MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. . 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. . 8
7. Kết cấu của luận văn. 8
PHẦN NỘI DUNG . 9
CHưƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH Tư TưỞNG CANH TÂN CỦA
PHẠM PHÚ THỨ . 9
1.1. Một số điều kiện chính trị - xã hội cho sự hình thành tư tưởng
canh tân của Phạm Phú Thứ. 9
1.1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX. 9
1.1.2 Bối cảnh chính trị - xã hội - tư tưởng trên thế giới và khu vực châu Á16
1.2. Một số tiền đề lý luận hình thành tư tưởng canh tân của Phạm Phú
Thứ. 19
1.2.1 Truyền thống yêu nước Việt Nam. 19
1.2.2 Nho học ở Việt Nam thế kỷ XIX . 21
1.2.3 Ảnh hưởng tư tưởng phương Tây vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX. 22
1.2.4 Tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX . 25
1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Phạm Phú Thứ . 28
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp. 28
1.3.2 Tác phẩm. 39
Tiểu kết chương 1. 442
CHưƠNG 2: NỘI DUNG Tư TưỞNG CANH TÂN VỀ KINH TẾ
KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA PHẠM PHÚ THỨ. 45
2.1. Khái quát tư tưởng canh tân của Phạm Phú Thứ . 45
2.1.1 Các giai đoạn phát triển tư tưởng canh tân Phạm Phú Thứ . 45
2.1.2 Sơ lược về tư tưởng canh tân Phạm Phú Thứ. 47
2.2 Tư tưởng canh tân về kinh tế của Phạm Phú Thứ. 54
2.2.1 Canh tân nội thương . 54
2.2.2 Canh tân ngoại thương . 56
2.2.3 Một số biện pháp để thực hiện canh tân về kinh tế. 58
2.3. Tư tưởng canh tân về khoa học kỹ thuật của Phạm Phú Thứ. 61
2.3.1 Tin tưởng vào sự phát triển khoa học kỹ thuật nước nhà . 61
2.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực về khoa học kỹ thuật. 64
2.3.3 Xây dựng một hệ thống “thuật ngữ khoa học tổng hợp” . 66
2.3.4 Phổ biến khoa học kỹ thuật rộng rãi. 66
2.4. Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng canh tân về kinh tế, khoa
học kỹ thuật của Phạm Phú Thứ. . 69
2.4.1 Giá trị lý luận và thực tiễn . 69
2.4.2 Một số hạn chế trong tư tưởng canh tân của Phạm Phú Thứ. 72
Tiểu kết chương 2. 74
KẾT LUẬN . 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng canh tân về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Phạm Phú Thứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy được đưa vào hệ thống kinh tế của chủ
nghĩa tư bản, nhưng chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp
nguyên liệu cho các nước chính quốc.
Về chính trị, mặc dù thể chế ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm
chung là do chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành đều tập
trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng
của các nước tư bản thực dân.
Về xã hội, sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc. Giai cấp tư sản
dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp.
Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng.
18
Cuối thế kỷ XIX, công nghiệp tư bản phương Tây cùng với tàu to súng
lớn trực chỉ phương Đông để tiến hành những cuộc chiến tranh vơ vét thuộc
địa một cách tàn khốc và đẫm máu. Hơn lúc nào hết, các quốc gia phong kiến
phương Đông lúc này bị đặt vào tình thế nan giải “tự do hay là chết”. Trước
tình thế đó, trong khi Nhật Bản nhanh chóng thỏa hiệp với bên ngoài để tiến
hành canh tân đất nước, đưa dân tộc thoát khỏi giặc ngoại xâm, Thái Lan với
chính sách “uốn theo chiều gió” để thực hiện kế sách “đánh đu” đã bảo toàn
được độc lập dân tộc (mặc dù trên danh nghĩa)... thì vua quan nhà Nguyễn ở
Việt Nam vẫn khư khư giữ lấy chính sách “bế quan tỏa cảng”, bỏ qua đề nghị
cải cách hợp thời của các nhà duy tân trong nước.
