Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân
thần thì Chu Phúc Uy sau khi chống cự quyết liệt với kẻ thù thì ông đã hy mất
tại sông Thiên Đức.
Mục đích của truyện cổ tích là mô tả và diễn tả nhiều nhân vật và cuộc
sống đời thường, truyền thuyết luôn nhấn mạnh tính phi thƣờng của nhân
vật. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ để xây dựng hình tượng, tạo tình tiết là một
việc thông thường trong sáng tác dân gian. Những người anh hùng có nguồn
gốc thần bí, ra đi cũng thần bí tạo ra không khí bí mật và linh thiêng cho sáng
tác truyền thuyết. Tác giả dân gian có niềm tin vào người anh hùng trong
nhân dân là bất tử. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng
sông núi, hồn thiêng dân tộc.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như mặt trời mùa hạ, cậu bé cất tiếng khóc làm chuyển động trời đất,
núi non, cây cỏ. Rồi trời quang, mây tạnh, mọi người lấy làm kỳ lạ. Sinh được
một trăm ngày cậu bé khôi ngô kỳ lạ như trong mộng, cha mẹ đặt tên là Hạo
tự là Phúc Uy và nuôi dưỡng rất chu đáo. Ngày tháng trôi qua, cậu bé thường
ngồi trong phòng yên lặng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm luyện võ, thảo
binh thư, rồi mọi kinh sách đều thông hiểu…” [36/176].
Hình dáng khác thường của hình tượng, nhân vật đã tạo thành dấu ấn
đậm nét trong lòng nhân dân. Người ta ngỡ ngàng trước dung mạo và tài năng
của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết. Điều đó xuất hiện từ niềm
tin với những con người tài giỏi, họ sinh ra và mất đi cũng vì chính cộng đồng
của họ. Nhân dân vốn sùng kính những người anh hùng nên họ muốn những
người anh hùng của mình trở thành phi thường về tất cả: diện mạo, tài năng,
hành động.
3. Môtíp về sự hoá thân.
Việc ra đi khi người anh hùng đã hoàn thiện sự nghiệp của mình nhằm
tôn vinh thêm tầm vóc thần thánh của họ và nó hết sức phổ biến trong các
truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm, truyền thuyết lịch sử. Môtíp hoá
thân hay chính là sự ra đi mang ý nghĩa chuẩn bị cho diễn biến tiếp theo của
câu chuyện. Đặc biệt trong truyền thuyết khi nhân vật hoá chưa phải là kết
thúc. Nhân vật hoá là sự chuẩn bị cho những kỳ tích tiếp theo, những cuộc lập
công mới mà ý nghĩa, hiệu quả của nó đem lại to lớn không kém những chiến
công mà nhân vật lập được khi còn sống.
Môtíp về sự hoá thân ta thường hay gặp trong truyện cổ tích ở hai dạng
thức: Hình tượng, nhân vật hoá thân tạm thời và hình tượng, nhân vật hoá
thân vĩnh viễn. Trong các truyền thuyết hình tượng, nhân vật hoá thân vĩnh
viễn là sự “thiêng hoá” về cái chết của người anh hùng. Truyền thuyết Hai
Bà Trưng kể rằng: Hai Bà do đám mây ngũ sắc cuộn lên trời, hoặc gieo mình
xuống sông tự tận, khí anh linh kết thành tượng đá. Quý Minh trong Sự tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
Cao Sơn, Quý Minh sau khi đánh giặc Thục thua tan tác, ngài về bái tạ chỗ
trú sở đóng quân trước; trời nổi mưa gió, một đám mây sa xuống dinh ngài.
Truyền thuyết bà Triệu kể rằng: Bà Triệu lên đỉnh núi Tùng Sơn mà
chết, anh hồn của bà quyện với thanh gươm báu biến thành ánh hào quang
bay vụt lên trời.
Sự tích Trình An Tể thời Đinh, nhân vật Trình An một hôm thấy trời
mưa gió, Ngài thấy trong mình hiện ra con rồng trắng bay lên trời và Ngài hoá.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng nhà Lý thì sau khi được vua thăng
chức Sơn Nam đạo Chúa tể quan. Sau đó ông không bệnh tự hoá.
Cô gái Vân xinh đẹp trong Giếng Vân thì hoá thành con chim bồ câu
bay lên cao giữa mây trắng bay bổng, còn người yêu nàng là Hoàng Tốn cũng
hoá thành chim vàng anh vỗ cánh bay lên một đám mây vàng…
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên
thần thì khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, chúng lấy tay làm kiệu định rước ngài
về làng thì bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp
nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân
thần thì Chu Phúc Uy sau khi chống cự quyết liệt với kẻ thù thì ông đã hy mất
tại sông Thiên Đức.
Mục đích của truyện cổ tích là mô tả và diễn tả nhiều nhân vật và cuộc
sống đời thường, truyền thuyết luôn nhấn mạnh tính phi thƣờng của nhân
vật. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ để xây dựng hình tượng, tạo tình tiết là một
việc thông thường trong sáng tác dân gian. Những người anh hùng có nguồn
gốc thần bí, ra đi cũng thần bí tạo ra không khí bí mật và linh thiêng cho sáng
tác truyền thuyết. Tác giả dân gian có niềm tin vào người anh hùng trong
nhân dân là bất tử. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng
sông núi, hồn thiêng dân tộc.
Hình tượng Phi Bồng Nguyên soái sinh ra từ khe đá khi bị phát hiện đã
vụt bay lên trời và còn nói vọng lại: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu
Thượng đế” [35/19] là một cách nhân hoá, ca ngợi mục đích và sứ mạng cao
cả của Phi Bồng Nguyên soái. Đó là một siêu nhiên, một thiên tướng được
nhân dân xây dựng theo nguyên tắc điển hình hoá. Trong mọi cách kết thúc
thì cách hoá về trời “tối ưu” hơn cả, làm cho hình tượng, nhân vật có thể
thông tỏ mọi việc trong trần thế như trong lòng bàn tay, có thể hô phong, hoán
vũ để cứu giúp nhân dân thoát khỏi đại nạn, đó mới chính là mơ ước của nhân
dân. Mơ ước đó chứng tỏ nghệ thuật sáng tạo của dân tộc ta thời xưa thật tế
nhị, tinh tuý, thanh cao.
Trong cuộc sống thực tế con người không thể vượt qua được cái chết,
đó là điều mà không ai phủ nhận. Nhưng tác giả dân gian lại không chấp nhận
điều đó với những hình tượng mà họ ngưỡng mộ, hay những người anh hùng
vì dân vì nước. Vì vậy, nhân dân đã lựa chọn truyền thuyết, thêm vào đó
những yếu tố kỳ ảo và ước mơ để họ sống mãi. Nói như tác giả Trần Thị An:
“Chết tức là mở ra một đời sống mới với cấp độ và tinh thần cao hơn, người
anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân, trở thành
bất tử” [8/42]. Mặc dù trong thực tế điều đó không hề có thực nhưng chính vì
sự hữu hạn của con người, người xưa càng tuyệt đối hoá các vị thần. Tuyệt
đối hoá cũng là mơ ước, khao khát vươn lên tầm vóc của các vị thần, có sức
mạnh và khả năng thần linh, và một trong những ước mơ đó là có cuộc sống
bất tử, cũng là tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc ta.
Sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết không
phải là họ mất đi mà đây có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công
và những kỳ tích mới. Họ hoá thân vào trời đất nhưng vẫn canh cánh bên lòng
tình yêu nước, phẩm chất anh hùng, khi đất nước cần họ luôn sẵn sàng trợ
giúp và họ xứng đáng được đời đời con cháu tôn thờ, ngưỡng vọng.
4. Môtíp hiển linh, âm phù.
Như trên đã nói, sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền
thuyết có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công oai hùng của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
Đó là niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào những người anh hùng sẽ còn tiếp
tục âm phù cho cộng đồng, cho xã tắc, vào những lúc thiên tai hay giặc giã.
Đến thế kỷ thứ XIX nhà văn mù Nguyễn Đình Chiểu vẫn tin rằng khi con
người mất đi vẫn có thể trợ giúp đánh kẻ thù xâm lược, nên trong Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc ông đã viết: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh
hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác
cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”.
Hiển linh, âm phù là môtíp chiếm số lượng nhiều nhất trong thể loại
truyền thuyết. Giáo sư Kiều Thu Hoạch đã nhận xét đặc điểm của môtíp này là
môtíp “Thường được biểu hiện dưới hình thức những phép thiêng, thuật lạ
nhằm phát huy thêm tài năng, uy đức của nhân vật khi còn sống và cuối cùng
là để thực hiện không ngoài những công việc ích nước lợi dân, hoặc đánh giặc,
hoặc chống hạn, đặc biệt một nhân vật có thể âm phù nhiều đời vua kế tiếp về
sau”.
