MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: PHÂN MÔN LÀM VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
1.1. Văn nghịluận trong chương trình Ngữvăn THPT .11
1.1.1. Phân môn Làm văn trong chương trình Ngữvăn THPT.11
1.1.2. Văn nghịluận trong chương trình Ngữvăn (Phần Làm văn) THPT.14
1.2. Thực trạng dạy học Làm văn trong nhà trường THPT .17
1.2.1. Vềphía GV.18
1.2.2. Vềphía HS .21
1.3. SGK vềLàm văn .24
1.3.1. SGK hợp nhất năm 2000 .24
1.3.2. SGK mới.28
Chương 2: MỘT SỐVẤN ĐỀVỀHỆTHỐNG BÀI TẬP LÀM VĂN
2.1. Hệthống bài tập làm văn trong SGK Ngữvăn THPT.35
2.1.1. Hệthống bài tập làm văn trong SGK hợp nhất năm 2000 .35
2.1.2. Hệthống bài tập làm văn trong SGK Ngữvăn mới .44
2.1.3. Việc sửdụng bài tập làm văn trong dạy học làm văn.50
2.2. Việc xây dựng hệthống bài tập làm văn bổsung phù hợp với năng lực của HS.54
2.2.1. Khảo sát thực trạng viết văn của HS .54
2.2.2. Hướng đến xây dựng hệthống bài tập rèn luyện kĩnăng làm văn.62
Chương 3: HỆTHỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨNĂNG LÀM VĂN
NGHỊLUẬN CHO HS
3.1. Bài tập vềtìm hiểu và phân tích đề.65
3.1.1. Lỗi vềtìm hiểu và phân tích đềcủa HS.65
3.1.2. Một số đềxuất định hướng tìm hiểu và phân tích đềcho HS .67
3.1.3. Bài tập rèn luyện kĩnăng tìm hiểu, phân tích đề.71
3.2. Bài tập vềtìm ý và lập dàn ý .77
3.2.1. Lỗi vềtìm ý và lập dàn ý của HS .77
3.2.2. Một số đềxuất định hướng tìm ý và lập dàn ý cho HS .81
3.2.3. Bài tập rèn luyện kĩnăng tìm ý và lập dàn ý .83
3.3. Bài tập vềdiễn đạt, liên kết .87
3.3.1. Một sốlỗi vềdiễn đạt, liên kết thường gặp ởHS.87
3.3.2. Bài tập rèn luyện kĩnăng diễn đạt, liên kết .91
3.4. Bài tập xây dựng đoạn văn .94
3.4.1. Một sốlỗi vềxây dựng đoạn văn của HS.94
3.4.2. Bài tập rèn luyện kĩnăng xây dựng đoạn văn .100
3.5. Bài tập xây dựng lập luận .105
3.5.1. Một sốlỗi vềlập luận của HS .105
3.5.2. Bài tập xây dựng lập luận .107
KẾT LUẬN.110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.112
PHỤLỤC.117
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những bài văn nghị luận cũng không chỉ để sử dụng trong trường học,
cho nên vấn đề quan trọng là HS học như thế nào, học để suốt cả cuộc đời các em có thể tự học, tự bổ
sung, hoàn thiện tri thức của mình. Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “lúc ra đời, lúc phải nói,
phải viết, thì đó là trước cảnh ngộ và sự cần thiết diễn tả những điều xa lạ vô cùng với sách vở nhà
trường, và vì vậy chủ yếu là diễn tả cái gì mình suy nghĩ,mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng
tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói” [45, tr.68].
Cũng trên quan điểm đó, đối với dạy học làm văn, điều quan trọng nhất là học các kĩ năng làm
văn để có thể làm được bất cứ đề văn nào mà không bị phụ thuộc vào những kiến thức văn học đã học
hoặc chưa học. Qua đó còn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, động viên, khích lệ
các em tự bộc lộ suy nghĩ, tình cảm chân thực của bản thân, tránh hô hào, tán dương sáo rỗng, sao chép
văn mẫu. Do đó hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cũng có thể nói là một trong những phương
pháp để nâng cao hiệu quả dạy học văn, nó cần phải được quan tâm hơn nữa, cần có những điều kiện
tốt nhất để phát huy tối đa tác dụng của mình. Việc sử dụng bài tập làm văn trong SGK cần được đôn
đốc, kiểm tra thường xuyên để bảo đảm việc thực hiện bài tập theo đúng yêu cầu luyện tập.
