Ởbên này sông Đuống, nghe quê hương bịgiặc tàn phá, nghe “xót
xa nhưrụng bàn tay”, tác giảgởi vềKinh Bắc niềm xót thương, đau đớn
cho quê hương và lòng căm thù, uất hận bọn giặc dã man, tàn bạo. Dạy bài
Tây Tiến của Quang Dũng phải giới thiệu cho học sinh biết về đoàn quân
Tây Tiến, học có thật, và học đang ngày đêm chiến đấu, đang ngày đêm
từng người ngã xuống vì nghiệtngã của chiến tranh. Thực tếcuộc chiến và
những mảnh đời, những sựhy sinh mất mát là vô cung to lớn. Nhưng vượt
lên trên những điều tưởng chừng nhưkhó chịu đựng nỗi ấy là một niềm tin
mãnh liệt vào chiến thắng của ngày mai.
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường phổ thông ứng dụng dạy tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở SGK các lớp THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường phổ
thông.
Cũng như các thể loại văn học khác, tiến trình dạy một tác phẩm thơ
cách mạng không có gì khác biệt so với dạy thơ ca nói riêng và dạy tác phẩm
văn học nói chung. Tuy nhiên, tùy vào tính chất loại thể, và tùy vào đặc thù
của mỗi trào lưu, giai đoạn sáng tác mà chúng ta giảng dạy cho hợp lý.
Bên cạnh những tiến trình cơ bản trong hoạt động dạy học, GV phải
nghiên cứu tỉ mỉ đặc điểm của hình tượng văn học, đặc điểm của hình
tượng văn học trong tác phẩm thơ và trong tác phẩm thơ ca lãng mạn cách
mạng để giảng dạy một cách hợp lý. Ở đây chúng ta không đi sâu tìm hiểu
những đặc trưng của thơ ca cách mạng, không tìm hiểu thơ ca cách mạng viết
về đề tài gì, sử dụng những nghệ thuật gì, chúng ta chỉ bàn đến những vấn đề
cần lưu ý khi dạy học tác phẩm loại này, những tác động của loại thể này đến
HS và định hướng cho HS trong việc bồi dưỡng năng lực, nhân cách.
Dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng yêu cầu trước nhất là nắm vững
hoàn cảnh sáng tác. Đây là giai đoạn mà mọi thứ thuộc về cá nhân đều phải gác
lại, ngay cả hạnh phúc riêng tư. Phải chăng vì thế mà có những người mẹ người
chị đã chờ chồng chờ anh suốt một thời thanh xuân không hề ca thán, có những
lứa đôi đằng đẵng suốt bao năm chiến tranh ở hai đầu chiến tuyến.
Ở bên này sông Đuống, nghe quê hương bị giặc tàn phá, nghe “xót
xa như rụng bàn tay”, tác giả gởi về Kinh Bắc niềm xót thương, đau đớn
cho quê hương và lòng căm thù, uất hận bọn giặc dã man, tàn bạo. Dạy bài
Tây Tiến của Quang Dũng phải giới thiệu cho học sinh biết về đoàn quân
Tây Tiến, học có thật, và học đang ngày đêm chiến đấu, đang ngày đêm
từng người ngã xuống vì nghiệt ngã của chiến tranh. Thực tế cuộc chiến và
những mảnh đời, những sự hy sinh mất mát là vô cung to lớn. Nhưng vượt
lên trên những điều tưởng chừng như khó chịu đựng nỗi ấy là một niềm tin
mãnh liệt vào chiến thắng của ngày mai.
Chú ý hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm giúp GV xác định được
vị trí của tác phẩm, tác giả, những vấn đề liên quan đến việc ra đời của tác
phẩm giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, xác thực về những hình tượng
mà tác phẩm thể hiện, giúp ta hiểu đúng tâm tư, tình cảm của tác giả. Trong
chiến tranh, mỗi người, mỗi hoàn cảnh đều rất đặc biệt, trên chiến trường
bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Chú ý hoàn cảnh sáng tác để chúng ta đặt
tác phẩm đúng vào hệ quy chiếu của nó để phân tích, bình giảng tránh lệch
lạc, duy ý chí.
