MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7
6. Đóng góp mới của luận văn. 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8
8. Kết cấu của luận văn. 8
NỘI DUNG. 9
Chương 1 TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH Tư TưỞNG PHÂN QUYỀN
CỦA CÁC TRIẾT GIA PHưƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI . 9
1.1 Khái quát về tư tưởng phân quyền. 9
1.2 Điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng phân quyền của các triết
gia phương Tây thời Cận đại . 15
1.2.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phương Tây thời Cận đại . 15
1.2.2 Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng phân quyền . 20
Tiểu kết Chương 1. 29
Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG Tư TưỞNG VỀ PHÂN QUYỀN CỦA
CÁC TRIẾT GIA PHưƠNG TÂY CẬN ĐẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NưỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆNNAY . 31
2.1 Một số nội dung của tư tưởng về phân quyền ở các triết gia phương
Tây thời Cận đại. 31
2.1.1 Bản chất của việc phân quyền. 31
2.1.2 Cơ sở và một số nguyên tắc phân chia quyền lực. 362.1.3 Vai trò của các bộ phận quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữachúng. 48
2.2 Giá trị và ý nghĩa tư tưởng phân quyền của các triết gia phương Tây
cận đại đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. 59
2.2.1 Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng phân quyền của các nhà triết
học Tây Âu thời cận đại. 59
2.2.2 Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt namhiện nay. 62
2.2.3 Ý nghĩa tư tưởng phân quyền đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay. 71
Tiểu kết Chương 2 . 80
KẾT LUẬN . 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng về phân quyền của một số triết gia phương tây cận đại và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung của tư tưởng phân quyền
Phân quyền là một trong những lý thuyết chính trị - pháp lý có ý nghĩa và
tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng cả trong tư tưởng và thực tiễn chính trị. Sự
hình thành lý thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do
và tiến bộ xã hội, hướng đến xác lập các mối quan hệ cơ bản giữa pháp luật và
quyền lực, cá nhân và cộng đồng công dân và nhà nước nhằm đảm bảo tính
11
hiệu quả cao nhất của việc thực thi quyền lực. Để hiểu được nội dung của tư
tưởng phân chia quyền lực, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm phân
chia quyền lực.
Phân quyền là thuật ngữ dùng để đối lập với quan niệm về tập trung
quyền lực (tập quyền).
Nói đến phân quyền nhà nước tức là nói đến một trong hai quan điểm cơ
bản về cách thức thực hiện quyền lực nhà nước (sự lãnh đạo chính trị đối với
xã hội dựa vào sức mạnh của bộ máy nhà nước, công cụ thực hiện ý chí của
giai cấp thống trị hay của toàn thể nhân dân), mà ở đó, quyền lực được chia sẻ
cho các bộ phận khác nhau trong việc nắm giữ quyền lực nhà nước.
Tư tưởng phân quyền nhà nước được hiểu là tổng thể các quan điểm về
việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau về cơ
chế của từng loại quyền lực và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế,
kiểm soát hoặc đối trọng với nhau giữa các quyền lực ấy trong quá trình thực
hiện quyền lực nhà nước. Nhiệm vụ của lý thuyết phân quyền là tổ chức
quyền lực nhà nước sao cho không một cá nhân hay cơ quan nào nắm trọn
vẹn quyền lực, tránh tình trạng một cá nhân hay một tổ chức nào đó nắm
quyền lực tuyệt đối, vừa ban hành, vừa thực thi luật, vừa trừng trị những
người có hành động xâm hại đến quyền lực nhà nước.
Để tìm hiểu về nội dung của tư tưởng phân quyền nhà nước, trước hết
phải hiểu về nhà nước và quyền lực nhà nước.
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, là bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ chuyên chế và thực hiện chức năng quản lí đặc biệt nhằm duy
trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong
xã hội. Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng nhưng không thuộc về
mọi thành viên trong xã hội mà thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích
của giai cấp đó. Quyền lực nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nhà
12
nước, có tính bắt buộc phải tuân theo đối với mọi cá nhân, tổ chức, lực lượng
trong xã hội, được đảm bảo thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp quản lí
mọi mặt đời sống xã hội, bởi các công cụ như nhà tù, tòa án, cảnh sát, quân
đội và bởi hệ thống các quy tắc xử sự chung thống nhất cho toàn xã hội.
