MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12
4. Phương pháp nghiên cứu.13
5. Đóng góp của luận văn .14
6. Kết cấu của luận văn.14
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG
NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG VĂN HỌC.16
1.1. Tư tưởng nhân văn.16
1.1.1. Cơ sở của tư tưởng nhân văn. 16
1.1.2. Bản chất của tư tưởng nhân văn . 19
1.2. Tư tưởng nhân văn hiện thực .23
1.2.1. Bản chất của tư tưởng nhân văn hiện thực . 23
1.2.1.1 Khẳng định những giá trị toàn năng của con người .23
1.2.1.2. Đấu tranh giải phóng con người .24
1.2.2. Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực. 25
1.2.2.1. Tình yêu thương con người.26
1.2.2.2. Sự phân đôi trong thái độ của người nghệ sĩ đối với con người
và cuộc sống .29
1.2.2.3. Khơi dậy những khát vọng của con người .31
1.2.2.4. Tôn vinh vẻ đẹp con người .32
1.2.3. Mục đích của tư tưởng nhân văn hiện thực. 33Tiểu kết chương 1. 37
Chương 2. BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH .39
2.1. Tình yêu thương con người .39
2.1.1. Hướng về những nỗi đau, mất mát và ám ảnh của con người. 39
2.1.2. Chia sẻ và cảm thông với những nỗi đau của con người . 47
2.1.3. Thái độ lên án chiến tranh . 53
2.2. Khơi dậy những khát vọng của con người.55
2.2.1. Khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau. 55
2.2.2. Khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình. 58
2.2.3. Khát vọng hòa giải dân tộc sau chiến tranh . 60
2.3. Tôn vinh những vẻ đẹp của con người. 63
2.3.1. Vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. 63
2.3.2. Vẻ đẹp của tình người . 66
2.3.3. Vẻ đẹp của người lính . 69
Tiểu kết chương 2 .71
Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN
NGẮN CỦA BẢO NINH .74
3.1. Điểm nhìn trần thuật.74
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài – hiện thực lắng đọng vào tâm hồn. 75
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật từ bên trong – từ tâm hồn soi chiếu ra hiện
thực bên ngoài. 78
3.2. Giọng văn nghệ thuật .81
3.2.1. Giọng văn lên án, tố cáo. 82
3.2.2. Giọng văn cảm thông, yêu thương . 85
3.2.3. Giọng văn trăn trở, suy ngẫm, day dứt. 883.3. Lời văn nghệ thuật .94
3.3.1. Lời văn hàm súc, giàu tính tạo hình và biểu cảm. 95
3.3.2. Lời văn nặng trĩu tình người. 101
Tiểu kết chương 3. 104
KẾT LUẬN .106
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
123 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nỗi đau dằn vặt mà
không bao giờ dứt ra được. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, người đọc sẽ cảm thấy
thương Kiên và cảm thông với những đau đớn mà Kiên phải một mình chịu đựng.
Không chỉ một mình Kiên, hầu như tất cả đồng đội anh khi ra khỏi chiến tranh
đều bị chấn thương như vậy. Ngay trong cuộc chiến, một số người đã khủng hoảng
niềm tin, tìm cách đào ngũ. Can là một trường hợp như vậy. Cảnh bắn giết triền
miên cộng với lòng thương mẹ và nỗi nhớ quê hương đã làm cho người chiến sĩ
trở thành bạc nhược. Anh ta kể với Kiên những điều sâu trong gan ruột mong
tìm được sự cảm thông:“Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn mãi giết mãi thế này
51
thì chết hoại tình người. Dạo này đêm nào tôi cũng mộng thấy mình chết và tôi
bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [48, tr.27]. Ám ảnh
về việc nhân tính bị hủy hoại, bị méo mó ở Can vô cùng khủng khiếp. Can không
hèn nhưng không thể chịu nổi cảm giác mình đang giết người. Hành động đào
ngũ của Can có nguyên nhân sâu xa từ những ám ảnh và cảm giác như vậy. Cho
nên, hành động ấy có phần đáng thương hơn đáng giận. Người lính khi tham gia
chiến tranh, dù luôn mang trong mình tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng hi sinh,
nhưng họ vẫn luôn khao khát được sống sót để trở về. Tuy sự trốn chạy để giải thoát
chính mình sẽ làm giảm đi phần nào tinh thần chiến đấu, vẻ đẹp của những người
lính nhưng đó lại là khao khát thật sự cần phải được nhìn nhận, cảm thông và sẻ chia.