Trong tất cả các môtíp trong truyền thuyết thì môtíp hiển linh, âm phù
người đọc thấy được bóng dáng của thần thoại. Những bậc Thần, Thánh hay
anh hồn của những bậc anh hùng trở thành lực lượng siêu nhiên và đóng góp
to lớn trong công cuộc chống lại thiên tai, địch hoạ. Đó mới chính là biểu hiện
cụ thể của nhân dân ta vì sức sống bất diệt của truyền thống dân tộc. Truyền
thống ấy là sức mạnh được tích tụ từ ngàn đời để làm nên mọi chiến thắng.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương
kể rằng: “Sau khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, ngài vọt thẳng lên trời và bọn trẻ
đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hạo Thiên
Đại tướng quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu
về chầu Thượng đế. Bọn trẻ đều lấy làm kinh sợ, khi trở về nói lại cho mọi
người, mọi người tụ họp ở nơi đó thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một
thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ. Từ đó anh linh hiển
ứng, bảo hộ cho nhân dân khoẻ mạnh, giàu có vậy”.[35/19]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Khi Lê Đại Hành chống Tống: “… Đêm đó, vua ngự lại, mơ màng nhìn
lên thấy ánh sáng màu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng toạ mười
mấy vị, bên trái là Bát bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim
thân sắc tướng nói: đêm qua Thiên đình tụ hội bách thần nghị định về việc
của nước Nam dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần, để cứu vớt
đại nạn ở nhân gian.” [35/294]
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ
nhất, vua Trần Nhân Tông đã lập đàn cầu tế tại đây. Trong cuộc kháng chiến
quân ta đi đến đâu, quân giặc tan tác tới đó. Nhà vua như thấy mình anh minh
hơn trong việc dùng người nên cuối cùng quân giặc đã tan dã, làm nên chiến
thắng khởi đầu vô cùng quan trọng trong công cuộc chống quân Nguyên
Mông về sau này.[35/295]
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3, kể rằng: “…
Vào thời Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên, một hôm tại quân doanh ở Vạn
Kiếp, đêm đã về khuya, Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm việc. Nỗi lo
của người là thiếu nhiều thuyền chiến để bày trận. Thời gian gấp lắm, cho
đóng không sao kịp nữa. Mệt quá, Hưng Đạo thiếp đi bên án thư. Bỗng nhiên
người thấy một vị thần linh tướng mạo khác thường, mắt sáng như sao, mặc
áo bào đỏ, đến bên người tự xưng: “ Ta là Phi Bồng Đại tướng quân, hay còn
gọi là Đức Thánh Yên Mô, biết tướng quân không đủ thuyền bày trận chống
giặc, vậy sáng mai tướng quân ra bến Lục Đầu, ta sẽ cấp”. Sáng hôm sau vừa
tỉnh dậy, vị đại tướng nhà Trần đã được quân sĩ trình tâu: “ Đêm qua, không
biết thuyền ở đâu kéo về dày đặc cả bến sông”. Hưng Đạo vội chạy ra xem,
vô cùng sửng sốt thấy lời trong mơ ứng nghiệm…” [34/26]
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về Nhân thần thì
sau khi Chu Phúc Uy hy sinh tại sông Thiên Đức, có kể rằng: “ Đến triều hậu
Lý, Lý Thái Tông (1028 - 1054) đi chơi ở chùa Cổ Pháp bên sông Đức Giang.
Ngủ mộng thấy thiên hạ gặp loạn, lại thấy có nhà đêm đến tên họ hiện rõ trên
trời, ban ngày biến mất. Vua hỏi người già mới biết sự tích Phi Bồng, liền cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
dựng miếu, đắp tượng, cho người trông nom, thờ phụng, lại ban sắc “Thượng
Đẳng Thần”, cho trang Yên Mô làm Thang Mộc Ấp, sau lại gia phong cho
ông danh hiệu: “Hạo Thiên Phi Bồng”. Khi đánh giặc Chiêm Thành bên sông
Thiên Đức, Thái Tông liên tiếp thắng trận, người cho rằng Phi Bồng ngầm
giúp. Dẹp xong giặc giã, đất nước thanh bình, vua ban sắc đổi Yên Mô thành
Phấn Lôi trang để ghi nhớ công lao của thần Phi Bồng”.
