Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH . 10
1.1. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước . 10
1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin . 10
1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước12
1.1.3 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước . 16
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính . 22
1.2.1. Khái niệm thủ tục hành chính . 22
1.2.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính . 23
1.2.3. Các nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính . 25
1.2.4. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành
chính . 28
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính. 34
1.3.1 Các yếu tố khách quan . 34
1.3.2. Các yếu tố chủ quan . 34
Tiểu kết chương 1. 36
116 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại uỷ ban nhân dân huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm vi giải quyết thì hướng dẫn để
cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01
tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này;
- Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02
tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và phần mềm điện tử (nếu có);
lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định này;
42
- Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả được phân công giải quyết hồ sơ thì nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và
phần mềm điện tử (nếu có):
+ Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình cấp có
thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;
+ Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức lập Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết
định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
Bước 2: Chuyển hồ sơ:
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này,
công chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg;
- Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ
quan, tổ chức liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức
phân công cán bộ, công chức giải quyết như sau:
- Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công
chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải
quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
- Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức
báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực
hiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ
quan giải quyết;
43
+ Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công
chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải
quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
+ Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết:
Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức
đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ;
- Các hồ sơ quy định tại Điểm a, b Khoản này sau khi thẩm định không
đủ điều kiện giải quyết, công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được
nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải
trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định;
- Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phải
thông báo bằng văn bản cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin
lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.
Bước: 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Công chức tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có)
và thực hiện như sau:
- Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá
nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng
ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu
có) và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo
quy định;
- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ
chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết
44
hồ sơ và văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của
công chức khi tiếp nhận hồ sơ);
- Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại
hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;
- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần
sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyết
cho cá nhân, tổ chức;
- Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá
nhân, tổ chức nhận kết quả;
- Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
2.2.3. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân
huyện Triệu Phong giai đoạn 2015-2018
Trong những năm qua, Bộ phận một cửa đã tiếp nhận và giải quyết các
hồ sơ trên mọi lĩnh vực theo quy định trong các lĩnh vực: Lĩnh vực Tư pháp,
lĩnh vực Lao động TBXH, lĩnh vực đăng ký kinh doanh, lĩnh vực đất đai, lĩnh
vực xây dựng, lĩnh vực công thương.
45
Bảng 2.2: Kết quả giải quyết hồ sơ trong giai đoạn 2015 - 2018
Năm
2018 2017 2016 2015
Số
hồ
sơ
Kết quả
giải
quyết
Số
hồ
sơ
Kết quả
giải
quyết
Số
hồ
sơ
Kết quả
giải
quyết
Số
hồ
sơ
Kết quả
giải
quyết
Lĩnh vực
Tư pháp 1264 98.89% 58 100.00% 1647 100.00% 1502 100.00%
Lĩnh vực
Lao
động
TBXH
1217 100.00% 1030 100.00% 1989 100.00% 5027 100.00%
Lĩnh vực
đăng ký
kinh
doanh
229 100.00% 188 100.00% 239 100.00% 184 100.00%
Lĩnh vực
đất đai 1614 83.10% 1658 100.00% 1287 100.00% 1190 100.00%
Lĩnh vực
xây
dựng
21 90.47% 15 100.00% 45 100.00% 66 100.00%
Lĩnh vực
công
thương
11 100%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện cải cách hành chính của
UBND huyện Triệu Phong từ năm 2015 đến năm 2018
Qua số liệu thống kê kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa của
UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2018, chúng ta có thể thấy từ năm 2018 đã có thêm các thủ tục lĩnh vực
Công thương được mở rộng giải quyết tại bộ phận một cửa của UBND huyện
Triệu Phong.
