MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG
NHÂN VĂN HIỆN THỰC.10
1.1. Tư tưởng nhân văn . 10
1.1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn. 10
1.1.2. Khái niệm tư tưởng nhân văn trong mối quan hệ với khái niệm
nhân đạo, nhân bản. 13
1.1.3. Vấn đề cơ bản của tư tưởng nhân văn . 14
1.2. Tư tưởng nhân văn hiện thực. 19
1.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn hiện thực. 19
1.2.2. Bản chất của tư tưởng nhân văn hiện thực . 22
1.3. Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong văn học . 24
1.3.1. Tình yêu thương con người. . 26
1.3.2. Thái độ của người nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống
hiện thực . 28
1.3.3. Khơi dậy khát vọng của con người. 30
1.3.4. Phát triển những năng lực bản chất của con người. 31
1.4. Tiểu kết . 34
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP.35
2.1. Nỗi đau của con người – trọng lực của tình yêu thương . 36
128 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương (Con gái thủy thần). Không phải là
vẻ đẹp dịu dàng mà là vẻ đẹp diệu kỳ, thanh thoát cõi tục huyền “tôi thoáng
thấy tấm lưng trần dẻo dai loáng nước quẩy ở trước mặt, loang loáng dưới
trăng, thật kinh dị nhưng đẹp lắm” [16, tr.79]. Cái đẹp lúc ẩn lúc hiện của Mẹ
Cả là vẻ đẹp mang tính chất huyền bí, không có thực trong cuộc đời, nhưng
những ấn tượng đọng luôn day dứt trong tâm trí của Chương, con người luôn
sống trong những khát khao kiếm tìm đi cái đẹp phía bên kia bờ ảo vọng.
53
Khác với những người phụ nữ đẹp về hình dáng trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo xây dựng nên nhân vật nữ có ngoại hình xấu
xí nhưng đằng sau đó là tâm hồn bao dung, đầy tình yêu thương với người
cùng cảnh ngộ. Bà Diễm trong truyện ngắn “Người gánh nước thuê” là
người có dáng hình “Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo,
gầy sạm chỉ còn hai con mắt. Bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng. Chiếc đòn
gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm cõi của bà” [70]. Công việc hàng
ngày của bà là gánh nước thuê cho những người giàu có, họ sợ phải giao tiếp
với bà vì sợ mất thể diện khi ai đó thấy họ giao tiếp với bà. Bà bị tách ra khỏi
cộng đồng, cô đơn trong thế giới còm cõi của mình. Nhưng trái tim ấy chưa
bao giờ chết, bà tìm thấy tình yêu thương và sự đồng cảm với người cùng
cảnh ngộ với mình. Khi biết được hoàn cảnh của ông Tiếu “bà Diễm khóc
ròng: “Thôi, ông về đây mà ở cùng tôi. Tôi và ông cũng sắp xuống lỗ rồi,
chắc chẳng ai dị nghị gì đâu. Ông ơi, hai cái cây đã bị đánh bật hết rễ, biết
tựa vào nhau để đỡ đần thì sẽ lâu đổ hơn” [70]. Sự chia sẻ, yêu thương, đồng
cảm đầy nhân hậu của bà dành cho ông Tiếu là biểu hiện của tinh thần nhân
văn trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Vậy nhưng con người dường như bằng
mọi cách để tuyệt đường sống của hai con người dưới đáy cần nương tựa vào
nhau. Họ trêu đùa, cười cợt, và coi thường tình cảm ấy. Đến đây Võ Thị Hảo
đã đặt ra vấn đề của hiện thực, mong muốn cảnh tỉnh con người, cần phải giữ
được lương tâm tốt đẹp đối với đồng loại. Truyện ngắn gieo vào lòng người
những tình cảm sâu sắc, trăn trở về thân phận người, đồng thời cũng không
tuyệt vọng vào con người, dù cuộc sống có xấu xa đến đâu, thì vẫn còn đâu đó
những con người giàu lòng nhân ái và yêu thương với đồng loại.
