Luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết “âm thanh và cuồng nộ” của William Faulkner

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lí do chọn đề tài.5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

3. Lịch sử vấn đề .6

4. Phương pháp nghiên cứu .13

5. Mục đích nghiên cứu .14

6. Đóng góp của luận văn .14

7. Cấu trúc luận văn .14

CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG LÍ THUYẾT LIÊNQUAN . 16

1.1. Biểu tượng .16

1.2. Biểu tượng nghệ thuật .21

1.3. Những lí thuyết liên quan đến Biểu tượng nghệ thuật.25

1.3.1. Biểu tượng nghệ thuật với kí hiệu học .25

1.3.2. Biểu tượng nghệ thuật với phân tâm học .27

1.3.3. Biểu tượng nghệ thuật với huyền thoại học .29

CHƯƠNG 2: HỆ BIỂU TƯỢNG ÂM THANH TRONG “ÂM THANH VÀCUỒNG NỘ” . 34

2.1. William Faulkner với “Âm thanh và cuồng nộ”.34

2.1.1. William Faulkner (1897-1962).34

2.1.2. Về tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ” .35

2.2. Thanh âm của nhân vật.36

2.2.1. Thanh âm của Benjy.36

2.2.2. Thanh âm của Quentin .43

2.2.3. Âm thanh của Jason.51

2.2.4. Tiếng hát Dilsey .54

CHƯƠNG 3: HỆ BIỂU TƯỢNG VẬT THỂ KHÔNG - THỜI GIAN TRONG

“ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ”. 61

3.1. Biểu tượng thời gian .61

3.1.1. Đồng hồ - cảm thức lưu đày.624

3.1.2. Chiếc chuông- nhịp đập cuộc sống .71

3.2. Biểu tượng không gian .73

3.2.1. Hàng rào và sự cách ngăn cuộc sống .74

3.2.2. Đồng cỏ - ước muốn trở về tự nhiên .76

3.2.3. Cửa sổ - hành trình vượt thoát cô đơn.79

3.2.4. Ngọn cây - khát vọng truy tầm.82

CHƯƠNG 4: HỆ BIỂU TƯỢNG TÂM LINH TRONG “ÂM THANH VÀCUỒNG NỘ” . 85

4.1. Lửa như là bản nguyên của vũ trụ.85

4.2. Nước - sự gột rửa nỗi đau.90

4.3. Hoa - nhịp thở lụi tàn .95

4.4. Bóng - những ảnh hình của cái chết.97

KẾT LUẬN . 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết “âm thanh và cuồng nộ” của William Faulkner, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh thánh Cựu Ước. Xen giữa thanh âm tình yêu hướng ngoại của Benjy và hướng nội của Quentin dành cho Caddy là sự trách móc, khinh miệt của Jason, người em của nàng. 2.2.3. Âm thanh của Jason Jason là nhân vật tỉnh táo nhất gia đình Compson. Hắn cũng trải qua một tuổi thơ thiếu vắng tình yêu của cha và các anh em. Tình yêu tôn thờ của mẹ không giúp nhân vật này cân bằng được trạng thái xúc cảm. Trước sự suy sụp của gia đình, thanh âm của hắn hướng về sự trách móc những người thân. Jason ghét nhất là Caddy. Nên khi Caddy đi khỏi nhà, hắn trút sự thù hận lên con riêng của nàng là Quentin. Và bức tranh về gia đình Compson không thể toàn vẹn nếu thiếu những thanh âm của Jason. Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ là bản giao hưởng với nhiều cung điệu khác nhau và tiết điệu của Jason là nhịp nhanh và mạnh, tiếng nói gấp gáp của một cái tôi duy lí đang cay nghiến thực tại, “tiền đó là của mẹ”, tôi nói. ‘mẹ muốn ném cho chim chóc thì cũng là việc của mẹ”[18, 316]. Tư duy của Jason luôn gắn liền với vấn đề tiền bạc và địa vị gia đình. 52 Tiếng chửi xuất hiện ngay từ phần mở đầu “ đã là điếm thì suốt đời vẫn là điếm. Tôi đã bảo mà”[18, 258]. Câu chuyện được mở đầu với ngày 6 tháng tư năm 1928 một ngày trước lời kể của Benjy. Jason dưới con mắt của gia nhân và anh em hắn là một kẻ chuyên mách lẻo, keo kiệt. Tính cách này khiến hắn xa cách với anh em trong gia