Quyền lực nhà nước về bản chất là biểu hiện tư tưởng cho quyền lực chính trị
của lực lượng chiếm ưu thế về kinh tế trong xã hội.
Trong một xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là sức mạnh có tính
bao trùm rộng lớn nhất, quan trọng nhất, có khả năng khống chế và bắt buộc
mọi cá nhân tổ chức lực lượng trong xã hội phải phục tùng ý chí của mình.
Nội dung cốt lõi của tư tưởng này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có
xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền
lực sẽ xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy
thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn
ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước nên cần
thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực. Cách tốt nhất để chống lạm
quyền là giới hạn quyền lực bằng công cụ pháp lý và cách thực hiện không
phải là tập trung quyền lực mà phân chia nó ra. Muốn hạn chế quyền lực nhà
nước thì trước hết phải phân quyền và sau đó phải làm cho các nhánh quyền
lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp
luật.
Như vậy, nội dung cốt lõi của tư tưởng phân quyền được thể hiện qua 3
điểm :
Thứ nhất, có sự hiện diện các nhánh quyền lực nhà nước: quyền lập
pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và các nhánh quyền lực độc lập nhau
về phạm vi thẩm quyền, chức năng và phương thức hoạt động.
Thứ hai, các nhánh quyền lực đó phải được bảo đảm cân bằng thông qua
cơ chế kiểm soát và đối trọng. Nội dung này có nghĩa rằng, tuy các nhánh
13
quyền lực nhà nước độc lập với nhau nhưng mỗi quyền lực đều được đặt dưới
sự kiểm soát và vì thế luôn tạo được thế cân bằng quyền lực.
Thứ ba, các nhánh quyền lực độc lập, kiểm soát và đối trọng nhưng vẫn
luôn phối hợp, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Sự phối hợp quyền lực trong phân quyền có những yếu tố quan trọng
sau:
1/ Phối hợp đòi hỏi loại trừ những trường hợp can thiệp không đúng
thẩm quyền và chức năng của một nhánh (hay cơ quan) quyền lực này vào
hoạt động của nhánh quyền lực khác.
2/ Phối hợp mang tính hỗ trợ là chính: Khi một cơ quan này, trong những
điều kiện nhất định không thể tự mình thực hiện được chức năng, nhiệm vụ,
có thể đề nghị cơ quan thuộc nhánh quyền lực khác hỗ trợ thực hiện; cũng có
khi không có yêu cầu rõ rệt từ phía một cơ quan, nhưng nhu cầu hỗ trợ được
ghi nhận và không có sự phản đối hoặc khi thẩm quyền can thiệp, hỗ trợ của
một cơ quan này đối với một cơ quan khác được quy định tại hiến pháp.
Có thể nói rằng những nội dung trên đây là những yếu tố của một cơ chế
phân quyền được thừa nhận chung và áp dụng rộng rãi trong tổ chức quyền
lực của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong thực tiễn, cơ chế phân
quyền ngoài các đặc trưng phổ biến còn có những biến thể trên cơ sở đặc thù
quốc gia, dân tộc và khu vực.
Khi nói đến phân quyền, ngày nay, ở mỗi nhà nước đều áp dụng cách thứ
phân quyền ngang hay phân quyền dọc tùy theo điều kiện của từng nước sao
cho mỗi hoạt động quyền lực được thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
Phân quyền ngang là cách thức phân quyền cổ điển, theo đó quyền lực
nhà nước được phân chia thành các nhóm khác nhau: Nghị viện nắm quyền
lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền tư pháp.
Quyền lực giữa các cơ quan này là quyền lực cân bằng, hoạt động của các cơ
14
quan có sự chuyên môn hóa và luôn kiềm chế đối trọng giám sát lẫn nhau. Có
3 mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước
hiện nay:
Một là, phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể cộng hòa
Tổng thống với nguyên tắc “quyền lực ngăn cản quyền lực”. Quyền hành
pháp thuộc về nguyên thủ quốc gia, hành pháp không phải chịu trách nhiệm
trước luật pháp và sự phân quyền được ghi nhận trong Hiến pháp. Đại diện
điển hình cho mức độ áp dụng này là Mỹ.
Hai là, phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thể đại nghị.
