Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TUYỂN DỤNG CÔNG
CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC . 10
1.1. Khái niệm và đặc điểm, vai trò tuyển dụng công chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước . 10
1.1.1. Một số khái niệm liên quan . 10
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nước . 15
1.2. Nội dung và hình thức tuyển dụng công chức cơ quan hành chính nhà
nước . 20
1.2.1. Nội dung tuyển dụng công chức cơ quan hành chính nhà nước . 20
1.2.2. Hình thức tuyển dụng công chức cơ quan hành chính nhà nước . 30
1.3. Sự cần thiết của tuyển dụng công chức cơ quan hành chính nhà nước . 32
1.3.1. Xuất phát từ vai trò của đội ngũ công chức đối với hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước . 32
1.3.2. Xuất phát từ vai trò của tuyển dụng công chức trong phát triển nguồn
nhân lực các cơ quan hành chính nhà nước. 33
1.3.3. Xuất phát từ vai trò của tuyển dụng công chức đối với hiệu quả hoạt
động của chính quyền địa phương . 33
1.3.4. Xuất phát từ vai trò của tuyển dụng công chức đối với yêu cầu cải cách
hành chính của chính quyền địa phương . 34
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Quảng Bình có
vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng đối với cả nước;
Là nơi chấm dứt kiểu bờ biển phẳng thấp và bắt đầu kiểu bờ biển với những
cồn cát cao chạy theo bờ biển; Là sự trung gian giao thoa giữa văn hóa Đông
Sơn ở miền Bắc và văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung.
2.1.1.2. Về các đơn vị hành chính và dân số
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Bình hiện nay là 8.000km2, dân số
887.595 người, mật độ dân cư khoảng 110người/km2. Tuy nhiên, dân cư phân
bố không đều, tập trung đông ở khu vực thành thị (Đồng Hới 755 người/km2,
Thị xã Ba Đồn 656 người/km2) nhưng lại thưa thớt ở các huyện Minh Hóa,
Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Bố Trạch.
Tỉnh Quảng Bình có 08 ĐVHC cấp huyện, có 159 đơn vị hành chính cấp
xã (16 phường, 7 thị trấn và 136 xã).
(Cụ thể về diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Quảng Bình được
trình bày ở bảng 2.1 Phụ lục)
38
2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình tiếp tục tăng trưởng qua hàng năm;
môi trường, chính sách thu hút đầu tư được cải thiện đáng kể; kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư; lĩnh vực văn hóa, xã hội có những
chuyển biến tiến bộ; công tác an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân
dân ổn định và có bước cải thiện; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hôi và môi trường
năm 2018 của tỉnh Quảng Bình như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt
7,03%; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.000 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư toàn
xã hội đạt 18.305 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng;
Giải quyết việc làm cho 3,68 vạn lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
63,5% , Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 97,2%; Tỷ lệ hộ
nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 90,5%.
2.1.3. Tổng quan về các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện
tỉnh Quảng Bình
2.1.3.1. Về số lượng
- Đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Số lượng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh sau khi sắp xếp tổ chức theo
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ gồm: 20 cơ quan chuyên môn,
trong đó 17 cơ quan được tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ và
03 cơ quan tổ chức theo đặc thù riêng của tỉnh đó là Sở Ngoại vụ, Ban Dân
tộc và Sở Du lịch (cụ thể tên các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trình bày tại
bảng 2.2. Phụ lục)
- Đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện
Số lượng cơ quan chuyên môn cấp huyện sau khi sắp xếp theo Nghị
định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ là 100 phòng (huyện Minh Hóa 13,
huyện Tuyên Hóa 12, huyện Quảng Trạch 12, thị xã Ba Đồn 12, huyện Bố
39
Trạch 13, thành phố Đồng Hới 12, huyện Quảng Ninh 13, huyện Lệ Thủy 13),
cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy:
Mỗi huyện có 13 phòng (10 phòng tổ chức thống nhất theo quy định của Chính
phủ: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa và Thông tin, Thanh
tra huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phòng Nội vụ,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế; 02 phòng đối với loại
hình đơn vị hành chính cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng và Phòng Dân tộc thành lập theo tiêu chí quy
định tại Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 của Chính phủ).
- Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch: Mỗi huyện có 12
phòng (10 phòng tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ và 02
phòng đối với loại hình đơn vị hành chính cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng).
- Ủy ban nhân dân thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới: Mỗi thị xã,
thành phố có 12 phòng (10 phòng tổ chức thống nhất theo quy định của Chính
phủ và 02 phòng đối với loại hình đơn vị hành chính thị xã, thành phố thuộc
tỉnh: Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý đô thị).