2.2. Việc xây dựng hệ thống bài tập làm văn bổ sung phù hợp với năng lực của HS
Như đã phân tích ở trên, hiện tại chúng ta đang có một hệ thống bài tập làm văn trong SGK
tương đối tốt, nhưng trên thực tế cho dù có một hệ thống bài tập tốt như thế nào đi nữa thì những sai
sót của HS vẫn là vô kể và không tránh khỏi. Vì vậy cách làm thực tế nhất là xây dựng hệ thống bài tập
dựa vào chính những sai sót của HS để các em tự sữa lỗi và qua đó rèn luyện một số kĩ năng làm văn
cơ bản. Để có thể xây dựng được một hệ thống bài tập làm văn hiệu quả, phù hợp với khả năng của
HS, trước hết chúng ta phải hiểu rõ năng lực, biết được HS yếu kém ở những khâu nào, những kĩ năng
nào để tập trung xây dựng, thiết kế những bài tập tương ứng, rèn luyện, uốn nắn kịp thời.
Ở đây chúng tôi xin đưa ra một số khảo sát từ chính kinh nghiệm chấm bài của bản thân và của
các đồng nghiệp tại trường THPT Trần Phú, Bà Rịa – Vũng Tàu, để từ đó làm cơ sở đề xuất việc xây
dựng những hệ thống bài tập mới không có trong SGK cho HS ở những trường THPT có mức độ và
khả năng làm văn tương đương.
2.2.1. Khảo sát thực trạng viết văn của HS
HS trước hết thường sai sót ở ngay khâu tìm hiểu đề. Khi gặp một đề văn nghị luận về tác phẩm
văn xuôi, vì không hiểu đề nên đa số HS rơi vào kể chuyện, kể lại những tình tiết, sự việc trong tác
phẩm. Trong một đề thi của lớp 10 (năm học 2006 – 2007) tại trường THPT Trần Phú – Bà Rịa Vũng
Tàu. Đề bài như sau:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
Em hãy phân tích bi kịch tình yêu của MịChâu – Trọng Thủy để làm sáng tỏ ý thơ trên.
Trong 100 bài viết được khảo sát thì có đến 70 bài sa vào kể chuyện mà không giải quyết được
yêu cầu của đề bài.Trong câu chuyện kể của các em lại có rất nhiều chi tiết “bịa” khá buồn cười. Ví dụ:
- Tình cờ vào một ngày đẹp trời, Trọng Thủy đã gặp Mị Châu và đem lòng yêu thương cô ấy,
Mị Châu rất dễ thương và hoạt bát, mũi của cô thì rất cao, miệng thì trái tim, khuôn mặt hình trái
xoan, mắt bồ câu, cha cô là một nhà vua, chính cô là con gái An Dương Vương.
- Vào thời vua Hùng thứ mười tám có một người con gái là Mị Châu có nhan sắc đẹp tuyệt trần
mà không ai sánh kịp, nàng có một người cha làm vua là An Dương Vương.
- Chàng bày một bữa tiệc nhỏ gọi là chút hảo tâm với gia đình và nhân cơ hội này chàng đã
thuốc hai cha con nhà vua say mềm mà không chút hay biết, sau đó chàng liền lấy nỏ thần đem về cho
cha là Triệu Đà.
- Mị Châu là người hết lòng yêu thương chồng con… Trọng Thủy cũng rất yêu thương vợ con.
Và vì vợ con, trong lúc gặp nguy cơ thì Trọng Thủy đã sơ ý làm mất nỏ thần, và nỗi oan ấy đã chìm
đắm xuống bể sâu.
Tương tự như vậy đối với đề bài: “Có ý kiến cho rằng: Truyện cổ tích thể hiện mơ ước của nhân
dân lao động về một xã hội công bằng, trong đó người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị.
Anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy dựa vào truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng
tỏ ý kiến của mình.
HS phần lớn cũng chỉ biết kể lại truyện Tấm Cám, không hề có lý lẽ, lập luận nào cho ý kiến
của mình. Các em kể chuyện với một giọng điệu hết sức ngây ngô, dùng ngôn ngữ nói thường ngày. Ví
dụ:
- Cám là một cô bé nóng tính luôn sai Tấm làm mọi việc. Vả lại còn lừa gạt kẻ khác. Chẳng
khác nào một kẻ lưu manh độc ác.