Với những chính sách đối phó với giặc ngoại xâm chúng ta có thể rút ra
một số bài học rút ra từ sự thành bại của các cuộc cải cách ở châu Á:
Các quốc gia cần chủ động mở cửa cải cách sẽ góp phần hóa giải nguy
cơ mất độc lập và phát triển đi lên nếu không sẽ tụt hậu và rơi vào số phận bi
thảm. Từ giữa thế kỉ XIX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã trở thành xu
thế của thời đại, và các quốc gia ngoài tư bản đều có thể có cơ hội phát triển
đi lên cùng thời đại nếu hội nhập vào xu thế đó. Tuy nhiên sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản không chỉ có mang đến những cơ hội thuận chiều mà còn đặt
ra những thách thức về độc lập chủ quyền đối với các quốc gia, vậy làm thế
nào để vừa có thể bảo vệ được độc lập chủ quyền quốc gia vừa có thể đưa đất
nước phát triển đi lên.
Qua thực tiễn các cuộc cải cách, có thể nhận thấy rằng Nhật Bản và
Xiêm đã chủ động mở cửa cải cách thành công nên đã góp phần bảo vệ được
chủ quyền độc lập của quốc gia và đưa đất nước tiến vào quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa tuy ở những mức độ khác nhau. Như vậy ở vào thời điểm giao thời của
lịch sử của các quốc gia châu Á, chủ động mở cửa cải cách chính là một giải
pháp hội nhập tích cực nhằm tận dụng những cơ hội thuận lợi tự cường đất
19
nước góp phần vào việc hóa giải nguy cơ mất độc lập chủ quyền. Tuy nhiên
để chủ động mở cửa cải cách tiếp thu cái mới từ bên ngoài thì cần phải có
những điều kiện tiếp nhận từ bên trong, trên cơ sở những nhận thức thức thời
khôn ngoan và tỉnh táo của chính quyền đương thời. Trong trường hợp này,
chính quyền Xiêm và Nhật Bản đã tỏ ra thức thời hơn hẳn Việt Nam hay
Trung Quốc, họ đã chủ động mở cửa với các nước phương Tây ngay từ đầu
thế kỉ XVI, do đó đã tạo ra được những tiền đề vật chất và xã hội nhất định để
dễ dàng tiếp nhận và cải cách mạnh mẽ sau này. Trái lại, do bị tư tưởng Nho
giáo chi phối sâu sắc nên chính quyền phong kiến Trung Quốc và Việt Nam
về cơ bản đã đóng cửa tuyệt giao với bên ngoài, không những thế lại coi nhẹ
kinh tế công - thương nghiệp đề cao kinh tế nông nghiệp, từ đó có nhiều chính
sách cực đoan làm thui chột những mầm mống kinh tế mới khiến nó không
thể phát triển lên được để có thể hình thành một cơ sở vật chất xã hội khả dĩ
có thể hậu thuẫn cho các chính sách cải cách.
1.2. Một số tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng canh tân của Phạm
Phú Thứ
1.2.1. Truyền thống yêu nước Việt Nam
Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người
như tình yêu quê hương, xứ sở. Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội
dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ
và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước
cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc,
theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở
thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý luận.
Có thể nhận định rằng: theo suốt lịch sử, tổ tiên chúng ta đã biết phát
huy cao độ sức mạnh nội sinh, tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, phù
hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và con người Việt Nam. Nhờ đó
20
mới có thể giữ vững nền độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước. Tư tưởng
yêu nước là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và
thế giới quan Việt Nam; là lý luận và đường lối chính trị, quân sự của Nhà
nước phong kiến dân tộc Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XIX, tình hình đất nước có nhiều biến động, Nguyễn
Ánh, với sự giúp đỡ của Pháp đã đánh bại triều Tây Sơn, dựng lên triều
Nguyễn năm 1802. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh đến Tự
Đức đã bảo thủ, không chú ý đến phát triển kinh tế, công thương nghiệp và
củng cố quốc phòng để chuẩn bị cho dân tộc đối phó với những nguy cơ đe doạ
bị xâm lược từ bên ngoài. Theo họ, Nho giáo là chân lý duy nhất và
xã hội phong kiến là vĩnh viễn không thay đổi, các học thuyết khác, không phải
là Nho giáo, đều là tà thuyết.