Giá trị của một con người không đơn thuần là vẻ đẹp bên ngoài, nhưng
với cái nhìn đầy tinh tế đối với những người phụ nữ, Nguyễn Huy Thiệp đã
phát hiện ra những nét đẹp vốn dĩ thuộc về tự nhiên của con người. Đẹp về
hình thức và cả tâm hồn.
54
2.3.3. Thiên tính nữ - tinh thần của vị tha và lòng bao dung
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện cái nhìn đầy thấu hiểu của nhà
văn đối với bản chất của con người. Dù con người có thế nào thì Nguyễn Huy
Thiệp vẫn không mất đi niềm tin vào họ. Nhà văn tập trung ngòi bút của mình
để khám phá những hạt ngọc ẩn sâu trong con người. Những hạt ngọc ấy
được thể hiện tập trung nhất ở người phụ nữ. Những nhân vật nữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là hiện thân của những phẩm chất cao quý của
người phụ nữ truyền thống. Nếu như ở người khác cần phải trau dồi, gắng sức
mới có được những phẩm chất tuyệt vời ấy thì với người phụ nữ, tinh thần
bao dung và lòng vị tha là thiên tính có sẵn từ khi họ được sinh ra.
Nguyễn Huy Thiệp đã có những cách tiếp cận riêng khi miêu tả hình
tượng người phụ nữ ở những chiều kích khá nhau. Ông thành công trong việc
khai thác vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong những hoàn cảnh bi kịch
nhất. Và rồi từ những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt giữa đời thường, người
phụ nữ hiện lên như biểu tượng của tình yêu, đạo đức và phẩm giá cao quý, là
biểu tượng của tâm hồn người phụ nữ Việt.
Người phụ nữ luôn được ví là phái yếu, mỏng manh và dễ vỡ, nhưng thật
sự sức mạnh tiềm tàng trong con người họ thật mãnh liệt. Sự mạnh mẽ vốn là
bản năng tiềm ẩn trong con người họ. Trước sự ganh ghét của dư luận, Bua
(nàng Bua) vẫn mạnh mẽ sống, sống trơ lì nhưng cũng đầy thanh thản. Nàng
tự cảm nhận hạnh phúc to lớn của mình bên những đứa con khác cha, đủ
mạnh mẽ và tự tin để bảo vệ chúng trước cơn bão của dư luận. Với nàng, đàn
ông không phải là chỗ dựa mà là gánh nặng. Họ đến với nàng chỉ để thỏa mãn
niềm đam mê bản năng, chưa một người đàn ông nào đến vì tình yêu, vì vẻ
đẹp trong tâm hồn của nàng. Vậy nhưng con người của tự nhiên núi rừng ấy
luôn “hào phóng và bao dung với tất cả mọi người” [16, tr.222]. Khi đã trở
nên giàu có nhờ sự phóng khoáng của đất trời “Bua gạt lớp đất ở miệng hủ
sành và nàng ngạc nhiên thấy hủ chứa đầy những thoi vàng, thoi bạc lấp
55
lánh” [16, tr.222] , nàng không vì vậy mà trở nên kiêu hãnh, ngược lại, nàng
bao dung và tha thứ cho tất thảy những lời nanh ác từ những bà vợ đáng
thương trong bản, bao dung cả với những người đàn ông hèn nhát và vô trách
nhiệm. Nàng tha thứ cho họ cũng là tự tha thứ cho mình. Người ta thi nhau
nhận con, “họ đến và ai cũng được một món quà tặng làm vui lòng các bà vợ
nền nếp của mình” [16, tr.222].