- Mụ ta rất hiểm độc ác tà như mụ Ximla trong phim Hugô.
- Mẹ con Cám chỉ chơi thôi không làm gì cả ….
Thậm chí còn có khoảng 30% HS chưa biết cách trình bày bố cục của một bài văn nghị luận.
Đối với đề bài vừa dẫn ở trên có khá nhiều HS mở bài bằng câu: Em đồng ý với ý kiến trên. Và không
thể tìm ra được bố cục của bài viết.
Các ý để xây dựng bài văn vô cùng nghèo, chỉ có kể chuyện, kể chuyện và kể chuyện, không
nhớ thì bịa cho có chuyện để kể.
Trong bài viết của HS lỗi về diễn đạt, về cách dùng từ đặt câu thì nhiều không thể kể hết, ở cả
những bài viết tạm gọi là được, hiểu đề, lỗi về diễn đạt vẫn rất phổ biến. Ví dụ:
- Do nhân dân thấy cảnh đánh đập, hành hạ của những người ác. Nên nhân gian đã đưa vào đó
và sáng tác ra những câu chuyện cổ tích.
- Thể hiện một mảnh đời của những người con gái tên là Tấm.
- Câu chuyện trên đã nói là ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị xui xẻo.
- Tấm làm việc mệt mỏi mà bà ta chẳng một lời khen ngợi mà ngược lại còn đánh đập, chửi
mắng, những hành động như vậy mà Tấm vẫn chịu được thì thật là đáng khen vì Tấm muốn làm tròn
bổn phận con cái trong gia đình mà thôi.
- Truyện cổ tích có những cái chỉ gọi là truyền thuyết mà đó không có thật nhưng lại nhiều cái
hay cái tốt lẫn cả cái xấu.
- Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Ở đây, nói một cách chính xác, tác giả đã ví tình yêu của Mỵ Châu như trái tim của nàng, còn đầu
được ví như lòng yêu nước và yêu tổ quốc. Lẽ ra tim mọi người phải đặt ở ngực tức là tình yêu riêng tư
phải thấp hơn so với tình yêu quê hương đất nước… Mị Châu đã vì cái lợi riêng tư mà quên mất quốc
gia…
- Đó là một bài học trong tình yêu mà người ta vẫn cứ nói khi yêu ai đừng quá nên thật lòng mà
phải biết kiên quyết để xem xét mọi sự vật hiện tượng đừng để cho hạnh phúc của tình yêu làm mù
quáng.
- Trải qua bao nhiêu kiếp nạn nhưng Trọng Thủy luôn nghĩ đến Mị Châu, không có khi nào mà
không nghĩ tới Mị Châu cả.
- Sau khi lấy Trọng Thủy, nhân dân ta ai cũng nghĩ rằng cuộc sống của mình từ đây sẽ được an
vui thái bình.
- Nhưng qua hai câu thơ đầu nó đã cho ta thấy Mị Châu đã để trái tim lầm chỗ, nhưng sau này
Mị Châu đã lấy lại được trái tim mà Mị Châu hằn gắn trong tim.
- Trọng Thủy đã dụ Mị Châu lấy nỏ thần cho mình.
- Nhà thơ Tố Hữu đã miêu tả cảnh “trái tim để trên đầu” của Mị Châu để diễn tả sự sai lầm của
Mị Châu.
Còn có rất nhiều HS không biết cách viết mở bài. Sau đây là một số mở bài của các em:
- Qua đoạn trích, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, cho ta thấy được tấm lòng của An
Dương Vương lo cho dân cho nước và cũng qua đó cho ta thấy được âm mưu của cha con Triệu Đà,
dẫn đến bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng thủy. Và qua đoạn thơ của Tố Hữu đã nói lên được điều
đó.
- Truyện cổ tích thể hiện mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, trong đó người
hiền sẽ gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị. Em đồng ý với nhận xét đó.
- Theo em thì em đồng ý với ý kiến trên.
- Trong cuộc sống đời thường, có những bất bình trong xã hội, sự ganh tị, ghen ghét của con
người với nhau. Những đều này ta có thể thấy rõ trong truyện cổ tích Tấm Cám.
