MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI .vi
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
5. Giả thuyết nghiên cứu . 2
6. Phạm vi nghiên cứu. 3
7. Phương pháp nghiên cứu. 3
8. Cấu trúc của luận văn. 3
9. Kế hoạch thực hiện. 4
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 5
1.1. Lịch sử nghiêu cứu vấn đề . 5
1.1.1. Nghiến cứu về phong cách làm cha mẹ . 5
1.1.2. Nghiên cứu về tự đánh giá . 9
1.1.3. Các hướng nghiên cứu tương quan giữa phong cách, hành vi làm cha
mẹ và tự đánh giá. 20
1.2. Một số vấn đề về lý luận. 22
1.2.1. Khái niệm tương quan. 22
1.2.2. Phong cách làm cha mẹ. 23
1.2.3. Tự đánh giá . 25
1.2.4. Học sinh trung học phổ thông. 31
CHưƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu. . 35
2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu. 35
2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu. 36iii
2.2. Tổ chức nghiên cứu. 41
2.2.1. Giai đoạn 1. 41
2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu . 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 41
2.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu lý luận. 41
2.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu thực tiễn. 42
CHưƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 50
3.1. Thực trạng tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở. 50
3.1.1. Các khía cạnh của tự đánh giá . 50
3.1.2. Thực trạng tự đánh giá của học sinh theo các mặt. 52
3.1.3. So sánh điểm trung bình tự đánh giá các mặt của học sinh theo
trường, khối, giới, học lực . 63
3.2. Thực trạng về các phong cách, hành vi làm cha mẹ. 66
3.2.1. Các loại phong cách, hành vi mà cha mẹ sử dụng. 66
3.2.2. So sánh sự tự đánh giá của cha mẹ với đánh giá của học sinh về
phong cách của cha mẹ . 71
3.3. Tương quan giữa phong cách, hành vi của cha mẹ đến các yếu tố tự đánh
giá của học sinh trung học phổ thông. 72
3.3.1. Tương quan giữa phong cách làm cha với tự đánh giá của học sinh
trung học phổ thông . 72
3.3.2. Tương quan giữa phong cách, hành vi của mẹ với tự đánh giá của
học sinh trung học phổ thông. 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 78
1. KếT LUậN. 78
1.1 Về mặt lý luận. 78
1.2 Về mặt thực tiễn. 79
2. KHUYếN NGHị . 79
2.1. Đối với cha mẹ các em học sinh. 80
2.2. Đối với nhà trường và thầy cô giáo . 80
2.3. Đối với các nhà chuyên môn quan tâm đến chủ đề này. . 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với sự tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ 10 đến 15 tuổi, gồm 60 trai, 60 gái, được lựa chọn ngẫu nhiên ở
một số trường THCS tại Hà Nội trên 3 lĩnh vực: cái tôi thể chất, cái tôi cảm
xúc và cái tôi trường học. Sự tự đánh giá bản thân của học sinh bộc lộ tính
tích cực ở lĩnh vực học đường thể hiện rõ khả năng đáp ứng thích hợp của các
em vào các hoạt động chủ đạo, vào các quan hệ trong khuôn viên cuộc sống
học đường của giai đoạn lứa tuổi này. Hơn nữa sự đánh giá về cảm xúc của
bản thân cũng tỏ ra khả quan cho phép các em làm chủ tốt các tình huống này
sinh của tuổi đầu thanh niên. Tuy nhiên các em đánh giá thấp về hình thức và
các năng lực thể chất của các em, cho thấy các em không kịp thích nghi, còn
quá bỡ ngỡ về những thay đổi nhanh chóng của cơ thể mình
11
Còn nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Khanh được thực hiện trên 471
khách thể nghiên cứu là các em học sinh THCS tại 5 trường THCS ở 4 quận
nội thành Hà Nội. Nói chung, sự TĐG về học tập, đạo đức, xã hội của học
sinh THCS tại Hà Nội đạt mức trung bình cao. Sự TĐG về mặt thể chất ở
mức trung bình. Trong đó, các em học sinh đánh giá sức khỏe tích cực hơn
đánh giá về hình dáng bản thân. Sự TĐG về mặt cảm xúc đạt mức trung bình
thấp. Các em có sự TĐG về cảm xúc tiêu cực liên quan đến khía cạnh học tập,
trong khi đó cảm xúc tích cực thường liên quan đến quan hệ xã hội.
- Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Lâm, thực hiện nghiên cứu trên
256 cặp khách thể gồm học sinh và phụ huynh cùng 6 giáo viên chủ nhiệm
trên 3 khối lớp 10, lớp 11, lớp 12 tại trường THPT Tô Hiệu, Hà Nội. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, đa số học sinh có TĐG phù hợp với đánh giá của cha mẹ
và giáo viên. TĐG của học sinh không đồng đều ở các mặt, trong đó học sinh
đánh giá cao hơn ở mặt giao tiếp xã hội, định hướng tương lai và về thể chất
ngoại hình. TĐG về mặt học tập thấp hơn, gần đạt mức trung bình [25, tr.
107-108].
- Nghiên cứu của tác giả Cao Hải An kết luận, các khách thể nghiên cứu
nhận thấy bản thân có giá trị nhất định, về cơ bản, họ thấy mình có một số
phẩm chất tốt, cho rằng bản thân có khả năng làm việc tốt như những người
khác. Họ cũng có sự hài lòng nhất định về bản thân. Tuy nhiên, các khách thể
nghiên cứu chưa nhận thức một cách thực sự đầy đủ về những năng lực, phẩm
chất nhân cách của bản thân, chưa có được sự tôn trọng cao đối với bản thân
mình” [3, tr. 91-92].
- Như vậy nghiên cứu TĐG ở các đối tượng khách thể có lứa tuổi khác
nhau đều cho thấy TĐG ở mức độ trung bình [7, tr. 26-27, tr. 30], [27, tr. 20],
[25, tr. 107-108], [3, tr. 91-92], [19, tr. 58-69]. Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ
của tác giả Hoàng Thu Huyền tiến hành nghiên cứu trên 290 học sinh lớp 5 tại 3
trường tiểu học trong địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy, tự đánh giá tổng thể của
học sinh lớp 5 qua 2 lần nghiên cứu đều ở mức trung bình khá [10, tr 86-87].
12
NC mối quan hệ giữa đánh giá bản thân và kết quả học tập:
Các nghiên cứu về mối tương quan giữa TĐG và kết quả học tập là khác
nhau.Trong khi luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thu Huyền, nghiên cứu đề
tài “Tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp
5 tại Hà Nội”, cho thấy, không có mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân
tổng thể, tự đánh giá bản thân về thể chất, học đường, xã hội ở cả 2 lần nghiên
cứu với kết quả học tập [10, tr 86-87].
- Ngược lại, trong nghiên cứu “Mối tương quan giữa tự đánh giá bản
thân và kết quả học tập của học sinh THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thủy cho
thấy có mối liên hệ mật thiết giữa ĐGBT và kết quả học tập của HS THPT, cụ
thể là những em xếp loại học lực khá, giỏi đánh giá bản thân cao hơn những
em xếp loại học lực trung bình. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả
nghiên cứu của tác giả Cao Hải An trên sinh viên đại học công nghiệp Quảng
Ninh “Có mối tương quan giữa TĐG bản thân và kết quả học tập của sinh
viên, cụ thể là những sinh viên có học lực khá có sự TĐG bản thân tích cực
hơn những sinh viên có học lực trung bình” [17, tr. 70-71], [3, tr. 91-92].
NC mối quan hệ giữa đánh giá bản thân và sức khỏe tâm thần.
- Trong bài viết “Vai trò của tự đánh giá bản thân đối với rối loạn stress
sau sang chấn ở phụ nữ sau sinh”, TS. Bùi Thị Hồng Thái lấy từ kết quả
nghiên cứu trên 1.134 sản phụ mới sinh con trong vòng 12 tháng trở lại tại 3
thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Bài báo chỉ ra rằng “Tự đánh
giá bản thân cao làm giảm rối loạn stress sau sang chấn ở sản phụ. Bên cạnh
đó, tự đánh giá bản thân có thể điều tiết mối quan hệ giữa những yếu tố không
thuận lợi với rối loạn stress. Theo đó, những sản phụ trong hoàn cảnh kinh tế
sa sút, điều kiện hôn nhân không tốt, không có sự trợ giúp sau sinh sẽ càng
tăng điểm rối loạn stress khi kết hợp với tự đánh giá bản thân ở mức thấp.