Vấn đề thứ hai là nắm vững những cảm hứng mà các tác phẩm thơ
giai đoạn này thể hiện. Đó là cảm hứng về chủ nghĩa yêu nước, anh hùng
cách mạng, là lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước, dân tộc. Tình yêu lứa
đôi nếu có cũng là lồng vào chủ nghĩa yêu nước, thể hiện sự hy sinh của
người lính, khát khao hạnh phúc là rất thật, nhưng điều thật hơn chính là
chiến đấu vì Tổ quốc. Tình yêu cũng biến thành lý tưởng:
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
(Tố Hữu)
Đến đây, chủ nghĩa cá nhân của thơ ca một thời Thơ mới không còn
phù hợp nữa. Không còn những khát khao “ta muốn say cánh bướm với
chiều hôm” mà là khi Tổ quốc lên tiếng gọi thì tâm hồn ta sẵn sàng để lên
đường.
Vấn đề thứ ba trong dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng là chú ý đến
hình tượng nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Người thi nhân ở đây không
đứng ngoài nhìn ngắm mây trời, cảnh sắc như trong Thơ mới mà là nhập
cuộc, là lên đường.
“Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng gọi
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
Họ không còn thái độ ủy mị, chờ đợi như một thời giao thời của tư
tưởng, không còn chủ nghĩa vị kỷ cá nhân luôn muốn khẳng định mình của
thơ ca lãng mạn giai đoạn trước đó.
Nhân vật trữ tình trong thơ có thể là chính tác giả, có thể là những
hình tượng mà tác giả xây dựng xuất phát từ những điển hình của đời sống
hằng ngày.
Con đã về đây ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con cho Đảng ngày xưa ấy…
(Mẹ Tơm, Tố Hữu)
Hình ảnh người mẹ dành cơm nuôi bộ đội, hình ảnh người mẹ chèo
thuyền đưa bộ đội sang sông, hay hình ảnh người nữ chiến sĩ hiện lên lung
linh: “em là ai, cô gái hay nàng tiên?”, hình ảnh người lính ngã xuống rồi
vẫn đứng lên giữ vững vị trí chiến đấu của mình một cách hiên ngang, kiên
cường… tất cả những hình tượng đó tạo nên sức sống mãnh liệt cho thơ ca
và con người trong giai đoạn khốc liệt này.
Dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng là yêu cầu GV phải khơi gợi
được lòng yêu nước, khơi gợi được tinh thần sống vì lý tưởng của học trò.
Đất nước thành bình đã hơn 30 năm, những thế hệ học trò hôm nay chưa
từng nếm trải những biến động lớn của thời cuộc. Hơn nữa các em được
nuông chiều trong chăn êm nệm ấm, được bảo bọc và được cung cấp đủ
đầy những nhu cầu cho sự phát triển của bản thân. Các em không biết thế
nào là cảnh chia ly, không biết bao nhiêu máu xương dân ta đã dổ xuống để
bảo vệ đất nước, để các em có cuộc sống thanh bình. Hy sinh đối với các
em là hai từ trở thành xa lạ, nhiều khi các em còn không hiểu tại sao mình
phải hy sinh, phải sống vì người khác. Vì thế, các em hầu như vô cảm với
lịch sử đã qua, sống không mục đích, không lý tưởng.
Không phải cứ dấn thân vào cuộc chiến mới thấy hết những khốc liệt
của chiến tranh. Thời chiến tranh, yêu nước là lên đường, là đánh đuổi quân
xâm lăng. Ngày nay yêu nước là góp phần xây dựng Tổ quốc ngày một tươi
đẹp, là phát triển kinh tế xã hội, là tham gia vào lực lượng lao động sản
xuất và sống có lý tưởng. Nhiều em ngộ nhận lý tưởng ở đây là lý tưởng
cách mạng, là phải đi bộ đội, phải bảo vệ cuộc sống khi có chiến tranh mới
là sống có lý tưởng. Thật ra, biết xây dựng cho mình những kế hoạch cho
tương lai, sống lành mạnh, đam mê lao động, nghiên cứu, có những hoài
bão, sống vì cộng động, đóng góp cho xã hội chính là sống có lý tưởng.