Điều đó thể hiện ở chỗ hành pháp không hoàn toàn độc lập mà có mối liên hệ
thường xuyên với lập pháp do chịu trách nhiệm trước lập pháp và sự chung
nhân viên giữa hai cơ quan này. Nguyên thủ quốc gia có quyền hành pháp
mang tính tượng trưng vì bộ máy hành pháp trực thuộc Thủ tướng và Thủ
tướng mới phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Tư pháp độc lập với hành
pháp trong hoạt động song không hoàn toàn độc lập trong tổ chức, hoạt động
với lập pháp. Sự phân quyền này thể hiện rõ tiêu biểu ở hai nước là Anh và
Đức.
Ba là, phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp. Trong tổ chức bộ
máy nhà nước kiểu này, tư tưởng phân quyền được áp dụng ở mức độ trung
gian giữa cứng rắn và mềm dẻo với đặc trưng cơ bản là sự độc lập của hành
pháp với lập pháp cao hơn trong chính thể cộng hòa đại nghị song lại thấp
hơn trong chính thể cộng hòa tổng thống. Chính phủ phải chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và Quốc hội có thể bị giải tán trước thời hạn. Những đặc trưng
trên được thể hiện rõ trong nhà nước Pháp và Nga.
Ở nhiều Nhà nước hiện nay tư tưởng phân chia quyền lực có một số thay
đổi. Theo các nhà lập hiến ở một số nước Mỹ Latinh thì quyền lục nhà nước
có tứ quyền, thêm quyền bầu cử. Trong dự thảo Hiến pháp Nicaragoa 1986
15
đưa ra còn nhắc tới ngũ quyền hay Hiến pháp 1976 của Angieri quy định tới
lục quyền,
Phân quyền dọc là cách thức phân chia quyền lực giữa Trung ương và
địa phương. Theo cách phân chia này, bộ máy nhà nước trong hệ thống các cơ
quan quyền lực ở các cấp địa phương song song với bộ máy nhà nước Trung
ương. Trong từng lĩnh vực cụ thể lại có sự phân công nhiệm vụ trách nhiệm
quyền hạn cụ thể giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương.
Chính quyền Trung ương chủ yếu giải quyết các vấn đè công, vì lợi ích của cả
cộng đồng xã hội, còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề kinh
tế, giáo dục, văn hóa ở địa phương.
Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp là phân quyền
theo lãnh thổ và phân quyền theo chuyên môn. Tùy theo mỗi tiêu chí và hoàn
cảnh cụ thể của mỗi nhà nước mà có cách phân chia cho phù hợp.
1.2 Điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng phân quyền của các
triết gia phƣơng Tây thời Cận đại
1.2.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phương Tây thời Cận đại
Điều kiện kinh tế
Châu Âu , vào thế kỷ XIV – XVI, trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa
đã có những diễn biến thật sự đáng kể, chuẩn bị cho những thay đổi sâu sắc
của lịch sử. Bắt đầu từ thế kỷ XV ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản
xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã. Sự xuất
hiện một loạt các công trường thủ công, các thành thị và trung tâm thương
mại lớn ở khắp các nước đã làm biến đổi xã hội một cách ghê gớm. Nhiều
công trường thủ công, hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu
tiên ra đời, ban đầu ở Italia sau đó lan sang Anh, Pháp, và các nước khác thay
thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển. Công cụ sản xuất nông nghiệp
được cải tiến, đất đai canh tác được mở rộng. Kết quả của những điều này là
16
sự phát triển của phân công lao động, sức sản xuất tăng lên, ngành hàng hải
tiếp tục bành trướng và kinh tế hàng hóa có những bước phát triển dài, phá vỡ
khuôn khổ tự cung tự cấp. Đây là thời kỳ mà châu Âu thực hiện cuộc cách
mạng to lớn, thay đổi về chất trong phương thức sản xuất. Nền sản xuất nhỏ
manh mún, lạc hậu, năng suất thấp dưới chế độ phong kiến được thay thế
bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang tính công nghiệp, hiện đại,
năng suất lao động cao. Sự ra đời của phương thức sản xuất mới được thúc