- Qua hình ảnh xây dựng thành chế nỏ cảnh mất nước nhà tan và bi kịch đau xót khi bị người
thân phản bội được thể hiện rõ nhất qua chuyện tình của Mị Châu – Trọng Thủy.
Có rất nhiều HS vì không xác định được yêu cầu của đề nên sa vào kể chuyện, tóm tắt truyện
mà không tìm ra hướng giải quyết vấn đề, kết quả là cả bài làm không có được lấy một ý đúng, chỉ
thấy lan man, kể lể dài dòng.
Lớp 11, với một đề bài đơn giản: “Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về giá trị nội dung
của truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp.
(Đề thi HK II, năm học 2007 – 2008)
Đa số các em cũng rơi vào việc kể lại những chi tiết trong truyện, viết lan man mà không đáp
ứng đúng yêu cầu của đề. Ví dụ:
- “Người trong bao” là một bài văn nghị luận mang tính chất xã hội, bài văn nói đến cuộc sống
của những người u tối chỉ biết lấy bóng tối che đậy thân xác không biết ánh sáng là gì không biết gì
bên ngoài xã hội thực tiễn mà chỉ biết cuộc sống bên trong cái bao…
( P. T. T. N, lớp 11E1)
Khi chị em Cô-va-len-cô đi xe đạp, hắn vô nhà thì không có Cô-va-len-ca, hắn trò chuyện với
Len-cô không cho chạy xe đạp, khi Len-cô tức chửi hắn nhiều chuyện, hắn chưa nghe bao giờ nên bỏ
về và nói sẽ thuật lại câu chuyện và sẽ có người nghe thấy, hắn sẽ nói với thầy hiệu trưởng những nét
chính. Cô-va-len-cô tức quá túm cổ áo hắn và đẩy mạnh xuống, hắn té lầu mà bình an vô sự….
(N. Q. H. Q, lớp 11E1)
Vì là tác phẩm văn học nước ngoài nên các em thường lẫn lộn tên nhân vật, nhầm tên nhân vật
và tên tác giả.
- Qua cách sống của Sê-khốp cho ta biết rằng Sê-khốp sống trong một thế giới rất kỳ lạ và luôn
ảo tưởng sống mà chỉ biết đến mình không quan tâm đến mọi người xung quanh bên mình… Cái bao
đó chính là bạn thân của Sê-khốp và cũng như là bảo bối…
(N.T. L, lớp 11E1)
- Bê-li-cốp là một giáo viên dạy nhạc và họa, luôn sống cô đơn không vợ con, ông chỉ biết đến
mình và việc dạy học…
(P. H. A, lớp 11T2)
- Nhưng một chuyện không may đã xảy ra, khi ông nhận được một bức tranh giữa hai người yêu
nhau và đem để giải thích với Ra-ven-cô.Và sau đó hắn bị chửi té xuống cầu thang. Bất ngờ thay hắn
chết mấy ngày sau đó. Dường như hắn chết vì thấy quê, xấu hổ với Ra-ven-ca và cũng do hắn bị bệnh
mà không chịu chữa trị.
(P. V, lớp 11T2)
Đối với văn xuôi có nhiều em không hề đọc tác phẩm nên chuyện nhầm lẫn buồn cười kiểu Thị
Nở là vợ A Phủ không phải là hiếm.
Đối với một đề nghị luận về một tác phẩm nghị luận, đa số các em cũng chỉ biết ghi lại nội dung
của bài nghị luận ấy mà chưa biết bám vào đề để làm bài, chưa xác định được những yêu cầu của đề
bài. Ví dụ:
Đề bài: Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng của Phan Châu Trinh qua đoạn trích “ Về luân lí xã
hội ở nước ta” (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây)
- Thưở ấy, thời xa xưa, cái thời của ông cha ta chưa có cái được gọi là luân lí xã hội mà ngay
cả người dân cũng chẳng biết và để ý quan tâm đến.
(N. H, lớp 11T2)
- Cũng như bao người khác chỉ có một đôi tay để viết lách, một đôi chân để đi được khắp nẻo
đường, một đôi tai để nghe được cái xấu xa bỉ ổi của cuộc sống nhưng ông lại có một tầm nhìn xa
trông rộng vô bờ. Ai có thể có được một tầm nhìn như ông đây? Ai có thể tài ba như ông đây?
