầu nối gắn kết 4 nhà: Nhà nước – nhà khoa
học – doanh nghiệp và nhà nông, mà còn góp phần tạo những chuyển biến lớn, thúc đẩy khoa học
và công nghệ phát triển.
Song về các công trình nghiên cứu thì hiện nay có rất ít các đề tài tiếp cận dưới góc độ báo chí về
công tác truyền thông khoa học và công nghệ:
Đề tài “Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến con người Việt Nam hiện nay”, luận văn
Thạc sỹ ngành Báo chí năm 2005 của tác giả Lê Thị Thắm, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn. Luận văn khái quát tình hình phát triểnkhoa học và công nghệ ỏ Việt Nam. Đồng thời phân
tích sự tác động của khoa học hiện đại đến con người Việt Nam. Từ đó đưa ra các dạng phác thảo
xây dựng con người Việt Nam phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu công
cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta. Tuy vậy, luận văn chưa đề cập đến vấn đề truyền
thông về khoa học và công nghệ trên truyền hình.
Luận văn thạc sĩ “Thông tin Khoa học Công nghệ trên sóng VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam” năm
2013 của tác giả Nguyễn Thu Quyên bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã cơ bản khái
quát được những thông tin khoa học và công nghệ trên truyền hình, song đề tài tập trung chính
vào chương trình “Nhà sáng chế” - một chương trình được mua lại bản quyền của nước ngoài,
được phát sóng trên kênh VTV2. Chương trình này nhằm tôn vinh những phát minh mới của con
5
người. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ khảo sát được trên một kênh và chủ yếu đi vào một chương
trình, nên chưa phân tích sâu được bức tranh toàn cảnh về các chương trình truyền hình khoa học
và công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, trong các hội thảo về khoa học và công nghệ được tổ
chức cũng có một số báo cáo khoa học của các chuyên gia có đề cập đến truyền thông về khoa
học và công nghệ. Đặc biệt, trong Hội nghị khoa học và công nghệ (2013) đã bàn khá toàn diện về
các vấn đề xoay quanh truyền thông vềkhoa học và công nghệ dưới nhiều góc độ như: “Vai trò
của công tác truyền thông với hoạt động khoa học và công nghệ và một số định hướng truyền
thông khoa học và công nghệ” của TSKH Nghiêm Vũ Khải (Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ)
đã nêu lên tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước. Tham
luận “Vai trò của khoa học và công nghệ và thực trạng truyền thông về khoa học và công nghệ
hiện nay” do Nhà báo Trần Đức Chính (Nguyên TBT báo Nhà báo và Công luận) đưa ra những đánh
giá về tác phong chưa chuyên nghiệp của phóng viên, biên tập viên khi truyền thông về khoa học
và công nghệ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, còn một số báo cáo đề
cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học và công nghệ như: “Nâng cao chất
lượng truyền thông phát triển khoa học và công nghệ” của PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng (Học viện
Báo Chí và Tuyên truyền); Báo cáo về “Vấn đề đào tạo cho truyền thông khoa học và công nghệ –
cần tạo bước đột phá trong chiến lược” của PGS.TS.Nguyễn Văn Dững (Học viện Báo chí và Tuyên
Truyền); “Chương trình khoa học và công nghệ trên Đài Tiếng nói Việt Nam: Thực trạng và kinh
nghiệm xây dựng chương trình phát thanh về đề tài khoa học” của Nhà báo Nguyễn Mỹ Hà (Đài
Tiếng nói Việt Nam); “Một số hạn chế về thông tin khoa học và công nghệ trên báo chí: hiện trạng
và giải pháp” của TS. Trần Bá Dung (Hội Nhà báo Việt Nam).
Ngoài ra, tham luận về “Vai trò của Quỹ vì sự phát triển của khoa học và sáng tạo Hàn Quốc trong
hoạt động truyền thông KH&CN” của TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nêu lên những kinh nghiệm truyền thông về khoa học và
công nghệ của Hàn Quốc. Là một trong những biểu tượng xuất sắc về khoa học và công nghệ trên
thế giới, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, truyền thông khoa học là phải được tổ chức mọi nơi,
mọi lúc, tác động từ bên trong tổ chức xã hội nhỏ bé nhất là gia đình, đến cộng đồng và quốc gia...