Trong cuộc sống, con người vẫn luôn bộc lộ những nét chưa hoàn thiện
của mình, cũng sẽ mắc những sai lầm, và điều cần nhất là có những tấm lòng
tha thứ và bao dung cho lỗi lầm của họ. Điều này xuất phát từ tấm lòng vị tha
và tình yêu thương con người, thiên tính ấy như giọt nước mát lành làm dịu đi
cuộc sống vốn rất đỗi ngột ngạt. Chị Thắm (Chảy đi sông ơi) vốn là người
phụ nữ hồn hậu như thế. Người đọc rất khó hình dung về hình dáng cũng như
khuôn mặt của chị bởi bao giờ chị cũng trùm một chiếc khăn kín. Nhưng vẻ
đẹp trong tâm hồn của chị hiện lên qua đôi mắt to đen và cái nhìn đầy nhân
hậu đối với con người. Người phụ nữ nghèo ấy vẫn hàng ngày miệt mài bên
bến đò ngang ven sông, đưa rước biết bao lượt khách, tiếp xúc với nhiều loại
người cũng như hiểu rõ bản chất của con người. Khi nghe cậu bé làng chài
trách “bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ. – Tôi buồn rầu lắm. – Họ nghe thấy em
kêu cứu mà cứ lờ đi” [16, tr.13]. Bằng tấm lòng bao dung của mình, chị tha
thứ cho những người đánh cá đêm, tha thứ cho sự dửng dưng vô cảm của họ.
Chị lý giải nguồn gốc của thái độ ấy “đừng trách họ thếcó ai yêu thương họ
đâuHọ đói mà ngu muội lắm” [16, tr.13]. Chị hiểu rõ, con người vốn bản
chất không hề tàn ác và cay độc, chính cuộc sống đã đẩy con người vào con
đường phải làm ngơ trước sự sống còn của đồng loại mình. Cuộc sống tranh
giành miếng ăn khốc liệt nơi bến Cốc khiến tình cảm trong họ cạn kiệt và khô
cằn. Họ đơn giản chỉ nghĩ đến miếng ăn, lợi lộc cho gia đình vốn khốn khó
của họ. Con người dường như không còn cảm xúc, không còn thời gian để
nghĩ đến tình yêu thương. Sự ngu muội về tri thức, sự biến mất của tình yêu
56
khiến họ như vô cảm trước sự cầu cứu của một đứa trẻ. Con người sống với
nhau bằng sự cục cằn, tàn ác trong cư xử, hành động vậy nhưng chẳng có ai
đủ lòng bao dung để dang rộng vòng tay để tha thứ cho những lỗi lầm của họ
và kể cho họ nghe những câu chuyện về tình yêu. Chị Thắm không những yêu
thương và cảm thông cho họ, mà chị còn hàng ngày bằng hành động quả cảm
của mình, gieo từng giọt nước tinh khiết của lòng thiện tâm để gột rửa những
tâm hồn vốn đã vấy bẩn ấy. Chị đã mở ra một thế giới mới trong tâm hồn của
cậu bé, giúp cậu có cái nhìn lạc quan hơn, giải tỏa được sự nghi ngờ trong cậu
về lòng tốt của con người. Bằng tấm lòng của một người phụ nữ vị tha độ
lượng, chị đứng cao hơn cuộc đời đầy giả dối và đen bạc ấy. Chị không chỉ
cứu vớt cuộc sống của con người mà còn gieo vào tâm hồn con người mầm
mống hướng thiện và niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Sống trong gia đình Lão Kiền, Sinh cảm nhận được, đằng sau sự tha hóa
về nhân cách của mỗi thành viên vẫn còn sót lại ánh sáng của sự lương thiện.
Tình thương của chị dành cho họ như tình thương của một người mẹ dành cho
những đứa trẻ to xác, là sự cảm thông và tha thứ cho tất thảy lỗi lầm của con
người. Trong giây phút hạnh phúc hiếm hoi của gia đình, chị tâm sự “Khổ
chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”[16, tr.64] .