đình, luôn mâu thuẫn với tình yêu thương cao cả của Caddy. Từ sau cái chết của người bà, Jason không có được tình yêu của gia đình, hắn dường như tách biệt với những anh em của mình. Hình tượng Jason được thể trong mắt người anh Quentin và người em Benjy là một cá tính ích kỉ, hay khóc nhè. Cha hắn không yêu thương hắn mà dành hết tình yêu của mình cho ba người con khác. Âm thanh của tuổi thơ Jason là tiếng khóc đấu tranh cho tình yêu gia đình không trọn vẹn. Những bất hạnh của gia đình theo hắn chính là do Caddy. Bị hầu hết mọi người trong gia đình coi khinh, chỉ trừ mẹ, do đó hắn cố hành động để giành được sự yêu thương của gia đình. Chính tuổi thơ bất hạnh đã khiến Jason trở nên lạnh lùng và khắt nghiệt với đứa cháu ruột của mình là Quentin. Cô là con riêng của Caddy với một người đàn ông khác là Dalton Ames. Những xung đột quá khứ với Caddy trong tình yêu gia đình càng khiến Jason khinh miệt con gái Caddy. Hắn cố áp đặt suy nghĩ và lối sống của mình lên các thành viên khác. Do đó Jason gặp phải tiếng nói phảng kháng lại trật tự đó và kết quả là hắn bị mất số tiền hơn 7000 đôla còn cháu gái hắn trốn nhà đi theo người khác. Thanh âm của mẹ hướng đến hắn là tiếng cảm thông và đau xót cho đứa con trai bà yêu nhất không được đối xử bình đẳng. Nhưng nó khiến Jason khó chịu, bởi nó như một sự ban ơn. Còn với Benjy, hắn ghét tiếng la hét, gào khóc của em trai bởi nó khiến cho thực tại suy vi gia đình trở nên rõ ràng hơn. Âm thanh của người vú già Dilsey với tiếng nói bênh vực và che chở cũng bị Jason bác bỏ. Đặc biệt hắn ghét cay ghét đắng thanh âm của đứa cháu Quentin. với Jason, đó là một niềm ô nhục trong gia đình. Jason luôn xung đột và gây hấn với cô bé, áp đặt lối sống lên cô, khiến cô bé phải bỏ nhà đi, “cái con đĩ đã khiến tôi mất một việc làm, một cơ hội để tiến thân, đã giết cha tôi và làm mẹ tôi mòn mỏi từng ngày, làm tên tuổi tôi thành trò cười trong tỉnh. Tôi sẽ không làm gì hết. Tiếng chuông lại vang rền, cao tít trong nắng thành từng dải thanh âm hỗn độn và chói sáng”[18, 419]. Vì là nhân vật tỉnh táo nhất của Compson, Jason cảm nhận thanh âm cuộc sống theo tự thời gian, tiếng tích tắc của đồng hồ luôn gợi cho Jason sự hối hả, vội vã của cuộc sống. Jason luôn tính toán hơn thiệt. Hắn không yêu thương một ai, đổ tất cả tội lỗi về sự suy sụp của gia đình lên Caddy, vì nàng, nàng chiếm hết tình yêu của bố, vì nàng, Jason không thể vào được ngân hàng làm việc, khiến bố và anh trai Quentin phải chết, Thanh âm trách 53 móc và hằn học được thể hiện đậm nét với những mẫu đối thoại giữa hắn và Quentin, cháu gái mình: “Tôi hư, đó là vì tôi phải hư Cậu làm tôi hư. Tôi chỉ muốn chết cho xong. Tôi ước gì tất cả chết hết đi”[18, 316]. Jason lợi dụng tình cảm mẹ con của Caddy để chiếm hữu số tiền nàng gửi về hàng tháng. Dưới con mắt tiếp nhận của độc giả, Jason là kẻ tham lam và độc ác, cay nghiệt, Nhưng bi kịch nhân vật này phải chịu có nguồn gốc bên trong gia đình, cách sống, thái độ sống và nuôi dưỡng người thân của Jason là nguyên nhân đẩy Quentin trốn khỏi nhà. Khi cha mất, Jason nắm gần như sinh hoạt của gia đình. Do đó anh ta cố tìm cách chia rẽ tình yêu của Chị gái mình và con gái cô ấy. Tiếng nói của những đối thoại quá khứ được Jason cảm nhận, đó là việc Caddy luôn cố gắng giành hết tình yêu về phía mình. Nàng không san sẻ nó cho Jason, khiến anh ta luôn bị bỏ rơi và chìm trong mặc cảm lạc lõng. Hiện thực đó khiến hắn theo năm tháng trở thành một con người đầy tính toán, nhỏ nhen và ích kỉ. Anh ta không ban phát tình yêu thương cho cháu gái, luôn tìm cách ngăn chặn và dùng kỉ luật áp chế Quentin cháu. Chân dung Jason thời bé với đôi tay luôn đút vào túi quần, ám gợi sự keo kiệt, chuyên đi mách léo gợi lên sự hèn hạ. Là một kẻ hay khóc nhè và luôn chơi một mình. Jason tách xa và cách biệt với gia đình, luôn hằn học gây hấn với Caddy. Hắn là một kẻ cơ hội, chờ thời cơ để trục lợi. Jason chỉ biết yêu mình. Tâm hồn hắn là một sa mạc cằn cỗi. Nên âm thanh cuộc sống dội đến với Jason không có sự cao đẹp mà chỉ là sự ích kỉ, thấp hèn. Jason không có đức tin về Chúa, chai sạn xúc cảm và tình yêu với mỗi người, cái nhìn của nhân vật này với mọi người xung quanh như đôi mắt của người cha, luôn coi khinh và yếm thế với cuộc đời. Do đó hắn không chấp nhận thực tại, thanh âm phản kháng được Jason trút vào người thân, la mắng, mỉa mai, đùa cợt, thậm chí chà đạp lên những tình cảm thiêng liêng của tình anh em,Biểu tượng Jason là một lối sống Mỹ thực dụng trong xã hội tư sản mà nhà văn đã phác thảo nên. Nó bất chấp tiếng gọi yêu thương, xua đuổi tình yêu, sự hi sinh, chỉ vang lên tiếng nói ích kỉ luôn muốn lợi ích cho riêng mình. Jason nhớ về những hành động, việc làm của mình, giọng kể tái hiện lại những sự việc xảy ra với gia đình, nhưng nó lại được nhìn dưới một đôi mắt khác Benjy và Quentin. Sự cuồng nộ của Jason là tính hẹp hòi của một cái tôi ích kỉ, nó khác với khao khát được yêu thương của Benjy, tình yêu mù quáng của Quentin. Jason nhận thức nỗi đau gia đình từ phía những người thân. Ý thức của Jason cũng được viết theo kĩ thuật dòng ý thức. Anh ta góp cho thanh âm bi kịch của nhà Compson được nghe rõ hơn. Tiếng nói cuồng nộ bởi hiện thực cay đắng hiện ra và Jason nhìn quá khứ đau thương. Nỗi đau khi tài sản và địa vị gia tộc lần lượt bị mất đi. Hắn sống trong hiện tại đau thương, cố đi 54 tìm lời giải đáp cho thất bại của mình và mất mát của gia đình. Với Jason chính Caddy là nguồn gốc của tất cả bi kịch hắn phải chịu. Những mẫu đối thoại được Jason tái hiện, những hình ảnh gợi nhớ về Caddy của Jason không tươi đẹp và đau thương như hai người anh em trước của ông, mà nó tràn ngập sự thù hận, oán trách. Có những cách đặt tên được Faulkner sử dụng để tạo nên sự trùng lặp về tính cách và gây rối cho người đọc, đó là Jason trùng với tên của bố là ông Jason Compson, Quentin là con của Caddy trùng với tên của anh trai Caddy là Quentin Compson. Gia đình Compson tồn tại qua bốn thế hệ là mẫu hình những gia tộc miền Nam trong thế kỉ XIX. Sự bảo thủ trong suy nghĩ và cách dạy dỗ con cái dẫn tới sự suy vong của gia tộc. Jason nhận ra điều đó nhưng anh lại có những cách suy nghĩ và hành động cực đoan, điều đó không thể cứu vãn gia đình này mà còn đẩy họ lún sâu vào bất hạnh. Sự ích kỉ, lối sống khắc nghiệt và thiếu vắng tình yêu thương là nguyên nhân của bất hạnh . Dưới đôi mắt và cảm nhận của mỗi thành viên, âm thanh hằn chứa những thông điệp khác nhau, nhưng tất cả đều là tiếng kêu tuyệt vọng, là lối sống ích kỉ của nhân vật. Họ muốn được yêu thương, nhưng lại không biết học sự yêu thương do đó mất di tình yêu của người khác. Mỗi nhân vật rơi vào vòng định mệnh, con người thân phận trong họ lên tiếng khóc than cho số phận của mình và nỗi