đẩy mạnh mẽ bởi nhu cầu của tầng lớp cấp tiến trong xã hội phong kiến - tầng
lớp tư sản. Những lái buôn, chủ tàu, chủ xưởng, thợ thủ công từ lâu đã tạo
được một tiềm lực kinh tế khá vững trong lòng chế độ phong kiến. Khi tiềm
lực kinh tế đã mạnh, họ muốn có các chính sách kinh tế, pháp luật, bộ máy
nhà nước cũng như các chế tài - tức là một kiến trúc thượng tầng đồng bộ -
đảm bảo cho sự phát triển ngày càng cao của họ. Mặt khác, chúng ta biết rằng,
châu Âu những năm thế kỷ XV, XVI diễn ra hàng loạt các sự kiện lớn: những
phát minh ra máy dệt, máy hơi nước,; sự thành công của cách mạng tư sản
Anh, Hà Lan, đã thổi bùng lên những khát khao giải phóng con người, cụ
thể là thoát khỏi sự kìm kẹp của nhà thờ với những điều luật khắt khe, vô
nghĩa. Yêu cầu đặt ra là làm sao nhà nước và chúa trời, tức là vua và giáo hội
phải để cho nhân dân được tự do sản xuất, giảm thiểu các loại thuế. Cao hơn,
tầng lớp tư sản còn đòi có nhiều quyền lực hơn, dù đã có một vai trò nhất định
trong quốc hội. Cũng cần nói thêm, để đáp ứng cuộc sống vương giả của giai
cấp quý tộc và tăng lữ nhà thờ, tư sản châu Âu có những đóng góp không nhỏ,
nếu không nói là phần lớn, thậm chí mang tính quyết định đối với ngân sách
nhà nước. Sự xa hoa của triều đình Anh, Pháp chỉ được duy trì khi có những
khoản thuế khổng lồ thu từ tư sản và nông dân.
Các cuộc phát kiến địa lý, cùng với sự phát triển của sản xuất và thương
nghiệp đã tạo ra một không gian thương mại mới cho các nước Châu Âu, trên
17
phạm vi toàn thế giới, càng kích thích sự thông thương công nghiệp, tăng
cường sự giao lưu văn hóa, phổ biến tôn giáo, và cũng dẫn đến việc hình
thành chủ nghĩa thực dân. Đây được coi là những tiền đề trực tiếp cho một
thời kỳ mới, những mầm mống tư bản chủ nghĩa đầu tiên đã xuất hiện và phát
triển trong lòng xã hội phong kiến, đồng thời cùng với nó là sự nảy sinh hai
giai cấp mới: tư sản và vô sản.
Bên cạnh đó các lĩnh vực về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
cũng đạt được những thành tựu mới, đặc biệt trong các ngành thiên văn, vật
lý, hóa học, y học, những tiền đề khoa học tự nhiên vững chắc cho các nhà
duy vật luận giải về thế giới. Bên cạnh đó là sự ra đời của một loạt các phát
minh kỹ thuật mới, có tính ứng dụng thực tiễn cao như máy in, la bàn, thuật
luyện kim, thuốc súng, kính viễn vọng Tất cả đã góp phần quan trọng vào
việc cải tiến sản xuất và phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Sự phát triển về kinh tế, kéo theo đó là những vấn đề về chính trị, xã hội.
Yếu tố kinh tế phát triển khiến giao thương được mở rộng, những tư tưởng
tiến bộ có dịp giao thoa, tiếp thu, phát triển để hình thành nên những quan
điểm về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu và dân chủ
trong tình hình mới.
Bối cảnh chính trị - xã hội.
Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó
đã bước vào giai đoạn lụi tàn. Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ
thủ công trào dâng khắp Châu Âu. Xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi, các giai
cấp mới được hình thành. Xét về bản chất kinh tế, thời kỳ phục hưng là giai
đoạn quá độ của Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là thời kỳ tích
luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất
của họ, bạo lực của kẻ cường quyền đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản
xuất. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội
18
phong kiến. Các chủ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, họ trở thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai
cấp tư sản; trong khi người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành
phố kiếm kế sinh nhai bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ.
Họ là tiền thân của giai cấp vô sản sau này.