Tất cả những nỗi khổ đau sẽ qua đi, điều cuối cùng còn lại chính là tình
thương. Và khi con người biết cuộc sống nhục, đau đớn và chua xót là lúc họ
biết cách để giải quyết tình trạng ấy. Và chỉ có tình thương mới làm được
những điều phi thường đó.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trong phong trào đổi mới văn
học sau 1975. Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn của ông gắn liền với
hình tượng những người phụ nữ mang đậm chất truyền thống với niềm ám
ảnh khôn nguôi. Những người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu mỗi người một cá tính khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là tình yêu
thương và khát vọng được che chở cho những người thân của họ. Người đàn
57
bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) là một người phụ nữ “cam chịu đầy
nhẫn nhục” khi bị người chồng đánh đập chị “không hề một tiếng kêu, không
chống trả cũng không tìm cách chạy trốn” [23, tr.499]. Nhưng đằng sau vẻ
cam chịu ấy là người phụ nữ thấu hiểu mọi lẽ đời, và giàu lòng bao dung. Chị
tha thứ cho người chồng của mình bởi chị hiểu rõ nguồn cơn những cơn giận
của chồng. Chính cuộc sống mưu sinh đầy vất vả đã đẩy anh vào con đường
tha hóa bởi trước đây anh vốn là người đàn ông hiền lành. Sự bao dung của
chị để giữ cho mái ấm của mình được yên ổn “phải sống cho con chứ không
phải sống cho mình” [23, tr.552] và dù đau khổ thế nào chị vẫn luôn tin vào
sự thay đổi của cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn “trên chiếc thuyền
cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống trong hòa thuận vui vẻ”
[23, tr.560].
Như vậy thiên tính nữ với tinh thần của lòng bao dung và sự vị tha trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang đến niềm tin mới đối với con
người. Rằng con người có thể cải tạo được chỉ cần con người sẵn sàng mở
lòng ra để tha thứ và hiểu rõ nhau hơn thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
2.3.4. Thiên tính nữ - tinh thần của sự hi sinh
Trước cuộc sống vốn đầy rẫy những bất an và những điều phi nhân tính.
Nguyễn Huy Thiệp ý thức được rằng, chính tình yêu thương giữa người với
người, sự cảm thông, che chở, bao dung, vị tha và hy sinh chính là liều thuốc
chữa lành mọi nỗi đau, nâng đỡ con người vượt qua những điều bạc ác. Bản
năng yêu thương, hi sinh của người phụ nữ chính là tinh thần, vẻ đẹp của
thiên nữ tính. Nó trở thành chuẩn mực và giá trị đạo đức. Đâu đó trong cuộc
đời này vẫn còn những con người dám hi sinh cả bản thân mình vì sự tồn tại
và an vui của người khác.
Khi bàn về thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng
Ngọc Hiến cho rằng “ở nhân vật chị Sinh, thiên tính nữ còn là hiện thân của
sức sống thần phục, sức sống này còn lớn hơn nhân loại, lễ giáo của bao thời
58
đại đã bị sức sống này đánh bạt” [34, tr.17]. Ở nhân vật Sinh (Không có
vua) hội đủ những phẩm chất của người phụ nữ truyền thống. Những năm
tháng về làm dâu nhà lão Kiền, công việc quanh quẩn của chị chỉ là cơm nước
để phục vụ cho gia đình sáu người đàn ông. Xuất thân từ gia đình trí thức bình
dân nên trong cuộc sống hàng ngày chị khá thoải mái và phóng túng, nhưng
vẫn là một người phụ nữ biết lễ nghĩa, luôn giữ đúng chuẫn mực phận làm
dâu. Sự xuất hiện của Sinh trong ngôi nhà vốn náo loạn ấy như “cơn mưa rơi
xuống đất nẻ. Không khí dịu lại. Lão Kiền không gây sự gì với con cái” [16,
tr.48]. Bằng đôi bàn tay khéo léo, chị vun vén cho đại gia đình lâu nay vốn
thiếu sự chăm sóc của người phụ nữ. Sống giữa gia đình với những con người
tật nguyền về tinh thần lẫn thể xác, bố chồng nhìn trộn con dâu tắm, em chồng
tán tỉnh một cách thô bỉ. Vậy nhưng chị vẫn không ruồng bỏ họ để tìm kiếm
một cuộc sống tốt đẹp hơn, chị vẫn ở bên cạnh họ, vẫn chịu đựng cuộc sống
ấy với mong muốn giữ cho gia đình ấy được êm ấm. Sinh như dòng nước mát
làm dịu không khí cộc cằn đầy rạn nứt trong gia đình. Vậy nhưng cũng có lúc
người phụ nữ ấy cảm thấy bức lực trước sự tính toán của em chồng và sự
nhục mạ hèn nhát của chồng. Chị khóc nức nở “Trời ơiSao cái thân tôi
nhục nhã thế này?” [16, tr.56]. Biết vậy, nhưng bằng sự hi sinh tận tụy, một
lòng vì gia đình nhà chồng, đã giúp chị đứng vững và giữ mình trong sạch
trước sự cám dỗ của cậu em chồng đốn mạt. Người phụ nữ vốn dịu dàng đằm
thắm ấy cũng có lúc trở nên mạnh mẽ và luôn sẵn sàng trong cuộc chiến bảo
vệ nhân phẩm. Khi nghe Đoài bảo “Tối nay tôi vào buồng Sinh nhé”, chị đã
không ngừng ngại bộc lộ sự thái độ của mình “Sinh vớ lấy con dao, nói khẽ.