Phi Bồng Nguyên soái cũng luôn “hiển linh âm phù” cho nhân dân mỗi
khi có thiên tai địch hoạ. Ngài đã phù trợ cho thôn Giang Hạ (xã Tân Dân)
cùng các vùng lân cận thoát khỏi hạn hán, giúp cho làng Yên Mô luôn mưa
thuận gió hoà. Trong tâm thức của nhân dân, Phi Bồng Nguyên soái luôn là
một vị thần che chở cho làng xóm cũng như các vùng xung quanh. Tín
ngưỡng đó xuyên suốt bao thế hệ người dân, qua các triều đại, cho đến tận
ngày nay.
Cùng với tín ngưỡng của nhân dân thì môtíp hiển linh âm phù được thể
hiện cơ bản trong thể loại truyền thuyết. Trong Truyền thuyết Bà Triệu kể
lại: “Khi Lý Bôn khởi nghĩa, ông nằm mộng thấy Bà Triệu hẹn giúp sức để
tiêu diệt quân nhà Lương. Quả nhiên trong một trận giao tranh, bỗng có cơn
lốc nổi lên làm cho bọn tướng giặc là Tôn Quýnh, Lý Tử Hùng tối tăm mặt
mũi, bị Lý Bôn đánh cho tan nát. Sau khi lên ngôi hoàng đế Lý Bôn đã cho
xây đền thờ và lăng mộ Bà Triệu để nhớ ơn phù trợ của Bà”. Trong Truyền
thuyết Hai Bà Trưng, Hai Bà đã hiển linh giúp vua Lý Anh Tông vượt qua
cơn đại nạn. Truyền thuyết Ngô Quyền thắng quân Nam Hán có chép: “Khi
Ngô Tiên chúa lập quốc, quân phương Bắc vào ăn cướp; Tiên chúa lo lắng,
đêm nằm mộng, bỗng nhiên thấy một ông già đầu bạc, áo mũ nghiêm trang
đẹp đẽ, quạt lông, gậy trúc, tự xưng họ tên và nói: Tôi đã đem vạn đội thần
binh mai phục trước ở chỗ hiểm yếu, chúa công mau mau tiến quân chống
giặc đi, tức khắc có sức âm trợ, không nên lo ngại. Quả nhiên trận đánh trên
sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đại thắng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
Môtíp hiển linh âm phù trong tâm thức của người dân là sự kết tinh, tụ
hội của khí thiêng sông núi, là người trời giáng sinh để cứu giúp cho quốc gia
yên bình, nhân dân được ấm no. “ Nghệ thuật bất tử hoá đó khiến hình tượng,
nhân vật vẫn là hình tượng, nhân vật lịch sử nhưng lung linh mầu sắc thần
thoại và ngưng đọng trong đó niềm ngưỡng mộ của nhân dân”.[14/58]
Trong tất cả các môtíp đã trình bày ở trên thì môtíp hiển linh âm phù
được nhân dân quan tâm nhất, chú trọng xây dựng vừa có tính kỳ ảo, vừa
trùng khít với những chiến công trong lịch sử dân tộc. Tác giả dân gian muốn
nâng những chiến công đó lên là thành quả tổng hợp của sức mạnh dân tộc,
của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập. Bởi trong cội nguồn, gốc rễ của
dân tộc đều trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do vậy, bảo vệ và giữ gìn nền độc
lập dân tộc là trách nhiệm của chung tất cả mọi thế hệ, bảo vệ tổ quốc cũng
chính là bảo vệ nòi giống của chính bản thân mình.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta thì nhân dân ta
luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và kẻ thù xâm lược. Một
trong những yếu tố tạo nên sức mạnh để chiến thắng của nhân dân là niềm tự
hào về quá khứ anh hùng, là niềm tin vào vận mệnh của non sông đất nước.