bất hạnh của gia đình. Trong sự bất hạnh đó, chỉ có ánh sáng của tình yêu, sự chở che và đức hi sinh mới giúp họ vượt thoát được nó, giúp họ tìm lại được tình yêu. Những thanh âm lạc điệu và cuồng nộ một nỗi bất hạnh của thân phận con người, và Faulkner đã xây dựng hình tượng Dislsey với biểu tượng tiếng hát của bà như một cách để hòa giải và cứu vớt linh hồn cho tội lỗi của gia đình này. 2.2.4. Tiếng hát Dilsey Âm thanh và cuồng nộ là tác phẩm tiểu thuyết mà Faulkner yêu thích nhất. Nó là thất bại đau đớn tuyệt diệu nhất của ông. Bởi Faulkner không thể nói hết được những thông điệp mà nhà văn cố gửi đến người đọc. Tồn tại song song với gia đình Compson là gia đình Dilsey. Họ là gia nhân của nhà Compson, Dilsey nuôi nấng bốn đứa trẻ nhà Compson, và cả đứa con gái của Caddy. Bà yêu thương tất cả, tình yêu của Dilsey san sẻ đều cho chúng. Chứng kiến sự suy tàn của dòng họ Compson, Dilsey bỏ ngoài tai lời nói của chồng về định mệnh và số phận của gia đình này. Bà tin tình yêu sẽ cứu rỗi được tất cả, Dilsey chăm sóc lũ trẻ khi mẹ chúng đau ốm triền miên còn cha của lũ trẻ thì ngập chìm trong rượu. Tình thương của Dilsey được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa bà và cha mẹ chúng, giữa bà và các anh em nhà Compson và giữa 55 những người thân trong gia đình Dilsey. Ở đó vang lên một thanh âm của tình yêu thương vô bờ bến của người vú già da đen đối với lũ trẻ da trắng. Phần bốn của câu chuyện được kể với giọng trầm, tác giả đứng ở ngôi thứ ba, cố khách quan hóa đời sống của gia đình Compson bằng cái nhìn của người ngoài cuộc. Với điểm nhìn bên ngoài, hiện thực khách quan được vẽ nên. Một buổi sáng chủ nhật ngày 8/ 4 /1928, ảm đạm và u ám, con gái của Caddy trốn đi cùng một người trong rạp hát còn Jason thì bị mất hơn 7000 Đôla. Không khí nặng nề và u ám tràn ngập ngôi nhà Compson khi Jason biết được sự việc đó. Trên sự kiện ấy, hình bóng của Dilsey hiện lên với tất cả phẩm chất bao dung và tình thương bảo bọc của một người vú già đã trải qua quá nhiều biến cố. Năm tháng cuộc đời đã bao mòn thân xác bà, “Chiếc áo rủ xuống buồn thảm từ vai đến bộ ngực chảy nhẽo, bó lại phía sau bụng, rồi lại rũ xuống trên những váy lót mà bà sẽ cởi bỏ từng lớp khi mùa xuân tới hẳn với màu sắc vương giả và suy tàn. Trước kia bà là một phụ nữ to lớn, nhưng giờ đây khung xương đã nhô lên dưới lớp da bùng nhùng, tuy nhiên, lớp da này thít lại trên cái bụng gần như phù thủng, như thể cơ và mô một thời từng là can đảm và chịu đựng đã bị năm tháng gặm mòn cho đến khi chỉ còn bộ xương bất khuất trồi lên như một tàn tích hay một cột mốc dựng trên can trường và đờ đẫn, và trên nữa là khuôn mặt sụp xuống, khiến người ta có cảm tưởng như xương ở ngoài da, gương mặt ngước lên đón một ngày cuồn cuộn với vẻ vừa an phận vừa như một đứa trẻ thất vọng ngỡ ngàng”[18, 368]. Nhưng bà vẫn cất tiếng hát dù trong mọi hoàn cảnh thương đau nhất. Tiếng hát của Dilsey là bài ca lạc quan về tình yêu và cuộc sống của con người trước mọi hoàn cảnh và bất hạnh của cuộc đời. Trước thanh âm gào khóc, rên rỉ của Benjy, bà vẫn cố gắng chăm sóc và yêu thương hắn. Bà yêu thương Caddy dù nàng có sa đọa và luôn cố gắng chèo lái, chồng gánh gia đình Compson suốt từng ấy năm từ khi Benjy ra đời đến lúc Quentin cháu trốn nhà đi. Gia đình Dilsey song chiếu lên gia đình Compson, với hai người con trai và một cô con