“Cút đi. Anh đến gần đây là tôi giết đấy!” [16, tr.58].
Như vậy sự chịu đựng nhiều khi đến nhẫn nhục, với những nét tính cách
phi thường của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xét
đến cùng là do trái tim vốn rộng lớn, họ muốn yêu thương tất cả, bao dung tất
cả và hi sinh quên mình để chỉ mang lại sự yên ấm cho cuộc sống. Vẻ đẹp
59
tinh thần của họ vốn dĩ là sự hòa hợp giữa tình yêu mang tính chất bản năng
thiên tính trong mỗi người phụ nữ với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt.
Con người vốn sống trong xã hội mà ở đó tình yêu và sự hi sinh ngày
càng ít đi, nhưng không có nghĩa là mất đi hoàn toàn. Ở đâu đó, con người
vẫn còn sống vì con người. Không giản đơn là hi sinh bản thân để cứu sống
đồng loại mà hàng ngày vẫn miệt mài gieo vào tâm hồn con người niềm tin
vào cuộc sống. Chị Thắm trong Chảy đi sông ơi là điển hình của tấm gương
quên mình vì người khác. Bao năm sống trên bến Cốc chị đã cứu biết bao con
người trên khúc sông ấy, yêu thương và che chở cho họ. Người phụ nữ ấy như
một vị cứu tinh với nhưng người không may mắn. Tiếng kêu thất thanh của
chị trong đêm giành giật với hà bá cậu bé bị những người đánh cá đêm bỏ rơi
vừa thể hiện sự lo lắng và thương cảm của chị. Vậy nhưng cuối cùng, cái
thiện và cái đẹp không cứu được chị khỏi số phận nghiệt ngã. Lời của bà lão ở
cuối truyện như một lời kết án sự dững dung bạc bẽo của người đời “Khốn
nạn! nhà Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở khúc sông này Thế
mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu” [16, tr.15]. Giọng kể
nghẹn ngào cũng với tiếng khóc nức nở của nhân vật Tôi sau bao năm xa quê
là sự xót xa đau đớn trước niềm tin bị đỗ vỡ. Chị Thắm đã rơi vào vực thẳm
của sự lãng quên “bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm”
[16, tr.15]. Cái đẹp đã rơi vào sự lãng quên.
Thiên tính nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn biểu hiện ở
thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Bé Thu (Tâm hồn mẹ) từ nhỏ đã có
những tình cảm rất hồn nhiên, luôn muốn vỗ về, bao bọc cho người bạn vắng
mẹ của mình. Bởi “mỗi người đàn bà đều có thiên tính người mẹ” [16,
tr.248]. Cậu bé Đăng dường như đã tin vào người mẹ bé nhỏ của mình, bởi
cậu phát hiện ra trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, người mẹ bao giờ cũng
tìm ra được những lối thoát cho những đứa con mình “mẹ bao giờ cũng tìm ra
được lối thoát trong những hoàn cảnh khắc nghiệt” [16, tr.248]. Và cô bé
60
cũng sẵn sàng hi sinh để cứu người bạn mình, hành động của bé khi đẩy Đăng
ra rồi ngã vật xuống là hành động rất dũng cảm, một hành động bản năng mà
không hề có sự tính toán trong đó.