Và đây cũng là một trong những lí do khiến cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh chịu nhiều dư luận, vì Bảo Ninh:
[] đem lại một góc nhìn hoàn toàn mới về một mảng hiện thực vốn rất
quen thuộc của văn xuôi nước ta. Xem chiến tranh như môi trường thử thách
nhân tính, việc xử lí hiện thực được quy định bởi nguyên tắc “cuộc chiến tranh
của riêng anh”, tác phẩm này đã gây một “cú sốc” thực sự cho người đọc và cả
những người từng viết nhiều về chiến tranh. Cũng vì thế, dư luận xung quanh nó
thật phức tạp [5, tr.45].
Truyện ngắn của Bảo Ninh cũng thế, mỗi câu chuyện đời, chuyện người đều ẩn
chứa sự cảm thông, sự chia sẻ của tác giả. Nhân vật Phúc trong truyện ngắn Thời tiết
của kí ức phải sống trong những kí ức buồn đau về tình bạn bè, tình yêu. Nhưng nỗi
đau của quá khứ cứ sống mãi trong Phúc khiến cho ông không thể nào tha thứ cho
chính bản thân mình. Cũng chính vì mặc cảm tội lỗi mà ông đã không dám đối diện
và không có đủ cản đảm để nhận đứa con gái của ông và Quỳnh. Cái kết của câu
chuyện buồn với sự ra đi của Phúc, chứa đựng sự xót xa của tác giả. Còn nhân vật
Minh trong truyện Bằng chứng thì cứ trăn trở và day dứt về mối quan hệ cha con
của anh với Hùng. Có nhiều bằng chứng cho thấy Hùng không phải là con ruột của
Minh, chi tiết cho thấy rõ ràng điều đó là Hùng đã cứu người trên vách núi cao, vì
52
Hùng rất sợ độ cao, mà điều này lại giống với Tuấn, người bạn đã hi sinh trong thời
chiến và cũng là người mà vợ anh từng nhớ thương.
Quay lưng là một truyện ngắn đầy éo le. Vinh đã quen biết Hạnh trong chiến
tranh, khi anh bị thương vào mùa thu năm 1972. Khi trở về, Vinh vẫn không thể
quên được Hạnh. Nhưng Hạnh đã có gia đình, cái éo le chính là họ đã không nhận ra
nhau mặc dù sống sống trong một khu nhà đã hơn hai chục năm. Đến khi tình cờ
nhận ra nhau thì đã muộn. “Vinh cũng đột ngột cảm thấy như một roi vút vào tim”,
còn Hạnh thì nghẹn đi: “Em ở nhà Z2 đấy anh. Phòng 407. Cũng ở đấy đến hai chục
năm hơn. Anh ơi. Hóa ra chúng mình” [49, tr.459]. Thà không gặp lại thì hơn,
đằng này giây phút gặp lại và nhận ra nhau, cả hai đều vỡ òa trong sự tiếc nuối, trớ
trêu của cuộc đời.
Còn truyện ngắn Giang là sự luyến tiếc cho một mối tình chỉ gặp gỡ một lần rồi
chia ly mãi mãi, đó là một nỗi đau cồn cào, cứa sâu vào lòng người: “Chiến tranh,
đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng
không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ mãi nhớ. Trở thành nỗi đau.
Những nỗi đau mất mát âm thầm” [49, tr.34].
Trong truyện Không đâu vào đâu, một nhân vật quyền cao chức trọng, thành
đạt lại ứa nước mắt một cách không đâu vào đâu khi nghe những câu chuyện mà bà
mẹ kể cho đứa con trai của mình nghe. Điều đó khiến người đọc ít nhiều suy nghĩ.