Việc dạy dỗ ở nhà trường xưa nay đã hình thành cho HS chúng ta lối
tư duy một chiều, nếu người thầy không giải quyết cặn kẽ vấn đề về tư duy
thì việc dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dạy học tác phẩm thơ ca cách mạng khai thác cái nhìn của tác giả
trước thời cuộc, cái nhìn của những thế hệ sau đối với thời cuộc mà tác
phẩm tái hiện. Bên cạnh việc dạy các em hiểu tác phẩm, người thầy phải
dạy cho các em cách đưa tác phẩm đó vào đời sống hiện thực trong mọi
tình huống.
Dạy văn không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy người. Dạy cho các em
biết sống, biết cảm, biết nghĩ, và biết chia sẻ, thương yêu. Chiến tranh đã đi
qua hơn 30 năm, cuộc sống hối hả của kinh tế thị trường, của công nghệ
thông tin cuốn con người trôi theo những tham vọng không có điểm dừng.
Việc giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống vinh quang của dân tộc,
hướng dẫn cho các em lối sống chia sẻ, tự chịu trách nhiệm với bản thân và
với gia đình, xã hội là việc làm mà nhà trường phổ thông phải ý thức được
tầm quan trọng và thực hiện ngay từ bây giờ.
Cũng như dạy học tác phẩm Thơ mới, nói đến việc dạy học tác phẩm
thơ ca cách mạng, chúng ta không bàn đến những hướng khai thác tác
phẩm theo nội dung, theo hình thức nghệ thuật hay theo tiến trình bài dạy;
chúng ta không bàn đến việc áp dụng các PP dạy học trong dạy học tác
phẩm thơ ca cách mạng phải thực hiện như thế nào. Ở đây chúng ta chỉ nói
đến vấn đề tác động của hình tượng văn học đến người đọc. Và trên cơ sở
tiếp nhận đó, người thầy khai thác sự tác động của tác phẩm đến học trò
trong giờ học. Hình tượng văn học trong tác phẩm được xây dựng như thế
nào? Tác động đến HS ra sao? Những tác động đó là tích cực hay tiêu cực?
là những câu hỏi GV phải trả lời trong quá trình dạy học.
Có lẽ việc dạy học đã đến lúc cần phải giải quyết vấn đề triết lý, vấn
đề tầm nhìn và nhận thức, hiểu rõ được bản chất của tiến trình dạy học nói
chung và dạy học tác phẩm văn chương nói riêng trong nhà trường.
Với các em, việc dạy cho các em tác phẩm văn chương không phải
để tất cả các em trở thành nhà văn, nhà thơ; không phải để các em trở thành
những nhà phê bình tầm cỡ. Dạy học tác phẩm văn chương chỉ đơn thuần
để rèn luyện cho các em biết rung cảm trước những cái đẹp, cái tuyệt dịu
cũng như chia sẻ, thấu hiểu những nỗi bi thương. Dạy cho các em có cái
nhìn bao dung và thông cảm trước những số phận trong cuộc sống. Dạy cho
các em biết bày tỏ những niềm vui nỗi buồn, biết thể hiện mình và biết
sống trong một thế giới càng phát triển càng có nhiều nỗi bất an và bi kịch.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY CÁC
TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở
TRƯỜNG THPT
3.1. Thiết kế bài học thực nghiệm.
Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc dạy học chú trọng đến
tính chất tác động của hình tượng văn chương đến người học, vai trò của
tiếp nhận trong các PP dạy học hiện đại, luận văn thiết kế các giáo án thực
nghiệm và tiến hành cho giáo viên giảng dạy những giáo án mà chúng tôi
đề xuất. Tuy nhiên, luận văn không khai thác thực nghiệm theo hướng thực
nghiệm đối chứng để nhận xét xem tỉ lệ khá, giỏi, trung bình, yếu của HS
tăng giảm như thế nào qua mỗi bài học. Chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát ý
kiến của GV và HS sau khi dạy và học những giáo án với sự hướng dẫn về
PP cho giáo viên.
Bài học thực nghiệm được thiết kế theo tiêu chí hướng dẫn GV khai
thác những bước dạy học theo hướng tác động tích cực đến HS thông qua
các hình tượng trong tác phẩm. Luận văn tiến hành dạy thực nghiệm và
khảo sát 45 GV và 550 HS (gồm 300 HS lớp 11 và 250 HS lớp 12) ở 4
trường THPT tại Tp. Hồ Chí Minh gồm: THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT
Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Thủ Đức.