(H. A. T, lớp 11 T2)
- Đất nước phải quan tâm đến tình hình xã hội trong nước phải có kỉ cương pháp luật, tạo điều
kiện cho học sinh giỏi có điều kiện du học nước ngoài.
(T. T. P. Tr, lớp 11B)
- Ngoài ra còn có một số người còn học đòi theo thói tây, không biết rõ về xã hội văn hóa nước
mình còn chạy theo những lối sống tây như thế sẽ làm cho xã hội nước Việt Nam ngày càng mai mục,
thua kém hơn những nước láng giềng…
(N. T. Q. Nh, lớp 11B)
Nếu là đề nghị luận về thơ các em lại phân tích theo kiểu xã hội học dung tục, phân tích một
cách thô thiển. Đây là lỗi phổ biến nhất mà trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy. Ví dụ:
Đề bài: Cảm nghĩ về hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Chiều
tối .
- Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Câu này thể hiện cuộc sống ấm no, không lo lắng và suy nghĩ về chuyện ăn mặc…
(T. V. C, lớp 11A5)
- Hai câu thơ cho ta biết tác giả muốn đất nước được tốt đẹp không nhuốm buồn và lẻ loi cô độc
nhất là trong một xã hội thối nát tưởng như là êm ấm tốt đẹp… Hai câu thơ tiếp cho ta biết được ở một
vùng núi đây vẫn có đời sống âm thầm mòn mỏi của người dân, họ sống vất vả ngày đêm…
(H. T. M. Tr, lớp 11A3)
- Tuy là các cô gái miền núi không giúp được gì ở nơi chiến trường nhưng với số ngô mà các cô
xay được đã giúp cho các chiến sĩ nơi chiến trường cảm thấy được khỏe mạnh để dốc hết sức mình
đánh giặc cứu nước.
(N. N. T, lớp 11B)
- Bài thơ Chiều tối được Bác sáng tác trong một lần Bác lên thăm vùng cao, nói lên cuộc sống
âm thầm mỏi mòn của tác giả.
(T. T. K. L, lớp 11A4)
- Bài Chiều tối nghe đến nhan đề là chúng ta biết không gian và quang cảnh rất im lặng, yên
tĩnh và buồn tủi.
(Th.Th, lớp 11A3)
- Chiều tối là bức tranh âm thầm, mòn mỏi của Bác khi mất đi tự do, xa nước, xa đồng bào.
Chiều tối hiện lên thật ấm áp khi con người bên ánh lửa rực hồng khi đã làm xong công việc.
(B. Ph, lớp 11A3)
Đề bài: Giải thích ý của nhà thơ Chế Lan Viên: “Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu cho lẽ sống
cũng như định hướng sáng tác của Tố Hữu.”
HS đa số cũng đi theo hướng chỉ phân tích nội dung bài thơ, chưa tập trung làm rõ yêu cầu của
đề bài. Ví dụ:
- Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ thể hiện được tâm trạng vui tươi của nhà thơ, nắng hạ là nắng
mới lên thật trong trẻo và tinh khiết, ấm áp. Mặt trời chân lý chói qua tim cũng ấm áp đã được nhà thơ
bắt gặp khi mở đầu cho một lẽ sống.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Cho ta thấy được nhà thơ rất vui khi thấy vẻ đẹp trước khung cảnh có toàn hoa lá, mùi hương và cả
tiếng chim hót làm cho tác giả thấy được lẽ sống trước cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng…
(Đ. T. Ph. Ng , lớp 11A3)
- Tác giả đã đưa mình hòa trộn vào thiên nhiên để viết nên những câu thơ có ý nghĩa nhất…
Cuộc sống của tác giả tuy là cực kì cực khổ nhưng vẫn giữ được vẻ lạc quan yêu đời trước số phận.
(M. A. T, lớp 11B)
- Tố Hữu là nhà thơ mới trong các nhà thơ mới. Tác giả nhận định và ý thức được rằng từ đây
mình đã lớn và phải chịu khổ, chịu đựng chia ly, không định cư “cù bất cù bơ” nơi nào cần ta sẽ đến:
Ở đâu khó ở đó có thanh niên.