2.1.3.2. Về vị trí, chức năng
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở
địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh
vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền
40
của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo
đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2.1.4. Tổng quan về đội ngũ công chức của tỉnh Quảng Bình từ năm
2010 đến năm 2018
2.1.4.1 Về số lượng
Dựa vào Bảng 2.3 và Bảng 2.4 (Phụ lục) ta thấy, tổng số công chức
hành chính thuộc UBND tỉnh Quảng Bình tính đến tháng 12/2018 là 1.718
người, tăng cấp 0,8 lần so với 1.385 người năm 2010. Tỷ lệ công chức hiện có
so với biên chế được giao đạt 93,7%, tỷ lệ công chức chưa tuyển so với biên
chế giao chỉ còn 2,3%. Các cơ quan có số lượng công chức nhiều là: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tài chính, các cơ quan có số
công chức ít là Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch (đây là các cơ quan đặc
thù của tỉnh, mới thành lập).
2.1.3.2. Về cơ cấu
- Cơ cấu giới tính:
Từ Bảng 2.5 (Phụ lục) cho thấy, số lượng công chức trong các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Quảng Bình được cơ cấu theo một tỷ lệ
giới tính khá hợp lý. Trong tổng số CCHC, số lượng nữ là 698 người, chiếm
tỷ lệ 59,4%; số lượng nam là 1.020 người, chiếm tỷ lệ 40,6%. Tỷ lệ nữ giới
xấp xỉ tỷ lệ nam cho thấy sự hài hòa trong cơ cấu CCHC tỉnh Quảng Bình.
- Cơ cấu tuổi:
Từ Bảng 2.6 ( phụ lục) ta thấy, đội ngũ CCHC cấp tỉnh, cấp huyện tương
đối đồng đều về độ tuổi và có sự kế tiếp giữa các thế hệ. Công chức hành chính
trong độ tuổi từ 31 - 40 chiếm tỷ lệ 18,2%. Với độ tuổi này, CCHC đã trưởng
thành về mọi mặt, nhất là khả năng nhạy bén trong quá trình thực thi công vụ;
có điều kiện để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng như hoàn
chỉnh kiến thức, xây dựng đội ngũ chủ chốt trong tương lai. Công chức trên 50
41
tuổi chiếm tỷ lệ 6,5%, mặc dù họ có kinh nghiệm thực tiễn nhưng khó khăn cho
việc tiếp cận với sự thay đổi của nền công vụ cũng như việc cập nhật kiến thức,
thông tin mới phục vụ công việc, do đó có ảnh hưởng nhất định đến sự phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cần khuyến khích thực hiện chính sách tinh
giản biên chế đối với công chức trong độ tuổi này để cơ cấu lại đội ngũ, có biên
chế nhằm tuyển dụng bằng hình thức thu hút sinh viên trẻ, tài năng và những
người đang là viên chức có năng lực, kinh nghiệm công tác vào làm trong cá cơ
quan hành chính nhà nước.
- Cơ cấu trình độ đào tạo:
+ Trình độ chuyên môn
Từ Bảng 2.7(phụ lục) cho thấy, tỷ lệ CCHC có trình độ đại học chiếm
tỷ lệ 70,3%, tỷ lệ CCHC có trình độ trung cấp 3,6% giảm 14,1% so với năm
2010, tỷ lệ CCHC sau đại học 26,3% tăng trên 20% so với năm 2010 đây là
một lợi thế về chất lượng chuyên môn của đội ngũ CCHC tỉnh Quảng Bình.
+ Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước
Qua bảng 2.8 và bảng 2.9 (phụ lục) ta thấy số lượng CCHC qua đào tạo
lý quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và tương đương chiếm tỷ lệ lớn
66,5%, trong khi đó tỷ lệ này đối với chuyên viên cao cấp lại tương đối thấp
6,7% (theo Bảng 2.8). Đây là một trong những khó khăn khi thực hiện nhiệm
vụ của CB,CC.
2.2. Thực tiễn tuyển dụng công chức cơ quan hành chính nhà nước
tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Cơ sở pháp lý và các quy định về tuyển dụng công chức các cơ
quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình
2.2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật số 12/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội về Luật Cán bộ,
công chức năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010;
42
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sẳ
đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng
ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số
loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy
định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định
số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức (ban hành kèm theo quy chế thi tuyển, xét tuyển
công chức và nội quy kỳ thi tuyển, xét tuyển công chức);
- Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 của Bộ Nội vụ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010
của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công
chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 sửa đổi bổ sung một
số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức,
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng
một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập.