Khi con người rơi lệ vì những điều tưởng chừng “không đâu vào đâu”, nhưng thật ra
trong những giọt nước mắt đó ẩn chứa nhiều bí mật, nhiều nỗi niềm khó tả. Qua
truyện, người đọc sẽ cảm thông với những khổ tâm, cảm thông với lời than tiếc “thì
cuộc đời của bác đâu có đến nỗi như thế này” [49, tr.39] của người đàn ông ấy. Mỗi
người luôn có những niềm riêng mà có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống, trong
những người vô tình gặp gỡ
Đó thật sự là một truyện ngắn đến độ không đâu vào đâu: điều nó mang đến
người đọc là sự khúc mắc; không phải khó hiểu, mà là lật ngược và cản trở cái nhìn
thông thường. Một người đàn ông lớn tuổi, thành đạt, có vai vế xã hội – giữa chúng
53
ta trong cuộc sống này, với cái quá vãng chung còn nóng hổi, nói lên nhiều thứ; và
về nguồn cơn những giọt nước mắt với lời than tiếc kia, “tôi” cảm thấy, không ngoài
những gì “tôi” đã nghiệm trải qua cái chết, mất mát và đau khổ [47, tr.9].
Có thể nói, với những nỗi đau nhiều cung bậc, Bảo Ninh đã gửi vào đó sự
cảm thông sâu sắc của tác giả với các nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn.
Sự cảm thông đó chính là biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực. Cũng
chính vì vậy mà: “Bảo Ninh làm sống lại cuộc chiến dưới một chủ nghĩa nhân
văn: lòng xót thương của tác giả, của chúng ta nữa, với những con người rất đỗi
bình thường, những con người bị cuốn vào cuộc chiến lớn lao, bi tráng” [80].
2.1.3. Thái độ lên án chiến tranh
Không chỉ viết về những nỗi đau đớn, mất mát, ám ảnh day dứt về chiến
tranh, mà tình yêu thương đối với con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh và truyện ngắn của Bảo Ninh còn được thể hiện qua thái độ lên án chiến
tranh. Bởi: “Những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ
lành, đau khổ sẽ hoá thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày
càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi” [48, tr.259].
Cuộc sống của những con người trong chiến tranh vô cùng khó khăn và
thiếu thốn: “Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa”; “Hành trình trong điều
kiện thời tiết như thế, đường sá như thế vất vả không tả được” [48, tr.9-10]. Rồi
đến bệnh tật, đói khổ hành hạ người lính. Họ phải sống trong hoàn cảnh cực khổ,
khó khăn. Thịnh “con” vì đói là liều mình mò vào ngôi làng bị nhiễm bệnh hủi bắn
chết một con vượn to, nhưng đến khi cạo sạch bộ lông thì con vật ấy “hiện nguyên
hình một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn
ngược” [48, tr.14]. Vì đói nên cả trong giấc mơ, Tạo “voi” cũng mơ thấy những
mâm cỗ đầy những món ăn béo bở. Còn Cừ lại mơ đến ngày trở về đoàn tụ, sum
họp.
Chiến tranh vinh quang nhưng khốc liệt đã cướp đi biết bao giá trị đẹp đẽ,
làm cho biết bao con người bị chà đạp, đày đọa, bị giết chết Chiến tranh làm
54
cho gia đình li tán, mẹ mất con, vợ mất chồng, bạn bè mất nhau, tình yêu tan
vỡCuộc sống bình yên hôm nay phải đổi bằng “máu tung xối, chảy toé, ồng
ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói
đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi hồi đó la liệt xác người bị
đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng” [48, tr.11], đổi bằng
bao nhiêu cái chết đau đớn, không thể nào dễ dàng xoa dịu được. Cuộc sống và
sinh mạng của con người mong manh như sợi chỉ bởi bom đạn khủng khiếp của
chiến tranh: “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang
khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới
thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”
[48, tr.39-40]. Chiến tranh là nơi con người tàn sát lẫn nhau, mọi cảm xúc của
con người trở nên chai lì. Có thể, nhiều người sẽ băn khoăn trước lời cảnh tỉnh:
“Hãy coi chừng mà xem lại nhân tính” [48, tr.129]. Nhưng lời cảnh tỉnh đó đáng
để suy ngẫm. Trong truyện ngắn Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng thì chiến
tranh kinh khủng đến nỗi: “Chúng tôi lặn lội trong rét mướt, lượm xác người
mình chết dưới các gốc, các bờ tường, các hốc cầu thang, trong các đống gạch
vụn những ngôi nhà cổ” [49, tr.248].