(C. T. C. T, lớp 11T2)
Đến nghị luận xã hội thì HS viết càng lan man hơn, ý tứ lộn xộn, diễn đạt lủng củng, không
mang tính chất cần có của một bài văn nghị luận. Có thể vì kiến thức xã hội của các em còn nghèo,
nhưng nguyên nhân sâu xa còn bắt nguồn từ cơ cấu bài học trong SGK, ít chú trọng đến nghị luận xã
hội, ít rèn cho HS viết văn nghị luận xã hội.
Việc trích dẫn một số đoạn văn như trên có thể nói chưa thật đầy đủ để chúng ta có một cái nhìn
toàn diện về thực trạng làm văn của HS nhưng cũng để thấy lỗi của HS khi viết bài là không thể kể hết.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng đa số HS vẫn chưa nắm vững tính chất, đặc trưng và cách viết
một bài văn nghị luận. Các em vẫn dùng lối tư duy của kể chuyện, miêu tả, phân tích thô thiển, dùng
ngôn ngữ đời thường... để viết văn nghị luận. Theo khảo sát của chúng tôi những lỗi mà nhiều HS
thường mắc phải khi viết một bài văn nghị luận là: Không hiểu đề, không đáp ứng được những yêu cầu
của đề bài; bài viết nghèo ý, lệch ý, lan man; không biết cách viết mở bài, kết luận, diễn đạt yếu và lỗi
về kiến thức văn học cũng khá nhiều. Lỗi của phần lớn trong số HS được khảo sát sẽ là cơ sở để xây
dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn cho chính các em. Bởi vì đó chính là những
yếu kém mà chúng ta không thể sửa chữa bằng lí thuyết, cho dù các em có nắm vững lí thuyết đến đâu
vẫn không thể có được bài văn nghị luận đạt yêu cầu nếu kĩ năng thực hành kém.
2.2.2. Hướng đến xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn
Từ những khảo sát trên, đặt bên cạnh những bài viết khá tốt, chúng ta phải thấy một thực tế rằng
không phải ở cùng một lứa tuổi, cùng một lớp học thì trình độ nhận thức, trình độ tư duy của HS là như
nhau. Vì vậy “trên thế giới có rất ít quốc gia sử dụng SGK chung trong toàn quốc” [79]. Ở Việt Nam
chúng ta chưa có điều kiện để xây dựng nhiều bộ SGK cho nhiều đối tượng HS mà mới chỉ có thể phân
ban và biên soạn hai bộ sách như hiện nay. Chúng ta chỉ có thể dựa vào GV mong muốn xây dựng
được những hệ thống bài tập riêng cho những đối tượng HS cụ thể của mình.
Đối với dạy học làm văn, vì là môn học thực hành nên hệ thống bài tập có một vai trò đặc biệt,
có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học cả bộ môn Ngữ văn, nó là phần luyện tập cho khâu cuối cùng
của cả quá trình học Ngữ văn, đòi hỏi HS phải vận dụng cả năng lực tư duy và năng lực ngôn ngữ để
thực hiện một số kĩ năng quan trọng nào đó để chuẩn bị cho việc hoàn thành một bài văn. Vì vậy phải
có một hệ thống bài tập vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực thì HS mới có thể thực hiện được, có
làm được thì mới thành thạo, thành thạo khiến cho HS tự tin, tự tin thì sẽ có hứng thú, hứng thú khi học
thì sẽ có kết quả tốt. Đó chính là con đường thành công của nhiều môn học, cũng là con đường dẫn đến
những bài văn đạt chất lượng cao và xa rộng hơn là những công dân có trình độ sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt.
Như vậy có thể khẳng định rằng, chỉ có bài tập làm văn trong SGK thì chưa đủ - dù là một hệ
thống bài tập rất tốt- Cho nên rất cần những hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn mới , riêng biệt
cho những đối tượng HS khác nhau. Theo như hướng đề xuất và quan niệm của luận văn thì hệ thống
bài tập này được xây dựng trên cơ sở khảo sát, xác định những loại lỗi cơ bản mà HS thường mắc để từ
đó có biện pháp khắc phục một cách thích hợp.