3.1.1. Bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.
ĐÂY MÙA THU TỚI
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên,
những rung cảm giao mùa khi mùa thu tới.
- Đánh giá được nét đặc sắc nghệ thuật cùng sự kế thừa truyền thống
và những đóng góp mới mẻ của tác giả.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, cảm nhận thơ qua các hình
tượng trong tác phẩm.
B. Thiết kế bài học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
Xuân Diệu là một hồn thơ sống hối hả, gấp gáp, cuống quýt và đam
mê sự hưởng thụ nhưng vẫn không khỏi sững sờ, chững lòng lại trước cảnh
thu về.
Đề tài mùa thu trong thơ ca:
Trên cơ sở HS đã chuẩn bị tác phẩm ở nhà, GV đặt câu hỏi nhận diện
chủ đề tác phẩm: Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc, em hãy nêu một số
tác giả và những bài thơ mà em biết?
Định hướng trả lời: GV điểm một vài bài thơ có tính chất gợi mở.
Thơ Pháp thế kỷ XIX với Thu ca của Baudelais; Đường thi có Thu giang
tống khách, Thu sơn… của Bạch Cư Dị; trong thơ cổ Việt Nam có Thu
nhật ngẫu thành… của Nguyễn Trãi; Thu chí của Nguyễn Du; Đêm thu của
Tản Đà, Thu của Huy Cận, Chế Lan Viên, Buồn thu của Hàn Mặc Tử…
Quả thật, “thu” là mạch nguồn khơi dậy bao ý thơ. Thơ ca cổ với câu thơ
của Nguyễn Du:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biết non phơi bóng vàng
đã làm làm chúng ta ngẩn ngơ vì sắc thu lung linh ấy để rồi bị ám ảnh khôn
nguôi bởi vì bầu trời thu trong xanh, bình dị của Nguyễn Khuyến:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu…
và thổn thức trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, sầu trong không gian “thu
rừng” của Thế Lữ.
Vượt không gian, thời gian ta bắt gặp hình ảnh thu của Đổ Phủ qua
bài Thu hứng… Quan trọng hơn, mỗi nhà thơ có cách nhìn riêng và thể
hiện riêng. Trong mạch chảy Đông – Tây, kim – cổ ấy, hồn thơ Xuân Diệu
cũng rung lên những sợi tơ lòng trước mùa thu. Đó là một Ý thu, một Thu,
một Thơ duyên. Và đây là Đây mùa thu tới.
Thậm chí trong văn xuôi, Xuân Diệu cũng có những đoạn viết về thu
rất hay “Thu – người ta vì lạnh mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy
những lời nhớ nhung những linh hồn cô đơn đang thả những tiếng thở dài
để gọi nhau và lòng tôi nghe tất cả du dương của thứ vô tuyến điện ấy”,
hoặc là “Hè sang thu là bao nhiêu khoái trá cho giác quan” (…) lòng tôi
cũng rạo rực những tiếng mùa”. Vậy, “Tiếng mùa” trong Đây mùa thu tới
như thế nào? Đâu là nét đặc sắc của bài thơ so với bao nhiêu bài thơ khác?
Để trả lời câu hỏi trên ta đi vào phân tích bài thơ Đây mùa thu tới.
Xuất xứ:
Bài thơ rút trong tập Thơ thơ (1938), tập thơ đầu tay mà khi ta đời nó
đã đưa Xuân Diệu lên vị trí hang đầu trong các nhà thơ mới, đó là “nhà thơ
mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Hướng dẫn phân tích tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và cảm nhận ban đầu về bài thơ
Câu hỏi tương tác: Mới đọc bài thơ em có cảm nhận gì?
Định hướng trả lời: Bài thơ đã miêu tả được bước chân thu đến từng
nơi, tưng chi tiết, từ cảnh sắc đến tâm trạng con người, rất tinh tế và phong
phú. Có một chút buồn, một chút diệu vợi trong thiên nhiên và trong lòng
người từ hạ sang thu. Âm điệu chung của bài thơ là vậy.