Qua đây có thể thấy, những bài tham luận này có vai trò rất quan trọng, giúp tác giả có thêm những
kiến thức về truyền thông khoa học và công nghệ trong quá trình làm luận văn, đồng thời thấy rõ
được thực trạng truyền thông về khoa học và công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng
hiện nay. Song vẫn chưa có báo cáo nào thực sự đi sâu tìm hiểu về thực trạng và giải pháp truyền
thông khoa học và công nghệ trên truyền hình từ góc nhìn báo chí học.
Do vậy, luận văn “Truyền thông về Khoa học và Công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam” sẽ làm
rõ hơn các vấn đề về vị thế của truyền thông trong các chính sách khoa học và công nghệ, thực
trạng sản xuất chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ thông qua hai trường hợp cụ
thể là chương trình Công nghệ và Đời sống (VTV1) và Bảy ngày Công nghệ (VTV2) của Đài Truyền
hình Việt Nam. Đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các chương trình này, qua đó đề
ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin.
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về quy trình tổ chức sản xuất, nội dung, hình thức, hiệu quả của
hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ trên Đài truyền hình Việt Nam qua khảo sát
Chương trình Công nghệ Đời sống (VTV1) và Bảy ngày Công nghệ (VTV2) phát sóng năm 2014.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngoài việc cập nhật, hệ thống hóa văn bản về chủ trương chính sách về truyền thông khoa học và
công nghệ trong thời gian gần đây, luận văn đã khảo sát 187 chương trình về khoa học và công
nghệ, trong đó có: 52 chương trình Công nghệ - Đời sống (VTV1) và 135 chương trình Bảy ngày
Công nghệ (VTV2) trong năm 2014
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu l{ luận và khảo sát cụ thể một số chương trình truyền hình khoa học và
công nghệ, mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm:
Bổ sung thông tin khoa học về thực trạng hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ trên
báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong thời gian gần đây.
Đưa ra giải pháp, kiến nghị với ban biên tập các chương trình, cơ quan quản l{ và nghiên cứu về
khoa học và công nghệ, các chuyên gia, các nhà khoa học để nâng cao chất lượng chương trình và
hiệu quả thông tin về khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, luận văn cũng bổ sung tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho ngành báo chí và truyền
thông về các vấn đề liên quan.
4.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển
khoa học và công nghệ, cũng như vai trò, nhiệm vụ của truyền thông khoa học và công nghệ.
Khảo sát thực trạng sản xuất, nội dung, hình thức phát sóng của 52 chương trình Công nghệ - Đời
sống (VTV1) và 135 chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2) ở Đài Truyền hình Việt Nam, để rút
ra các kết luận và chứng cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động truyền thông
khoa học và công nghệ thông qua các kênh VTV1, VTV2 của Đài Truyền Hình Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị với Ban biên tập chương trình, cơ quan quản l{ và nghiên
cứu về khoa học và công nghệ, các chuyên gia, các nhà khoa học để nâng cao chất lượng chương
trình và hiệu quả thông tin về khoa học và công nghệ ở Đài Truyền hình Việt Nam.