Chiến tranh làm cho người ra đi phải đánh đổi nhiều thứ, Kiên khi ra đi và
Kiên khi trở về là một con người hoàn toàn khác: “Mãi mãi cái kẻ đi ra khỏi
chiến tranh ấy không thể tìm lại được con người trước đây của mình nữa. Chiến
tranh đã vĩnh viễn lấy đi của anh tuổi trẻ, tình yêu và cái nhìn chân thành, trong
sáng vào cõi đời” [34, tr.222].
Trong chiến tranh, tình yêu cũng trở thành thương đau. Sự bất thường của
chiến tranh chính là: hạnh phúc lứa đôi thường đặt song hành cùng sự chia biệt,
cái chết. Những tình cảm đẹp chớm nở đã sớm bị chiến tranh phá hủy. Mối tình
đẹp biết dường nào của Kiên và Phương đã trở thành một mối tình buồn đau, vỡ
vụn. Cho dù họ còn rất yêu nhau nhưng vĩnh viễn không thể đem lại hạnh phúc
cho nhau. Chiến tranh cũng đưa đến cuộc “gặp gỡ” tội lỗi mà đầy xót xa giữa
55
những người lính trinh sát với ba cô gái bị bỏ quên nơi rừng già. Chính mối
quan hệ trái khoáy này lại cho họ chút hạnh phúc ngắn ngủi được hưởng “những
giọt cuối cùng còn sót lại của tình người”. Nhưng niềm khao khát tăm tối ấy lại
báo trước cho số phận bi thảm của các chàng trai, các cô gái đang ở độ tuổi
thanh xuân.
Chiến tranh khiến cho các bà mẹ mất con, đó là nỗi đau không bao giờ
xóa nhòa. Chiến tranh đang diễn ra đau thương nhiều không tả, vậy mà mà sau
khi chiến tranh kết thúc, nó lại tiếp tục gieo rắc đau thương vào những người
còn ở lại. Các bà mẹ trong những truyện ngắn như: Ngàn năm mây trắng, Gọi
con đều có cùng nỗi đau mất con, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không
thể nào gặp lại được con mình dù chỉ một lần duy nhất
Nhân vật Tư Cụt trong truyện Hữu Khuynh cũng đã phải chịu nỗi đau
mất mát người thân và sự lạnh lùng của những người hàng xóm xung quanh khi
trở về làng. Gia đình chẳng còn ai, nhà cửa cô quạnh. Nỗi buồn thấm đẫm số
phận con người sau những chiến công và thành tích lừng lẫy. Và trong truyện
Khắc dấu mạn thuyền, chiến tranh dù có chiến thắng hay không thì cũng gieo
rắc đau thương và tội ác, mà “khi đã phân bua được thì cả người thắng lẫn kẻ
bại đều mặt mày biến dạng” [49, tr.159].
Thái độ lên án chiến tranh bộc lộ rõ ràng qua tiểu thuyết và truyện ngắn
của Bảo Ninh. Đó là những tổn thất vô cùng nặng nề về của cải, về con người
mà chiến tranh đã gây ra cho con người. Chiến tranh không chỉ gây đau thương
cho những người trong cuộc mà còn để lại nỗi đau cho những người còn ở lại,
còn sống sót. Chiến tranh hủy hoại những tình yêu, những giá trị tốt đẹp của con
người, khiến cho con người trở nên mất nhân tính.Và chiến tranh còn khiến cho
những người trở về phải sống trong cảnh cô đơn, xa lạ, trong thái độ lạnh lùng
của mọi người
2.2. Khơi dậy những khát vọng của con người
2.2.1. Khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau
56
Trong chiến tranh, vì đau thương quá mà nhiều người đã chọn cách trốn
chạy, bởi đó chính là lối thoát cho con người, mặc dù trốn chạy trong hoàn cảnh
đó là một việc làm hèn nhát. Can, A trưởng A2 cũng đã chọn lựa cách đó, như là
tìm cho mình con đường cuối cùng để trở về, thoát khỏi những trận máu lửa,
chết chóc. Can đã từng tâm sự với Kiên về nguyện vọng của chính anh: “Tôi sẽ
tự cứu lấy mình. Chỉ thế thôi. Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn mãi giết mãi thế
này thì chết hoại tình người. Dạo này đêm nào tôi cũng mộng thấy mình chết và
bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [48, tr.27-28].