Hoạt động 3: Phân tích dáng thu trong cảm nhận của tác giả:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Bình giảng: Thu mở đầu bằng hình ảnh liễu, thơ cổ chỉ mùa thu
thường dùng hình ảnh ước lệ: ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu,
sen tàn cúc lại nở hoa, ý nhi lại gáy trước nhà líu lo… ở đây hình ảnh liễu
đã được “Xuân Diệu hóa” nên rất đặc sắc. Vốn bao giờ cũng đi đến tận
cùng của so sánh, tác giả miêu tả liễu “đìu hiu”, “chịu tang”, cảm thấy chưa
đủ vẻ thiết tha, chất thê lương của liễu mùa thu, ông ví liễu với hai hình ảnh
liễu trong một câu thơ, đó là “tóc” là “lệ” của người thiếu nữ “Tóc buồn
buông xuống lệ ngàn hàng”, như vậy Xuân Diệu đã đi ngược chiều với lối
so sánh truyền thống.
Đã hơn một lần Xuân Diệu so sánh liễu như thế “Tóc liễu buông
xanh quá mĩ miều” và bây giờ là “buồn buông”. Vẻ mềm mại yêu kiều và
sự đìu hiu, thê lương càng tăng thêm. Có thể từ lòng người thấm vào mà
cũng có thể bên trong vóc dáng gầy yếu của liễu tỏa ra. Thủ pháp so sánh
và ấn tượng thị giác đã được tác giả sử dụng rất hiệu quả ở đây.
Trong không khí thê lương, ảm đạm ấy bỗng vang lên tiếng thúc
giục, náo nức: Đây mùa thu tới, mùa thu tới, nhịp thơ 4/3 gấp gáp, rất vội
vã, một chút reo vui khẽ khàng, một chút thoảng thột bâng khuâng buồn,
xen lẫn chút vui sướng hân hoan vì thu đã sang thỏa niềm mong đợi.
Nhưng thu sang rồi thu sẽ qua, phải chăng vì thế nên nhà thơ buồn? điệp
khúc trên làm ta nhớ đến câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Mơ khách đường xa, khách đương xa. (Đây thôn Vĩ Dạ)
Có điều nếu trong lời thơ của Hàn Mặc Tử thốt lên trong tâm tưởng
rất da diết thì ở đây, dường như khúc nhạc lòng không kìm nén nổi trong
thi nhân, nó bật ra “Đây mùa thu tới/ mùa thu tới”. Đây là tiếng báo mùa, từ
tiếng báo mùa ấy bước chân thu sang:
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Màu “mơ phai” được sự cộng hưởng của sắc lá vàng, ta bắt gặp màu
vàng trong thơ rất nhiều, chẳng hạn trong thơ Bích Khê:
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
Nhưng màu “mơ phai” của Xuân Diệu có vẻ riêng. Dường như cả
không gian thơ nhuốm màu mơ huyền ảo ấy, có vẻ như tác giả lùi xa một tí
để nắm bát mùa thu: lộng lẫy trong vẻ tan phai.
Câu hỏi tương tác: Sau khi phân tích đoạn thơ, em có ấn tượng gì về
mùa thu?
Định hướng trả lời: Với bút pháp so sánh, sự cảm nhận tinh tế cung
dáng điệu luôn buồn bã, màu vàng phai nhẹ nhõm, điệp khúc hối hả xen lẫn
buồn vui, nhà thơ đã thể hiện tài tình khúc giao mùa: thu đang tới mà chút
hạ còn níu giữ đâu đây. Qua đó, thấp thoáng bóng dáng thu, lộng lẫy đẹp
mà buồn
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích cái đẹp và những tác động mạnh
mẽ của hình tượng thu lên HS:
* Cảnh thu:
Mảng màu phai vàng biểu thị cái đặc trưng cơ bản của bút pháp tạo
hình trong toàn bài: tất cả những gì tác động đến giác quan con người đều
chứa đựng các thông báo: những giá trị đời sống đang bị lụi tàn dần, bị hủy
diệt, lạnh giá. Tuy nhiên, không phải mọi đóa hoa đều đã tàn mà “hơn một
loài hoa đã rụng cành”; sắc lá xanh mới chỉ bị sắc đỏ tàn phai của mùa thu
“rũa” đi một ít thôi; chỉ một vài cành cây khô héo thôi “đôi nhánh khô gầy”.
