Tiến hành nghiên cứu với MT9 (đối với chủng Asp.oryzae) và MT11 (đối với
chủng Asp.protuberus) có bổsung các nguồn N khác nhau theo mục 2.2.2.6.
Kết quả được trình bày ởbảng 3.10 và minh họa bằng biểu đồ3.8 cho thấy
cảhai chủng đều có khảnăng đồng hóa các nguồn N hữu cơvà vô cơkhác nhau.
Với các nguồn N khác nhau này, cảhai chủng đều có sựsinh trưởng và phát triển
rất mạnh so với mẫu đối chứng.
Tuy nhiên, với những nguồn N khác nhau ta thấy màu sắc của KL ởhai
chủng cũng có sựkhác nhau so với mẫu đối chứng.
Chủng Asp.oryzaecó sựphát triển mạnh ởMT có bổsung cao thịt và cao
nấm men. Tuy nhiên, ởMT này KL không có màu sắc đặc trưng của chủng, màu
sắc rất nhạt. ỞMT bổsung bột đậu nành và NaNO3, chúng ta thấy KL phát triển tốt
và có màu sắc rất đẹp, đặc trưng của chủng Asp.oryzae. Do đó, chúng tôi cho rằng ở
MT có bổsung bột đậu nành hay NaNO3 thì chủng Asp.oryzaephát triển tốt nhất,
trong đó bột đậu nành kích thích KL phát triển mạnh hơn NaNO3.
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển chọn và khảo sát khả năng sinh amylase của một số chủng nấm sợi từ rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1600
1800
2000
2200
2400
H
oạ
t đ
ộ a
m
yl
as
e
9 9A 9B 9C
MT
Asp.oryzae
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2200
2400
H
oạ
t đ
ộ a
m
yl
as
e
11 11A 11B 11C
MT
Asp.protuberus
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ cám-trấu đến hoạt độ glucoamylase
của hai chủng NS.
3.3.3. Ảnh hưởng của nguồn N.
Tiến hành nghiên cứu với MT9 (đối với chủng Asp.oryzae) và MT11 (đối với
chủng Asp.protuberus) có bổ sung các nguồn N khác nhau theo mục 2.2.2.6.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.10 và minh họa bằng biểu đồ 3.8 cho thấy
cả hai chủng đều có khả năng đồng hóa các nguồn N hữu cơ và vô cơ khác nhau.
Với các nguồn N khác nhau này, cả hai chủng đều có sự sinh trưởng và phát triển
rất mạnh so với mẫu đối chứng.
Tuy nhiên, với những nguồn N khác nhau ta thấy màu sắc của KL ở hai
chủng cũng có sự khác nhau so với mẫu đối chứng.
Chủng Asp.oryzae có sự phát triển mạnh ở MT có bổ sung cao thịt và cao
nấm men. Tuy nhiên, ở MT này KL không có màu sắc đặc trưng của chủng, màu
sắc rất nhạt. Ở MT bổ sung bột đậu nành và NaNO3, chúng ta thấy KL phát triển tốt
và có màu sắc rất đẹp, đặc trưng của chủng Asp.oryzae. Do đó, chúng tôi cho rằng ở
MT có bổ sung bột đậu nành hay NaNO3 thì chủng Asp.oryzae phát triển tốt nhất,
trong đó bột đậu nành kích thích KL phát triển mạnh hơn NaNO3.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nguồn N đến sinh trưởng của hai chủng NS.
Mức độ phát triển (mm)
Nguồn N
Aspergillus oryzae Asppergillus protuberus
Đối chứng 32 4.5
NaNO3 29.5 5.5
NaNO2 30.5 5.5
Cao nấm men 48.5 8
Cao malt 46 7.5
Cao thịt 50.5 8.5
Bột đậu nành 45 7
Pepton 47 9
Trong khi đó, chủng Asp.protuberus lại phát triển mạnh ở MT có bổ sung
cao nấm men, cao thịt hay pepton. Với MT có bổ sung pepton, chủng nấm này phát
triển mạnh nhất. Đây cũng là điều dễ hiểu vì chủng này có sự phát triển rất yếu so
với chủng Asp.oryzae. Các nguồn N từ cao nấm men, cao thịt hay pepton đều là
nguồn N dễ tiêu, dễ sử dụng cho sinh trưởng và phát triển hơn là bột đậu nành,
nitrat và nitrit.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy cả hai chủng đều có thể phát triển được ở
MT có bổ sung nitrit (NaNO2), chứng tỏ chúng thích nghi được với MT tự nhiên ở
RNM Cần Giờ, nơi có nhiều xác động TV phân hủy và sử dụng được các nguồn
đạm này cho sinh trưởng.