2.2.1.2 Các quy định của tỉnh về tuyển dụng công chức các cơ quan
hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình
- Thu hút người có trình độ chuyên môn cao theo Nghị quyết số
05/2016/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên
môn cao của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020
Ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết số
43
05/2016/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên
môn cao của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 thay thế Nghị quyết số
18/2011/NQ-HĐND ngày 18/10/2011.
Kết quả: Đã thu hút được 48 người trên tổng số 237 chỉ tiêu (đạt 20,2%
so với kế hoạch cần thu hút) trong đó: có 02 tiến sỹ, có 40 thạc sỹ , 06 đại học
thủ khoa xuất sắc, cụ thể:
Công chức được thu hút đã có lập trường tư tưởng vững vàng; phát huy
năng lực chuyên môn, tiếp cận công việc nhanh, tham mưu đề xuất nhiều giải
pháp hữu hiệu trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Qua quá trình công tác
đã có 19 người được tuyển dụng đặc cách vào công chức, còn lại đang hợp
đồng, sẽ ưu tiên tuyển dụng khi có đủ điều kiện và đợt tuyển dụng mới.
- Thu hút đối tượng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học theo Quyết định
số 23/2012/QĐ-UBND tỉnh ngày 23/8/2012 của UBND tỉnh V/v ban hành Quy
định chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học giai đoạn
2012-2015
Kết quả: Đã tuyển chọn 231 lao động là con em Quảng Bình tốt nghiệp
đại học trên tổng số 248 chỉ tiêu vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; trong đó:
+ Trình độ thạc sỹ: 21 người, chiếm tỷ lệ: 9,1%;
+ Trình độ đại học: 210 người, chiếm tỷ lệ: 90,9%; trong đó: đào tạo tại
trường công lập: 172 người, chiếm tỷ lệ: 81,9%; đào tạo tại trường ngoài công
lập: 38 người, chiếm tỷ lệ: 18,1%).
- Thu hút đối với Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc xuất sắc
Thông báo số 666-TB/TU ngày 03/4/2014 về một số chủ trương trong công
tác tổ chức cán bộ.
44
Kết quả: Đã tuyển dụng vào công chức 42 sinh viên tốt nghiệp đại học
loại giỏi, xuất sắc theo Thông báo Kết luận số 666/TB-TU vào làm việc trong
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.
2.2.1.3. Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng
Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi
tuyển hoặc xét tuyển;
Người dân tộc thiểu số, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an, quân nhân
chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sỹ, con
thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương
binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày
19/8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao
động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong
lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ
tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã
hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc
xét tuyển.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc
nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu
tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị
định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2.2.2. Thực trạng hình thức tuyển dụng công chức cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Quảng Bình
Hoạt động tuyển dụng công chức tại tỉnh Quảng Bình được tiến hành
45
thông qua 2 hình thức: thi tuyển và xét tuyển (tiếp nhận không qua thi), nhưng
xét tuyển là hình thức phổ biến trong giai đoạn này.
- Về thi tuyển: Thí sinh phải trải qua 05 môn thi, các môn thi và hình
thức thi thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
ngày 15/3/2010 của Chính phủ, cụ thể:
+ Môn ngoại ngữ: kiến thức thi tương đương trình độ B; thi viết 1 bài
theo yêu cầu của vị trí việc làm, thời gian làm bài 90 phút.
+ Môn tin học văn phòng: bao gồm những kiến thức cơ bản về hệ điều
hành máy tính, các kỹ năng về soạn thảo văn bản trên word, sử dụng bảng
tính trên excel, sử dụng thư điện tử và sử dụng internet; thi trắc nghiệm thời
gian 45 phút, năm 2019 tỉnh Quảng Bình năm đầu tiên thực hiện thi trên máy.
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 1 bài và thi trắc nghiệm 1 bài
về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu vị trí việc làm của ngành, lĩnh vực
tuyển dụng; thi viết thời gian 180 phút và thi trắc nghiệm thời gian 45 phút.
+ Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài thời gian 180 phút về hệ thống
chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội;
quản lý HCNN; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;
Cách tính điểm thi: Điểm các môn thi được tính như sau:
Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc
nghiệm tính hệ số 1;
Môn ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, môn tin học văn phòng: tính hệ
số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung
và môn nghiệp vụ chuyên ngành.