Trong khi đó, các yếu tố này không trở thành nguy cơ đối với rối loạn stress
sau sang chấn khi sản phụ tự đánh giá bản thân ở mức chuẩn và mức cao” [2,
tr. 47– 49].
13
- Một bài viết khác “Mối liên hệ giữa tự đánh giá và cảm nhận về hạnh
phúc của sinh viên”, được tác giả Nguyễn Văn Lượt, Bùi Thu Hà khảo sát
trên 124 sinh viên trên địa bàn Hà Nội cho thấy giữa TĐG và cảm nhận về
hạnh phúc của sinh viên có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ, giữa
các mặt TĐG (thể chất, xã hội, học đường, gia đình) và cảm nhận về hạnh
phúc của sinh viên (tâm lý, cảm xúc và xã hội) [19, tr. 58-69].
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá:
Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nho cho chúng ta thấy kết quả học
tập có ảnh hưởng đến khả năng tự đánh giá của học sinh. Ngoài ra tác giả
cũng nhận định rằng “trình độ nhận thức và trình độ học lực đã ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng tự đánh giá” [31, tr. 58 ].
- Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Lâm cho thấy có sự khác biệt
trong TĐG giữa 2 giới, về mặt giao tiếp xã hội, mặt học tập, định hướng
tương lai nhìn chung nữ có TĐG cao hơn nam ở 3 mặt này, trong khi đó các
em nam có TĐG cao hơn so với các em nữ về mặt thể chất. So sánh mức độ
tự đánh giá của các khối lớp cho thấy, học sinh khối 11 có TĐG thấp hơn học
sinh khối 10 và 12 trên các mặt được đánh giá, trong đó học sinh khối 12 có
TĐG cao nhất. Cuối cùng tác giả khẳng định “con cái có mức độ TĐG cao
khi bố mẹ có cách ứng xử quan tâm, tích cực và ngược lại, con cái có TĐG
thấp khi cha mẹ ít quan tâm, thờ ơ hoặc có cách ứng xử phê phán tiêu cực”
[25, tr. 107-108].
- Theo tác giả Đinh Thị Tứ “tự đánh giá của con người được hình thành
và phát triển trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh, trong quá
trình hoạt động và sinh hoạt tập thể và cuối cùng tự đánh giá được hình thành
và phát triển mạnh mẽ trong quá trình cá nhân tích cực hoạt động cải tạo
chính bản thân mình. Ba con đường trên đây nó có liên hệ mật thiết với nhau,
hai con đường đầu được coi là nguồn gốc để nảy sinh và phát triển khả năng
tự đánh giá. Con đường thứ ba là con đường quan trọng có ảnh hưởng quyết
định tới sự hình thành và phát triển tự đánh giá” [4, tr. 28].
14
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước cho thấy các tác giả đã triển khai nhiều
công trình khoa học để tìm hiểu về thực trạng tự đánh giá của các đối tượng
khác nhau; nghiên cứu mối quan hệ giữa tự đánh giá với kết quả học tập và
vấn đề sức khỏe tâm thần, các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân.
NC trên thế giới
TĐG là một đề tài được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới. Riêng
ở Pháp, thống kê cho thấy chỉ trong vòng hơn 10 năm cuối thế kỷ XX đã có
hơn 20.000 công trình nghiên cứu về TĐG [28, tr. 24 – 31]. Còn theo thống
kê của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ trong vòng 30 năm kể từ 1967 đến 1996 đã
có 13587 các bài viết về TĐG được xuất bản [6, tr. 48- 49, tr. 33, tr. 176]. Có
nhiều cách tiếp cận và các quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về tự đánh
giá nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
tập trung vào các vấn đề lớn như: Nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, nội dung,
quá trình hình thành và phát triển của TĐG, vai trò cũng như ảnh hưởng của
nó đến sự phát triển nhân cách con người” [19, tr. 58-69].