Tìm về với thiên tính nữ là cách Nguyễn Huy Thiệp tìm về với sự yên ổn
và an nhiên trong tâm hồn với vẻ đẹp thuần khiết có khả năng cứu chuộc thế
giới. Thiên tính nữ luôn có khả năng tái sinh sự sống cho những phận người
đau khổ. Nó đại diện cho lòng tốt, lẽ phải để nâng đỡ và níu giữ cuộc đời khỏi
những đỗ vỡ đắng cay. Những người phụ nữ ấy luôn mang vẻ đẹp tự nhiên,
hồn hậu, họ là cội nguồn để che chở và bảo vệ cho sự sống của con người.
Bằng tình yêu, bao dung và sự hi sinh, họ mang đến những giọt nước mát lành
hiếm hoi cho bầu không khí vốn u uất, và làm dịu mát những tâm hồn cằn cỗi.
Vẻ đẹp ấy đánh thức nhân tính tốt đẹp của con người trước sự tha hóa. Hoàng
Ngọc Hiến cho rằng “thiên tính nữ là điểm tựa quan trọng của tác giả. Thiếu
một điểm tựa như vậy văn chương viết về những sự xấu xa của con người trở
thành một thứ văn chương vô lại” [34, tr.19). Như vậy trên cơ sở của thiên
tính nữ, Nguyễn Huy Thiệp đã gửi gắm vào những nhân vật nữ của mình sự
đồng cảm và yêu thương tha thiết, tạo nên một phong cách rất độc đáo, một
bút pháp hiện thực nhưng vẫn thấm đượm chất nhân văn.
2.4. Khát vọng vươn tới Chân - Thiện - Mỹ trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Khi tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy
rằng, tư tưởng nhân văn hiện thực biểu hiện sâu sắc khi ông khám phá mảng
hiện thực với những sắc thái khác nhau, đồng thời là tình yêu tha thiết đối với
nỗi đau của con người. Nguyễn Huy Thiệp nặng trĩu những lo âu đối với số
phận của con người, luôn cảnh tỉnh con người trước sự tha hóa về đạo đức và
nhân cách. Ở một khía cạnh khác, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn thể
hiện niềm tin, khát vọng cũng như khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn nhưng
luôn bền vững của con người trên con đường tìm về với bản thiện hay khát
61
vọng thoát khỏi sự tù đọng của thực tại để đến với một không gian mà ở đó
con người được là chính mình.
2.4.1. Khát vọng sống trở về hòa hợp với tự nhiên, trở về với bản
chất lương thiện trong con người
Khi được hỏi về triết lý bao trùm trong sáng tác và cuộc sống của ông là
gì, Nguyễn Huy Thiệp cho rằng “Tôi không có triết lý nào cả. Tôi chỉ hướng
tới thiên nhiên. Thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất. Hãy tôn trọng tự nhiên,
môi trường sống của mình. Ta không muốn thì ngoài kia hoa vẫn nở, chim
vẫn hót liên miên Thiên nhiên bao gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái
đẹp và sáng tạo thực ra đều ẩn giấu trong tự nhiên, nhà văn chỉ được tìm và
thấy chúng” [52]. Vì vậy, khi tiếp xúc với truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp bên cạnh hiện thực xù xì gân guốc, người đọc còn bắt gặp những khúc
trữ tình tuyệt vời về thiên nhiên “Cây cối đều như lộc non. Rừng xanh ngắt và
ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm” [16, tr.65] (Muối của
rừng). Người đọc như được dạo chơi trong một khu rừng, hoàn toàn trút bỏ
hết tất cả những đau khổ bụi bặm của cuộc đời, được tắm trong một không khí
mát lành dìu dịu của sương đêm còn xót lại “Dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở
không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên
cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú” [16, tr.65]. Cũng chính dịp đó ông
Diểu đi săn. Cuộc đi săn của ông Diểu là hành trình tìm về với bản thiện vốn
đã bị những hẹp hòi đê tiện của cuộc đời cướp mất. Sự tận tụy, hi sinh đến
quên mình của loài khỉ khiến ông không khỏi xót xa. Để rồi trong cuộc chiến
ấy, ông là kẻ thất bại khi bị tước hết vũ khí và những trang bị của xã hội.