Các nước Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, Ấn Độ
lần lượt bị tư bản phương Tây xâm lược và bị thống trị bằng bộ máy cai trị của
chúng. Nhân dân các nước đó đã đấu tranh rất anh dũng và đạt đến đỉnh cao của
cao trào đấu tranh chống xâm lược phương Tây ở khu vực này thế kỷ XIX.
Ở nước ta, triều Nguyễn đã nhận thấy những diễn biến như vậy
ở những nước trong khu vực mà vẫn cửa đóng then cài và thực hiện chính
sách bế quan toả cảng. Nguy cơ bị xâm lược đã lộ rõ, thế mà từ những người
đứng đầu đến các nhà Nho và quan lại ở cấp thấp không nhận thức được. Ở
đây các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của Nho giáo đã thấm sâu vào hệ tư tưởng
phong kiến triều Nguyễn và trở thành vật cản trở sự vươn lên của nhận thức,
của tư duy cả triều đại đó. Hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn
lấy Nho giáo làm nòng cốt đã ảnh hưởng đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc,
làm cho nó không đủ sức soi sáng cho vấn đề cơ bản liên quan đến sự nghiệp
cứu nước của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX.
21
Chủ nghĩa yêu nước cuối thế kỷ XIX đã thể hiện rất phong phú. Tất cả
những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này đều phản ánh sự trăn
trở đối với xã hội để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, cứu nhân dân ra hỏi
cảnh nô lệ. Mặc dù thất bại trước nhiệm vụ lịch sử, nhưng chủ nghĩa yêu nước
giai đoạn này đã đặt cơ sở, tiền đề quan trọng cho các thế hệ mai sau tiếp tục
đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
1.2.2. Nho học ở Việt Nam thế kỷ XIX
Như chúng ta đã biết Vương triều Nguyễn được thành lập vào đầu thế
kỷ XIX. Các vua Nguyễn đã ra sức xây dựng và củng cố chế độ quân chủ
quan liêu chuyên chế lấy Nho giáo làm bệ đỡ hệ tư tưởng, nói cách khác, là
làm nền tảng ý thức hệ cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
Xuất phát từ thực tiễn đất nước với những tiền đề kinh tế, chính trị - xã
hội và tư tưởng, Nho giáo từng được độc tôn dưới triều Lê Sơ và từ đó cho
đến khi nhà Nguyễn nắm quyền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Nho
giáo vẫn luôn luôn chiếm ưu thế hàng đầu trong đời sống văn hoá tinh thần
của xã hội. Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn là tất yếu lịch sử, bởi vì
nhà Nguyễn không thể tìm được cơ sở lý luận khác với Nho giáo vốn là nền
tảng lý luận cho đường lối trị nước an dân trong lịch sử.
Tác động của Nho giáo được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, văn
hoá và xã hội. Về mặt chính trị, Nho giáo nắm địa vị thống trị trên cơ sở “đức
trị” và “pháp trị” theo tinh thần “ngoại Nho nội Pháp” trong đường lối trị
nước. Về mặt văn hoá, triều Nguyễn là triều đại có nhiều nỗ lực trong việc
phát triển giáo dục, làm sử và xuất bản nhiều bộ sách có giá trị. Về mặt xã
hội, Nho giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giáo huấn đạo đức, đề cao tư
tưởng trung, hiếu, tam tòng, tứ đức. Mặt khác, triều đình đã đứng trên lập
trường Nho giáo để chống lại sự truyền bá và bành trướng của Thiên Chúa
giáo ở Việt Nam. Chính vì sự độc tôn Nho giáo ở Việt Nam trong thời gian
22
dài nên không có gì lạ khi trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX có hàng loạt tư
tưởng của các nhà canh tân mang màu sắc Nho giáo.
Phạm Phú Thứ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo yêu
nước, thân sinh là cụ Phạm Phú Sung; hai chú là Phạm Phú Nghĩa và Phạm
Phú Hữu đều giỏi chữ nho, lại có hiểu biết nên ngay từ thủa nhỏ, Phạm Phú
Thứ đã được làm quen với bút nghiên, kinh sách của thánh hiền. Vốn thông
minh, lại ham học hỏi, thưở nhỏ ông học vỡ lòng về Hán học trong gia đình
với cụ thân sinh.