- Các tác giả nghiên cứu về nguồn gốc TĐG “Trường phái phân
tâm mới mà cụ thể là Sullivan, Horney và Fromm thì đánh giá cao tầm quan
trọng của TĐG nhưng chỉ coi nó như một chủ đề riêng lẻ chứ không coi nó là
trung tâm trong lý thuyết của họ. Adler nhìn nhận một cách rõ ràng, tầm quan
trọng của TĐG nhưng ông quan tâm đến vấn đề này để áp dụng vào trị liệu
hơn là để giải thích về lý thuyết. Roger cũng quan tâm đến TĐG nhưng chủ
yếu là bàn về bản chất chung của các trải nghiệm của khách thể và sự chấp
nhận về kinh nghiệm của cá nhân. Có thể nói W.James, GH, Meaf và
C.Cooley là những nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về sự TĐG và để lại
ảnh hưởng cho các thế hệ tâm lý học sau này. Họ quan tâm đến nguồn gốc
của TĐG cao và thấp... Các nhà tâm lý học Xô Viết như Rubinstein,
Ruvinski, Colovia, Adreeva và Petrevski chịu ảnh hưởng bởi tâm lí học hoạt
động cũng chỉ nghiên cứu TĐG như một phần trong khi nghiên cứu nhân
15
cách. Chỉ từ 30 năm trở lại đây mới có nhiều nghiên cứu sâu rộng về TĐG
của các nhà tâm lý học khác trên thế giới như: Harter, Baumerster, Lipkinna,
Franz v.v...” [7, tr. 26-27, tr. 30].
- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá:
Nói về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đưa ra ba quan điểm về các yếu
tố ảnh hưởng đến sự tự đánh giá, bao gồm: Các yếu tố xã hội, các yếu tố bên
trong cá nhân và các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.
Thứ nhất, tự đánh giá ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như sự đánh giá,
chấp nhận của những người xung quanh; từ mối quan hệ liên nhân cách với
các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ; các trải nghiệm của cá nhân
về mối quan hệ sớm với cha mẹ; ảnh hưởng bởi nhóm xã hội mà cá nhân
tham gia vào.
Với quan điểm cho rằng sự tự đánh giá của cá nhân bị ảnh hưởng bởi
sự đánh giá, chấp nhận của người khác, G.H.Mead (1934) cho rằng một người
được xác định bởi sự đánh giá của người khác về anh ta, “anh ta đánh giá cao
bản thân khi được người khác chấp nhận, đánh giá thấp và hạ mình xuống khi
họ bác bỏ, từ chối hoặc hạ thấp anh ta” (dẫn theo [5, tr. 41]). Charles Horton
Cooley (1902) cũng cho rằng “đánh giá về giá trị của bản thân” là một sự xây
dựng xã hội. Các đánh giá mà chúng ta có về bản thân chúng ta đều bị chi
phối bởi sự tương tác xã hội với những người khácCá nhân nhìn vào đó và
rút ra được các ý tưởng từ các ý kiến mà người khác có về anh ta. Đánh giá
bản thân của cá nhân sẽ cao khi mọi người có ý kiến tốt về cá nhân đó và sẽ
thấp nếu ngược lại, mọi người có ý kiến không hay về cá nhân”. (dẫn theo
[27, tr. 20]).
Ảnh hưởng của mối quan hệ liên nhân cách, Sullivan (1953) và
Winnicott (1958) nhấn mạnh rằng chất lượng của các mối quan hệ tương tác
mẹ - con có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tình cảm về bản thân. Những bố
mẹ sáng suốt, đúng đắn luôn biết khích lệ và nâng đỡ các ý tưởng của trẻ
16
nhằm giúp trẻ làm chủ tốt với các tình huống đặt ra. Điều này làm thuận lợi
cho việc nhập tâm đến các tri giác tích cực về bản thân (Harter, 1998).
Bowlby (1982) cho rằng trẻ được sống cùng bố mẹ có thời gian dành cho trẻ,
biết yêu trẻ và biết khích lệ trẻ sẽ xây dựng mô hình tích cực về bản thân,
ngược lại trẻ cảm thấy không an toàn, bị chối bỏ, không cảm thấy bố mẹ dành
thời gian cho mình, không nhận được những lời động viên, khuyến khích sẽ
xây dựng mô hình tiêu cực về bản thân (dẫn theo [27, tr. 20]).