gái, tất cả họ thấm đẫm ý thức lạc quan, tinh thần yêu cuộc sống. Nó khác với thái độ bi quan và hoài nghi, bế tắc trước cuộc đời của những thành viên nhà Compson. Dilsey luôn cố gắng để giúp nhà Compson tồn tại và phát triển. Hành trình đi tìm đồng xu của Luster, đứa con của Frony tương ứng với cố gắng tái tạo, tìm kiếm lại hiện thực quá khứ của Benjy. Mỗi nhân vật trong truyện là một nốt nhạc của bản giao hưởng định mệnh về cuộc đời con người. Nó tấu lên nhạc khúc, hỉ, nộ, ái , ố, Tất cả cung bậc thanh điệu cuộc sống được trộn lẫn trong thanh âm đầy cuộc nộ và Dilsey là người chứng kiến tất 56 cả mọi điều đó, bà cố gắng hòa giải chúng. Lời thoại của Dilsey vang lên tiếng nói của đức hi sinh, nó biểu tượng cho hình ảnh con người dám đương đầu và bất chấp số phận, điều đó chỉ có ở bà và Caddy. Khi mất người thân, Dilsey cũng than khóc, nhưng bà luôn cố gắng vượt thoát nỗi đau đó. Nên tiếng hát của Dilsey cất lên sau đó, nó cố gắng hòa giải những mất mát, đau thương trong cuộc đời. Với bà, định mệnh, số phận không phải là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của một dòng họ. Chính sự ích kỉ và thói thù ghét cá nhân, sự tư lợi mới khiến con người rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, đưa con người đến sự suy tàn. Thanh âm trong trẻo của tiếng hát Dilsey chen vào những thanh âm trầm đục của những nhân vật tạo cho Thanh âm và cuồng nộ tựa một bản giao hưởng mà mọi niêm luật đều xô bồ, vô trật tự. Âm thanh và cuồng nộ trước hết là một cuộc đối thoại lớn dường như bất tận của Faulkner với những thay đổi của thế kỉ XX, bởi, “nghệ thuật là một lạc thú nhu cầu tình cảm. Nghệ thuật gia chân chính bao giờ cũng chất chứa trong tâm tư những nỗi niềm khổ sở không nói ra được”[44, 30]. Nhà văn chân chính Faulkner không thể nói thành lời nên ông đã gửi hết tâm sự đó vào tiểu thuyết này. Nhà tiểu thuyết phải không ngừng đổi mới hình thức nghệ thuật mới có thể tạo nên những tác phẩm có giá trị. Faulkner đã chọn kết cấu đối thoại và những thủ pháp dòng ý thức, thủ pháp song trùng, chính gia đình Dilsey là một sự phóng chiếu lên gia đình Compson, những đổi thay đã diễn ra, từng biến cố, sự kiện của họ gắn chặt với nhau. Đặc biệt là sự phức hợp đến ngẫu nhiên của các hình tượng, nếu tiếng nói của bà Caroline là giọng điệu sợ hãi, đau ốm thì Dilsey lại mang giọng điệu mạnh mẽ, cảm thương, thấu hiểu và lắng nghe. Những âm điệu trong tiếng khóc của bà, tiếng nói và tiếng hát, tất cả hòa âm cho một khúc nhạc của tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ đối với những đứa con của mình và những đứa trẻ nhà Compson do chính bà nuôi dưỡng và chăm sóc. Hình tượng Dilsey với tiếng hát cất vang trong tác phẩm biểu trưng cho thông điệp, dù trong đau thương, mất mát, tình yêu con người, lòng cảm thông và tinh thần trắc ẩn sẽ cứu vớt họ qua nỗi đau ấy. Và một lần nữa, Faulkner lại tìm về tôn giáo, lời thuyết pháp của vị linh mục già với âm điệu trầm ấm, dẫn người đọc đến với nguyên do của mọi sự. “Tôi đã thấy”, là thanh âm của mục sư, nó gợi sự suy tàn của một dòng họ. Dilsey đưa Benjy vào buổi thuyết pháp như nghi lễ hiến tế cho những tội lỗi. Dẫu cố gắng để kết thúc câu chuyện, nhưng Faulkner vẫn bất lực trong việc chuyển tải nội dung mình cố gắng thể hiện trong tác phẩm. Tôn giáo có 57 thể cứu rỗi nỗi đau cho con người ? Chúng tôi thấy thấp thoáng