- Xác định người trúng tuyển: Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển
46
công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ các bài thi của các môn;
+ Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong
phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo
lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
- Tiếp nhận không qua thi tuyển:
Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận
không qua thi tuyển đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại điểm
1, Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:
+ Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng chứng chỉ theo yêu cầu của vị
trí việc làm cần tuyển: Sau khi có Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát
hạch để xem xét tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển, Thư ký hội đồng
có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ của các thí sinh dự tuyển, báo cáo Hội đồng xem xét,
thông qua. Chủ tịch Hội đồng ký quyết định danh sách những người đủ điều
kiện, tiêu chuẩn dự sát hạch; đồng thời thông báo đến thí sinh dự tuyển biết.
+ Nội dung sát hạch:
Về trình độ hiểu biết chung (môn kiến thức chung): yêu cầu sát hạch
kiến thức về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội; quản lý HCNN; chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực vị trí việc làm sắp được
đảm nhận;
Về trình độ nghiệp vụ chuyên ngành (môn chuyên ngành): sát hạch về
năng lực và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo từng vị trí việc làm cụ thể.
+ Cách tính điểm:
Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
47
Kết quả tiếp nhận vào công chức là tổng số điểm phỏng vấn môn kiến
thức chung và môn kiến thức chuyên ngành.
+ Xác định người trúng tuyển: Người trúng tuyển trong kỳ kiểm tra sát
hạch tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển phải có đủ các điều kiện
theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30/12/2010 của Bộ Nội vụ; Có điểm phỏng vấn đạt từ 50 điểm trở lên; Có kết
quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp (nếu 01 vị trí có từ 02
người trở lên tham gia sát hạch). Không thực hiện bảo lưu kết quả kiểm tra,
sát hạch cho các kỳ tiếp nhận vào công chức lần sau.
Trường hợp tuyển chọn sinh viên giỏi, xuất sắc và người đang hợp đồng
- Nội dung xét tuyển: Xét kết quả học tập và phỏng vấn môn kiến thức
chung. Phỏng vấn môn kiến thức chung bằng hình thức bốc thăm trả lời trực
tiếp các câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý HCNN; chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời
gian chuẩn bị 15 phút, thời gian trả lời tối đa không quá 15 phút.
- Cách tính điểm: Kết quả điểm học tập được lấy làm kết quả môn nghiệp
vụ chuyên ngành theo yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển; cách tính như sau:
+ Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học
trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và
tính hệ số 2.
+ Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn
thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi
theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
+ Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì
điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp, được quy đổi theo thang điểm 100 và
48
tính hệ số 3.
- Xác định người trúng tuyển:
Theo Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Bình người
đang hợp đồng làm việc tham gia tuyển dụng có số điểm phỏng vấn môn kiến
thức chung từ 50 điểm trở lên thì trúng tuyển; sinh viên tốt nghiệp đại học loại
giỏi hoặc xuất sắc, hệ chính quy công lập, có điểm tuyển đầu vào từ 18 điểm
trở lên trúng tuyển khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có số điểm phỏng vấn môn kiến thức chung từ 50 điểm trở lên;
+ Có kết quả điểm học tập ở bậc đại học cao hơn lấy theo thứ tự từ cao
xuống thấp theo chỉ tiêu của từng cơ quan, đơn vị, địa phương;
Ưu tiên tuyển trước người đã được tuyển chọn theo Quyết định số
23/2012/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 về việc ban hành Quy định chính sách sử
dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học giai đoạn 2012 - 2015, là sinh
viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc xuất sắc, hệ chính quy công lập, có điểm
tuyển đầu vào từ 18 điểm trở lên;
Không bảo lưu kết quả cho các kỳ tuyển chọn lần sau
2.2.3. Thực trạng thực hiện quy trình tuyển dụng công chức các cơ
quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình
2.2.3.1. Quy trình tuyển dụng thông qua thi tuyển được thể hiện theo
các cụ thể sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, nhu cầu thực tế của từng cơ
quan, đơn vị và tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức tuyển, bám sát
quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, hằng năm UBND tỉnh xây
dựng và ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức.
Kế hoạch tuyển dụng công chức xác định mục đích, yêu cầu; chỉ tiêu
tuyển dụng, ngạch và trình độ công chức cần tuyển; điều kiện đăng ký tuyển
49
dụng công chức, hồ sơ và ưu tiên trong tuyển dụng; hình thức và nội dung
tuyển dụng Kế hoạch cũng nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng
tuyển dụng tỉnh được thành lập để tổ chức, thực hiện công tác tuyển dụng theo
quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Bước 2: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ/phiếu đăng ký dự
tuyển.
