Luận văn Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn. 5

Chương 1:. 7

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN

CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH . 7

1.1. Một số khái niệm liên quan . 7

1.1.1. Công chức . 7

1.1.2. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh . 9

1.1.3. Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

tỉnh . 10

1.2. Những vấn đề chung về tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 12

1.2.1. Vai trò của tuyển dụng công chức. 12

1.2.2. Nguyên tắc tuyển dụng . 13

1.2.3. Phương thức tuyển dụng công chức . 16

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 22

1.3.1. Yếu tố chủ quan. 22

1.3.2. Yếu tố khách quan. 25

1.4. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức trong và ngoài nƣớc và giá trị tham

khảo. 27

1.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài về tuyển dụng công chức. 27

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước về tuyển dụng công chức. 31

1.4.3. Giá trị tham khảo trong tuyển dụng công chức. 33

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 . 35

Chương 2:. 36

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc UBND tỉnh, cần tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích - ưu đãi cụ thể và phù hợp, đảm bảo tuyển dụng được những người vừa có năng lực chuyên môn vững, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết, sẵn sàng cống hiến và phục vụ địa phương – nhất là những địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội; Thứ năm, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy là nhóm đối tượng quan trọng cần được thu hút dự tuyển vào các chức danh công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy cần căn cứ vào thực tiễn tại địa phương, đồng thời đảm bảo tính phù hợp về chất lượng, số lượng, cơ cấu,. Mặt khác, cần có sự quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ công việc cho nhóm đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước, giúp họ phát huy cao nhất năng lực của bản thân. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra có thể vận dụng trong công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương này, tác giả tập trung đưa ra những lý luận cơ bản về công chức, tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Chú trọng nghiên cứu để làm nổi bật lên được đặc điểm của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cũng như làm rõ được sự khác nhau giữa tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với việc tuyển dụng công chức nói chung. Nghiên cứu tìm hiểu, so sánh, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm từ công tác tuyển dụng của 02 quốc gia có nền hành chính hiện đại trên thế giới là Pháp, Nhật Bản và tuyển dụng công chức của một số tỉnh, thành phố nổi bật trong cả nước. Đồng thời, tác giả đi phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Tất cả những vấn đề lý luận khoa học và thực tiễn nghiên cứu ở trên sẽ là cơ sở để tác giả gắn với phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức trong Chương 2. 36 Chương 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai 2.1.1. Vị trí địa lý Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt, 265 km theo đường bộ (Cao tốc Nội Bài - Lào Cai). Lào Cai có dân số khoảng 674.530 người, có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 64,09% dân số toàn tỉnh. UBND tỉnh Lào Cai có 20 sở, ban, ngành và 09 UBND cấp huyện. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Với lợi thế có đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 20 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Là tỉnh vùng cao biên giới, song Lào Cai có lợi thế về giao thông thuận tiện, có đường sắt, quốc lộ liên tỉnh, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được khai thác, đưa vào sử dụng đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Bên cạnh đó, Lào Cai nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; là một trong những tỉnh trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ và công nghiệp, có nhiều dự án đầu tư lớn đã và đang triển khai.