Đồng thời, khi nghiên cứu ảnh hưởng các nguồn N khác nhau đến khả năng
sinh amylase cao của hai chủng nấm này cũng cho kết quả tương ứng.
Bột đậu nành Cao malt NaNO3 NaNO2
Pepton Cao nấm men Cao thịt Đối chứng
Hình 3.3. Ảnh hưởng của các nguồn N khác nhau đến sinh trưởng
của chủng Asp.oryzae
Bột đậu nành Cao malt NaNO3 NaNO2
Pepton Cao nấm men Cao thịt Đối chứng
Hình 3.4. Ảnh hưởng của các nguồn N khác nhau đến sinh trưởng
của chủng Asp.protuberus
Bảng 3.11. Ảnh hưỏng của nguồn N đến hoạt độ α - amylase và glucoamylase của hai
chủng NS.
Hoạt độ amylase (UI/g/phút)
Asp.oryzae Asp.protuberus Nguồn N (0,5%)
Α - amylase Glucoamylase α - amylase glucoamylase
Bột đậu 44,26 2571,82 32,32 2322,96
NaNO3 44,15 2520,00 42,47 2302,22
(NH4)2SO4 42,50 2322,96 35,93 1389,63
Cao nấm men 43,11 2602,96 43,11 2177,78
Pepton 43,82 2405,93 43,58 2260,74
Cao thịt 42,50 2136,30 43,53 2240,00
Từ bảng 3.11, chúng ta có thể thấy khi được bổ sung N, cả hai chủng NS đều
sinh amylase mạnh hơn hẳn, đặc biệt với MT có bổ sung nguồn N là bột đậu nành
của chủng Asp.oryzae. Đây là một ưu điểm vì bột đậu nành là nguồn N tự nhiên dễ
kiếm và rẻ tiền, thích hợp cho việc nuôi cấy NS sinh enzym với số lượng lớn. Kết
quả này cho thấy có sự phù hợp giữa sinh trưởng và khả năng sinh amylase cao khi
MT nuôi cấy được bổ sung bột đậu nành. Đây chính là một điểm thuận lợi khi đưa
chủng NS này vào sản xuất với số lượng lớn.
Trong khi đó, pepton chính là nguồn đạm bổ sung hợp lý cho sinh trưởng
sinh tổng hợp α - amylase của chủng Asp.protuberus, nhưng hoạt độ glucoamylase
của chủng này thì cao nhất với bột đậu nành. Vì pepton là nguồn đạm có giá thành
khá cao, nên chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu tiếp về nguồn N bột đậu
nành với các nồng độ khác nhau để thu được kết quả khả quan hơn về khả năng sinh
amylase cao của chủng nấm này.
Ngược lại, chúng ta cũng thấy việc bổ sung (NH4)2SO4 vào MT đều gây ức
chế khả năng sinh cả hai loại enzym ở cả hai chủng.
Kết quả khảo sát ở bảng 3.12 cho thấy, tỉ lệ bột đậu bổ sung vào MT ảnh
hưởng khá mạnh đến khả năng sinh amylase của hai chủng nấm. Tuy có sự khác
nhau về tỉ lệ, nhưng nhìn chung, sự sinh tổng hợp cả hai loại amylase của hai chủng
đều tăng rõ rệt, đặc biệt là chủng Asp.protuberus, khi được bổ sung tỉ lệ bột đậu
nành phù hợp.
Vì MT tinh bột có sự khác nhau, do đó nhu cầu bổ sung thêm tỉ lệ N của hai
chủng cũng có khác nhau. Bột bắp ở MT11 đã có sẵn một lượng N tương đối, do đó
nhu cầu bổ sung thêm bột đậu nành của chủng Asp.protuberus thấp hơn so với
chủng Asp.oryzae.