Những nhân vật anh hùng như Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng,
Phùng Hưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… từ lâu
được nhân dân tôn làm bậc Thánh, bậc Thần có phép mầu nhiệm để bảo vệ
non sông. Niềm tin vào sự bất diệt và phù trợ của các thánh nhân là bất diệt và
nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tâm thức của nhân dân. Đinh Gia
Khánh đã nhận xét: “Các nhân vật anh hùng được tôn làm thần linh đã sống
trong nhân dân như là những sức mạnh tinh thần áp đảo uy thế của bọn xâm
lược, như là những ánh hào quang chói lọi soi đường cho dân tộc tiến lên
trong đêm dài của những thế kỷ mất nước. Các nhân vật anh hùng được
tưởng tượng lại như là một sự viện trợ tinh thần cho con cháu mỗi khi gặp
khó khăn. Do đó, các anh hùng đời sau thường cầu viện anh hùng đời trước”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
Từ xa xưa cho đến ngày nay dân tộc ta luôn có tục thờ cúng ông bà tổ
tiên, lập đền, chùa, miếu mạo… thờ cúng những người có công với nước, với
làng, hay ông tổ của những nghề truyền thống là một tín ngưỡng, văn hoá
“uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Bên cạnh đó nhân dân cũng
luôn có ý thức âm phù, đã trở thành một công thức cho các tác giả viết thần
tích cho đền, chùa, miếu mạo… để có niềm tin và thờ cúng. Điều này phản
ánh một tín ngưỡng duy tâm nhưng lại mang tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc.
Tất cả những người dân Việt Nam khi nghe một truyền thuyết thì “niềm
tin” vào câu chuyện được kể như mới xảy ra, bởi nó được dẫn chứng hết sức
cụ thể. Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái những phép mầu nhiệm
của ngài được thể hiện trên các di vật còn lại làm cho người nghe không thể
không tin, bởi làm được như vậy không thể là những con người bình thường:
những vệt kéo thuyền từ đền Hoá đến Kiếp Bạc và ngược lại, trên hòn đá có
“lốt chân ” của Thần (to và rộng) đi giúp Trần Hưng Đạo… Truyền thuyết có
thể căn cứ vào những hiện tượng của tự nhiên và thổi vào đó những yếu tố
thần kỳ gắn với câu chuyện lịch sử, “nó cho thấy phần khuất lấp của thực tại
do bị che đậy hoặc phần bí ẩn của đời sống con người mà con người chưa
biết được”. Đó cũng là tâm thức sùng bái các anh hùng mang mầu sắc thần
linh, tôn giáo và truyền thuyết đã góp phần tái hiện, tạo dựng người anh hùng
một cách kỳ vĩ, sống động.
Tìm hiểu các môtíp chúng ta đều nhận thấy truyền thuyết bắt nguồn và ra
đời từ lòng thần thoại. Bên cạnh yếu tố kỳ ảo thì truyền thuyết mang trong nó rất
nhiều những giá trị lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo… Truyền thuyết
Phi Bồng Nguyên soái đóng góp nhất định vào những giá trị văn hoá đó.
II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI.
1. Lƣợc đồ kết cấu truyền thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
Lược đồ kết cấu truyền thuyết đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra
quan điểm của mình. Các ý kiến đều cho rằng truyền thuyết có kết cấu đơn
giản, ít chi tiết, trực tuyến, trùng lặp và theo một công thức chung:
1. Xuất thân 2. Sự nghiệp 3. Kết thúc
- Sinh ra - Chinh phục tự nhiên - Chết tại nơi sinh
- Hình dáng dị thường - Đánh giặc - Hoá vào sông núi
- Tuổi thơ kỳ lạ - Thờ làm thần
Truyền thuyết thường triển khai cốt truyện trên một trục chung, do có sự
trùng lặp các môtíp ở nhiều cốt truyện khác nhau. Ngoài ba sự kiện trên, hầu như
cốt truyện không phát triển thêm những chi tiết phụ, rườm rà vào cốt truyện. Sự
khác nhau giữa các truyền thuyết dân gian chỉ là sự khác nhau của chi tiết, lời
kể, do tâm lý và đặc thù của mỗi địa phương quy định.
Truyền thuyết là một thể loại hầu như dựa trên một cốt truyện tương
đối giống nhau, nhưng nhìn sâu vào kết cấu thì ta sẽ thấy hoàn toàn khác.