Mặc dù Kiên đã cố gắng khuyên nhủ và ngăn cản hành động trốn chạy của Can,
nhưng Can vẫn không thay đổi quyết định của mình: “Không. Tôi đi. Thắng hay
thua, kết thúc mau hay kết thúc chậm, với tôi chẳng nghĩa lý gì nữa. Để cho tôi
đi! – Can nấc lên – Đời tôi tàn rồi, nhưng dù thế nào tôi cũng phải gặp lại mẹ,
phải nhìn thấy làng tôi Anh sẽ không cản đâu, có phải không? Lẽ nào anh sẽ
cản?” [48, tr.29].
Xác của Can được tìm thấy sau đó, cách trung đội trinh sát không đầy hai
giờ băng rừng, “cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi
lau lầy lụa. Mặt của xác chết bị quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực
kì tởm” [48, tr.31]. Cái chết của Can chẳng được ai đoái hoài tới, bởi sự ra đi
của Can lúc đó là một sự nhục nhã. Thương Can, vì cuối cùng cũng không thể
nào trở về được với mẹ, nhưng có lẽ như vậy sẽ tốt hơn, bởi Can chết đi sẽ thoát
khỏi những nỗi đau chém giết hủy hoại hết tình người. Cái chết, cũng là một
cách để thoát khỏi những khổ đau và tìm đến một “cuộc sống mới”: “trong lòng
cái chết không phải là địa ngục khủng khiếp một linh hồn trong truyện đã nói
như thế với những người sống – Trong lòng cái chết vẫn là cuộc sống, dĩ nhiên
là một kiểu khác của cuộc sống kia. Trong lòng cái chết ta có được sự bình yên,
sự thanh thoát và tự do đích thực” [48, tr.110].
Với những vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần, những người trở về sau
cuộc chiến vẫn mang hoài trong mình những nỗi đau âm ỉ, ám ảnh không rời.
57
Chính vì vậy, khi bị rơi vào vũng sâu của nỗi đau, tất cả họ đều khao khát tìm
thấy lối thoát cho những nỗi đau của chính mình. Nhưng cuộc đời Kiên khi trở
về, thì quá khứ đau thương chính là cách để Kiên vượt thoát khỏi những nỗi đau
của hôm nay: “Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía xa kia rồi. Và không phải
là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt
đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ
tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời
hôm nay” [48, tr.59].
Suy nghĩ về những điều đã mất đi từ cuộc chiến, Kiên nhận ra rằng: “Có
vẻ như anh đã tìm ra cuộc đời mới của mình: đấy chính là cuộc đời đã qua, là
tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh” [48, tr.105]. Kiên đã mất quá
nhiều thứ từ quá khứ, nhưng chính quá khứ đó chính là cuộc đời mới với biết
bao điều ý nghĩa, sẽ giúp cho Kiên sống và trải nghiệm thêm một lần nữa với
những kí ức của chính mình.
Trong truyện ngắn của Bảo Ninh cũng vậy, từ nỗi đau con người có thể
tìm thấy lối thoát cho mình, bởi lẽ:
Nỗi đau, dưới những dáng vẻ và tình cảnh ở đây, không hướng đến một
viễn cảnh phán xét hay giải tỏa nào, không có một tòa án nào chờ phía trước:
tất cả đã được quyết định ngay trong biến cố gây đau, khi mà phần lớn người ta
chưa ý thức được đầy đủ, còn lại chỉ là một hành lang kín mít, trông có vẻ đã
cùng đường mà càng đi càng xa. Tuy nhiên, cũng ngay trong đó là lối thoát
[47, tr.10].