0
10
20
30
40
50
60
M
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
Đối
chứng
NaNO3 NaNO2 Cao nấm
men
Cao malt Cao thịt Bột đậu Pepton
Nguồn nitơ
Asp.oryzae
Asp.protuberus
NaNO3 NaNO2
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của nguồn N đến sinh trưởng của hai chủng NS.
0
10
20
30
40
50
60
M
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
Đối
chứng
NaNO3 NaNO2 Cao
nmen
Cao
malt
Cao thịt Bột đậu Pepton
Nguồn nitơ
Asp.oryzae
Asp.protuberus
3 NaNO2
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của nguồn N đến hoạt độ α – amylase của hai chủng NS.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Đậu NaNO3 (NH4)2SO4 Cao nấm
men
Pepton Cao thịt
Nguồn nitơ Asp.oryzae
Asp.protuberus
NaNO3 ( 4)2SO4
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của nguồn N đến hoạt độ glucoamylase của hai chủng NS.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng tỉ lệ bột đậu nành đến hoạt độ amylase của hai chủng NS.
Hoạt độ amylase (UI/g/phút)
Asp.oryzae Asp.protuberus
Tỉ lệ bột
đậu nành Α - amylase Glucoamylase α - amylase Glucoamylase
0,5% 44,26 2571,85 32,32 2322,96
1% 44,29 2706,67 43,60 2520,00
2% 45,97 2768,89 42,90 2623,70
3% 44,55 2862,22 41,79 2561,48
5% 43,79 2852,22 37,13 2395,56
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
0.50% 1% 2% 3% 5%
Tỉ lệ bột đậu (%) Asp.oryzae
Asp.protuberus
Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của các tỉ lệ bột đậu khác nhau đến hoạt độ α – amylase
của hai chủng NS.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
0.50% 1% 2% 3% 5%
Tỉ lệ bột đậu (%) Asp.oryzae
Asp.protuberus
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của các tỉ lệ bột đậu khác nhau đến hoạt độ glucoamylase
của hai chủng NS.
Qua kết quả trên, chúng ta thấy, tỉ lệ bột đậu nành bổ sung có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt độ cả hai loại amylase của hai chủng nấm. Khi tỉ lệ bột đậu dần tăng
lên thì hoạt độ cả hai loại enzym đều tăng mạnh. Hoạt độ glucoamylase tăng lên
nhiều so với α – amylase. Đồng thời, tỉ lệ bột đậu bổ sung thích hợp cho sự sinh
tổng hợp glucoamylase cũng cao hơn cho α – amylase. Tuy vậy, khi lượng bột đậu
nành bổ sung quá cao sẽ làm mất cân bằng tỉ lệ C:N nên hoạt độ của các amylase
giảm dần sau tỉ lệ bột đậu tối ưu trên.
Vậy tỉ lệ bột đậu nành tối ưu cho sinh tổng hợp α – amylase là 2% (đối với
chủng Asp.oryzae) và 1% (đối với chủng Asp.protuberus); glucoamylase là 3% (đối
với chủng Asp.oryzae) và 2% (đối với chủng Asp.protuberus). Kết quả này cũng
phù hợp với nhận định của Đoàn Văn Thược khi cho là nguồn N thích hợp nhất cho
hoạt độ amylase mạnh của Asp.oryzae là bột đậu nành [36].
3.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ được trình bày ở bảng 3.13 và
3.14.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai chủng NS.
Mức độ phát triển (mm)
Nhiệt độ (0C)
Aspergillus oryzae Asppergillus protuberus
25 12 1.5
30 32,5 5
35 35 3
40 34 0,5
45 15 0
50 0 0
Từ kết quả này, chúng ta thấy hai chủng nấm nghiên cứu sinh trưởng mạnh
và có khả năng sinh amylase cao ở nhiệt độ dao động trong khoảng 30 – 40oC.
Nhiệt độ cao quá, ở 50oC, cả hai chủng nấm đều không sống được và cũng không
sinh enzym. Điều này cho thấy hai chủng nấm này không thuộc loại nấm ưa nhiệt
và thích hợp với điều kiện sống ở RNM Cần Giờ
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ hai loại amylase của hai chủng NS.