những ảnh hưởng của Dostoievski trong Faulkner, ông đã cố gắng vận chuyển hình tượng người tu sĩ để lí giải những bất hạnh trong đời sống con người nhưng rõ ràng nó vẫn bất lực. Kết cấu âm nhạc là một đặc trưng lớn của tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX. Các nhà văn quan niệm cuộc sống luôn vận động và muốn nắm bắt được bản chất của nó, người nghệ sĩ phải trộn hòa nhiều loại hình nghệ thuật với nhau, và âm nhạc là gần với văn học hơn cả. Sự phức tạp từng cung bậc âm thanh với những nốt, hợp âm của nhạc sẽ diễn tả tinh tế hơn những xúc cảm tế vi trong con người. Bởi bản chất của cuộc sống là đối thoại, đó là con đường ngắn nhất đi đến chân lí mà tất cả mọi tôn giáo khác nhau trên thế giới đều dựa vào nó. Do đó người nghệ sĩ hiện đại Falkner đã lựa chọn những hợp âm để cố diễn đạt trọn vẹn những suy nghĩ của ông về con người và xã hội thế kỉ XX. Với bốn phần khác nhau, những mảnh ghép của sự kiện, biến cố khiến số phận mỗi nhân vật được lộ rõ. Hầu hết họ đều mang những thanh âm riêng, và mọi người lại cuồng nộ theo những cách khác nhau. Chỉ có duy nhất Dilsey, người vú già đảm đang chỉ mang âm thanh mà không chứa đựng sự cuồng nộ. Bởi âm thanh mà bà mang đến là tiếng hát của lòng yêu thương, sự cam chịu và nhẫn nhục, đức hi sinh đầy cao quí của một con người luôn cố gắng để yêu thương tất thảy mọi người. Âm thanh và cuồng nộ là một câu chuyện không có nhân vật chính, những nhân vật lại có những đặc trưng riêng, đó là một đặc tài của Faulkner. Mọi người góp vào một phần thanh âm để cho cuốn tiểu thuyết trở nên hoàn thiện và cuối cùng, tiếng nói đối thoại của nhà văn với cuộc sống vang lên. Sự phức điệu cũng là một đặc trưng của cuộc sống hiện đại. Do đó đối thoại là thủ pháp được Faulkner sử dụng hầu hết trong các tiểu thuyết của mình. Dưới ánh sáng của nguyên lí này, cuộc sống hiện lên bộn bề, phức tạp, bí ẩn và kì vĩ. Sơ khai nhân loại đã biết giao tiếp như một cách trao gửi thông điệp cho nhau. Tín hiệu âm thanh là một phần của cuộc sống loài người. Nhưng để chúng hiện lên sống động và chuyển tải những thông điệp đến người đọc, nhà văn phải sắp xếp, xử lí thật tinh vi khối nguyên liệu thô này. Bốn phần của câu chuyện là bốn giọng khác nhau, bên cạnh bốn hợp âm chủ đạo, các giọng khác phối bè với nhau, khiến giọng chủ đạo được cất vang và tình điệu thẩm mỹ của nhà văn được hiện lên. Giọng điệu của Dilsey hiện ra qua mẩu đối thoại của bà với chồng, con và với các thành viên của gia đình Compson. Với người chồng Rukos, giọng bênh vực và xóa tan nghi ngờ của ông về định mệnh của dòng họ Compson, với ba người con, mỗi người Dilsey lại có những cách yêu thương riêng, đặc biệt là Luster, đứa cháu ngoại, dù 58 quát nạt nó nhưng Dilsey luôn dành cho nó một tình yêu cao cả. Không chỉ yêu thương những đứa con của mình, Dilsey còn ra sức chăm sóc, bảo bọc cho từng đứa trẻ nhà Compson. Tiếng nói của bà chia sẻ, cảm thông và tiếng hát như xoa dịu đi những nỗi đau mà chúng phải gánh lấy. Do đó biểu tượng tiếng hát của Dilsey được xây dựng trong tác phẩm là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc. Nó được cấu trúc với những thanh âm khác, là tiếng nói hòa giải nỗi đau, sự bất hạnh của gia đình Compson. Benjy, Quentin, Jason, mỗi nhân vật lần lượt kể lại cuộc đời họ và gia đình. Chứng kiến sự suy sụp của gia đình, họ lí giải nó theo những cách khác