Như vậy, Phạm Phú Thứ vốn là một vị đại khoa, một tiến sĩ Nho học,
đã làm quan trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều và ngoài địa
phương, nhất là thời gian ông về Kinh diên làm “Khởi cư trú” (soạn sách cho
nhà vua) thì ông đã làm tốt vai trò của mình với tư cách là bậc thầy về Nho
giáo. Điều đó có nghĩa là ông được đào tạo chính quy trong khuôn khổ phong
kiến, theo mô hình một nhà nho chính thống.
Vấn đề này nhà sử học Trần Văn Giáp đã nhận định Trúc Đường Phạm
Phú Thứ có một số tác phẩm văn và thơ chữ Hán, dưới thời Tự Đức, vừa là tài
liệu tham khảo về sử cận đại, vừa phản ánh được sự chuyển biến tư tưởng của
pháo Nho học thời đó sau khi đã qua châu Âu đã nói lên sự đóng góp to lớn
của ông đối với văn học nước nhà sau thế kỷ XIX. Qua đó chúng ta phần nào
hiểu được giá trị của bộ sách đối với nền văn học nước nhà và chứng tỏ ông là
bậc thầy trong việc sử dụng chữ Hán. Có thể khẳng định: Không riêng gì
Phạm Phú Thứ, hầu hết các nhà canh tân thời kỳ này đều có vốn tri thức sâu
sắc.
Như vậy, có thể nói vốn liếng kiến thức về Hán học và những hiểu biết
về lịch sử cũng như luật lệ Đông phương là rất lớn, là cơ sở những tiền đề lý
luận có ảnh hưởng đến hệ thống tư tưởng của Phạm Phú Thứ sau này.
1.2.3. Ảnh hưởng tư tưởng phương Tây vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
23
Văn hóa phương Tây chính là nhân tố khách quan quyết định đối với sự
xuất hiện các tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung và
của Phạm Phú Thứ nói riêng: “Hai nhân tố khách quan đã dẫn đến sự xuất
hiện các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là sự xâm lược của
thực dân Pháp và sự tiếp xúc với văn minh phương Tây” [53, tr. 46].
Phạm Phú Thứ vốn là một vị đại khoa, một tiến sĩ Nho học, làm quan
trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều và ngoài địa phương, điều đó có
nghĩa là ông được đào tạo chính quy trong khôn khổ phong kiến, theo mô
hình một nhà nho chính thống. Nhưng khi tiếp xúc văn minh phương Tây,
ông hoàn toàn không hề có chút mặc cảm tự ti, choáng ngợp trước sức mạnh
cơ khí của chủ nghĩa tư bản, trái lại đã biết chủ động chọn lựa cái hay, cái tốt
của nền văn minh đó để áp dụng cho nước ta.
Có thể nói chính những chuyến công du của ông đã tác động rất lớn đến
tư tưởng của ông. Ông đã ghi chép rất cẩn thận những điều mắt thấy tai nghe
khi đi sứ. Cụ thể:
Năm 1851, sau một chuyến công du sang Trung Quốc, được tận mắt
chứng kiến sự phát triển của thương nghiệp tư bản ở mảnh đất tô giới Quảng
Châu, ông đã nhen nhóm tư tưởng canh tân phát triển kinh tế. Được ông viết
trong chùm thơ “Châu Giang kỳ kiến tạp vịnh” trong tập “Đông hành thi lục”
(Giá viên tập III). Chuyến đi này đã đánh thức ông khỏi giấc ngủ mê của tư
tưởng đóng cửa kéo dài suốt cả triều Nguyễn: “quanh cảnh thế giới đã thức
tỉnh giấc mộng trần tục của tôi”. Đây là lần đầu tiên ông thấy thế nào là một
thị trường tư bản chủ nghĩa ở “Mã cao”, qua Hoàng phố đến bến Lục Ước ở
Quảng châu một bức tranh hiện thực khá sinh động.
Tuy vậy, trong cách nhìn của ông lúc bấy giờ vẫn lộ những ấn tượng
không mấy thiện cảm với chủ nghĩa tư bản đế quốc phương Tây. Đối với tiểu
thương người Hoa ông lại rất khen ngợi về lối làm ăn “hết sức chính quy” và
24
“bớt vất vả” ví dụ như bán hàng dùng cân, bán hàng không cần rao bằng mồm
mà bằng tín hiệu riêng đặc trưng... những nhận xét đó tuy nhỏ nhặt nhưng
chứng tỏ ông có óc quan sát tinh tế.