Bên cạnh việc đạt được số lượng hồ sơ giải quyết lớn và tỷ lệ đúng hạn
cao, còn một số hạn chế như: Sự phối hợp giữa bộ phận một cửa với các
phòng, ban chuyên môn trong giải quyết công việc có lúc thiếu chặt chẽ. Một
số lĩnh vực, hồ sơ giải quyết còn chưa đạt yêu cầu, do tồn tại một số nguyên
46
nhân: Thời gian giải quyết TTHC một số lĩnh vực quá ngắn và liên qua đến
nhiều cơ quan, đầu mối nên việc xử lý nhiều lúc chưa đảm bảo kịp thời, xảy
ra tình trạng hồ sơ chậm trễ. Một số hồ sơ nộp tập trung hàng loạt nên cán bộ
các phòng chuyên môn giải quyết không đảm bảo thời gian. Các thủ tục liên
thông như đất đai chủ yếu do cán bộ địa chính xã trực tiếp nộp tại một cửa,
nhưng khi xãy ra sai sót thường trực tiếp đến bổ sung hoặc nhận lại tại cơ
quan chuyên môn. Điều này làm phát sinh thời gian xử lý hồ sơ nhưng không
điều chỉnh tại bộ phận một cửa, dẫn đến hồ sơ bị trễ hẹn.
2.3. Thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính huyện Triệu Phong
UBND huyện triệu phong đã ban hành nhiều văn bản về quy định, hướng
dẫn thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên
địa bàn huyện như sau:
Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 18/01/2018 về ứng dụng CNTT trong
hoạt động các cơ quan nhà nước huyện Triệu Phong năm 2018;
Kế hoạch số 2631/KH-UBND ngày 13/11/2017 về việc triển khai ứng
dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động cơ quan Nhà nước huyện Triệu
Phong giai đoạn 2017-2020;
Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 20/01/2018 về việc quản lý và
sử dụng chữ ký số chuyên dùng trên địa bàn huyện Triệu Phong;
Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND Triệu
Phong về Ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ do UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao và giao các cơ quan, đơn vị
và UBND các xã, thị trấn;
Công văn số 2663/UBND-CNTT về việc triển khai phần mềm “Theo dõi
thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao cho các
đơn vị trên địa bàn huyện Triệu Phong”.
47
Những văn bản trên là căn cứ pháp lý và tiền đề để UBND huyện Triệu
Phong triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục
hành chính trên địa bàn huyện.
2.3.1. Thực trạng xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin
Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Phong 100% CBCC được trang bị
máy tính làm việc ở các phòng ban chuyên môn, 100% các phòng ban chuyên
môn có sử dụng mạng nội bộ (LAN) để trao đổi công việc. 19/19 xã, thị trấn
có máy tính nối mạng Internet cáp quang tốc độ cao, có nối mạng nội bộ
(LAN) tận dụng tài nguyên dùng chung để kết nối giữa các máy như: chia sẻ
máy in, tài liệu. 19/19 xã, thị trấn có trang thông tin điện tử riêng. Hiện nay
100% cán bộ công chức sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi công việc. Các cơ
quan, đơn vị và các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện chữ ký số trên mạng,
gửi nhận văn bản qua phần mềm QLVB&HSCV theo quy định.
Tỉ lệ máy tính/cán bộ công chức (CBCC) đạt 100%; trong đó tỉ lệ máy
tính/CBCC của các xã, thị trấn 80%. Tỉ lệ máy tính các cơ quan nhà nước có
kết nối mạng Internet đạt 98% (trừ những máy tính ở các bộ phận bảo mật).
2.3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ trong cơ
quan nhà nước
Trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức sử
dụng máy vi tính phục vụ công việc tại cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện
đạt 100% chỉ tiêu đề ra, UBND các xã, thị trấn đạt 80% chỉ tiêu đề ra.
Hiện nay đã cung cấp đầy đủ chứng thư số theo quy định cho lãnh đạo
UBND huyện, lãnh đạo và văn thư các cơ quan, đơn vị và UBND 19 xã, thị
trấn, tiến hành bàn giao thiết bị và tập huấn tất cả các đối tượng được cấp
chứng thư số, chỉ đạo phòng Văn hoá và Thông tin chủ động rà soát, hướng
dẫn cài đặt, triển khai thực hiện, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông
48
điều chỉnh, khôi phục các thông tin sai và thiếu của chứng thư số tại các cơ
quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn.
Việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước trên địa bàn huyện qua hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ
công việc được thực hiện thường xuyên đảm bảo quy định. Tổ chức duy trì,
phát triển và khai thác hiệu quả một cửa điện tử tại UBND huyện và UBND
các xã, thị trấn.
Về bản quyền phần mềm: hiện tại hệ điều hành được sử dụng nhiều
nhất đó là hệ điều hành Window và đa số đều không có bản quyền. Các phần
mềm chuyên ngành có bản quyền như: Phần mềm Kế toán Misa, phần mềm
quản lý tài sản cố định, phần mềm-Tabmis do Bộ Tài Chính triển khai.
Ngành Giáo dục và Đào tạo: Sử dụng các phần mềm quản lý học sinh,
quản lý cán bộ PMIS, phần mềm thống kế EMIS và phần mềm quản lý phổ
cập của Bộ GĐ&ĐT, một số Trường học sử dụng phần mềm quản lý thư viện,
quản lý thiết bị, tài sản, phần mềm xếp thời khoá biểu...
Về phần mềm mã nguồn mở, 100% máy tính cài đặt và sử dụng bộ gõ
tiếng Việt Unikey; 95% máy tính sử dụng trình duyệt Internet Mozilla
Firefox.
Hệ thống thông tin cán bộ công chức, viên chức tỉnh tại địa chỉ
đã triển khai thực hiện tốt; công chức,
viên chức và người lao động đã hoàn thành việc kê khai hồ sơ cá nhân.
Cung cấp đầy đủ chứng thư số theo quy định cho lãnh đại UBND
huyện, lãnh đạo và văn thư các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn; tiến
hành bàn giao thiết bị và tập huấn tất cả các đối tượng được cấp chứng thư số.
Phòng Văn hóa và Thông tin đã chủ động rà soát, hướng dẫn cài đặt, triển
khai thực hiện, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông điều chỉnh, khôi
phục các thông tin sai và thiếu của chứng thư số tại các cơ quan, đơn vị và
49
UBND thị trấn, các xã theo kế hoạch số 3061/KH-UBND ngày 01/07/2017
của UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng
trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020.
2.3.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Thực hiện Kế hoạch số 3844/KH-UBND ngày 04/8/2017 của UBND
tỉnh Quảng Trị về việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Triệu Phong đã chỉ đạo các cơ quan,
phòng, ban có thủ tục hành chính liên quan tổ chức rà soát, đề xuất nâng cấp
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Bảng 2.3: Danh mục dịch vụ công trực tuyến
TT Nhóm dịch vụ Tên dịch vụ
Hiệu quả sử dụng
Ghi
chú
Số lượng
hồ sơ
trực
tuyến đã
giải
quyết
trong
năm
Tổng số hồ
sơ đã tiếp
nhận dưới
cả hình
thức trực
tuyến và
không trực
tuyến
trong năm
1 Đất đai
Đăng ký vàcấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu
0 206
Đăng ký biến động quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất trong các trường hợp chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất; chuyển quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất của vợ hoặc chồng thành của
chung vợ và chồng
0 536
2 Xây
dựng
Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng
lẻ tại đô thị
0 19
3 Công
thương
Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công
nhằm mục đích kinh doanh.
0
50
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ
công nhằm mục đích kinh doanh.
0 0
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản
xuất rượu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh.