Nhân vật Phúc trong truyện Thời tiết của kí ức với những nỗi niềm riêng
về một quá khứ bi kịch, éo le cùng với một mối tình dang dở với Quỳnh. Đôi khi
những nỗi đau đó trở về làm cho Phúc câm lặng, bởi vì nỗi đau quá khứ ngỡ đã
ngủ yên nhưng thật ra còn sống mãi. Rồi chính Phúc cũng nhận ra được rằng:
“bởi vì nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời
êm lặng, một nếp sống bình yên, một tư duy thư thả, một tấm lòng khoan thứ và
58
một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận” [49, tr.114]. Đó cũng chính là
triết lí ý nghĩa dành cho cuộc đời: con người phải chấp nhận nỗi đau buồn, nếm
trải và nhận ra những giá trị mà nó mang lại, để từ đó tìm thấy cho mình một
cuộc sống mới và vượt thoát khỏi những buồn đau.
Còn ông già Bôn Truyện Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng thì lại chọn
cách giải thoát cho chính mình là dựa vào nỗi đau. Mặc dù trong ông, kí ức và
những ám ảnh đau thương chiến tranh không bao giờ có thể xóa nhòa. Ông nhớ
về những kí ức của cuộc sống thời chiến; nhớ về những con đường, góc phố Hà
Nội; nhớ tiếng đàn tuyệt diệu của cô thiếu nữ người Pháp Mọi thứ đều tồn tại,
đều khiến ông nhớ mãi. Nên những kí ức đó trở thành chỗ nương dựa cho cuộc
sống của ông.
Khơi dậy khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau đã cho thấy tinh
thần và tình cảm dành cho con người của Bảo Ninh. Nhà văn đã quan tâm, đồng
cảm đến những nỗi đau của con người và mong muốn mở ra một cánh cửa mới
để con người vượt thoát ra khỏi những khổ đau và họ có thể tìm thấy sự bình
yên trong cuộc sống, trong chính khổ đau của mình.
2.2.2. Khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình
Liệu con người khi đã trải qua cuộc chiến đẫm máu, ác liệt có quên đi
được cái quá khứ đau buồn và hòa nhập bình thường với cuộc sống thời bình
được hay không? Quá khứ đó, chắc chắn không thể nào quên được, đó vẫn mãi
là hoài niệm đau. Để có một cuộc sống bình yên sau chiến tranh như bao người
là một điều không dễ dàng gì đối với những người đã đi qua cuộc chiến sinh tử.
Chính vì vậy, khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình là một trong những
khát vọng không chỉ của các nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo
Ninh mà còn là khát vọng của rất nhiều người.
Kiên: “Sau cuộc chiến tranh ấy anh dường như chẳng còn ở trong một
“kênh” với mọi người. Càng ngày Kiên càng có cảm giác rằng không phải mình
đang sống mà là đang bị mắc kẹt lại trên cõi đời này” [48, tr.100-101]. Những
59
cảm giác hòa nhập và đồng điệu với cuộc sống sau khi trở về từ quân ngũ mà
Kiên cảm thấy khi đi giữa mọi người đã không còn nữa. Một phần do cách sống
của Kiên dị biệt so với mọi người, và phần nhiều vì ám ảnh chiến tranh cứ quẩn
quanh theo Kiên nên Kiên khó lòng sống và sinh hoạt với mọi người xung
quanh một cách bình thường. Kiên khao khát được quên đi, được hòa nhập với
cuộc sống như bao người khác: “Nhưng rồi, cùng với thời gian, người ta bắt
đầu phải học cách thích nghi với cuộc sống của thời bình” [34, tr.219]. Dần dà
thì mọi người cũng quen với cách sống của Kiên, quen với “tay nhà văn phường
lập dị”. Kiên vẫn phải nhớ, vẫn phải sống trong ám ảnh, dù thời gian không làm
Kiên quên nhưng thời gian khiến cho mọi người có thể hòa nhập với Kiên. Kiên
có thể thực hiện khát vọng của mình, có thể hòa nhập, nhưng không thể quên đi.
Cũng tương tự như Kiên, Tư Cụt trong truyện Hữu khuynh không chỉ
đau đớn khi mất người thân mà khi trở về làng cũng chịu sự lạnh lùng của hàng
xóm. Người lính năm xưa từng xông pha trên chiến trận, đã nhận được nhiều
thành tích đáng nể, được các đồng chí tự hào, giờ đây sống như một người
khách lạ cô độc giữa xóm làng. Do những người trong làng nghĩ Tư Cụt mang
trong lòng hận thù nên sợ sệt. Nhưng rồi sau đó, làng xóm cũng hiểu ra, “chừng
như cũng nhập tâm theo sự dịu lòng của Tư” [49, tr.215]. Nhờ thế mà Tư cũng
đã bắt đầu một cuộc sống mới nơi làng quê: “Lòng người thiết tha mong được
sớm bắt đầu thời đại mới, với niềm hi vọng là từ đây sẽ mãi mãi không cùng
chuỗi dài miên man ngày lành tháng tốt” [49, tr.229].