Đây là những bài học đầu tiên về chủ nghĩa tư bản, tuy còn khiêm tốn
nhưng vào giai đoạn này đối với người Việt Nam còn khá xa lạ.
Trong quá trình đi sứ sang Pháp và Tây Ban Nha vào khoảng thời gian
2 năm từ năm 1863 đến 1864 của Phạm Phú Thứ (ông là phó sứ của Phan
Thanh Giản) đánh dấu bước ngoặt đột biến trong tư tưởng canh tân của Phạm
Phú Thứ: Bước phát triển toàn diện và sâu sắc được thể hiện tập trung trong
“Tây hành nhật ký (Nhật ký đi sứ phương Tây) và Tây phù thi lục (Giá viên
VIII)”. Tập văn này ghi lại khá tỉ mỉ những điều mắt thấy tai nghe về kinh tế,
chính trị, phong tục, tập quán của người phương Tây. Ông viết “đến Tuyết
Sơn và Hồng Hải, không có gì lạ mà không thu thập. Mắt đã tìm được nhiều
cái mới, cần cho sau này”. Nhờ những ghi chép thú vị này mà hôm nay chúng
ta có được một số kiến thức khá rộng lớn về khoa học, kỹ thuật cũng như
khoa học - xã hội Tây phương.
Chuyến công cán ở Pháp và trên đường qua nhiều nước châu Âu chính
là dịp để Phạm Phú Thứ mở rộng tầm mắt. Ông vô cùng kinh ngạc, khâm
phục nền kỹ nghệ phương Tây cho nên ông ghi chép rất cẩn thận, chi tiết và
phong phú về những điều mắt thấy, tai nghe trong chuyến hành trình này. Khi
ông ngồi trên xe lửa chạy từ Macxây đến Pari ông đã làm bài thơ họa cảnh
nước Pháp:
“Cây, hoa, sông, núi qua song kính
Hàng quán, điện giăng, phố lộ dài” [53,tr.1243].
Có thể thấy rằng, kết thúc chuyến hành trình lênh đênh trên biển, đối
với Phạm Phú Thứ nói riêng và đoàn sứ thần nói chung có lẽ là chuyến đi
không thể nào quên. Chuyến hành trình này đã giúp Phạm Phú Thứ hiểu biết,
25
khám phá những điều mới mẻ và nhận ra những giá trị đích thực của cuộc
sống, đặc biệt hơn nó giúp ông trong việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ
phương cách mới cho sự phát triển của dân tộc mình. Bằng chính tai nghe,
mắt thấy văn minh phương Tây, chứng kiến thành tựu khoa học vĩ đại của
nhiều nước, tư tưởng canh tân đất nước nói chung của Phạm Phú Thứ đã hình
thành rõ nét và được hoàn thiện, mạnh dạn đưa những ý tưởng mới vào áp
dụng trong đời sống. Về đến Huế, ông dâng lên Tự Đức bản tường trình cùng
nhiều tài liệu ghi chép những điều đã quan sát được, đặc biệt những phát minh
về khoa học kỹ thuật cùng những cảm nghĩ, nhận định về văn minh phương
Tây và mạnh dạn đề xuất vua Tự Đức cần có chủ trương canh tân đất nước.
Điều đáng tiếc là hầu hết những kiến nghị xác đáng, đầy tâm huyết của ông
không được Tự Đức và cả triều đình chấp nhận.
Trong quá trình thăm Ai Cập, ông không quản ngại vất vả đã đến thăm rất
nhiều khu công nghiệp như vào xem xưởng làm dây thừng, tới một lò rèn đúc,
xem bến tàu và vùng sửa tàu... đi đến đâu ông cũng ghi chép cẩn thận, tỷ mỉ.