7
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung: Dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề về L{ luận về báo
chí – truyền thông; Các vấn đề về truyền thông khoa học và công nghệ và truyền thông trên
truyền hình; Quan điểm chỉ đạo của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển
khoa học và công nghệ.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân
tích nội dung các chương trình truyền hình mà luận văn khảo sát; Phương pháp phỏng vấn sâu
những người thực hiện chương trình, chuyên gia quản l{ khoa học và công nghệ ở Bộ, ngành;
Phương pháp điều tra xã hội học phỏng vấn anket khán giả về hiệu quả xem các chương trình
khoa học và công nghệ trên truyền hình. Các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết
như sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sưu tầm và hệ thống hóa các văn bản pháp quy
liên quan tới hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ như Quyết định 418/QĐ-TTg năm
2012 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-
2020; Luật khoa học và công nghệ năm 2013; Nghị quyết số 20-NQ/TW trong Hội nghị BCH TWĐ
khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa đất nướcNgoài
ra còn nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo tư liệu, tài liệu, các luận văn,
khóa luận ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Báo chí tuyên truyền có liên
quan tới đề tài Truyền thông về khoa học và công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp phân tích nội dung các chương trình truyền hình mà luận văn khảo sát: Đề tài phân tích
sâu quy trình sản xuất chương trình, cũng như nội dung, hình thức thể hiện của 52 chương trình Công
nghệ - Đời sống (VTV1) và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2). Qua đó chỉ rõ ưu, nhược điểm
của từng chương trình và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng chương trình.
- Phương pháp Phỏng vấn sâu những người thực hiện chương trình, chuyên gia quản l{ khoa học
và công nghệ ở Bộ, ngành: Người thực hiện đề tài tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn sâu Phó Tổng
giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phụ trách về khoa học và công nghệ, cùng một lãnh đạo ban
Khoa giáo – VTV2 và hai lãnh đạo phòng sản xuất chương trình công nghệ VTV1, VTV2 cùng hai
phóng viên, biên tập viên phụ trách các chương trình Công nghệ - Đời sống (VTV1) và chương
trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2). Bên cạnh đó, cũng phỏng vấn hai chuyên gia và một nhà quản l{
khoa học và công nghệ ở Bộ Khoa học và Công nghệ về tầm quan trọng của truyền thông khoa học
và công nghệ trên truyền hình. Đồng thời đưa ra đánh giá chung về các chương trình truyền hình
khoa học và công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ thực hiện
phỏng vấn sâu những người trực tiếp tham gia sản xuất chương trình về những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình tuyên truyền, những đề xuất để nâng cao chất lượng chương trình.
8
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với khán giả về hiệu quả xem chương trình khoa học và
công nghệ trên truyền hình: Tác giả sử dụng phương pháp này để thăm dò { kiến của các khán giả.
Mục đích sử dụng phương pháp này cũng để có được kết quả định lượng, mang tính khách quan
liên quan đến hiệu quả truyền thông của các chương trình phát sóng mà tác giả khảo sát. Cụ thể,
tác giả lập bảng hỏi gồm 19 câu hỏi và 200 phiếu hỏi online được phát cho các đối tượng liên
quan. Trong đó phát ra 85 phiếu cho công chúng xem truyền hình, 60 phiếu cho các nhà khoa học
và 55 phiếu cho phóng viên phụ trách khoa học và công nghệ ở các báo, đài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Các hoạt động khoa học và công nghệ đang diễn ra ngày càng sôi động, song để công chúng có thể
thực sự hiểu và “ngấm” vào đời sống thực tiễn thì cần phải có những chiến lược truyền thông
quốc gia mạnh mẽ, xuyên suốt, làm kim chỉ nam định hướng. Hiện nay, ngành khoa học và công
nghệ đã hợp tác với rất nhiều cơ quan báo chí, đặc biệt là truyền hình để tăng cường để tăng
cường sức mạnh tuyên truyền khoa học và công nghệ đến toàn dân. Muốn làm được như vậy, thì
các chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ phải thực sự có chất lượng. Kết quả
nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ có những đóng góp quan trọng cho:
+ Hoạt động thực tiễn của nhà báo trong tác nghiệp các vấn đề về KH&CN, đặc biệt là những
người trực tiếp sản xuất các chương trình Công nghệ và Đời sống (VTV1), chương trình Bảy ngày
Công nghệ(VTV2), để nâng cao hiệu quả thông tin khoa học và công nghệ trên truyền hình, làm tốt
vai trò là cầu nối cung cầu giữa nghiên cứu khoa học và công nghệ với hoạt động sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004424_8046_2006255.pdf