Những trải nghiệm trong gia đình cũng là yếu tố được Felson và
Zielinski (1989) đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng tới sự đánh giá bản thân,
một danh sách các sự kiện tiêu cực ở tuổi thơ như có cha mẹ ly dị, tái kết hôn,
bị điên hoặc bị chết có liên quan tới sự TĐG thấp của trẻ sau này. Trong
nghiên cứu của mình Wallerrstein và Kelly tìm ra rằng trẻ em ở mọi lứa tuổi
trong các gia đình tái hôn đều có điểm số TĐG thấp. Những trải nghiệm gia
đình giai đoạn đầu đời được Horney đặc biệt chú ý và nhấn mạnh rằng mối
quan hệ sớm giữa mẹ con ảnh hưởng rất nhiều lên sự hình thành TĐG (dẫn
theo [1, tr. 17-18, tr. 67, tr. 263-282])
Ảnh hưởng của nhóm xã hội mà cá nhân tham gia vào, như năng lực
của những người trong nhóm cũng như vị trí của cá nhân trong nhóm cũng
được Mendelson & White (1985) và Kail (1998) coi là nguồn gốc của TĐG.
Kail cho rằng, TĐG phụ thuộc vào trình độ của những người trong nhóm xã
hội mà trẻ tham gia hay mức độ đòi hỏi của nhóm đó. Trẻ luôn so sánh mình
với những trẻ ở gần chúng. Như vậy các nhóm nhỏ chính là yếu tố gây ảnh
hưởng đến đánh giá bản thân của trẻ nhiều nhất. Ngoài ra vị trí của cá nhân
trong nhóm xã hội cũng được Mendelson & White (1985) chú ý đến. Các ông
cho rằng khi học sinh rời trường tiểu học với tư cách là những học sinh lớn
nhất và được tôn trọng nhất để chuyển sang trường trung học cơ sở, nơi mà họ
sẽ trở thành những học sinh nhỏ nhất và có ít am hiểu nhất cũng làm giảm
thiểu TĐG. (dẫn theo [1, tr. 17-18, tr. 67, tr. 263-282])
17
Tóm lại, các tác giả nêu trên đã chỉ ra những nhân tố xã hội bao gồm: Sự
đánh giá, chấp nhận của những người xung quanh; các mối quan hệ liên nhân
cách, đặc biệt là cha mẹ; các trải nghiệm của cá nhân và những tác động của
nhóm xã hội mà cá nhân tham gia vào có tác động đến TĐG. Tuy nhiên,
TĐG không chỉ bị chi phối hoàn toàn bởi các yếu tố bên ngoài mà còn chịu
ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cá nhân. Chính vì vậy, một số tác giả đã
tiến hành nghiên cứu các yếu tố bên trong của TĐG.
Thứ hai, tự đánh giá ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong cá nhân
như: Sinh lý, sức khỏe thể chất, sự phát triển về mặt nhận thức, sự kỳ vọng và
các thành tích mà cá nhân đạt được.
Trước hết, một số tác giả theo hướng này nhận thấy rằng, yếu tố sinh
học có tác động đến TĐG, Laurence Steiberg (1993) cho rằng ở các em nữ
thời điểm bộc lộ các dấu hiệu của tuổi dậy thì là một nguyên nhân ảnh hưởng
đến sự tự đánh giá. Nghiên cứu các em nữ người Mỹ cho thấy rằng các em nữ
trưởng thành sớm có sự tự tin thấp và quan niệm về bản thân nghèo nàn (dẫn
theo [6, tr. 48- 49, tr. 33, tr. 176]
Một yếu tố quan trọng nữa là tình trạng sức khỏe thể chất của trẻ cũng
ảnh hưởng đến TĐG. Alfred Adler và Schultz (1992) đã đề cập đến ảnh
hưởng của sức khỏe thể chất yếu ớt và bệnh tật trong việc gây ra TĐG thấp.
Mendelson và White kết luận rằng một vài học sinh trung học cơ sở có mức
độ tự đánh giá thấp hơn nếu họ tăng cân một cách nhanh chóng (dẫn theo [1,
tr. 17-18, tr. 67, tr. 263-282].. Những nam thiếu niên cho rằng mình quá nhỏ
hoặc thiếu cân cũng có TĐG thấp và có thể tham gia vào các hành vi nguy
hiểm cho sức khỏe như tập thể hình quá mức và sử dụng hóc môn Steroid (Mc
Creary & Sasse 2000) (dẫn theo [1, tr. 17-18, tr. 67, tr. 263-282].