Trong mỗi truyền thuyết nhằm giải thích một vấn đề, hay một hiện tượng nào
đó thì nó thường dồn nén trong đó nhiều vấn đề như phong tục, tập quán, tôn
giáo… chứ không hẳn chỉ có vấn đề giải thích, lý giải. Có thể nói, tính
nguyên hợp, một đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian được in dấu vào
trong truyền thuyết rất sâu đậm. Đi sâu phân tích các truyền thuyết sẽ thấy sức
dồn nén của quan niệm, của phong tục, của nghệ thuật biểu diễn ở trong
truyền thuyết là rất nặng, rất chặt. Nếu chúng ta nhìn nhận truyền thuyết chỉ ở
góc độ, ở một lĩnh vực sẽ không thấy hết chiều sâu của nó. Ngược lại truyền
thuyết không hề đơn điệu, nó là một thể loại thực sự độc lập và độc đáo.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở cả yếu tố Nhiên thần và Nhân
thần đều mang đặc trưng của truyện kể truyền miệng. Mọi chi tiết, tình huống,
hành động đều diễn ra một cách hợp lý, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì
xảy ra sau kể sau, trình tự không gian cũng được tuân thủ theo trình tự thời
gian. Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ngoài những đặc điểm của thể loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
truyền thuyết nói chung thì nó cũng mang đặc điểm của tín ngưỡng địa
phương rõ nét:
+ Lai lịch : Nguồn gốc xuất thân, tướng mạo khác thường.
+ Sự nghiệp : Giúp vua Lý Nam Đế trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược phương Bắc.
+ Kết thúc : Hy sinh, bay về trời, hiển linh trợ giúp cho các triều đại về sau.
Đặc biệt trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái có những chi tiết gắn với
việc thờ cúng, lễ hội mà chỉ có ở nơi đây. Trong lễ hội người dân địa phương
nghiêng về thờ cúng Nhiên thần nhiều hơn nhưng cũng không quên người anh
hùng Chu Phúc Uy (phối thờ) nên là lễ hội thờ Thần, rước Thần nhưng cũng
là lễ hội tưởng niệm nhân vật lịch sử, đồng thời cũng là lễ hội của địa phương.
Truyền thuyết du nhập vào lễ hội vẫn giữ lại cái cốt của mình.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vừa có yếu tố Nhiên thần và Nhân
thần nên mô hình kết cấu của truyền thuyết ở điểm chung vẫn giữ được tính
ổn định, nhưng ở những đặc điểm riêng thì Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên
soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần có tính bề rộng hơn, mang đậm tâm
nguyện của người dân địa phương trong cả thờ tự và lễ hội. Nên nó mang
tính sinh động, cụ thể và có nhiều dị bản. Chính vì thế, tính địa phương và
tính nhân dân thể hiện thống nhất, hài hoà trong các truyền thuyết dân gian.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vừa là truyền thuyết phong tục
vừa có dấu ấn của truyền thuyết lịch sử. Dù ở thể loại nào thì đều gắn với
những chiến công trong lịch sử dân tộc. Ngoài những đặc điểm chung trong
kết cấu của thể loại truyền thuyết thì nó cũng mang đặc điểm riêng của truyền
thuyết tín ngưỡng, phong tục của nhân dân Hải Dương.
2. Kết cấu từng mẩu kể riêng lẻ.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần
gồm nhiều mẩu kể riêng lẻ, đặc biệt là những mẩu kể trong việc hiển linh, phù
trợ cho các thế hệ sau. Mỗi mẩu kể này đều có thể đứng riêng, độc lập vì
chúng kể về một sự kiện hoàn chỉnh xoay quanh hình tượng. Chẳng hạn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
Truyền thuyết về thời gian xuất hiện của Phi Bồng Nguyên soái là câu
chuyện kể về thời gian, địa điểm ra đời của ngài hết sức ly kỳ, tạo cho người
nghe về một đứa trẻ đẹp đẽ nhưng lại là một Thiên tướng dũng mãnh của
Ngọc hoàng. Truyền thuyết về việc trợ giúp vua Lý Nam Đế chống ách đô
hộ của giặc phương Bắc đã thể hiện ngài là một Thiên thần linh ứng, luôn có
sự phù trợ đúng lúc để làm nên những chiến thắng. Truyền thuyết trong việc
trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược đã tạo nên
những cơn mưa gió giúp vua đánh thắng và đập tan âm mưu xâm lược của
nhà Tống. Đặc biệt, ngài đã trợ giúp Trần Hưng Đạo hai lần đánh bại quân
Nguyên Mông xâm lược bằng việc cho vị tướng nhà Trần mượn những chiến
thuyền để bày trận tại bến sông Lục Đầu... Những mẩu kể đó rất ngắn gọn
nhưng lại làm nổi bật sự linh ứng của Đức Thánh Phi Bồng Nguyên soái.