[42] Với nguồn tài nguyên đa dạng dồi dào, mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện, các dự án lớn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp tạo ra những tiềm năng tốt cho việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Bên cạnh thuận lợi, Lào Cai cũng phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, hạ tầng, thông tin tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ do ngân sách còn hạn chế; một số lĩnh vực công việc khá nhạy cảm và có khối lượng công việc lớn (công tác đền bù giải 37 phóng mặt bằng; công tác quản lý đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; ô nhiễm môi trường; vấn đề an ninh biên giới, an ninh nông thôn, dân tộc, tôn giáo; tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội...) đòi hỏi công tác chỉ đạo của Đảng và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ngày càng cao, đó cũng là một thách thức lớn đối với các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai. 2.1.2. Kinh tế - xã hội Với sự chủ động dự báo tình hình, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra nhiều chủ trương lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, sát thực tế; chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; tiếp tục tạo được uy tín đối với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong năm 2017, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của cả nước cũng như của tỉnh (Lễ khai mạc và chuỗi các hoạt động, sự kiện của Năm du lịch quốc gia 2017, Hội nghị phát triển cây dược liệu,...). Kết thúc năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chính đều đạt tiến độ yêu cầu, ước hết năm 2017 sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra (dự kiến có 25/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch). Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 10,15%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành Nông lâm thủy sản (giảm 1,3% so năm 2016), tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng (tăng 1,07% so năm 2016) và Dịch vụ (tăng 0,23% so năm 2016). [42] Các ngành kinh tế duy trì phát triển. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến tốt. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa được mở rộng, canh tác cánh đồng một giống, trồng ngô thâm canh mật độ cao, sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Xây dựng nông thôn mới đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp 38 và toàn thể nhân dân. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ, một số sản phẩm tiêu thụ tốt, sản lượng tăng cao như quặng sắt, phôi thép, supe lân, cao lanh, fenspat... Hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19,9% so CK; du lịch phát triển mạnh, lượng khách du lịch tăng 28% so CK, doanh thu du lịch tăng 49% so CK. Tài nguyên đất đai, khoáng sản được tăng cường quản lý. Văn hoá xã hội phát triển tích cực, công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Quốc phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội. Quan hệ đối ngoại mở rộng; công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, giải quyết đơn thư được chú trọng thực hiện. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có những tồn tại, hạn chế vốn có từ những năm trước, có tồn tại, khó khăn mới phát sinh. Cụ thể như sau: - Kết quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của từng vùng, sản phẩm chưa tạo thành vùng hàng hóa, sản lượng chưa nhiều (các nông sản đặc sản chỉ đáp ứng nhu cầu một phần trong tỉnh); sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chưa có nhiều sản phẩm để quảng bá, tiêu thụ được chứng nhận sản xuất an toàn. Liên kết giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Nông dân chưa chặt chẽ, các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất hàng hóa và thiếu bền vững. Việc huy động các tổ chức tham gia đầu tư vào lĩnh sản xuất nông, lâm nghiệp chưa nhiều. Trong năm, giá lợn thịt giảm từ 40-65% so với năm 2016 gây thua lỗ lớn cho người chăn nuôi nên nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi khó có khả năng phục hồi sản xuất. - Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, các nhà máy lớn mới đi vào sản xuất hoạt động chưa hết công suất (Nhà máy DAP số 2, DCP..); giá bán sản phẩm xuống thấp (phốt pho, DCP,...). Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. - Tiến độ triển khai các dự án lớn chậm tiến độ: Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa; Sân bay Lào Cai; Khu vui chơi giải trí Bát Xát, công 39 viên văn hóa Sa Pa, công viên vui chơi giải trí thành phố Lào Cai, đường Quý Xa – Tằng Loỏng...Tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản chậm do vướng mắc của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; đồng thời ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên nhà thầu không tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện để có khối lượng hoàn thành, nghiệm thu. - Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tập trung lớn vào cửa khẩu phụ với cơ sở hạ tầng hiện nay đã quá tải, nguồn lực đầu tư nâng cấp gặp hạn chế do đó việc nâng cao năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa qua đây gặp khó khăn; đồng thời hoạt động không ổn định khi chính sách biên mậu thay đổi. Mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, hàm lượng công nghệ thấp. - Tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt thấp so với 31/12/2016 (tăng 1.970 tỷ đồng, tương đương 4,8% so với 31/12/2016); cùng với đó tỷ lệ nợ xấu lại tăng (tăng 1,32% so 31/12/2016). Thị trường bất động sản trầm lắng hơn so với năm 2016, nhiều lô đất đấu giá không thành công; công tác triển khai bán đấu giá đất của một số huyện còn chậm. - Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch chưa thuận lợi; các doanh nghiệp du lịch quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp, chất lượng dịch vụ hạn chế; nguồn nhân lực du lịch Lào Cai còn thiếu và yếu; chưa được đào tạo chuyên sâu; thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao. - Chất lượng giáo dục ở một số xã vùng cao có sự chuyển biến nhưng còn chậm. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là ở vùng cao còn nhiều khó khăn. Đào tạo và chất lượng đào tạo nghề chưa cao. Công suất sử dụng giường bệnh cao ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người bệnh; còn thiếu đội ngũ bác sỹ giỏi cho các bệnh viện. Chất lượng các danh hiệu văn hóa chưa bền vững. Việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn gặp nhiều khó khăn do Trung ương chưa có hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều. - Công tác kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa tốt. Trong năm 2017 xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm làm 166 người mắc (tăng 7 vụ và 143 người mắc so với năm 2016), đặc biệt có các vụ ngộ độc tập thể với số 40 người mắc cao như vụ ngộ độc tại xã Na Hối, huyện Bắc Hà (làm 80 người mắc), ngộ độc tại xã Hầu Thào, huyện Sa Pa (làm 73 học sinh bị mắc). - Quản lý đất đai, trật tự đô thị, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư ở một số địa bàn, dự án chưa tốt (Sa Pa, thành phố Lào Cai,...). Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp, vệ sinh môi trường nông thôn chưa được xử lý triệt để. - Vẫn còn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... Tình hình trật tự, an toàn xã hội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, cờ bạc, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, cố ý gây thương tích, hoạt động đạo trái pháp luật vẫn còn xảy ra trên địa bàn... Tệ nạn ma túy có nhiều diễn biến phức tạp khi xuất hiện nhiều loại ma túy mới, nhất là nhóm ma túy tổng hợp, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn. [42] 2.1.3. Sự ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội tới tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Trong thời gian qua, kinh tế - xã hội Lào Cai đã phát triển ổn định. Lào Cai là địa bàn xung yếu về quốc phòng- an ninh, là cửa ngõ giao lưu quốc tế trên hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, cầu nối Việt Nam với thị trường tự do ASEAN- Trung Quốc. Có thể nói, Lào Cai là tỉnh có vị trí địa kinh tế, chính trị tiềm năng. Với sự phát triển như vậy, Lào Cai cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế như kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, bao gồm hệ thống giao thông huyết mạch từ Hà Nội đến Lào Cai, các tuyến quốc lộ, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn. Kinh tế mặc dù có bước phát triển nhanh song do khó khăn nội tại của một tỉnh vùng cao biên giới, điểm xuất phát thấp nên đến nay Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Chính vì vậy, để giúp Lào Cai vượt qua những khó khăn trên, cần xây dựng một nền hành chính trong sạch, phục vụ tận tụy cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Từng bước đưa nền kinh tế - xã hội Lào Cai ngày càng ổn định và phát triển bền vững, cạnh tranh hiệu quả trong kỉ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hoá kinh tế. Vì vậy Lào Cai phải xây dựng đội 41 ngũ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước có đủ bản lĩnh, năng lực và tư duy đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế; tích cực thực hiện tinh giản biên chế nhằm đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tập trung, thống nhất; tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy và thực hiện tinh giản biên chế ở tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Với những khó khăn nhưng cũng rất nhiều lợi thế như trên, Lào Cai hoàn toàn có thể thu hút được nhiều nhân lực sẵn sàng đến với mảnh đất nhiều tiềm năng này. Do đó Lào Cai phải chú trọng hoạt động tuyển dụng công chức, thu hút nguồn nhân lực có trình độ nhằm xây dựng đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan thuộc UBND tỉnh Lào Cai có đủ khả năng, năng lực hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Người công chức phải có trình độ, kiến thức và kỹ năng quản lý với tầm nhìn rộng lớn hơn, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá bao quát hơn, đặc biệt là đối với những công chức lãnh đạo, quản lý. Kết quả hoạt động của đội ngũ công chức này có tầm quan trọng quyết định chất lượng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền công vụ, phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. Khái quát công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai 2.2.1. Số lượng và chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Lào Cai Theo Khoản 2, Điều 20, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở. Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương, 42 trừ những trường hợp đặc biệt sẽ có thêm một số cơ quan chuyên môn; theo đó, cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai được thể hiện theo sơ đồ 2.1 dưới đây: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai (Nguồn : Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Theo số liệu thống kê của tỉnh Lào Cai, tính đến 30/6/2017, tổng số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai là 1,539 người. Sau đây là phân loại số lượng và tỉ lệ % công chức theo một số tiêu chí như: độ tuổi, dân tộc, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ. (Số liệu tổng hợp này được lấy từ bảng báo cáo chất lượng công chức Sở KHCN Sở VH- TT- DL Sở TN& MT Sở Xây dựng Sở LĐ- TB &XH Sở Thông tin &TT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Sở Nội vụ Sở Tư pháp Sở Tài chính Sở Công thương Sở GTVT Sở NN&P TNT Sở Kế hoạch và đầu tư Ban Dân tộc Sở Ngoại vụ Sở Giáo dục và ĐT Văn phòng UBND Thanh Tra tỉnh Sở Y tế Ban QL Khu Kinh tế 43 trong cơ quan hành chính tại tỉnh Lào Cai tính đến thời điểm 30/6/2017). Bảng 2.1 Về độ tuổi của công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai năm 2017 Độ tuổi Số lƣợng Tỉ lệ % Dưới 30 291 19 Từ 31 đến 40 644 42 Từ 41 đến 50 431 28 Từ 51 đến 60 173 11 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Độ tuổi dưới 30 là 291 người chiếm 19%; độ tuổi trên 31 - 40 là 644 người chiếm 42%; độ tuổi từ 41 - 50 là 431 người chiếm 28%, độ tuổi từ 51 - 60 là 173 người chiếm 11%. Về cơ cấu độ tuổi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai càng ngày càng được trẻ hóa, độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm tỷ lệ lớn, với những người ở độ tuổi này đã chín chắn trong trình độ chuyên môn, trong văn hóa và kinh nghiệm làm việc cũng tích lũy được nhiều, vì vậy đây chính là lực lượng chính của đội ngũ công chức của tỉnh. Xu hướng, đội ngũ công chức sẽ được trẻ hóa, tỉnh Lào Cai đã có các chính sách sử dụng cán bộ thu hút nhân tài, quy hoạch đội ngũ cán bộ để tránh sự hẫng hụt giữa các thế hệ, tạo ra một đội ngũ trẻ trung, năng động nhiệt tình là một việc cần thiết hiện nay. Bảng 2.2. Về cơ cấu ngƣời dân tộc công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Công chức ngƣời dân tộc Số lƣợng Tỉ lệ % Dân tộc Kinh 1341 87 Dân tộc thiểu số 198 13 44 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Từ bảng 2.2 trên có thể thấy tỉ lệ công chức là người dân tộc thiểu số chiếm 13%, còn công chức là người dân tộc Kinh chiếm 87%, tỉ lệ là 1:4. Nhìn chung, cấp ủy cũng như chính quyền tỉnh Lào Cai luôn quan tâm đến việc tuyển dụng người dân tộc vào làm việc trong bộ máy nhà nước cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lào Cai – vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tuy nhiên, tỉ lệ cơ cấu đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai là người dân tộc thiểu số còn thấp. Tỉnh Lào Cai cần đẩy mạnh việc ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số nhằm thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảng 2.3 Về trình độ chuyên môn của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Trình độ chuyên môn Số lƣợng Tỉ lệ % Sơ cấp 5 0,5 Trung cấp 167 10,5 Cao đẳng 31 2 Đại học 1154 75 Thạc sĩ 177 11,5 Tiến sĩ 5 0,5 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Tiến sĩ là 05 người chiếm 0,5%; thạc sĩ là 177 người chiếm 11,5%; đại học là 1154 chiếm 75 %; cao đẳng là 31 người chiếm 2%, trung cấp là 167 người chiếm 10,5%, sơ cấp là 5 người chiếm 0,5%. Có thể nhận thấy trình độ chuyên môn của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai đang ở mức độ khá. Đa số công chức được đào tạo bài bản, chính quy, có tri thức và có trình độ chuyên môn vững vàng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu 45 kiến thức và kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như của các địa phương phát triển của Việt Nam, giúp Lào Cai có thể tiến nhanh hơn trong quá trình cải cách hành chính và hội nhập quốc tế. Bảng số 2.4 Về trình độ quản lý nhà nƣớc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Trình độ QLNN Số lƣợng Tỉ lệ % Chuyên viên cao cấp 22 1,5 Chuyên viên chính 236 15,5 Chuyên viên 889 57,8 Nhân viên, cán sự 392 25,2 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Số công chức có trình độ chuyên viên cao cấp là 22 người chiếm 1,5%; trình độ chuyên viên chính là 236 người chiếm 15,5%; trình độ chuyên viên là 889 người chiếm 57,8%; trình độ nhân viên, cán sự 392 người chiếm 25,2%. Như vậy, công chức có trình độ chuyên viên chiếm tỷ lệ cao nhất, số lượng