Theo W.James (1892) là người có đóng góp rất lớn trong lĩnh vực này,
ông xem sự đánh giá bản thân là “ý thức về giá trị của cái tôi”. Theo ông, sự
đánh giá bản thân không thể quy về một tri giác trung bình của sự thành công
18
và thất bại trên đường đời của chúng ta, mà là một mối liên hệ giữa các thành
công, thất bại và cái mà ông gọi là “những tham vọng”, có nghĩa là những
khát vọng mà chúng ta mong muốn đạt được. Một cá nhân sẽ có một sự đánh
giá bản thân cao trong chừng mực mà những thành tích đạt được ngang tầm
hoặc cao hơn những khát vọng, những chờ đợi của anh ta. Ngược lại, các khát
vọng và những mong đợi lớn hơn so với những thành tích mà cá nhân đạt
được, thì anh ta lại có sự đánh giá thấp về bản thân, mặc dù có thể những
thành tích mà anh ta đạt được cao hơn nhiều so với những người bạn cùng lứa
với anh ta. Sâu hơn nữa, James còn cho rằng một lĩnh vực nào đó không quan
trọng đối với cá nhân thì những thành tích hay thất bại trong lĩnh vực này không
ảnh hưởng đến sự đánh giá bản thân của cá nhân đó. (dẫn theo [27, tr. 20].
Sau này, Rosenberg (1979), Harter (1986, 1990a, 1993) sau nhiều năm
nghiên cứu, đã có kết luận rằng: Bắt đầu từ tuổi thứ 8, sự tự đánh giá bản thân
sẽ bị chi phối trực tiếp với cách thức mà trẻ tri giác về các năng lực của trẻ
trong lĩnh vực mà sự thành công được xem là quan trọng. Điều này được
khẳng định bởi những nghiên cứu so sánh về cái tôi lý tưởng và cái tôi thực
tế. Sự chênh lệch giữa cái tôi lý tưởng và cái tôi thực tế càng lớn, thì sự tự
đánh giá bản thân càng thấp (Glick & Zigler, 1985; Higgins, 1987,1991;
Teser & Campbell, 1983). Đối với trẻ nhỏ hơn, nếu các em càng có niềm tin
lớn về bản thân, càng có sự đánh giá cao về bản thân. (dẫn theo [27, tr. 20]).
Showers (1992) cho rằng sự hợp nhất các suy nghĩ tiêu cực và tích cực
có ảnh hưởng đến TĐG. Những người có TĐG cao biết kết hợp những thành
tố tích cực và tiêu cực trong cái tôi của họ. Sự hợp nhất các suy nghĩ tích cực
và tiêu cực về bản thân giúp kiểm soát tình cảm về cái tôi và tạo ra TĐG tích
cực. Nhưng nhiều người có suy nghĩ tích cực và tiêu cực tách biệt nhau, khi
họ nghĩ “tôi là người vụng về trong giao tiếp xã hội” đồng thời họ lại có
những suy nghĩ tiêu cực khác như “tôi là người bấp bênh”. Điều này hay xảy
ra ở người trầm cảm.
19
Các nghiên cứu của một số tác giả khác cho thấy, quá trình tâm lý của
cá nhân gồm khả năng tri giác như: Tự quan sát, thu thập thông tin; so sánh
đối chiếu hay còn gọi là kiểm tra độ tin cậy của thông tin đó; nhận thức của
mỗi cá nhân về tiêu chuẩn đánh giá có ảnh hưởng đến TĐG (dẫn theo [1, tr.
17-18, tr. 67, tr. 263-282]).