Hệ thống bài tập mới này quan trọng và cần thiết trước hết vì nó gắn liền với thực tế, gần gũi
với HS, nó chính là sản phẩm của các em được đưa ra phân tích, sửa chữa, thực hành rèn luyện lại. Nó
giúp các em nhận ra những yếu kém của mình và xác định được phương hướng cần phải thực hành,
luyện tập thêm vì chính HS trong và sau khi làm bài, cho đến lúc nhận điểm xong cũng không biết
mình còn yếu kém ở điểm nào và cần phải sửa chữa, khắc phục như thế nào. Nếu chỉ có giờ trả bài thì
không đủ cho thầy cô sửa lỗi và hướng dẫn lại cho từng bài viết. Hơn nữa, làm như vậy là rất tản mạn,
không có hệ thống và không khoa học, giờ trả bài cũng không có những chức năng đó.
Những vấn đề cần luyện tập thực hành phải được tập trung lại và xây dựng thành một hệ thống
có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau và trước hết cần tập trung rèn luyện những kĩ năng làm văn
còn nhiều yếu kém của HS, sửa lỗi và giúp HS nắm vững các kĩ năng như: xây dựng bố cục bài văn,
cách viết mở bài, kết luận…Hệ thống bài tập này vừa phải có sự thống nhất, phát triển từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, vừa rèn luyện một cách toàn diện các kĩ năng làm văn, vừa phải có sự phân
hóa cho những đối tượng HS khác nhau khi sử dụng cùng một hệ thống bài tập, những HS nào cần tập
chung rèn luyện những kĩ năng nào còn yếu kém có thể cho số lượng bài tập nhiều hơn những HS đã
vững vàng kĩ năng hoặc với mức độ yêu cầu khác nhau, linh hoạt cho từng đối tượng.
Nếu chúng ta xác định được đúng năng lực, đúng xuất phát điểm và những vấn đề cần rèn luyện
của HS làm cơ sở để xây dựng, thiết kế được hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn bổ sung phù
hợp, vừa sức cho HS thì chất lượng làm văn sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Đó cũng là một đóng
góp cho hệ thống phương pháp dạy học làm văn một cách riêng biệt, cụ thể, thể hiện được tâm huyết
và năng lực của người GV dạy văn.
SGK là sự thể hiện mặt bằng chung về sự phát triển tư duy, nhận thức và tâm lý của HS, sự khác
biệt SGK không thể bao quát hết được. Tuy nhiên, khi thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập bổ sung GV
cũng cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa hệ thống bài tập trong SGK với hệ thống bài tập mới được
xây dựng, giữa chúng phải có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, cùng hướng tới một
mục đích chung: Giúp HS nắm vững các kĩ năng làm văn, có trình độ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để
giải quyết một số vấn đề xã hội và các vấn đề văn học.
Mục đích của mỗi hệ thống bài tập bổ sung cũng tùy thuộc vào năng lực của từng đối tượng HS
cụ thể và tùy vào những vấn đề cần sửa chữa, rèn luyện.
Tóm lại, hệ thống bài tập bổ sung phải được xây dựng trên sự thống nhất với những yêu cầu
chung của làm văn và với SGK. Nhưng đó là một sự riêng biệt, từ mục đích, yêu cầu, đến nội dung.
Phương pháp là những cách thức cụ thể và những đóng góp về phương pháp cũng rất cụ thể. Hệ thống
bài tập làm văn mới có một ý nghĩa đóng góp quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn trong dạy học
làm văn. Về lí luận, đó là một quan niệm mới về hệ thống bài tập và việc thực hiện bài tập trong dạy
học làm văn. Về thực tiễn, đó là những hệ thống bài tập làm văn rất riêng biệt cụ thể, chỉ dành cho
những lớp học cụ thể. Bổ sung vào hệ thống bài tập chung những yêu cầu riêng ,những vấn đề cần
luyện tập riêng cho những đối tượng HS có trình độ không ngang bằng nhau.
Với một nền giáo dục đại trà như hiện nay, chúng ta rất dễ rơi vào kiểu dạy học “gọt chân theo
giày”, trình độ và khả năng nhận thức của các em như thế nào cũng phải mang chung một cỡ giày,
cùng một chương trình giáo dục. Vì vậy những hệ thống bài tập mới này cũng góp phần khẳng định
dạy học phải là “đóng giày theo chân”, phải dựa vào chính khả năng nhận thức của HS để dạy học mới
có thể đem lại hiệu quả.