Khi giai cấp tư sản đạt đến sự lớn mạnh về kinh tế nhưng lại chưa có địa
vị xã hội tương ứng, bên cạnh đó, những chính sách của chế độ phong kiến
luôn tìm cách kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản do đó toàn bộ giai cấp
tư sản đã kết đồng minh với nhau. Người ta không chỉ đòi xoá bỏ đặc quyền,
đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con đường phát triển
theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ
tinh thần của chế độ phong kiến.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Đức năm 1525 đánh đấu sự bắt đầu của hàng
loạt cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến, sau đó là
một loạt các cuộc cách mạng tư sản khác đã nổ ra rầm rộ ở Tây Âu như cách
mạng tư sản Nêđéclan năm 1566 ở Hà Lan, cách mạng tư sản Anh năm 1642,
cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Các “dân tộc tư sản” được hình thành ở
Tây Âu và ngày càng có tiềm lực mạnh mẽ về mọi phương diện. Giai cấp tư
sản chính thức khẳng định sự thống trị của nó. Sang thời kỳ cận đại (thế kỷ
XVII – XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã dành được
chính quyền, Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở
thành phương thức sản xuất thống trị.
Cùng với những nền tảng thực tiễn ấy, những tiền đề về tư tưởng văn
hoá, khoa học kỹ thuật cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự phát triển của
những thành tựu ấy chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức để có căn cứ
phản kháng lại sự chuyên chế của giáo hội. Mặt khác, những phát kiến địa lý,
những phát minh về kỹ thuật, năng lượng đã làm sáng lên tinh thần đổi mới
19
trong lòng xã hội châu Âu. Một phần rất quan trọng của những công trình xã
hội ấy có nền tảng từ việc trở lại và làm hưng khởi những giá trị vốn có từ
thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Văn hóa, lý luận cũng diễn ra quá trình chuẩn bị tư tưởng cho những
chuyển biến xã hội. Mở đầu cho tiến trình đó là Phong trào Phục hưng, mà
nơi xuất phát và cũng là trung tâm chính là ở Italy. Phục hưng đã trở thành
trào lưu văn hóa tư tưởng trong suốt thế kỷ XIV – XV, và đạt cực thịnh ở thế
kỷ XVI. Những giá trị văn hóa, tinh thần, nhân văn cổ đại, kể cả đạo Cơ đốc
giáo sơ kỳ, sau cả mười thế kỷ bị lãng quên nay cũng được phục hồi. Việc
“phá hoại” ý thức hệ phong kiến – tôn giáo và việc đề cao tự do con người,
khôi phục và phát triển những giá trị nhân văn, có thể xem là hai thành tựu
lớn nhất của văn hóa Phục hưng. Phong trào Cải cách Tôn giáo cũng góp
phần vào việc tạo dựng một bộ mặt chính trị, văn hóa mới cho Châu Âu, bắt
đầu từ nửa sau thế kỷ XVI, góp phần làm tăng thêm tác động làm cho liên
minh nhà nước – nhà thờ ngày một lỏng lẻo hơn.
Trong bối cảnh lịch sử mới, Hà Lan là quốc gia phát triển nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa sớm nhất. Ở Anh điều này diễn ra có phần muộn hơn nhưng
vững chắc và mạnh mẽ hơn. Từ thế kỷ XIII, Nghị viện Anh đã được thành lập
theo cơ cấu hai viện, Viện quý tộc và Viện thứ dân, do vua đứng đầu. Với
những thay đổi trong kinh tế, các quý tộc cũ trong viện thứ dân cũng được
thay bằng một số quý tộc mới. Điều này đã đem cuộc đấu tranh quyền lực xã
hội vào trong chính định chế của nhà nước phong kiến. Sau hai cuộc nội chiến
(1642 – 1644 và 1648) và những tranh chấp quyền lực tiếp theo đó, các đại
biểu của giai cấp tư sản và quý tộc mới đã thực hiện một cuộc chính biến,
thiết lập chế đọ quân chủ lập hiến. Theo sau cách mạng chính trị, bước vào
thế kỷ XVIII, tại Anh diễn ra một cuộc cách mạng công nghiệp, mà kết quả là
kinh tế phát triển vượt bậc, đưa nước Anh lên hàng dẫn đầu thế giới.
20
Chính một hình mẫu nhà nước phi chuyên quyền và những thành tựu
kinh tế, xã hội mà nước Anh đạt được sau đó là kiểu mẫu sáng chói với các
nhà khai sáng Pháp sau này để họ kế thừa và xây dựng nên tư tưởng phân
quyền trong quan điểm của mình.