Truyện Chuyện xưa kết đi, được chưa?, bác Lân trở về sau chiến tranh vẫn
luôn khao khát hòa nhập với cuộc sống đời thường. Chỉ có điều, những kí ức về
chiến tranh cứ trói buộc, không cho bác Lân thoát khỏi vòng vây của những nỗi
đau nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần. Vậy mà những câu chuyện kể của bác
Lân về quá khứ lại bị phản ứng quyết liệt chứ không phải là sự thông cảm và
nhìn nhận cùng một hướng. Chính vì thế, nỗi buồn chiến tranh còn như được
nhân lên bội lần do nỗi thất vọng thời hậu chiến. Cũng như người cựu chiến binh
60
trong Ăn mày dĩ vãng cứ luôn buồn và day dứt vì thấy dường như mọi người đều
quay lưng lại với quá khứ.
Đối với những người lính đã từng vào sinh ra tử, khi được trở về với gia
đình, quê hương, làng xóm thì niềm ao ước, nỗi khát khao trong họ chính là
được sống một cuộc sống bình yên, trong sự hòa nhập với mọi người xung
quanh và không bị những đau buồn vây hãm. Niềm khao khát ấy tưởng dễ
nhưng lại khó mà thực hiện được. Vì khi trở về, họ luôn mang nặng trong lòng
những hình hài đau đớn của cuộc chiến, muốn quên đi mà không thể nào làm
được. Trên chiến trận, họ xông pha hết mình, khi trở về, cuộc sống cứ ngỡ bình
yên nhưng lại đau hơn, nặng lòng hơn. Họ rất cần sự cảm thông và chấp nhận từ
mọi người. Khát vọng này không phải ai cũng thấu hiểu được, và không phải ai
cũng chịu bày tỏ. Bảo Ninh đã khơi mở và bày tỏ những khát vọng tận sâu trong
đáy lòng của nhiều người khác thông qua khát vọng của Kiên, của Tư Cụt, của
bác Lân
2.2.3. Khát vọng hòa giải dân tộc sau chiến tranh
Có thể nói:
Nỗi buồn chiến tranh của Kiên chính là khát vọng hòa bình của loài
người. Anh đau xót vì trong chiến tranh “chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã
thắng, nhưng cái ác và cả bạo lực phi nhân cũng thắng”. Có điều vì quá nhấn
vào nỗi buồn, cái bi thương, nên khi một số độc giả đem đối chiếu hiện thực
trong tác phẩm với hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ, họ gay gắt lên án tác
giả là làm mất đi tính chất hào hùng của cuộc chiến, làm sai lệch lịch sử [5,
tr.62].
Do cách thể hiện của Bảo Ninh về cuộc chiến khác hẳn với cách thể hiện
trước đây, nên đó chính là nguyên nhân khiến cho tiểu thuyết bị phê phán, bị chê
bai, chỉ trích Chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh không phải là không
khí hồ hởi khi ra trận, những chiến thắng oanh liệt không phải là tinh thần hào
sảng và nô nức, không phải chỉ có ngợi ca mà chiến tranh cũng lắm cái buồn,
61
lắm cái đau; mất mát nhiều nên nỗi đau cũng nhiều và kéo dài triền miên. Đây
chính là hiện thực cần phải nhìn nhận và suy ngẫm. Nên Bảo Ninh xây dựng tiểu
thuyết này, với nhiều cái đau buồn hơn là cái huy hoàng, với mong muốn mọi
người sẽ có một cái nhìn khách quan hơn, sẽ suy nghĩ nhiều hơn về một phương
diện khác của chiến tranh. Nhà văn không xô lệch và thay đổi bản chất của chiến
tranh mà điều quan trọng nhất là muốnthể hiện sự xót thương con người và
mang đến một cái nhìn, cảm nhận mớivề chiến tranh:
Bảo Ninh là người đầu tiên trong văn học hiện đại ở Việt Nam nhìn thấy
chiến tranh từ số phận của một cá nhân con người. Vậy nên anh đã cho thấy một
cuộc chiến tranh khác, không ngược nghĩa, không “phủ định”, không chống lại
cuộc chiến tranh được mô tả trong các tác phẩm trước đó (như có người đã nói
khi công kích, lên án tác phẩm của Bảo Ninh), nhưng là một cuộc chiến tranh
khác [34, tr.176].