Học sinh phát hiện các hình ảnh được miêu tả ở đây:
Câu hỏi: Nếu khổ thơ trên, liễu là hình ảnh đầu tiên được tác giả
miêu tả thì ở khổ thơ này, tác giả chon miêu tả những hình ảnh nào trong
khu vườn? (hoa, lá, cành)
Giáo viên vừa phân tích vừa đối thoại với tập thể lớp.
Hơn một loài hoa đã lìa cành.
“Hơn một” nghĩa là gì? Là một vài, là đã mấy. Cách nói của Xuân
Diệu một thời người ta cho là Tây quá, nghe không thuận tai. Vì vậy Thế
Lữ từng đổi: “Đã mấy loài hoa rụng dưới cành”.
Xem ra cách nói của Xuân Diệu bây giờ không có gì không khó nghe
và có vẻ gây ấn tượng hơn vẻ tàn phai, rơi rụng của hoa. Nhưng tại sao là
hoa chứ không phải gì khác, chẳng hạn là lá? Hoa là biểu tượng của cái
đẹp, mùa thu tới, cái đẹp ấy tàn rơi, mất đi, gây nên một cảm giác mất mát
trong lòng người. Ở đây, vốn nhạy cảm với sự đổi thay của thời gian, Xuân
Diệu đã thấy rõ trong cái sinh có cái mất, trong cái tới có cái đi và ngược
lại. Trên là hoa, dưới lại là lá: “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”.
HS phân tích màu sắc khu vườn và sắc thái của động từ “rủa”.
Câu hỏi tương tác: Đọc câu thơ này lên em thấy khu vườn thu với
sắc màu ra sao? Tác động của nó đến thị giác, xúc giác.
GV phân tích thêm sau khi HS phát biểu: Thu tới, sắc đỏ đang gặm
dần, lấn dần từng tí, từng tí một, đầu tiên là mép lá, rồi thân lá, cuống lá và
sau cùng là toàn bộ lá để cuối cùng dậy lên cả khu vườn sắc đỏ đến nao
lòng. Qua sắc lá ấy ta cảm nhận bước chân xâm chiếm mùa thu rất nhẹ
nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ, mãnh liệt. Động từ “rủa”, đã thể
hiện đúng và chính xác biến chuyển tinh vi đó, nếu là “rữa” ta lại hình dung
sắc đỏ lấn át hết màu xanh trong trạng thái tàn tạ, úa rữa, mà nếu “rữa” ta
không còn cảm giác sắc đỏ đang ăn mòn sắc xanh từng tí một.
Và tiếp đó: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. HS tìm hiểu “những
luồng ” này là gì? (gió). GV vùa phân tích vừa gợi mở vấn đề:
Vậy sao không nói gió mà ta vẫn biết gió và nghe cả rét nữa? 4 phụ
âm “r” đi liền nhau đã diễn tả tinh vi cái rét đồng thời gợi được gió. Xuân
Diệu đã cảm giác hóa hình tượng thiên nhiên rất tài tình. Ta không chỉ thu
nhận cảnh sắc ấy bằng thị giác mà bằng nhiều xúc giác, thính giác...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
GV chỉ gợi mở vấn đề, học sinh có thể gợi mở hoặc cả lớp cùng đối
thoại: “Nhánh khô gầy mong manh” gợi lên vẻ gì? Trơ trọi, đơn chiếc
không? Ta như khắc chạm được hình hài những nhánh cây đó. Vì sao ta có
cảm tưởng đó? Đấy chính là chất tạo hình của câu thơ.