1.2.2 Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng phân quyền
Thời cổ đại, Hy Lạp và La Mã là nơi phát triển có tính điển hình về
chính trị, kinh tế, xã hội thời cổ đại ở phương Tây. Tại đây đã hình thành nên
tư duy về nhà nước pháp quyền phong phú. Những tư tưởng ấy vừa phản ánh
hiện thực chính trị xã hội biến đổi không ngừng, vừa thúc đẩy hiện thực phát
triển.
Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, chúng ta thấy ngày từ thời Hy Lạp cổ
đại, người ta đã quan tâm đến vai trò của pháp luật trong việc thiết lập một xã
hội có trật tự, kỷ cương. Có thể khẳng định rằng, chính những tư tưởng đó đã
đặt cơ sở nền tảng cho các quan niệm triết học pháp quyền sau này. Ăngghen
khẳng định: “Không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã
thì không có châu Âu hiện đại” [36, tr. 254].
Các nhà tư tương thời cổ đại đã dày công sáng tạo những hình mẫu quản
lý nhà nước mà thực chất đó là mối liên hệ giữa hai yếu tố của quản trị đó là
pháp luật và quyền lực. Theo đó mô hình tổng quát nhất là mô hình về một
cách thức tổ chức đời sống chính trị xã hội, sinh hoạt của các quốc gia trên cơ
sở các yêu cầu về tính hợp lý và tính công bằng của pháp luật, khả năng tự
hạn chế giới hạn quyền lực trên cơ sở pháp luật. Mỗi luồng tư tưởng đã đóng
góp một hạt nhân của mình để dần dần hình thành nên công thức chung đó.
Chỉ đến giai đoạn đấu tranh quyết liệt của giai cấp tư sản nhằm đả phá chế độ
phong kiến tùy tiện và chuyên chế thì tư tưởng về nhà nước pháp quyền mới
được xác lập như những học thuyết hoàn chỉnh.
21
Tư tưởng về nhà nước, pháp luật và các hình thức tổ chức chính trị thực
tiễn ở phương Tây cổ đại gắn liền với quá trình tiến hóa của xã hội chiếm hữu
nô lệ và nền dân chủ Hy Lạp, La Mã cổ đại qua các nền cộng hòa Athens và
La Mã.
Con người luôn có khát vọng về sự công minh, bình đẳng đã mơ ước về
một nhà nước công bằng và Solon (638 – 559 TCN) đã cho rằng chỉ khi có
pháp luật mới thực hiện được khát vọng đó. Ông đưa ra lời tuyên bố trong
chương trình cải cách của mình là: Ta giải phóng tất cả mọi người bằng quyền
lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức mạnh với pháp luật.
Socrates (469-399 TCN), là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời
cổ đại, người mà sau này Hegel coi là “bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết
học cổ đại Hy Lạp và La Mã. Dù bản thân ông không hề trực tiếp tham gia
các hoạt động nhà nước nhưng Socrates rất quan tâm tới công việc của nhà
nước và cố gắng hoàn thiện chúng. Theo ông, không thể có luật pháp ở bên
ngoài nhà nước, và việc tổ chức đời sống nhà nước cũng không thể thiếu luật
pháp. Luật pháp là bản thân nền tảng của nhà nước. Socrates phân biệt luật
pháp tự nhiên và luật pháp thực tại nhưng ông không đem đối lập chúng với
nhau, mà theo ông giữa chúng còn có sự đồng nhất với nhau. Sự đồng nhất
này là để nói tới tính hợp lý của chế độ chính trị - pháp luật hiện tồn, mà sau
này ta gặp lại trong một câu nói nổi tiếng của Hegel: “Cái gì hợp lý thì hiện
thực; cái gì hiện thực thì hợp lý”. Tuy nhiên, đây chỉ là ước vọng của ông hàm
ý chỉ một trạng thái lý tưởng, chứ không phải là trạng thái hiện có.