Như vậy, các nhà nghiên cứu quan niệm TĐG ảnh hưởng bởi yếu tố bên
trong đã chỉ ra rằng, TĐG bị tác động bởi các yếu tố: Sinh lý; sức khỏe thể
chất; mối liên hệ giữa các thành công, thất bại và sự kỳ vọng của cá nhân, sự
sự thống nhất giữa cái tôi lý tưởng và cái tôi thực tế, sự kết hợp giữa suy nghĩ
tích cực và suy nghĩ tiêu cực,
Có thể thấy rằng, hai quan điểm trên, một cho rằng TĐG bị tác động bởi
các yếu tố xã hội, một cho rằng TĐG bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong
cá nhân là những quan điểm chưa phản ảnh một cách toàn diện các tác động
lên TĐG bởi cả hai yếu tố ấy đều chi phối sự TĐG. Do vậy xuất hiện một hướng
nghiên cứu nữa là sự kết hợp cả yếu tố bên trong và bên ngoài đến TĐG.
Thứ ba, tự đánh giá ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài
Tự đánh giá liên quan chặt chẽ với mối quan hệ qua lại của con người
với những người xung quanh; với sự đánh giá, chấp nhận của người khác; với
mức độ kỳ vọng, mức độ vươn lên, tức là mức độ khó khăn của những mục
đích mà con người đặt ra cho mình; kinh nghiệm của xã hội và tập thể được
cá nhân lĩnh hội cũng đóng vai trò to lớn trong việc hình thành tự đánh giá
[29]. Tóm lại, tự đánh giá ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài
chủ thể.
Rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện, giúp
con người hiểu biết một cách tường tận và đầy đủ về vấn đề tự đánh giá bản
thân và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của con người. Tuy nhiên, các
nghiên cứu của các tác giả trong nước về tự đánh giá khá phong phú nhưng
mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh mà các tác giả quan tâm như ảnh
20
hưởng của tự đánh giá đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đến vấn
đề sức khỏe tâm thần, ít có các công trình nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh
hưởng đến tự đánh giá bản thân. Đó là lí do chúng tôi chọn thực hiện đề tài
nghiên cứu về vấn đề này.
1.1.3. Các hướng nghiên cứu tương quan giữa phong cách, hành vi
làm cha mẹ và tự đánh giá.
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ với TĐG ở trong
nước và trên trên thế giới đều cho thấy có sự tương quan ở các mức độ khác
nhau giữa các loại phong cách làm cha mẹ với các khía cạnh của tự đánh giá.
NC trong nước
Các nghiên cứu về tương quan giữa phong cách, hành vi làm cha mẹ với
TĐG ở trong nước cho thấy có sự tương quan nhưng chủ yếu ở mức trung
bình hoặc thấp.
- Trong luận án tiến sỹ Tâm lý học của tác giả Đỗ Ngọc Khanh đã tìm
hiểu vai trò của cha mẹ đối với sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ứng xử của cha mẹ đóng một vai trò quan
trọng đối với tự đánh giá của học sinh THPT, con cái càng có mức độ tự đánh
giá cao khi bố mẹ có ứng xử yêu thương, khích lệ, quan tâm và ngược lại
chúng sẽ có mức độ tự đánh giá thấp khi cha mẹ ít quan tâm, ít yêu thương,
khích lệ, có mức độ hà khắc và ghét bỏ cao [6, tr. 48- 49, tr. 33, tr. 176].
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thảo với đề tài “Tìm hiểu mối
tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung
học cơ sở” cho thấy: Có tương quan nghịch giữa phong cách độc đoán,
phong cách nuông chiều, hành vi làm cha mẹ kiểm soát do học sinh khai báo
với lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở, tuy nhiên mức độ tương quan
chỉ ở mức trung bình. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa lòng tự trọng và hành vi làm cha mẹ nhất quán [9].
21
- Phong cách, hành vi làm cha mẹ có ảnh hưởng đến rối loạn hành vi của
thanh thiếu niên. Cụ thể là dự báo được các nhóm rối loạn lo âu trầm cảm, thu
mình trầm cảm, than phiền cơ thể, vấn đề xã hội, vấn đề tư duy, vấn đề chú ý,
hành vi xâm kích, hành vi phá luật. Phong cách dễ dãi nuông chiều ảnh hưởng
nhiều nhất và góp phần dự báo 7/8 nhóm rối loạn, tiếp theo là phong cách độc
đoán dự báo 5/8 nhóm rối loạn. Kết quả này được TS. Trần Thành Nam công
bố trong bài biết “mối quan hệ giữa phong cách hành vi làm cha mẹ và các
biểu hiện rối loạn hành vi cảm xúc ở thanh thiếu niên”, dựa trên kết quả
nghiên cứu trên 344 khách thể nghiên cứu để rút ra kết luận [22, tr. 47-60].