Nói tóm lại, ngoài vốn liếng về Hán học, Phạm Phú Thứ đã sớm tiếp
xúc với văn hóa phương Tây. Phạm Phú Thứ cũng đã có dịp đi ra nước ngoài,
nơi đây ông đã được đọc các sách báo của Tây phương đã được dịch ra tiếng
Trung Quốc. Phạm Phú Thứ cùng một số gương mặt tiêu biểu thời kỳ này như
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... đã đóng vai trò “Người trồng mầm
khai hóa đầu tiên ở Việt Nam” [3, tr.214].
1.2.4 Tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX
Trong lịch sử nước ta, ở thời kỳ nào cũng vậy, khi đất nước lâm vào hoàn
cảnh khó khăn, khi xã hội nảy sinh những khủng hoảng trầm trọng thì bao giờ
cũng xuất hiện những cải cách đổi mới. Những cải cách đổi mới ấy bao giờ cũng
xuất phát từ những tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc đề xướng và thực hiện. Đó
cũng là nét đặc trưng của nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
26
Từ những năm 60 của thế kỷ XIX, sau khi hòa ước Nhâm Tuất 1862
với Pháp được triều đình Huế ký kết, nguy cơ thất bại trong cuộc chiến đấu
với thực dân Pháp bảo vệ độc lập dân tộc đã khá rõ ràng. Nhận thức được tình
thế của đất nước một số nhân sĩ, quan lại đã gửi lên triều đình Tự Đức những
đề nghị sửa đổi các chính sách về quân sự, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo, văn
hóa nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh về mọi mặt cho đất nước để giữ
vững độc lập dân tộc. Đại biểu cho xu hướng này là Nguyễn Trường Tộ,
Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch Họ được Phan Bội Châu
đánh giá là “những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam.
Các tư tưởng canh tân giai đoạn này xuất hiện nhiều là do sự kết hợp
giữa các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là cuộc
xâm lược của thực dân Pháp và sự tiếp xúc với văn hóa, văn minh phương
Tây. Nhân tố chủ quan là chủ nghĩa yêu nước dân tộc và năng lực tư duy xuất
sắc của một số nhân sĩ, quan lại đã dẫn tới sự ra đời các tư tưởng canh tân ở
nước ta giai đoạn này.
Xuất phát từ nhận thức được những nhân tố tác động về sự khủng
hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam và yêu cầu cấp thiết cần phải canh tân
đất nước, các nhà canh tân một mặt muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng, mặt khác muốn thoát khỏi nguy cơ xâm lược từ phương Tây.
Xét theo mặt tri thức uyên bác và khát vọng canh tân đất nước của các
danh sĩ, các ông đều xuất thân từ dòng dõi Nho gia, tinh thông Hán học. Đều
là những danh sĩ có lòng yêu nước nồng nàn, nhưng trước hiện tình, ở một
mức độ nhất định, các danh sĩ đã bộc lộ không giống nhau.
Phạm Phú Thứ và đa số nhiều nhà canh tân khác như Nguyễn Trường
Tộ, Trương Vĩnh Ký, Bùi Viện... đều được ra nước ngoài chứng kiến tận mắt
sự phát triển của phương Tây hoặc tiếp cận với sách báo nước ngoài. Ví như
trường hợp của Nguyễn Lộ Trạch, không có dịp đi công cán ra nước ngoài,
27
nhưng ông có dịp gần gũi, gặp gỡ Phạm Phú Thứ, được tiếp cận với sách báo
và đọc cả điều trần của Nguyễn Trường Tộ và muốn cải cách đất nước để đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu.
Các tư tưởng canh tân đã phần nào mang tính hệ thống như các bản
điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Tư
Giản chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Cải cách giáo dục: thay đổi lối học vấn thi cử thay những bài học về
đạo đức, chính trị xa rời thực tiễn bằng lối học thực dụng, chú ý đến khoa học
kỹ thuật, theo mô hình giáo dục phương Tây.
- Cải cách kinh tế: từ bỏ chính sách “ức thương”, “đóng cửa” khuyến
khích thương mại sử dựng các nguồn lực nhằm phú quốc, tự cường, phát
triển đất nước.
- Cải cách về khoa học kỹ thuật: thay đổi phương thức sản xuất, ứng
dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp
- Cải cách quân sự: sửa đổi phương pháp tuyển binh, huấn luyện chiến
thuật, có chính sách đãi ngộ với binh sĩ nhằm nâng cao sức mạnh của quân
đội khả dĩ chiến thắng kẻ xâm lược, bảo vệ đất nước.