Hoạt độ amylase (UI/g/phút)
Asp.oryzae Asp.protuberus Nhiệt độ (oC)
α - amylase glucoamylase α - amylase glucoamylase
25 40,75 2416,30 34,54 2312,59
30 44,92 2779,26 43,56 2592,59
35 44,59 2665,19 33,12 2333,33
40 41,15 2084,44 14,30 311,11
45 25,32 902,22 0,09 73,59
50 0,35 165,93 0,00 0,00
0
5
10
15
20
25
30
35
40
20 25 30 35 40 45 50 55
Nhiệt độ (oC)
M
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai chủng NS.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
20 25 30 35 40 45 50 55
Nhiệt độ nuôi cấy (oC)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ α – amylase của hai chủng NS.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
25 30 35 40 45 50
Nhiệt độ (oC)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ glucoamylase của hai chủng NS.
Riêng chủng Asp.protuberus có giới hạn chịu nhiệt rất hẹp. Chủng này chỉ
sinh trưởng mạnh nhất ở 30oC, còn đến 40oC thì mức độ sinh trưởng đã giảm rất
đáng kể. Song song đó, hoạt độ cả hai loại amylase của chủng này cũng giảm rất
mạnh ở 40oC.
Chủng Asp.oryzae sinh trưởng mạnh nhất và cho hoạt độ hai loại amylase
cao ở khoảng nhiệt độ 30 – 40oC, trong đó nhiệt độ tối ưu là 30oC.
Đồng thời, với kết quả này chúng ta thấy cả hai chủng nấm đều sinh trưởng
và sinh tổng hợp amylase ở mức tốt nhất thích hợp với điều kiện nhiệt độ của RNM
Cần Giờ (25 – 30oC). Kết quả được minh họa ở đồ thị 3.1, 3.2 và 3.3.
Kết quả thu được này cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu khác về
NS sinh amylase, như nhiệt độ lên men sinh amylase tốt nhất của chủng Asp.niger
là 32,4oC và Asp.oryzae là 33,6oC của Đoàn Văn Thược [36] và 28 – 30oC của
Đồng Thị Thanh Thu [35] cũng như của Nguyễn Đức Lượng [25].
3.3.5. Ảnh hưởng của độ mặn.
Tiến hành nuôi cấy hai chủng NS theo phương pháp ở phần 2.2.2.5. Sau khi
ủ các chủng nấm 3 ngày trên các MT có độ mặn khác nhau và mẫu đối chứng là
MT1 không có muối, pH 6.5. Chúng tôi thu được kết quả theo bảng 3.15 và minh
họa bằng đồ thị 3.4.
Khảo sát ảnh hưởng độ mặn đến khả năng sinh amylase cao, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm như mục 2.2.2.6. Kết quả thu được ở bảng 3.16 và minh họa bằng
đồ thị 3.5 và 3.6.
Khả năng chịu mặn chính là một đặc trưng của NS RNM Cần Giờ. Kết quả
bảng 3.15 và 3.16 cho thấy cả hai chủng đều có thể sinh trưởng tốt và cho hoạt độ
amylase cao trên MT cả nước ngọt lẫn nước mặn. Điều này chứng tỏ chúng có
nguồn gốc từ đất liền du nhập vào RNM Cần Giờ và thích nghi với điều kiện sống
tại đây. Chúng là các NS có khả năng chịu mặn cao. Cả hai chủng này đều sinh
trưởng mạnh nhất ở nồng độ muối 3% (riêng chủng Asp.protuberus vẫn sinh trưởng
mạnh ở độ mặn 5%), đây chính là độ mặn của RNM Cần Giờ. Ở độ mặn này, chúng
sinh trưởng và cho hoạt độ amylase mạnh hơn ở MT không có muối và các nồng độ
muối khác. Do đó, tuy là những chủng du nhập nhưng chúng thích nghi với MT
nước lợ của RNM Cần Giờ.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của hai chủng NS.
Mức độ phát triển (mm)
Nồng độ muối (%)
Aspergillus oryzae Asppergillus protuberus
Đối chứng 36,0 3,5
2 42,5 8,0
3 44,0 10,0
5 41,0 10,0
7 33,0 8,5
10 19,5 4,5
20 0,5 0,0
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt độ α- amylase và glucoamylase
của hai chủng NS.