0 0
4
Tư
pháp –
Hộ tịch
Đăng kýkhai sinh có yếu tố nước
ngoài
0 0
Đăng kýgiám hộ có yêu tô nước ngoài 0 0
Đăng ký khai tử có yêu tô nước ngoài 0 0
Đăng ký lại khai tử có yêu tô nước
ngoài
0 0
Cấp bản sao trích lục hộ tịch 0 0
Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ
sổ gốc
0 795
5
Thi đua
khen
thưởng
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND
huyện về thành tích thực hiện nhiệm
vụ chính trị
0 2
Tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên
tiến
0 0
6
Thông
tin –
Truyền
Thông
Khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ
photocopy
0 0
Thay đối thông tin khai báo hoạt động
cơ sở dịch vụ photocopy
0 0
7
Giáo
dục –
Đào tạo
Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ
sổ gốc
0 0
8
Tài
chính –
Kế
hoạch
Đăng ký hộ kinh doanh 0 141
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
kinh doanh hộ kinh doanh
0 25
Chấm dứt hoạt động kinh doanh của
hộ kinh doanh
0 4
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân
0 0
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến của UBND huyện
Triệu Phong năm 2018.
2.3.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực và kinh phí trong ứng
dụng công nghệ thông tin
Chất lương đội ngũ nhân sự tại UBND huyện, các đơn vị, phòng ban cơ
bản đã hoàn thành các bậc đào tạo lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công
việc, Bên cạnh đó, phần lớn đội ngủ CBCC đều đã được đào tạo cơ bản về tin
51
học, có đầy đủ các chứng chỉ về tin học văn phòng và trải qua các lớp đào tạo,
tập huấn sử dụng các phần mềm, chương trình đang được sử dụng các các đơn
vị, cơ quan trên địa bàn huyện Triệu Phong.
Bên cạnh đó, UBND huyện bố trí các cán bộ chuyên trách về công
nghệ thông tin tại một số phòng ban quan trọng, nhằm đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin và giải quyết các khó khăn trong quá trình ứng
dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, phòng ban trên địa bàn huyện. Cán
bộ phụ trách về công nghệ thông tin (CNTT): 01 biên chế tại Phòng Văn hóa
và Thông tin 01 biên chế tại Văn phòng HĐND & UBND (Chuyên viên quản
trị mạng), 01 biên chế Phòng GD-ĐT.
Về việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC được tổ chức thường xuyên nhằm
rèn luyện kỹ năng ứng cụng CNTT trong CBCC. Năm 2018 đã triển khai 02
đợt tập huấn ứng dụng chữ ký số chuyên dùng (Đợt 01: Tập huấn ứng dụng
sử dụng chữ ký số chuyện dùng cho đối tượng CBCC là lãnh đạo các cơ quan,
đơn vị thuộc UBND huyện; đợt 2 Tập huấn ứng dụng sử dụng chữ ký số
chuyên dùng cho đối tượng CBCC là lãnh đạo và văn thư các xã, thị trấn).
UBND huyện Triệu Phong luôn quan tâm bố trí kinh phí cho công tác
ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước. Năm
2018, huyện đã bố trí kinh phí cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong các cơ quan quản lý nhà nước với tổng kinh phí là 581 triệu đồng, cụ
thể như sau: Hỗ trợ kinh phí tập huấn chữ ký số CNTT: 20 triệu đồng; Kinh
phí duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử: 99 triệu đồng; Kinh phí phần
mềm theo dõi chỉ đạo điều hành: 48 triệu đồng; đầu tư hạ tầng bộ phận một
cửa : 60 triệu đồng; Kinh phí vận hành hệ thống Tabmic: 200 triệu đồng; kinh
phí vận hành hệ thống IS 9001:2008: 21 triệu đồng; Hỗ trợ kinh phí chương
trình tin học trẻ của Bộ Tài Chính: 120 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ CCHC: 13
triệu đồng.
52
2.3.5. Thực trạng công tác đảm bảo an toàn thông tin
Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam, trong
2 tháng đầu năm 2018, đã có 1.504 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam với cả
3 loại hình: tấn công thay đổi giao diện (Deface), tấn công cài mã độc
(Malware) và tấn công lừa đảo (Phishing). Trong đó có 218 sự cố Phishing;
962 sự cố Deface trong đó có sự cố liên quan đến tên miền “.gov.vn”; 324 sự
cố Malware. Hiện khoảng hơn 2/3 trang web gặp sự cố này đã được khắc
phục.