trình độ chuyên viên cao cấp là 22 người, chủ yếu rơi vào công chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên viên chính cũng ở khá thấp là 15,5%. Bảng 2.5. Về trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Trình độ LLCT Số lƣợng Tỉ lệ % Cử nhân 41 2,7 Cao cấp 206 13,5 Trung cấp 146 9,5 Sơ cấp 240 15,5 Chưa có trình độ LLCT 906 58,8 46 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Cao cấp là 206 người chiếm 13,5%, trình độ cử nhân là 41 người chiếm 2,7%, trung cấp là 146 người chiếm 9,5%, sơ cấp là 240 người chiếm 15,5%, chưa qua đào tạo là 906 người chiếm 58,8%. Thông qua số liệu thống kê trình độ lý luận chính trị trên đây cho thấy, trình độ của công chức còn chưa được học qua các lớp bồi dưỡng chính trị còn tương đối nhiều. Trong số những người có trình độ lý luận chính trị trung và cao cấp chủ yếu rơi vào cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị. Mặc dù, tiêu chuẩn đối với công chức sau khi được tuyển dụng, yêu cầu phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, nhằm trang bị cho họ kiến thức lý luận cơ bản về lập trường, tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, chủ trương của nhà nước để hỗ trợ kiến thức chuyên môn, tuy nhiên nhóm này đạt tỷ lệ chưa cao, số chưa có trình độ lý luận chính trị hầu hết là đối tượng mới được tuyển dụng, đang được đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn đề ra, hơn nữa trình độ mới dừng lại chủ yếu là sơ cấp, trung cấp; trình độ cao cấp, cử nhân không có. Bảng 2.6. Về trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Tin học Số lƣợng Tỉ lệ % Trung cấp trở lên 60 4 Chứng chỉ 1479 96 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Trung cấp trở lên là 60 người chiếm 4%; chứng chỉ tin học là 1479 người chiếm 96%. Qua số liệu thống kê cho thấy công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai phần lớn được trang bị kiến thức cơ bản về tin học, đủ kỹ năng sử dụng máy tính trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, số người có 47 trình độ cao về tin học vẫn còn quá ít, chỉ dừng ở mức sử dụng thành thạo các kỹ năng trong Word và Excel. Như vậy, với trình độ tin học của công chức như trên cũng trang bị đầy đủ kiến thức để công chức hoàn thành công việc một cách hiệu quả, thuận tiện. Bảng 2.7. Về trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Tin học Số lƣợng Tỉ lệ % Đại học trở lên 30 2 Chứng chỉ ngoại ngữ 1509 98 (Nguồn: phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai) Đại học trở lên là 30 người chiếm 2%; chứng chỉ ngoại ngữ là 1509 người chiếm 98%. Nhìn chung, số lượng những người có bằng đại học Anh văn cũng rất khiêm tốn chỉ có 30 người. Khả năng giao tiếp, làm việc, nghiên cứu tài liệu tiếng Anh, tra cứu thông tin ứng dụng vào thực thi công vụ còn hạn chế. 2.2.2. Phân tích công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Những năm qua tỉnh Lào Cai cũng rất chú trọng trong việc tuyển dụng công chức vào làm tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Việc tuyển dụng công chức theo hai hình thức chính là xét tuyển và thi tuyển, điều kiện tuyển dụng cũng như quy trình tuyển dụng đều được thực hiện đúng theo với quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, việc tuyển dụng công chức được áp dụng thực hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND 48 ngày 08/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức của nhà nước thuộc UBND tỉnh Lào Cai. 2.2.2.1. Quy trình tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai Quy trình tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai hiện nay có thể sơ đồ hóa như sau: Sơ đồ 2.2. Quy trình tuyển dụng công chức Bước 1: Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển: Hàng năm và trong trường hợp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có nhu cầu bổ sung công chức theo vị trí đã được UBND tỉnh duyệt, các cơ quan xác định số lượng công chức cần được tuyển dụng, lập kế hoạch gửi sở nội vụ Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển. Thu hút người tham gia tuyển dụng Hội đồng tuyển dụng tiến hành sơ tuyển Hội đồng tuyển dụng tiến hành thi tuyển Thông báo kết quả thi tuyển, tập sự và bổ nhiệm người đạt yêu cầu vào ngạch công chức 49 tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng theo nhu cầu của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Bước 2: Thu hút người tham gia tuyển dụng Thu hút người tham gia tuyển dụng thông qua hình thức đăng thông báo tuyển dụng công chức công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ. Thông báo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai; đăng tải và niêm yết trên Cổng thông tin điện tử, trụ sở cơ q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tuyen_dung_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_u.pdf
Tài liệu liên quan