Hoạt độ amylase (UI/g/phút) Độ mặn (%)
Asp.oryzae Asp.protuberus
0 43,82 1669,63 35,85 1783,70
2 44,41 2717,04 42,31 2229,63
3 44,90 2893,33 43,46 2634,07
5 44,08 2654,82 43,35 2602,96
7 41,46 1866,67 42,33 1877,04
10 36,18 829,63 35,45 311,11
Ở đây chúng ta vẫn thấy có sự tương ứng giữa sinh trưởng và hoạt độ
amylase của hai chủng. Với độ mặn tối ưu 3% thì hoạt độ cả hai loại amylase cũng
đạt giá trị cao nhất. Điều này chứng tỏ chẳng những hai chủng nấm này thích nghi
tốt với điều kiện nước lợ của RNM Cần Giờ (độ mặn 18 - 30‰), mà còn sinh ra hệ
amylase phân giải tinh bột mạnh tại đây, giúp giải quyết một phần vấn nạn ô nhiễm
MT. Đây cũng là một thuận lợi trong việc nuôi cấy để vừa thu được sinh khối cao
nhất vừa có được hoạt độ amylase cao nhất.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Độ mặn (%)
M
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
Asp.oryzae
Asp.protuberus
52 3 107 20Đối chứng
Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của hai chủng NS.
20
25
30
35
40
45
50
0 2 3 5 7 10
Độ mặn (%)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.5. Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt độ α – amylase của hai chủng NS.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
0 2 3 5 7 10
Độ mặn (%)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt độ glucoamylase của hai chủng NS.
Riêng chủng Asp.protuberus có khả năng chịu mặn cao hơn chủng
Asp.oryzae vì vẫn có thể sinh trưởng mạnh và cho hoạt độ enzym cao ở độ mặn 5%.
Trong khi đó, khả năng sinh trưởng cũng như hoạt độ enzym của chủng Asp.oryzae
bắt đầu giảm nhanh từ độ mặn này.
Vậy độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và hoạt độ amylase cao hai
chủng là 3%.
3.3.6. Ảnh hưởng của độ ẩm.
Tiến hành nuôi hai chủng NS trên các MT thích hợp như mục 2.2.2.5 và mục
2.2.2.6 để nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh amylase của hai chủng
NS được thực hiện với MT:
-Chủng Asp.oryzae ở MT9, bổ sung 2% bột đậu nành (với α-amylase) và 3%
(với glucoamylase).
-Chủng Asp.protuberus ở MT11, bổ sung 1% bột đậu nành (với α-amylase)
và 2% (với glucoamylase).
Pha nước muối có độ mặn 3%, rồi bổ sung vào MT nuôi của hai chủng với
các độ ẩm: 50%, 55%, 60%, 65%, 70%, 75%. Nuôi cấy hai chủng ở 30oC trong 3
ngày. Đo hoạt độ hai loại amylase. Kết quả thu được ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của độ ẩm đến hoạt độ amylase của hai chủng NS..
Hoạt độ amylase (UI/g/phút)
Asp.oryzae Asp.protuberus Độ ẩm (%)
α – amylase glucoamylase α – amylase Glucoamylase
50 37,31 2395,56 35,01 2177,78
55 44,55 2986,67 44,05 2779,26
60 45,25 2872,59 43,70 2613,33
65 43,86 2696,30 39,98 2167,41
70 36,35 2271,11 34,51 1576,30
75 19,46 1306,67 6,15 694,82
Kết quả cho thấy chủng Asp.oryzae cho hoạt độ α – amylase mạnh nhất ở độ
ẩm 60% và glucoamylase mạnh nhất ở độ ẩm 55%. Trong khi đó, chủng
Asp.protuberus cho cả hai loại enzym mạnh nhất ở độ ẩm 55%.
Chúng ta cũng biết, độ ẩm là yếu tố rất quan trọng đối với sự lên men bề mặt.