Đó là hành trình nhận thức lại về hiện thực chiến tranh của Bảo Ninh,
hiện thực đó luôn gắn chặt với từng số phận con người. Có thể người đọc sẽ cảm
thấy hình tượng của người lính bị phá vỡ khi họ cũng sợ hãi về cái chết, với
những khát vọng nhục dục, cũng cờ bạc thâu đêm, và cũng tìm đến khói hồng
ma để lạc vào những giấc mộng. Nhưng đó là những điều thật sự cần phải được
nhìn nhận, bởi tất cả đều có lí do. Họ cũng là những con người bình thường, nên
họ cũng sợ chết, cũng có những khao khát cần được thỏa mãn về nhục dục là lẽ
đương nhiên. Cũng chỉ vì thực tại chiến tranh đói khổ, chết chóc nên họ nhờ
khói hồng ma tạm thời quên đi những khắc nghiệt và khó khăn hiện tại, đó là
một trong những góc khuất của chiến tranh mà Bảo Ninh đã miêu tả trong Nỗi
buồn chiến tranh.
Hơn nữa, để viết được những nỗi buồn như thế cũng xuất phát từ chính
cảm xúc, tình cảm và viết bằng trái tim của tác giả. Bởi nhà văn không chỉ viết
mà còn phải truyền được đến trái tim của người đọc:
62
Đấy, cần phải viết về chiến tranh trong niềm thôi thúc ấy, viết sao cho
xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động trái tim con người như thể viết về tình yêu, về
nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của
những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng thì quá khứ và quá khứ của quá khứ,
Kiên nghĩ. Mặc dù cố nhiên chiến tranh không hề là như vậy [48, tr.70].
Chiến tranh phải được nhìn khác trước, đó là cái nhìn đa chiều, chứ không
còn đơn thuần là nhìn chiến tranh từ một phía như trước đây. Ấn tượng sau khi
đọc Nỗi buồn chiến tranh là một nỗi ám ảnh lớn, nhưng để lại rất nhiều cảm
xúc, nhiều suy ngẫm. Người đọc sẽ đồng hành cùng Bảo Ninh để thâm nhập vào
thế giới đa chiều và một cuộc chiến mang màu sắc hoàn toàn khác những cuộc
chiến đã từng đọc của các nhà văn khác:
Tức là, nếu nhà tiểu thuyết nào mang trong mình cái ý định chinh phục
người đọc hậu chiến nhưng lại không vượt qua được cái nhìn giản đơn, một
chiều và thể hiện trong tầm mắt của độc giả một cuộc chiến tranh như trước đây
anh ta hoặc đồng đội của anh ta từng trải nghiệm thì cầm chắc cuốn sách của
anh ta sớm muộn sẽ bị lãng quên [34, tr.219].
Đọc Nỗi buồn chiến tranh, nỗi đau như nén chặt mà quặn thắt, bởi những
sự thật quá phũ phàng nhưng không thể nào chối bỏ được. Nỗi buồn ở đây
không chỉ là những bi thương trong chiến trận mà còn là nỗi đau về một góc
khuất của cuộc chiến, về những sự thật mà đến nay mới có người dám thừa
nhận. Còn “chiến tranh” ở đây không chỉ dừng lại trong cuộc chiến giữa ta với
địch mà còn là sự đấu tranh, giằng xé dữ dội trong lòng những người lính. Kiên
may mắn còn sống sót sau trận chiến, và trở về lại tiếp tục chiến đấu với những
kí ức dữ dội hành hạ và dằn vặt con người Kiên. Ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_12_29_2545780795_7073_1871643.pdf