GV phân tích những tác động của không khí chuyển mùa qua cách
mô tả của thi nhân: Bằng cảm quan nhạy bén, khả năng chọn lựa hình ảnh,
Xuân Diệu đã thể hiện rõ ràng, cụ thể mà không kém phần tinh tế, gợi cảm
buổi đầu thu trong không gian cận cảnh: khu vườn với cảnh sắc phôi phai,
tàn úa của nó. Tính giao mùa hấp hối đó của cảnh vật đã được tái hiện một
cách thấm thía nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của những vùng mờ ngữ nghĩa có
công năng nghệ thuật của ngôn từ: “áo mơ phai” là áo thế nào? “những
luồng run rẩy” là những luồng gì? “đã nghe rét mướt” là cơ quan cảm giác
nghe ra sao? Ta như thấy nàng thu đang đủng đỉnh, từng bước từng bước
một xâm lấn và độc chiếm không gian, thời gian, vạn vật. Có thể so sánh
với cảm nhận mùa thu đi của Tản Đà:
Sắc thu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Từ không gian cận cảnh, con mắt quan sát của thi nhân phóng ra xa
xa với núi xa nhạt sương mờ, với nang trăng đang ngẩn ngơ, với con đò
đang dần vắng khách, và thoảng đâu đây thôi rét mướt đã luồn trong gió tạo
nên một cái rùng mình bất chợt.
Nàng trăng… ngẩn ngơ: nhân hóa gợi vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng
đầy thi vị của trăng thu. Trăng ở đây được gọi là nàng – “nàng trăng” –
khiến ta liên tưởng đến hình ảnh ngưởi thiếu nữ để rồi “tự ngẩn ngơ”. “Tự
ngẩn ngơ” là như thế nào? (HS có thể trả lời hoặc giáo viên tự xem là câu
hỏi tu từ). Phải chăng trăng thu của Xuân Diệu không hiểu nổi chính mình.
Nét ngơ ngác, vẻ ngơ ngẩn rất thu ấy có chút mờ lạnh, lẻ loi.
Sự mờ lạnh sự lẻ loi ấy được đẩy cao hơn, rộng hơn ở hình ảnh: Non
xa khởi sự nhạt sương mờ. “Khởi sự” là bắt đầu. Núi non, sương ở đây bắt
đầu mờ dần, nhòa lẫn vào nhau. Cảnh thu đã nhạt nhòa lại công thêm cái
rét và xa vắng:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Nếu như ở khổ thơ trên là “những luồng run rẩy rung rinh lá”, gió
rét mới chỉ ở mức “gọi” – thì bây giờ Xuân Diệu đã tả gió gọi rét trực tiếp:
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”. Người ta luôn nói gió rét, nhưng Xuân
Diệu tách ra làm hai bằng động từ “luồn”, khiến cái rét – vốn vô hình trở
nên hữu hình, rất sống động, cụ thể, như nghe được, thấy và nắm bắt được.
Giữa không gian của sông, núi, sương, trong cái rét hiện lên hình ảnh:
Đã vắng người sang những chuyến đò
Cảm giác mênh mông xa vắng chia lìa, cô đơn, người sang đò đã
vắng và rồi đến một lúc con đò sẽ phải “nhàn nhã suốt ngày ngơi” như con
đò của Nguyễn Trãi (Bến đò xuân đầu trại)
Gợi ý PP: Trên đây không phải là GV phân tích hoàn toàn, có nhiều
chỗ GV chỉ nên gợi ý trên cơ sở HS đã trả lời trước đó. Hoặc GV vừa giảng
vừa hỏi HS để tạo điều kiện cho mạch giảng trôi chảy, đối thoại giữa HS và
GV nhiều hơn, kích thích tư duy hình tượng của các em. Chẳng hạn: Em
nào có thể phân tích hình ảnh “nàng trăng tự ngẩn ngơ”? Câu thơ “Đã nghe
rét mướt luồn trong gió” có gì đặc sắc?
Câu hỏi tương tác: Sau phút giao mùa, không gian mùa thu, cảnh sắc
mùa thu hiện ra như thế nào? Tác động đến không gian, cảnh vật, con
người?
GV tổng quát: Thu đã bao trùm lấy mọi cảnh vật và hoạt động của
con người trong không gian xa rộng và mờ ảo, rét lạnh và xa vắng. Với sự
huy động của mọi giác quan, ta cảm thấy thu đã thẳm sâu hơn trước. Ý thu
tràn ngập, vẻ thu mông lung thêm ở khổ thơ thứ 4.
* Tình thu:
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Câu hỏi tương tác: Đến đây thu hiện rõ qua những hình ảnh nào
(mây, chiều, khí trời, thiếu nữ)? Phân tích những hình ảnh trong mối liên
quan với nhau, cảnh vật ở hai câu thơ này gợi lên vẻ gì?