Trong truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy thì cũng có thể tách ra
thành những mẩu kể riêng lẻ: Về xuất thân, sự nghiệp, hiển linh âm phù giúp
vua Lý Thái Tông đánh bại quân Chiêm Thành xâm lược. Nhưng dù sao
truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy cũng hẹp hơn so với Truyền thuyết
Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần (Nhà Trần phong ngài là:
Phi Bồng Hạo Thiên Tối Linh Thượng- Thượng - Thượng đẳng thần).
Trên địa bàn huyện Chí Linh thì Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái
được coi là truyền thuyết cổ nhất và cũng là hai ngôi đền duy nhất trên địa
bàn huyện phối thờ cả Nhiên thần và Nhân thần. Do vậy, có rất nhiều những
mẩu kể riêng lẻ tạo thành một dòng chảy làm cho Truyền thuyết Phi Bồng
Nguyên soái càng phong phú, ly kỳ, hấp dẫn. Tại làng Yên Mô (Mô đất bình
yên) là nơi lưu giữ nhiều dấu tích về Thánh Phi Bồng: Đó là hai dải đất kéo
thuyền của ngài giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông xâm
lược. Là hòn đá “Lốt Chân”, dấu tích của ngài đi trợ giúp Trần Hưng Đạo. Là
khu đền Hoá, nơi mà Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo… đã đến
đây cầu mong ngài trợ giúp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Dưới hai ngôi đền còn một loạt những địa danh gắn liền với những
chiến công hiển hách như bến Lục Đầu, đền Vạn Kiếp, dải đồng bằng… Nơi
đây ngài đã tạo ra mưa gió, sấm chớp trợ giúp cho quân và dân ta khẳng định
nền độc lập vững bền. Cũng là nơi mà ngài sinh ra và hoá về trời, tạo nên
những truyền thuyết độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của một địa phương.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nếu tách riêng thành những mẩu
kể riêng lẻ thì đó là một sự kiện hoàn chỉnh, nhưng nếu tập hợp lại thì nó là
một câu chuyện có hệ thống. Người nghe có thể nắm bắt được toàn bộ quá
trình xuất hiện đến việc trợ giúp các cuộc kháng chiến của dân tộc theo đúng
trình tự thời gian trong lịch sử. Tất cả đều được tác giả dân gian chắt lọc để
xây dựng nên một hình tượng vừa cô đọng, vừa toả sáng là cả một sự sáng
tạo. Có thể tách riêng ra để nhấn mạnh một chi tiết nhưng cũng có thể tập hợp
lại mà không hề thiếu lôgíc.
Kết cấu của truyền thuyết là khá phong phú, một mặt vừa ảnh hưởng
của các loại hình văn bản ghi chép truyền thuyết như thần tích, mặt khác, vẫn
giữ được đặc trưng của truyền thuyết truyền miệng là sự rời rạc, lẻ tẻ, vụn vặt.
Những truyền thuyết truyền miệng đang trên quá trình xâu chuỗi, kết hợp để
trở thành những truyền thuyết hoàn chỉnh trong quá trình lưu truyền của mình.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng không nằm ngoài đặc trưng riêng
biệt của thể loại.
3. Quá trình biến đổi từ Nhiên thần đến Nhân thần.
Đầu tiên để thấy được sự biến đổi này chúng ta phải dựa vào nhiều yếu
tố. Những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp hay gián tiếp nhưng nó có
sự dịch chuyển căn bản trong tâm thức của nhân dân. Nhìn ở góc độ của
ngành văn hoá thì Nhân thần được coi là cơ bản, nhưng ở góc độ tín ngưỡng
của người dân địa phương thì yếu tố Nhiên thần lại được coi là cơ bản. Đến
thời điểm hiện tại (tháng 07 năm 2008) thì cả trên góc độ của người quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
văn hoá và người dân địa phương đã có sự thống nhất tương đối: Sự xuất hiện
của Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái có trước (Thời Tiền Lý – thế kỷ thứ
VI), quá trình chuyển dịch sang Nhân thần chỉ mang tính chất kết hợp trong
những chặng đường lịch sử. Bởi vậy, đền Sinh, đền Hoá là sự phối thờ, mà
thờ tự chính là thờ Nhiên thần.
Để hiểu một cách sâu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_BVH.pdf