Ở độ ẩm 50%, MT nuôi cấy NS quá khô nên kìm hãm sự sinh trưởng của NS đồng
thời cũng kìm hãm sự sinh tổng hợp enzym. Trong khi đó, độ ẩm quá cao, trên 60%
(đối với chủng Asp.oryzae) và trên 55% (đối với chủng Asp.protuberus) cũng gây
ức chế sinh trưởng NS vì làm giảm độ thoáng khí của MT. Do đó ở những độ ẩm
này, hoạt độ amylase giảm mạnh. Đặc biệt ở độ ẩm 75%, MT bị bết lại vì quá nhiều
nước làm NS sinh trưởng rất yếu nên hoạt độ enzym giảm rất mạnh.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
40 45 50 55 60 65 70 75 80
Độ ẩm (%)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
.
Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của độ ẩm đến hoạt độ α – amylase của hai chủng NS.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
50 55 60 65 70 75
Độ ẩm (%)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng độ ẩm đến hoạt độ glucoamylase của hai chủng NS.
Tuy RNM Cần Giờ có độ ẩm khá cao, nhưng các mẫu NS đều được thu ở
những vùng đất khô ráo có độ ẩm thấp hơn so với độ ẩm trung bình của RNM. Do
đó, ta có thể nói cả hai chủng nấm này đều thích nghi với MT sống ở RNM Cần
Giờ.
Kết quả này cũng phù hợp với công bố của tác giả Nguyễn Đức Lượng [25]
là độ ẩm ban đầu của MT để NS sinh amylase phải đạt khoảng 58 – 60%.
3.3.7.Ảnh hưởng của pH.
Tiến hành thí nghiệm theo mục 2.2.2.5 và 2.2.2.6 để nghiên cứu ảnh hưởng
của pH. Kết quả thu được ở bảng 3.18 và 3.19, minh họa bằng đồ thị 3.9, 3.10 và
3.11.
Về sinh trưởng, cả hai chủng nấm đều có thể phát triển được ở các pH từ 3
đến 8, nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng pH 6 -7. Đây chính là pH của RNM Cần
Giờ (pH thời điểm thu mẫu là 7,02). Từ kết quả này và kết quả về độ ẩm ở trên,
chúng ta thấy cả hai chủng nấm này thích nghi rất tốt với điều kiện RNM.
Bảng 3.18. Ảnh hưỏng của pH đến sự sinh trưởng của hai chủng NS
Mức độ phát triển (mm)
pH
Asp.oryzae Asp.protuberus
Đối chứng 32 5
3 25 1.5
4 31 3
5 33 4
6 35 7
7 33 5
8 28 2
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ α – amylase và glucoamylase của hai
chủng NS.
Hoạt độ amylase (UI/g/phút)
Asp.oryzae Asp.protuberus pH
α – amylase glucoamylase α – amylase Glucoamylase
4 27,52 2727,41 16,35 2198,52
4.5 41,86 3245,93 39,06 2717,04
5 44,83 3069,63 44,12 2665,19
5.5 45,37 2934,82 43,70 2634,07
6 41,93 2665,19 42,47 2613,33
6.5 37,53 2094,82 40,50 2395,56
7 29,82 933,33 36,96 2240,00
7.5 21,91 290,37 32,37 1545,19
8 8,25 82,96 22,64 850,37
Qua kết quả này chúng ta thấy có sự khác nhau về pH tối ưu để sinh trưởng
và sinh amylase ở cả hai chủng NS.
Trong khi đó, để thu được amylase có hoạt độ cao thì MT lên men của cả hai
chủng đều đều nghiêng về axit.
Chủng Asp.oryzae sinh α – amylase mạnh trong khoảng pH 4,5 – 6 (tối ưu là
pH 5,5) còn sinh glucoamylase mạnh trong khoảng pH 4 – 5,5 (tối ưu là pH 4,5).
Chủng Asp.protuberus cũng sinh glucoamylase mạnh ở pH 4,5 -6 (mạnh nhất ở pH
4,5) và α – amylase mạnh ở pH 5 – 6,5 (mạnh nhất ở pH 5). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Forgaty W. M và Kelly C.T. [39] là pH thích hợp để sinh α –
amylase thì cao hơn để sinh glucoamylse và nhận định của Ngưyễn Đức Lượng khi
cho rằng pH thích hợp của NS để tạo hệ amylase là 4,5 – 5 [53].