Sở Nội vụ, cơ quan thường trực của Hội đồng, có nhiệm vụ ra thông
báo về việc tuyển dụng công chức đến các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thông báo được niêm yết công khai tại các cơ quan, đơn vị có chỉ tiêu tuyển
dụng và được đăng tải trên website của Sở Nội vụ, Báo Quảng Bình, Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh và Trang thông tin điện tử tỉnh.
Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tải công khai thông báo kế hoạch tuyển
dụng, Sở Nội vụ tiến hành tiếp nhận hồ sơ/phiếu đăng ký dự tuyển (vào giờ
hành chính các ngày làm việc).
Sau khi kiểm tra hồ sơ, chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi
tuyển, Sở Nội vụ ra thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện, không đủ điều
kiện dự tuyển công chức các cơ quan HCNN tỉnh Quảng Bình.
Bước 3: Tổ chức tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng công chức thành lập các Ban giúp việc Hội đồng
theo đúng quy định: ban đề thi, ban coi thi, ban chấm thi, ban phách, ban thanh
tra, giám sát kỳ thi; tổ chức việc xây dựng nội dung tài liệu phục vụ cho thi
tuyển; tổ chức xây dựng đề thi, đáp án và thang điểm cụ thể cho từng bài thi.
Trước đây, thi tuyển công chức thí sinh phải dự thi 3 môn: môn kiến
thức chung về QLNN, tin học, ngoại ngữ. Hiện nay, thi tuyển công chức theo
quy định Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ còn
phải thi thêm môn nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu vị trí việc làm của đơn
vị, địa phương sử dụng công chức.
50
Hiện nay toàn tỉnh có 21 sở, ban, ngành. Do đó, Hội đồng thi tuyển đã
tổ chức ra đề thi chuyên ngành tương ứng cho mỗi vị trí việc làm, đổi mới vị
trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì môn thi nghiệp
vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học.
+ Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển công
chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với
vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc
làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên
ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học
thì môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Trong trường
hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ hoặc tin học hoặc
trường hợp thi tuyển công chức vào vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân
tộc thiểu số thì môn thi ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu
số và thời gian thi ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số do người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định bảo đảm phù
hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các bài thi
của các môn thi, có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50/100 điểm trở lên, có kết
quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu
của từng vị trí việc làm.
- Về cách tổ chức ra đề thi và quản lý đề thi hiện nay:
+ Sở Nội vụ, cơ quan tham mưu UBND tỉnh trong công tác tuyển dụng,
làm đầu mối biên soạn tài liệu ôn thi, ra đề thi;
+ Giao cho các sở QLNN chuyên ngành có thí sinh đăng ký dự thi biên
soạn tài liệu ôn thi và ra đề thi (kể cả đáp án) đảm bảo yêu cầu của vị trí việc
51
làm cần tuyển tại đơn vị. Mỗi môn thi (thi viết và thi trắc nghiệm), mỗi
chuyên ngành gồm từ 3 đến 4 đề thi, sau đó gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng công chức xem xét, quyết định đề thi chính thức.
Đối với nội dung tài liệu ôn thi và đề thi:
+ Tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của sở, ban, ngành có thí sinh
đăng ký dự thi. Thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện sẽ thi cùng đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với
thí sinh dự thi vào sở chuyên ngành cấp tỉnh;
+ Các văn bản luật, áp dụng pháp luật liên quan đến từng chuyên ngành
cụ thể, từng vị trí công tác cần tuyển dụng.
Mỗi cách làm như trên có những thuận lợi, khó khăn nhất định, đó là:
- Nếu tập trung vào một đầu mối biên soạn tài liệu ôn thi và ra đề thi
thì độ bảo mật thông tin cao hơn, tuy nhiên gây khó khăn cho CB,CC ra đề thi
vì khả năng am hiểu bao quát tất cả các ngành, lĩnh vực còn hạn chế, dẫn đến
chất lượng đề thi không cao.
- Nếu giao trách nhiệm cho các sở QLNN chuyên ngành thì nội dung đề
thi sẽ sát với yêu cầu thực tế hơn, nhưng rất khó quản lý về độ bảo mật thông
tin. Tuy vậy, cả hai cơ quan trên cùng mắc phải việc áp đặt chủ quan, thiếu
tính chuyên nghiệp để chuẩn bị nội dung bài thi có thể sàng lọc được chất
lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tuyen_dung_cong_chuc_tai_cac_co_quan_hanh_chinh_nha.pdf