Cục An toàn Thông tin dự báo xu hướng tấn công mạng thời gian tới có
thể diễn ra theo những cách thức sau: Tấn công mạng nhằm vào dữ liệu người
dùng sẽ gia tăng với các tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền, trộm cắp thông tin
cá nhân; mã độc nhắm đến điện thoại thông minh với các hình thức tấn công
tinh vi hơn; xu hướng IoT (Internet of Things) sẽ làm xuất hiện các loại mã
độc, các hình thức tấn công mới nhắm đến các thiết bị thông minh sử dụng
trong cuộc sống, không chỉ là điện thoại thông minh; tấn công vào các hạ tầng
trọng yếu của cơ quan nhà nước sẽ tăng theo xu hướng phát triển của các
chiến dịch tấn công liên quan đến chiến tranh mạng do các quốc gia hoặc các
tổ chức tội phạm thực hiện. Vì vậy, xu hướng tấn công vào các thiết bị điện tử
như điện thoại di động, máy tính vẫn sẽ tiếp tục phát triển; các kiểu tấn công
này sử dụng 2 đặc tính cơ bản của thông tin để tấn công lỗ hổng bảo mật có
trong phần cứng và phần mềm hệ điều hành, hoặc đánh vào thói quen của
người dùng, như gửi link chứa mã độc, gửi file độc hại hay để lại một mã độc
âm thầm xâm nhập các máy tính khác cùng hệ thống hoặc phát tán mã độc,
virus bằng cách gián tiếp thông qua các thiết bị USB, sạc máy tính, điện thoại
kết nối Internet
UBND tỉnh Quảng Trị đã có kế hoạch số 4339/KH-UBND ngày
03/10/2018 thực hiện chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/05/2018 của Thủ tướng
53
Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Trên địa
bàn huyện Triệu Phong đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin
như: Kiểm tra, đánh giá toàn diện về hiện trạng, đánh giá, phân loại các nhóm
nguy cơ, mức độ rủi ro, thiệt hại từ các sự cố an toàn thông tin; dự báo xu
hướng phát triển của tội phạm công nghệ cao và để xuất giải pháp thực hiện
hiệu quả việc đảm bảo an toàn thông tin mạng trong toàn huyện; thường
xuyên kiểm tra, rà soát các lỗ hổng bảo mật, an toàn thông tin trên cổng/trang
thông tin điện tử cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện.
Hệ thống phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành, phần mềm
ứng dụng nội bộ cơ bản được đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đều được sự
hỗ trợ tích cực của Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành về lĩnh vực Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Hằng
năm, đội ngũ chuyên trách CNTT các đơn vị, ban, ngành, UBND các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong tham gia các lớp tập huấn về tuyên
truyền, nâng cao nhận thức giúp cho cán bộ, công chức, người dân và doanh
nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin; nâng cao kiến thức về chuyên môn và kỹ năng
sử dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, rà soát và đánh giá tổng thể về công tác
đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý,
tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật cơ bản đảm bảo an toàn thông tin
cho trang thông tin điện tử. Nhờ đó, hệ thống thông tin quan trọng của huyện
đã được đầu tư, trang bị các giải pháp đảm bảo an toàn.
54
2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân huyện Triệu Phong
2.4.1. Ưu điểm
Trước đây, việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC đều được thông qua
bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của các sở, ban, ngành. Từ đây các hồ sơ
được chuyển tới lãnh đạo và tiếp tục được phân về các phòng, ban giải quyết
và chuyển lại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” để trả hồ sơ nên dễ dẫn tới
tình trạng chậm trễ trong việc thẩm định hồ sơ và giải quyết hồ sơ TTHC.