- Cải cách chính trị: tinh giản bộ máy hành chính, tuyển chọn quan lại
dựa vào năng lực, thực hiện chính sách mở cửa, tự do tôn giáo
Không nghi ngờ gì rằng tư tưởng cải cách Việt Nam thế kỷ XIX là một
trong “Những kiểu phản ứng của người Việt Nam trước sự xâm lược của
nước ngoài”, một sự phản ứng tích cực nhất và đầy trí tuệ của dân tộc trước
một thế giới mới mẻ, biến động và nhiều hiểm họa.
Đứng trước nguy cơ vong quốc bởi một kẻ thù xa lạ cả về chủng tộc và
về văn hóa, đã có nhiều kiểu phản ứng xảy ra trong cộng đồng dân tộc. Có
những kẻ bán nước cầu vinh ngay từ những ngày đầu kẻ thù xâm lược như
Tôn Thọ Tường. Vua quan đầu triều Tự Đức bảo thủ, lạc hậu, thụ động và
28
đầu hàng từng bước một. Nhân dân đấu tranh quyết không chịu làm nô lệ,
phái chủ chiến nhưng bảo thủ trong triều đình tiến hành một cuộc kháng chiến
vô vọng... Tất cả những kiểu phản ứng đó đều đã từng có trong lịch sử, ngoại
trừ kiểu phản ứng của các nhà canh tân là không mang tính truyền thống: mở
cửa ngoại giao, thông thương, học tập khoa học kỹ thuật phương Tây... nâng
cao sức mạnh dân tộc để chống lại kẻ thù. Với tính cách là một biểu hiện mới
của tinh thần yêu nước Việt Nam nhằm chống lại cuộc xâm lược của thực dân
Pháp, dòng tư tưởng canh tân đã có vai trò không thể phủ nhận trong lịch sử
dân tộc nửa sau thế kỷ XIX.
Những đề nghị cải cách thế kỷ XIX đã thể hiện một tư duy mới nhằm
đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc trong thời kỳ này: canh tân đổi mới
để bảo vệ chủ quyền dân tộc và phát triển. Tuy nhiên, tất cả những tư tưởng
cải cách tiến bộ trong giai đoạn này cùng chung một số phận đó là những tư
tưởng đó đều không được thực hiện đến nơi đến chốn thậm chí còn không
được đưa ra để bàn luận, và đều bị triều đình nhà Nguyễn phớt lờ đi. Do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan, các tư tưởng cải cách phần lớn
đều không được thực hiện.
Như vậy, các nhà tư tưởng lớn với những con người khác nhau nhưng
có sự “gặp nhau” ở thời điểm này. Nhìn vào những điểm tương đồng đó thì
chúng ta cũng đủ để hiểu được khi nhà nghiên cứu sử học Thái Nhân Hòa đưa
ra kết luận: “những nhân vật cùng thời có đầu óc canh tân, hình thành dòng
tư tưởng canh tân nước ta từ giữa và cuối thế kỷ XIX” [18, tr.57].
1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Phạm Phú Thứ
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp
* Gia đình
Một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng canh tân
của Phạm Phú Thứ đó là sự ảnh hưởng từ truyền thống gia đình và quê
29
hương. Trong gia phả họ Phạm Phú Thứ có ghi rõ: Thủy tổ họ Phạm Phú Thứ
là cụ Phạm Phú Điều. Cụ gốc là người Bắc vào định cư và lập nghiệp tại làng
Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam. Cụ là người uyên thâm chữ nho, cụ trở thành vị Hương sư ở
trong làng. Các đời sau cũng giỏi chữ nho không kém. Đời thứ hai có cụ
Phạm Phú Sĩ và Phạm Phú Tài tuy học giỏi nhưng không đi thi mà gánh vác
việc hương chính, dạy dỗ con cháu chu đáo.