- Ngoài ra nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Hiên cho thấy mẹ ứng xử
theo phong cách độc đoán, dễ dãi lại tỉ lệ thuận với hành vi tiêu cực ở trẻ.
Phong cách tổng hợp là phong cách bất lợi nhất cho sự phát triển của những
hành vi tích cực và hạn chế những hành vi tiêu cực của trẻ [21, tr. 76-108].
NC trên thế giới
Một nghiên cứu được thực hiện trên 120 thanh niếu niên trong độ tuổi
16-18 (60 nam- 60 nữ) ở Delhi và NCR tại Ấn Độ. Trẻ vị thành niên được
chọn là những người không mắc bất cứ khuyết tật nào cả về tinh thần và thể
chất, tham gia giáo dục thường xuyên tại trường học, có cùng môi trường kinh
tế - xã hội, sống trong một gia đình hạt nhân không bị tan vỡ, và có mẹ là nội
trợ. Nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể nào giữa ảnh
hưởng của phong cách nuôi dạy dễ dãi và dân chủ của cả cha và mẹ đến tự
đánh giá của trẻ. Và trong phần lớn các trường hợp, cả hai phong cách này
đều giúp trẻ có được lòng tự trọng cao hơn so với phong cách độc đoán của
người cha cũng như của người mẹ. Phong cách nuôi dạy độc đoán của bố mẹ
có sự tác động tiêu cực đáng kể đến tự đánh giá của đứa con trong độ tuổi vị
thành niên của họ [35, tr. 28-38]
Tóm lại, tổng hợp các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về tương
quan giữa các phong cách làm cha mẹ với tự đánh giá chúng tôi không phát
22
hiện thấy nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của phong cách, hành vi làm cha mẹ
và tự đánh giá đến các vấn đề hành vi, cảm xúc, kết quả học tập và các yếu tố
ảnh hưởng đến phong cách làm cha mẹ, đến tự đánh giá của trẻ em và thanh
thiếu niên,
1.2. Một số vấn đề về lý luận
1.2.1. Khái niệm tương quan
“Tương quan là một số đo lường về mối liên hệ giữa hai biến số” [23].
Trong nghiên cứu này, tìm hiểu “tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với
sự tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ thông” là nghiên cứu đo
lường mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ với sự tự đánh giá bản thân
của học sinh trung học phổ thông.
Theo nghĩa thông thường, tương quan được hiểu là có quan hệ qua lại với
nhau; Có mối quan hệ so sánh với nhau [15].
Khái niệm tương quan thường được dùng trong thống kê học để chỉ mối
quan hệ tuyến tính giữa hai biến số khác nhau. Tương quan (corelation) giữa
hai biến số cho thấy nếu một thay đổi về lượng của một biến số đi kèm theo
một thay đổi có thể so sánh được về lượng của một biến số khác và sự thay
đổi của biến số thứ hai không xảy ra nếu không có sự thay đổi của biến số thứ
nhất thì những biến số này được cho là có tương quan với nhau [24, tr. 1604].
Có nhiều cách đánh giá mối quan hệ này trong Thống kê học, tương
quan pearson là một trong số đó.
Theo từ điển Thuật ngữ tâm lý học (Vũ Dũng, 2010), tương quan
Pearson là quan hệ tuyến tính giữa hai đại lượng X và Y dùng để tính mức độ
quan hệ chặt chẽ của hai đại lượng này. Giá trị nhận được của mối tương quan
này nằm trong khoảng -1 và +1. Dấu của giá trị nhận được có ý nghĩa quan
trọng trong giải thích mối quan hệ giữa X và Y. Dấu (+) là quan hệ tỷ lệ
thuận, dấu (-) là quan hệ tỷ lệ nghịch.
23
Trong nghiên cứu này, khi đánh giá mối quan hệ giữa các biến số được
nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tương quan pearson.
1.2.2. Phong cách làm cha mẹ
1.2.2.1. Định nghĩa
- Theo từ điển tâm lý học của Viện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05050002858_9928_2002733.pdf