Trong quá trình giải quyết TTHC vẫn còn tình trạng các tổ chức, cá nhân và
doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần gây lãng phí thời gian, chi phí; một số cán
bộ công chức, viên chức còn hạn chế về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo
đức, kỹ năng, có biểu hiện gây khó khăn cho người dân trong quá trình giải
quyết các TTHC tại cơ quan, đơn vị. Khi các ứng dụng CNTT trong giải
quyết thủ tục hành chính được ứng dụng, những tồn tại hạn chế nói trên sẽ
được khắc phục, thời gian giải quyết được rút ngắn, công khai, minh bạch quy
trình giải quyết TTHC, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, giảm thiểu
phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp cán bộ, công chức một cửa quản lý hồ sơ
một cách chặt chẽ, tránh thất lạc, luân chuyển hồ sơ nhanh chóng, chính xác,
biết được hồ sơ đến hạn hay trễ hạn để nhắc nhở hay phối hợp giải quyết kịp
thời. Đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo sở, ban, ngành có đầy đủ thông
tin về tình hình tiếp nhận và giải quyết TTHC của từng ngành, lĩnh vực, thậm
chí là từng cán bộ, công chức để chỉ đạo, giải quyết kịp thời nhu cầu giao dịch
TTHC của người dân.
Các kết quả thống kê về tỉ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn, trễ hạn và tỉ lệ
hài lòng của người dân, doanh nghiệp là cơ sở khách quan trong việc đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức giải quyết TTHC để khen
55
thưởng, động viên kịp thời hay xem xét xử lý, kỷ luật đúng người, đúng việc.
Đây là một mắt xích quan trọng, phản ánh đúng thực chất chất lượng phục vụ
của cơ quan nhà nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính
qua các phần mềm quản lý văn bản, tiếp nhận và trả kết quả, email công vụ,
dịch vụ công trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến cơ
bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính với công dân và tổ chức đến giao
dịch. Cơ chế một cửa, “một cửa liên thông”, tiếp tục triển khai có hiệu quả,
tạo sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, phường, xã trên địa bàn
huyện Triệu Phong trong giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc
cho người dân nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao kỹ năng hành chính, tinh
thần thái độ phục vụ của đội ngũ công chức hành chính.
2.4.2. Hạn chế
Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:
Các hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin triển khai trong nội bộ cơ
quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ yếu được cài đặt riêng rẽ, thiếu kết nối
trên diện rộng, dữ liệu ít được đồng bộ với nhau, chưa được khai thác hết tính
năng thiết kế. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, gây lãng phí. Bên
cạnh đó, nhiều cơ quan chưa quan tâm, chưa hợp tác trong việc xây dựng cơ
sở dữ liệu để chia sẻ, liên kết với các cơ quan liên quan, hoặc dùng chung trên
cơ sở dữ liệu. Đây là một rào cản trong việc nâng cao hiệu quả của ứng dụng
CNTT trong giải quyết TTHC trên địa bàn huyện Triệu Phong.
Về nguồn nhân lực trong ứng dụng công nghệ thông tin:
Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của CBCNV và người dân trên địa
bàn huyện Triệu Phong đã được cải thiện trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn
còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp, tiếp nhận các dịch vụ của các
cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT; một bộ phận CBCNV chưa có
56
thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù,
chuyên ngành, chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin. Cùng với đó, nhiều
cán bộ lãnh đạo chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, thiếu quyết liệt, chưa gương
mẫu trong ứng dụng CNTT. Đây đang được coi là một rào cản rất lớn cản trở
việc ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, còn nhiều thủ trưởng cơ quan chưa thực
sự chú trọng đến việc tăng cường đội ngũ chuyên trách về CNTT và an toàn
thông tin. Chính điều này, các cơ quan chưa có đủ cán bộ chuyên trách CNTT
để đáp ứng yêu cầu công việc, cũng như bị động trước những nguy cơ mất an
toàn thông tin.
Về dịch vụ công trực tuyến:
Dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp, tuy nhiên còn hạn chế, chưa
hiệu quả; mức đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giai_quyet_thu_t.pdf