Có thể nói rằng tư tưởng yêu cầu công dân phục tùng pháp luật một cách
tuyệt đối và phải trung thành với nhà nước là xuất phát điểm trong toàn bộ
quan điểm chính trị - xã hội của Socrates. Bởi khi nhất trí trở thành thành viên
của nhà nước, thì theo ông, công dân mới thực sự tham gia khế ước với nhà
nước và có nghĩa vụ phải tôn trọng các trật tự và quy định của nó. Như vậy:
22
“Socrates là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng chính trị châu Âu đã hình
thành quan điểm về quan hệ khế ước giữa nhà nước và công dân của mình”
[20, tr. 120]. Đó là nhà nước mà ở đó quyền lực không chỉ thuộc về những
người cai trị mà còn thuộc về chính những công dân trong nhà nước đó. Mặc
dù những tư tưởng của Socrates về nhà nước cần có sự phân sẻ quyền lực còn
ở mức độ sơ khai nhưng đóng góp của ông cho các nhà tư tưởng chính trị về
sau chính là ở chỗ, ông đã khẳng định tính tất yếu của pháp luật trong xây
dựng một xã hội có kỷ cương, đồng thời ông cũng phác thảo một số tiêu chí
đúng đắn khi xây dựng nhà nước.
Kế thừa quan niệm của thầy mình là Socrates, Platon (427-347 TCN), là
một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất thời kì cổ đại, là người
sáng lập chủ nghĩa duy tâm khách quan, cũng đưa ra quan niệm về nhà nước
và pháp luật trong hội thoại nổi tiếng “Nhà nước”. Platon khẳng định luật
pháp là tối cao, vượt lên trên cả những người cầm quyền và nhờ đó có thể
kiểm soát được quyền lực nhà nước: “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng
của nhà nước, ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền
một ai đó. Còn ở nơi nào mà pháp luật đứng lên trên các nhà cầm quyền và
các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó, tôi thấy có sự cứu thoát
của nhà nước” [trích theo 6, tr. 13]. Với luận điểm trên thì Platon đòi hỏi bản
thân nhà nước và những người cầm quyền phải tôn trọng pháp luật, phải tuân
thủ theo nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”. Sự phồn thịnh hay suy vong của
nhà nước là hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ nguyên tắc trên tất cả
của mọi người đặc biệt là của giới cầm quyền. Như vậy, luật pháp, theo
Platon chĩnh là một loại quyền lực để phân xẻ và kiểm soát quyền lực nhà
nước.
Aristotle (384 – 322 TCN) là triết gia có kiến thức uyên thâm trong
nhiều lĩnh vực, là “nhà bách khoa toàn thư” của thời cổ đại. Đồng thời,
23
Aristotle còn được coi là “Ông tổ của khoa học chính trị”, tư tưởng của ông
có ảnh hưởng sâu đậm tới nhiều nhà triết học chính trị phương Tây. Aristotle
cho rằng, nhà nước không phải là kết quả của sự thoả thuận giữa mọi người
với nhau dựa trên ý chí của họ. Nhà nước xuất hiện một cách tự nhiên, được
hình thành do lịch sử, được phát triển từ gia đình nhằm đạt tới một cuộc sống
sung sướng cho mọi người. Ông còn cho rằng, nhà nước tồn tại trước cá nhân
như chỉnh thể tồn tại trước bộ phận. Cá nhân phụ thuộc vào thành bang, con
người sinh ra là để sống trong thành bang và thành bang là sự thống nhất của
đời sống tinh thần.
Tư tưởng phân chia quyền lực lần đầu tiên được xuất hiện trong tác
phẩm Politics (chính trị) của Aristotle, trong tác phẩm của mình, nhà nước
nào được tổ chức quy củ, đảm bảo công bằng cho dân chúng thì nhà nước đó
phải có ba bộ phận : bộ phận tư vấn pháp lý về hoạt động của nhà nước làm ra
luật và có trách nhiệm trông coi việc nước, bộ phận các tòa thị chính có chức
năng chăm lo từng việc cụ thể trong nhà nước, và bộ phận các cơ quan tư
pháp được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm các vụ
việc cần giải quyết. Tương ứng với ba cơ quan này hiện nay trong bộ máy
chính trị ở các nước hiện đại là: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
Aristotle, tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước là mức độ phúc lợi mà nó đem lại
cho các công dân trong xã hội (trừ nô lệ, bởi họ không được Aristotle coi là
người, mà chỉ là công cụ biết nói): “Aristotle xem khả năng phụng sự lợi ích
chung là tiêu chuẩn xác định nhà nước kiểu mẫu” [trích theo 23, tr. 70]. Về bộ
phận thứ nhất, hay còn được gọi là Hội nghị nhân dân, được ông chỉ ra các
chức năng là: “quyết đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004804_1_3228_2002895.pdf