nhau, những điểm nhìn ấy khiến câu chuyện hiện lên chân thực hơn. Nhưng nó vẫn thiếu một cái gì đó, một cái tôi đứng bên ngoài câu chuyện, tác giả không trao điểm nhìn đó cho Dilsey, bởi bà là người chứng kiến tất cả, do đó ông phải cố kể phần phần cuối cùng. Hình tượng Dilsey trải khắp bốn phần của câu chuyện, tiếng nói của bà vang lên gần như ở cả bốn phần. Nó mang đầy đủ những cung điệu tâm trạng của một người đầy tớ già, cần mẫn, chăm chỉ làm việc, chăm lo gia đình, giữ vững bếp lửa cho nhà Compson. Những đức tính cao đẹp đó được thể hiện qua dòng hồi tưởng của các nhân vật. Những mảng tự thuật của các anh em nhà Compson, Caddy và Dilsey hiện lên chân dung về bóng dáng người phụ nữ đã cưu mang và nuôi dưỡng tâm hồn họ. Hiện thực và quá khứ đan cài, trộn lẫn trong nhau, nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được những thông số chung trong cảm thức của họ. Tất cả đều có một tình yêu, họ không yêu người mẹ sinh ra mình mà gắn bó phần lớn cuộc đời họ với hai người phụ nữ trên. Nó ám ảnh tâm thức họ, làm nên những thanh âm chất đầy giọng điệu cuồng nộ trong mỗi nhân vật. Do đó nhà văn không cho họ xuất hiện để nói về thân phận của mình và gia đình Compson mà phải là các người anh em nhà Compson. Người phụ nữ là một nửa của nhân loại. Dilsey với phẩm chất của mình giúp gia đình Compson tồn tại suốt một khoảng thời gian dài từ khi bà nội Caddy chết, đến lúc cô bé Quentin trốn nhà đi. Trên âm thanh khóc than cho những cái chết, tiếng rên rĩ, tuyệt vọng cho đời sống đang bị chảy trôi một cách tầm thường và buồn chán là tiếng hát vượt lên số phận, ca ngợi tình yêu con người, cảm thông và tranh đấu với hiện thực khắt nghiệt của Dilsey. Nó âm vang một thông điệp của Faulkner, “sống trên đời này chỉ có tình yêu và thân phận, thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng, phải làm sao nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”(Trịnh Công Sơn). Và Dilsey là một phụ nữ như vậy. 59 Tiếng chuông số phận báo hiệu sự suy tàn của gia đình này, tiếng hát Dilsey nâng đỡ xoa dịu nỗi đau cho từng người trong đó. Với tiếng hát, dường như mọi mệt mỏi, vất vả về thể xác và tâm hồn của người phụ nữ da đen này tan biến hết. Chỉ còn lại một tình yêu cuộc sống. Là một người phụ nữ không biết chữ, Dilsey tin ở Chúa, Chúa của bà khác với mẹ Caddy, nó là tình yêu chứ không phải sự than thở, là đức hi sinh chứ không phải sự ích kỉ, khát vọng sống và hành động chứ không phải ngồi im và nhìn cuộc sống chảy trôi vô ích. Bài ca về nó được hoàn tất trong đoạn thuyết pháp của vị linh mục già: kết thúc để mở ra một cái mới, kết thúc đóng lại một trang sử cho dòng họ. Bà nhìn thấy cái mở đầu, và giờ bà nhìn ra cái kết thúc như bà đã thốt lên ở đoạn cuối câu chuyện. Trốn chảy khỏi số phận với sự đánh tráo tên gọi, đám cưới, ngập tràn trong rượu, đau ốm, Mỗi thành viên bị những định chế, cách sống áp đặt khiến họ không vượt thoát được nó, và diệt vong là kết thúc tất yếu. Một cái kết vòng tròn khi mở đầu là hành trình kiếm tìm của hai con người với hai mục đích và kết thúc là nỗi bi kịch bất hạnh khi họ bị Jason đánh đập khi từ nghĩa trang trở về. Những thanh âm vô nghĩa, lạc điệu cứ miên man bất tận trong từng dòng chảy của tâm trạng các nhân vật. Và dưới biểu tượng ấy, bóng dáng hình điệu cuồng nộ hiện lên, tâm thức cá nhân với những mặc cảm đớn đau được phô