Định hướng trả lời: Mọi vật (mây, chim, khí trời) như tách rời nhau, như
chia lìa nhau. Rét quá, chim đã bay đi tránh rét để vũ trụ được đẩy rộng ra xa
hơn, vắng vẻ và nhuốm đầy nỗi niềm. Nỗi niềm đó thấm cả vào lòng người:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì
Câu hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh người thiếu nữ đó không?
(Gợi ý: có tâm trạng gì, tâm trạng ra sao?...).
GV phân tích, bình giảng: Mở đầu thu là hình ảnh “liễu” để kết thúc
là hình ảnh “thiếu nữ” – nét vẽ cuối cùng hoàn thiện bức tranh thu và làm
nên linh hồn bức tranh ấy. Điều này cũng rất phù hợp với ngòi bút Xuân
Diệu. Ông hay nói đến những người trẻ tuổi trẻ lòng, tâm hồn nhạy cảm.
Nói đến mùa thu nhưng Xuân Diệu cũng đã nói đến con người. Xuân Diệu
đặc tả họ rất kĩ từ hình dáng, thư thế đến tâm trạng, đó là “buồn không
nói”, “tựa cửa”, “nhìn”, “nghĩ ngợi”, nhưng tất cả là sự im lặng trước dư
ngân của màu thu. Thu đã dừng lại ở một ánh mắt, một dáng điệu, một
không gian sâu hút, thăm thẳm, khó giải thích trong nỗi niềm sâu kín.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh tổng kết:
Đây mùa thu tới không bộc lộ trực tiếp nỗi buồn tóc trắng nhưng
không che giấu mối sầu cô quạnh: bầu trời cô đơn, nàng trăng tự ngẩn ngơ
một mình, mặt đất cô đơn vì người qua đò đã vắng, chim chóc chia lìa…
Bài thơ từ từ khép tứ thep thi pháp để ngõ: thiếu nữ nhìn xa xăm đi đâu?
Nghĩ ngợi điều gì, nghĩ ngợi về đâu? Thủ pháp để ngõ tạo một âm hưởng
đồng sáng tạo về nỗi u hoài vương vấn khôn nguôi trong tâm trí người đọc.
Vốn sống gấp gáp, hưởng thụ tận cùng những cảm giác: “ta muốn
ôm, ta muốn riết, ta muốn say…”, “mau với chứ, vội vàng lên với chứ”, lo
sợ “xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” vậy mà có lúc Xuân Diệu đã
phải chững lại sững sờ trước những biến chuyển giao mùa. Phải có tâm hồn
nhạy cảm, giác quan tinh tế và khả năng diễn đạt tài tình, nhà thơ mới nắm
bắt được thần thái chuyển mùa ấy. Kế thừa truyền thống thơ Việt Nam kết
hợp nhuần nhị với sự sáng tạo với kiểu thơ Pháp hiện đại, Xuân Diệu đã tạo
nên đặc sắc cho bài thơ
Những tác động của đất trời lên thi nhân khiến ý thơ lai láng, và
chính những ý tình lai láng đó tác động lên tâm tình người đọc, người học.
Bức tranh mùa thu được vẽ nên đầy màu sắc, một âm vang mỏng tang, u
trầm tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc.
Giúp HS nắm được hai vấn đề chính của tác phẩm:
1. Nội dung: Dáng thu, sắc thu và tình thu trong bức tranh thu đặc sắc
tạo nên một hồn thu lãng mạn, trong trẻo.
2. Nghệ thuật: bài thơ thể hiện đặc sắc tố chất “thi trung hữu họa”,sử
dụng từ ngữ đầy ấn tượng, độc đáo, nhân hóa mới mẻ thể hiện năng
lực quan sát tinh tế của tác giả trước thiên nhiên.
GV đề nghị HS phát biểu cảm xúc, dư âm bài thơ còn để lại trong
tâm tưởng HS sau khi học xong tác phẩm.
C. Củng cố, dặn dò: Nêu một số câu hỏi định hướng và dặn dò HS chuẩn
bị bài.
- Đây mùa thu tới được Xuân Diệu miêu tả bằ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH016.pdf