Cũng là lúc ông nhận ra rằng “trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật
nặng nề” [16, tr.73]. Ông phóng sinh trả tự do cho con khỉ đực cũng là thời
điểm ông tự trả tự do cho mình, tự mình thoát khỏi những ràng buộc của một
con người. Khi trở về với thiên nhiên, cái thiện trong chiều sâu nhân bản sẽ
chiến thắng, cái ác sẽ bị đẩy lùi. Và khi trở về với thiên nhiên, ông gặp được
62
biểu tượng của hạnh phúc đó là điềm báo của đất nước thanh bình, của mùa
màng sung túc. Như vậy, thiên nhiên có khả năng thanh lọc tâm hồn và đã dạy
cho ta những bài học nhân văn sâu sắc, đó là tình yêu, sự hi sinh và lòng vị
tha. Thiên nhiên tươi đẹp còn gắn bó với cuộc sống con người “đoạn sông
chảy qua bến Cốc, lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi phía
Tây. Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm. Con sông bến nước mơ màng
và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây
gạo xao xuyến lạ lùng” (Chảy đi sông ơi) [16, tr.7]. Vùng quê yên bình vào
một buổi chiều chập choạng với “không gian tràn ngập một chứt tình cảm dịu
dàng mà bí ẩn. Cây lòa xòa bên đường” (Những bài học nông thôn) [16,
tr.137]. Cũng có khi không gian là “một khoảng không hư ảo lắm, lẫn lộn
những bụi hơi nước của tiết trời thu” (Nguyễn Thị Lộ) [16, tr.329]. Hay hình
ảnh của thiên nhiên gần gũi, khiến con người như rũ bỏ hết mọi đau đớn,
phiền muộn trong cuộc đời này, tiếp xúc với thiên nhiên là đưa tâm hồn mình
trở lại với an nhiên, tĩnh tại “cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót, những
giọt nước mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt, những con chim xanh,
con chim đỏ, con chim vàng, những cánh mối ướt rụi, những con bọ nhảy,
tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xíu Tất cả hương vị, màu sắc của
thiên nhiên đều chân thực, thanh khiết, đều khiến ta cảm động đến tận đáy
sâu tâm hồn” [16, tr.203] (Mưa Nhã Nam). Hay hình ảnh những bạt ngàn
hoa ban trắng bên đường nơi vùng rừng thiêng nước độc. Người đọc còn bắt
gặp hình ảnh thiên nhiên êm đềm nơi bản nhỏ “Bản Hua Tát ở trong thung
lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lung có hồ
nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa
cúc dại nở vằng đến nhức mắt” [16, tr.213] (Những ngọn gió Hua Tát).
Trước vẻ đẹp diệu kỳ, hoang sơ nhưng bao la hùng vĩ của thiên nhiên, con
người trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn. Khi đặt những nhân vật của mình trong
không gian ấy, Nguyễn Huy Thiệp mong muốn họ nhận ra sự hữu hạn của
63
kiếp người, sống một cách tử tế và lương thiện hơn, nhằm gìn giữ sự hồn
nhiên, chất phát trước cơn bão táp của những thói xấu của đời. Trở về sống
hài hòa bên thiên nhiên là con đường để con người tìm về bản chất lương
thiện của mình.