Trong dòng họ có nhiều người đỗ đạt cao như đời thứ ba có cụ Phạm
Phú Tín làm đến chức Triều liệt đại phu thị giảng học sĩ được truy tặng Trung
phụng đại phu. Tuy là người có địa vị cao hưởng bổng lộc triều đình nhưng
ông luôn tâm niệm cần phải giữ gìn truyền thống gia tộc, nhắc nhở, chăm lo
cho thế hệ sau thành người có ích cho xã hội. Cụ dạy con cháu: “Nhà ta là
dòng thi lễ, chúng ta phải để tâm chấn chỉnh hương thôn, con cháu nối chí
ông cha giữ gìn gia giáo gắng chí tu thân... ta muốn các con chớ nghĩ gì khác
mà trễ biếng sự học” [53, tr.658].
Đời thứ tư có cụ Phạm Phú Cang cũng là người thông thạo Nho học;
đời thứ năm có cụ Phạm Phú Quân làm quan võ, chức Thần sách quân; ông
Phạm Phú Sung thân sinh Phạm Phú Thứ là người có uy tín ở trong làng,
chăm lo hương chính chu đáo, làm ruộng, lúc rỗi thì đọc sách thánh hiền làm
thú vui; hai ông Phạm Phú Nghĩa và Phạm Phú Hữu (chú của Phạm Phú Thứ)
đều học giỏi và thi đỗ tú tài vào năm Tân Tỵ (1821).
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống Nho học, Phạm Phú Thứ với
bản tính thông minh nên khi lớn lên cụ đã liên tiếp đạt được những thành tích
rực rỡ. Cụ thi cử, đỗ đạt ra làm quan dưới triều Nguyễn và kinh qua nhiều
chức vụ quan trọng. Lúc sinh thời ông là người chí hiếu với cha mẹ, chí thảo
với anh em, có một tình thương sâu đậm với các em và con cháu, nhưng ông
rất nghiêm khắc với thói hư tật xấu. Ông cho việc giáo dục trong gia đình là
30
phải làm trước bởi lẽ: “tiên tề gia, hậu trị quốc”, do đó trong thư ông luôn
nhắc nhở con cháu phải chăm chỉ học hành, gắng sức cày ruộng trồng dâu,
chăm lo việc giỗ chạp, trông coi phần mộ, giữ gìn ăn nói nết na, tiết kiệm tiêu
dùng để khỏi cảnh nghèo túng... Cụ còn dạy không được chơi bời đắm đuối
cờ bạc, rượu chè, mưu cầu tiền bạc, khinh lờn lời nói bậc trên. Cuối thư cụ
còn khẳng định việc phải làm đối với con cháu: “Các người nên ghi nhớ trong
lòng, giữ gìn tính nết làm theo lẽ phải, ngăn ngừa điều trái. Cháu Lâm và
Tường con ta cùng nhau khuyên bảo chớ có quên” (Trúc Đường thi văn
tập (Tập thơ văn của Trúc Đường).
Phạm Phú Thứ có hai người em trai học cũng rất giỏi, đó là Phạm Phú
Lữ và Phạm Phú Thuận. Lúc sinh thời, Phạm Phú Thuận tính tình ngay thẳng,
sống thanh liêm nên được nhân dân địa phương tôn trọng, quý mến. Khi ông
mất, mọi người tưởng nhớ ông với hai câu thơ:
“Liên họa hổ trung xuân bất lão.
Quế trung nguyệt thượng địa vô trần”
(Sen giữa hồ tươi mãi không tàn
Cung quế trên mặt trăng không dính chút bụi trần)
Cả hai câu thơ ý nói sức sống vĩnh hằng cuộc đời thanh bạch của ông.
Phạm Phú Thứ có bốn người con. Cả bốn người con đều được học hành
tử tế, đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng dưới triều Nguyễn: “Phú
Tường đỗ tú tài ấm bổ tu soạn, lĩnh tri phủ Quảng Trạch, Phú Khang hàm bát
phẩm ở Khánh Hòa, Phú Khang bổ hàn lâm viện biên tu, Phú Lẫm làm bang
biện ở Hòa Vang”[8, tr. 255].
Đời thứ bảy, có ông Phạm Phú Tường, Phạm Phú Đường, Phạm Phú
Lâm là những tên tuổi đỗ các kỳ thi tú tài, cử nhân ra làm quan dưới thời nhà
Nguyễn. Đời thứ tám lại có ông Phạm Phú Canh giỏi chữ Nho,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004797_1_9441_2002888.pdf