bày. Faulkner đã cố đưa kết cấu âm nhạc và biểu tượng âm thanh để chuyển tải những thông điệp nhân văn về tình yêu và con người thân phận cho người tiếp nhận. Nhưng dường như biểu tượng âm thanh vẫn tỏ ra bất lực trước việc chuyển tải những thông điệp ấy. Bởi cuộc sống quá phức tạp và bề bộn. Chúng tôi có thấy thấp thoáng bóng dáng huyền thoại với những thánh tích Kinh Thánh trong tác phẩm. Là một công dân thanh giáo, Faulkner có chịu ảnh hưởng của huyền thoại Kinh Thánh. Biểu tượng huyền thoại được nhà văn viện dẫn như một lối vào trong tác phẩm. Chính sự phức hợp của nhiều hợp đề như vậy khiến bản thân Âm thanh và cuồng nộ trở nên khó nắm bắt, và để những thanh âm đó đến với người đọc rõ hơn, người nghệ sĩ đã cố gắng chuyển tải nó trong những biểu tượng khác nữa. Mỗi con người luôn thuộc về một nơi mình sinh ra. Do đó không gian như một nơi chốn làm nền cho sự trưởng thành và nâng đỡ nhân vật. Cùng với không gian, thời gian luôn luôn hiện hữu bên trong hành trình sống của mỗi con người. Do đó theo chúng tôi muốn hiểu thật sâu tác phẩm, ngoài lớp biểu tượng âm thanh trên thì không thể bỏ qua hệ thống biểu tượng Không- thời gian. Nó được Faulkner sáng tạo và giấu kín như một ý đồ nghệ thuật tinh vi trong suốt hành trình sáng tác tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ. 60 Tiểu kết chương 2: Khả năng tạo ra những tiếng nói đối thoại thật tự nhiên và sinh động là một biệt tài của W. Faulkner. Trong cuộc hội thoại này, người đọc không chỉ nghe ra được giọng điệu nhân vật mà còn dựng lên được hình ảnh và tính cách của nhân vật, tất cả đều bắt đầu với âm thanh. Mỗi nhà nghệ sĩ luôn cố gắng sáng tạo nên một hiện thực gần với cuộc sống nhất và thông qua hệ biểu tượng âm thanh hiện thực về gia đình Compson đã hiện lên với như chính hơi thở cuộc đời. Những thăng trầm và biến cố trong gia đình ấy đều gắn chặt với những thanh âm cuồng nộ trong các thành viên của dòng họ Compson. Chọn lựa và sắp xếp để những phát ngôn ấy tự nó tấu lên khúc nhạc cuộc đời và để chuyển tải thông điệp về tình yêu và con người thân phận mà nhà văn muốn nói đến là một sáng tạo tài tình của ông. Thông qua lớp biểu tượng âm thanh, chúng tôi muốn đưa người đọc thấy được một kết cấu kĩ âm nhạc đã được lồng ghép vào trong văn học và lằn ranh giao thoa giữa các loại thể trong tiểu thuyết này. Với hệ biểu tượng âm thanh, mỗi hình tượng nhân vật đều mang một thanh âm tượng trưng cho bản chất của họ và trên nền đó, bức tranh về biểu tượng không thời gian và biểu tượng tâm linh từng bước được hé lộ. Thanh âm hòa cùng những nhịp điệu và hình ảnh xuất hiện liên tục đã chuyển tải những thông điệp đầy nhân văn của tác giả, “khi nhà văn viết viết về con người, tức là anh ta đã viết về những ước vọng, những gian khổ, những nổi lo âu, lòng can đảm và sự hèn nhát, những cái nhỏ nhen và những cái cao đẹp trong tâm hồn họ”(Faulkner). 61 CHƯƠNG 3: HỆ BIỂU TƯỢNG VẬT THỂ KHÔNG - THỜI GIAN TRONG “ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ” 3.1. Biểu tượng thời gian Khát vọng chiếm hữu thời gian là ước muốn to lớn của con người. Văn minh nhân loại đã phát minh nhiều công cụ để tìm hiểu thời gian, từ chiếc đồng hồ Cát đến những tượng tháp cổ của người Ai Cập, Maya, đồng hồ mặt trời ở nước Anh tất cả chỉ vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_6894680146_4705_1872375.pdf
Tài liệu liên quan