Khi hướng ngòi bút về cuộc sống nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp không
chủ trương khai thác những mâu thuẫn, xung đột, nghịch lý và sự tha hóa như
ở đề tài viết về thành thị. Bởi Nguyễn Huy Thiệp nhận ra rằng phần đông
những con người tha hóa về nhân cách là những người sống ở thành thị, xa rời
với thiên nhiên, hay những người luôn tìm cách hủy hoại thiên nhiên. Tìm về
với nông thôn là tìm về với sự bình an trong tâm hồn, đó là cội nguồn cũng là
nơi nuôi dưỡng những tâm thiện của con người. Đó là chị Thắm hàng ngày
vẫn cứu người nơi bến Cốc. Chị Thục hồn hậu ở vùng rừng núi luôn chăm sóc
giúp đở toán người thợ xẻ. Bà Lâm, mẹ Lâm và chị Hiên sống cuộc sống đầm
ấm nơi làng quê yên ả. Nơi đó con người sẽ tìm thấy sự “bình ổn để sống tự
nhiên hài hòa” (Những bài học nông thôn). Bên cạnh tự nhiên của không
gian, Nguyễn Huy Thiệp còn đi sâu khám phá bản chất tự nhiên trong mỗi
con người. Đó là bản chất lương thiện mà con người luôn đấu tranh để giữ gìn
nó như một vật báu của nhân phẩm. Con người tự nhiên ấy là con người sống
“vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không
xứng là người” [16, tr.131] (Những người thợ xẻ). Đến với nông thôn
Nguyễn Huy Thiệp đi sâu khai thác thế giới nội tâm của con người cũng như
khát vọng của họ trong cuộc sống. Những con người ở nông thôn trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp bao giờ cũng là những con người sống đôn hậu hiền
hòa và có tâm hồn trong sáng thanh cao, bởi họ sống gần gũi và giao hòa với
thiên nhiên đó là điều kiện để họ vẫn giữ được “bản tính tự nhiên và bản chất
tạo hóa của mình” [16, tr.462]. Một thiên nhiên hài hòa rộng lớn và bao dung
cho tất cả lỗi lầm của con người. Thiên nhiên dành tặng cho họ những món
quà vô giá, những bài học làm người, bài học về đạo đức và nảy sinh lòng cao
64
thượng. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “con người sống hòa hợp với tạo hóa,
với thiên nhiên, giữ được bản chất tạo hóa, bản chất thiên nhiên của mình, là
những người tốt đẹp, thiện căn chắc chắn, nhân tính bền vững và có thể thoát
khỏi tình trạng tha hóa” [34, tr.461].
Thiên nhiên bao giờ cũng là nơi trở về và nuôi dưỡng bản chất thiện của
con người. Thiên nhiên như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau. Đọc
truyện ngắn của Hồ Anh Thái, ta bắt gặp cảnh thiên nhiên hài hòa, nhưng rất
tuyệt đẹp, Thiên nhiên ấy là nơi chốn hẹn hò của đôi trai gái yêu nhau trong
truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Tình yêu trong sáng và thánh
thiện của Nilam và Ravi sống đậy trong không gian tuyệt mỹ “Những chùm
hoa kim tước rũ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một
rừng kim tước bừng sáng xõa ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong
rừng” [87]. Hay hình ảnh của “từng cây kim tước cao lớn rũ hết lá xanh chỉ
còn giữ lạ vòm hoa vàng buông xõa thước tha như mái tóc vàng của đám con
gái 17 tuổi” [87].
Chỉ khi nào gần gũi với thiên nhiên thì tâm còn con người sẽ được thanh
lọc và dễ dàng tiến gần hơn với cái thiện để tìm lại bản ngã và lương tri của
mình.
2.4.2. Khát vọng tìm kiếm tự do và sống thật với bản chất của mình
Nguyễn Huy Thiệp tạo ra trong tác phẩm của mình một không gian rộng
lớn, tự do để con người có thể sống trọn vẹn với khát khao của mình. Khát
khao tìm kiếm tự do, hạnh phúc và chân lý. Thế giới vốn tồn tại những mâu
thuẫn, những tấn bi kịch gia đình và bi kịch xã hội. Con người quá tàn nhẫn
với nhau nên họ luôn khát khao vươn cao và xa hơn thực tế mà họ đang phải
chịu đựng. Con người muốn cuồn cuộn sống, muốn chinh phục những đỉnh
cao, mà nếu cứ giữ mình trong vỏ bọc thì cả cuộc đời họ sẽ rơi vào bi kịch do
chính mì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_01_20_5800565920_1089_1872739.pdf