0
10
20
30
40
2 3 4 5 6 7 8 9
pH
M
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởngcủa hai chủng NS
0
10
20
30
40
50
3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5
pH
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.10. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ α – amylase của hai chủng NS
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5
pH
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.11. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ glucoamylase của hai chủng NS
Chúng ta thấy hoạt lực amylase của chủng Asp.protuberus chỉ giảm dần khi
pH dần đến trung tính và kiềm. Ở pH 7, chủng nấm này vẫn sinh trưởng phát triển
và có khả năng sinh hai loại amylase cao. Trong khi đó, hoạt lực enzym chủng
Asp.oryzae giảm rất mạnh sau khoảng pH 6. Vì thế, trong hai chủng thì chủng NS
Asp.protuberus thích hợp với MT sống ở RNM Cần Giờ hơn. Còn ở MT quá
nghiêng về axit thì enzym bị ức chế.
pH = 3 pH = 4 pH = 5
pH = 6 pH = 7 Đối chứng
Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của chủng Asp.oryzae
pH = 3
pH = 4
pH = 5
pH = 6 pH = 7 Đối chứng
Hình 3.6. Ảnh hưỏng pH đến sinh trưởng của chủng Asp.protuberus
3.3.8. Ảnh hưởng của thời gian.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến sinh trưởng và khả năng
sinh hai loại amylase của hai chủng NS theo mục 2.2.2.5 và 2.2.2.6. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.20 và 3.21, minh họa bởi đồ thị 3.12, 3.13 và 3.14.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời gian đến sinh trưởng của hai chủng NS
Mức độ phát triển (mm)
Thời gian (giờ)
Aspergillus oryzae Asppergillus protuberus
24 8,0 0,0
48 18,0 2,0
72 38,0 5,0
96 41,0 8,0
120 42,0 10,0
144 43,0 11,5
168 43,5 12,5
Qua kết quả chúng ta thấy cả hai chủng đều sinh trưởng chậm so với các
chủng NS ở đất liền. Tuy nhiên có sự khác nhau trong sinh trưởng theo thời gian
của hai chủng nấm này.
Từ ngày 1 đến ngày 3, chủng Asp.oryzae sinh trưởng nhanh và tạo nên KL
có kích thước lớn. Đến ngày thứ 3, là thời gian bắt đầu sinh bào tử, thì sự sinh
trưởng của chủng này chậm hẳn lại. Tuy vậy, KL của chủng này vẫn có kích thước
lớn hơn hẳn so với chủng Asp.protuberus.
Chủng Asp.protuberus sinh trưởng yếu hơn. Tốc độ sinh trưởng của chủng
này chỉ chậm lại bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi, vì đến giai đoạn này, chủng
Asp.protuberus mới bắt đầu tạo bào tử.
Tốc độ sinh trưởng của hai chủng nấm cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh
tổng hợp enzym của chúng. Cả hai chủng đều cho hoạt độ amylase tăng dần theo
thời gian đạt đến cực đại và sau đó giảm dần.
Chủng Asp.oryzae cho α – amylase và glucoamylase hoạt lực cao nhất ở 36
giờ. Điều này cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu về thời gian sinh amylase
của chủng này là khoảng 36 giờ như kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Thược
(2005) là chủng Asp.oryzae cho hoạt độ amylase cao nhất ở 36 giờ [36]. Chủng
Asp.oryzae có sự sinh trưởng nhanh nên sinh amylase sớm hơn so với chủng
Asp.protuberus. Chúng ta thấy từ khoảng 36 giờ trở đi, chủng Asp.oryzae bắt đầu
hình thành bào tử nên hoạt độ enzym giảm mạnh bắt đầu từ sau 36 giờ. Và tốc độ
giảm của enzym cũng rất nhanh. Do đó, để thu nhận α – amylase và glucoamylase
có hoạt lực mạnh nhất ở chủng nấm này, chúng ta nên dừng nuôi cấy ở thời điểm 36
giờ.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt độ α – amylase và glucoamylase
của hai chủng NS.