Chương 3: HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
Như đã trình bày ở những phần trước, hệ thống bài tập của chúng tôi được xây dựng, thiết kế
trên cơ sở khảo sát các lỗi cơ bản, thường gặp trong những bài viết của HS để bổ sung cho hệ thống bài
tập đã có trong SGK.Với tính hệ thống của mình chúng còn có mối quan hệ chặt chẽ với những bài tập
trong SGK và không tách rời những tài liệu học tập chính. Đặc trưng của hệ thống bài tập này là mang
ở tính thực tiễn cao, chúng không phải được xây dựng theo bài học lí thuyết làm văn như SGK mà
được xây dựng theo trình độ và trong thực tế làm văn của HS. Do đó đây có thể xem như những dạng
bài tập sửa lỗi về một số kĩ năng làm văn cơ bản mà GV và HS cần lưu ý. Những kiểu, dạng bài tập
này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng HS khác nhau vì đồng thời với việc sửa lỗi HS cũng được học
tập và rèn luyện một số kĩ năng làm văn nhất định. Trên thực tế, phải đạt đến một trình độ viết văn nhất
định mới có thể nhận xét và sửa lỗi, vì vậy có thể nói những bài tập này gần giống với khâu chỉnh sửa
của nhà văn, nhưng ở đây có sự dẫn dắt, hướng dẫn và kiểm tra của GV. Đó đồng thời cũng là những
kinh nghiệm quý giá giúp HS biết tránh khỏi những lỗi đã được đưa ra sửa chữa và cũng là một
phương pháp luyện văn “nhận xét văn người, sửa văn mình” đã được nhiều nhà văn nói đến.
3.1. Bài tập về tìm hiểu và phân tích đề
3.1.1. Lỗi về tìm hiểu và phân tích đề của HS
Tìm hiểu đề là bước đầu tiên và quan trọng nhất, có tính chất quyết định cho việc xây dựng một
bài văn. Vì “Văn nghị luận trong nhà trường khác văn nghị luận ngoài nhà trường ở chỗ, do đặc điểm
cần rèn luyện sự mẫu mực “thị phạm” nên các yêu cầu của bài nghị luận được nêu rõ ở đề bài”[42,
tr.36] Bài văn nghị luận trong nhà trường phải đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ do đề bài đặt ra.
Đề bài là những “đơn đặt hàng” mà người viết phải tuân theo và những yêu cầu của đề bài sẽ là luận
đề, là ý chính xuyên suốt bài văn vì vậy những lỗi về kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc xây dựng các ý và hướng triển khai trong cả bài văn. Loại lỗi này thường được
thể hiện ở hai dạng chính: Bài viết lạc đề và bài viết không xác định đúng trọng tâm của đề.
Một bài văn lạc đề là bài văn có các ý hoàn toàn không phù hợp, không đáp ứng được những
yêu cầu về nội dung và phương pháp nghị luận cần có, một bài văn lạc đề về nguyên tắc sẽ không có
điểm. Ví dụ với đề văn nghị luận về truyện cổ tích Tấm Cám hoặc An Dương Vương, Mị Châu –
Trọng Thủy như đã khảo sát ở trên, nếu HS sa vào kể chuyện xem như lạc đề, một số em lại viết
những điều không hề liên quan đến tác phẩm, có em cả bài văn chỉ kể một câu chuyện trong phim để
minh họa cho quan niệm “ở hiền gặp lành” trong truyện cổ tích Tấm Cám mà không có câu nào nhắc
đến Tấm Cám. Sở dĩ có những bài viết như vậy là vì HS chỉ mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu gì đã
vội viết ngay, gặp gì, nhớ gì viết nấy mà không biết đề bài yêu cầu gì.
Những bài viết xác định không đúng trọng tâm của đề cũng là những bài đáng lẽ phần nội dung
chính cần bàn nhiều thì lại nói qua loa đại khái, phần phụ lại trở thành phần chính, có thể là do nghèo ý
nên các em cứ viết tất cả những điều có liên quan đến tác phẩm hoặc vấn đề cần bàn bạc cho thành bài,
đủ chữ, chính các em cũng không biết mình viết gì. Ví dụ khi bàn về nghệ thuật của truyện ngắn Hai
đứa trẻ đa số HS thiên về phân tích nội dung tác phẩm, chưa biết xoáy sâu vào vấn đề yêu cầu của đề
bài. Bàn về tầm nhìn và tấm lòng của Phan Châu Trinh tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH008.pdf