Hoạt độ amylase (UI/g/phút)
Asp.oryzae Asp.protuberus Thời gian (giờ)
α-amylase glucoamylase α-amylase Glucoamylase
24 37,24 2437,04 16,77 331,85
36 47,73 3754,07 23,02 674,07
48 44,64 3442,96 32,15 1783,70
60 37,83 3142,22 38,02 2613,33
72 30,55 2405,93 44,31 2520,00
84 24,95 1939,26 40,59 2136,30
96 18,09 1420,74 33,73 1659,26
108 12,74 767,41 29,68 922,96
120 8,25 290,37 22,64 705,19
Trong khi đó, chủng Asp.protuberus sinh trưởng chậm hơn, nên thời điểm
cho hoạt độ enzym cao nhất cũng chậm hơn so với chủng Asp.oryzae. Chủng nấm
này có khả năng sinh α – amylase mạnh nhất ở thời điểm 72 giờ và glucoamylase
mạnh nhất ở 60 giờ. Sau khoảng thời gian này, hoạt độ enzym giảm dần vì sợi nấm
bắt đầu sinh bào tử.
0
10
20
30
40
50
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Thời gian (ngày)
M
ức
độ
p
há
t t
riể
n
(m
m
)
Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.12. Ảnh hưởng của thời gian đến sự sinh trưởng của hai chủng NS.
0
10
20
30
40
50
60
0 12 24 36 48 60 72 84 96 108 120 132
Thời gian nuôi cấy (giờ)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e Asp.oryzae
Asp.protuberus
Đồ thị 3.13. Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt độ α – amylase của hai chủng NS.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
0 12 24 36 48 60 72 84 96 108 120 132
Thời gian nuôi cấy (giờ)
H
oạ
t đ
ộ e
nz
ym
a
m
yl
as
e
Asp.oryzae
Asp.protuberus
s
Đồ thị 3.14. Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt độ glucoamylase của hai chủng NS.
3.4. Động thái quá trình sinh amylase trong điều kiện tối ưu.
Tiến hành nuôi cấy hai chủng NS ở những điều kiện tối ưu đã khảo sát cho
từng chủng. Thu dịch enzym và đo OD xác định hoạt độ từng enzym cùng sự thay
đổi pH và nhiệt độ tại các thời điểm 12 đến 96 giờ (bước nhảy 12). Kết quả được
trình bày ở bảng 3.22 và minh họa bằng đồ thị 3.15 v à 3.16.
Bảng 3.22. Động thái quá trình sinh amylase trong điều kiện tối ưu
Các giá trị
Aspergillus oryzae Aspergillus protuberus
Thời
gian
(giờ) α-amylase glucoamylase pH α-amylase glucoamylase pH
12 14,35 896,00 5,78 7,35 236,79 5,19
24 37,35 2437,04 6,01 16,77 331,80 5,23
36 47,75 3755,12 6,95 23,04 675,07 5,41
48 44,66 3443,23 6,97 32,16 1784,00 5,68
60 37,81 3142,63 7,02 38,72 2615,67 6,37
72 30,55 2426,33 7,04 44,37 2552,65 6,89
84 25,00 1939,65 7,05 40,57 2136,97 7,01
96 18,10 1425,17 7,02 33,82 1661,26 7,05
108 12,79 767,41 7,02 30,01 922,99 7,07
120 9,01 292,00 7,01 22,62 710,23 7,08
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
0 12 24 36 48 60 72 84 96 108 120 132
Thời gian (giờ)
H
oạ
t đ
ộ g
lu
co
am
yl
as
e
0
10
20
30
40
50
60
H
oạ
t đ
ộ a
lp
ha
a
m
yl
as
e
glucoamylase pH alpha amylase
Đồ thị 3.15. Động thái của quá trình sinh tổng hợp hai loại amylase của chủng
Asp.oryzae
Đồ thị 3.16. Động thái của quá trình sinh tổng hợp hai loại amylase của chủng
Asp.protuberus
Kết quả bảng 3.22 cho thấy tại thời điểm 36 đến 48 giờ, chủng Asp.oryae cho
hoạt độ hai loại amylase có giá trị cao hẳn so với các thời điểm khác. Còn chủng
Asp.protuberus thì cho hoạt độ hai loại amylase cao ở thời điểm 60 đến 72 giờ. Đây
chính là thời điểm thích hợp để thu enzym.
Sau các thời điểm này thì hoạt độ enzym giảm rõ rệt. Tương ứng với sự tăng
hoạt độ enzym, pH của MT cũng tăng theo. Tuy nhiên,theo thời gian p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV009.pdf