Luận án Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 6

1.1. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án 6

1.2. Khái quát về người Mông và địa bàn nghiên cứu 23

Chương 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM

CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI 34

2.1. Quá trình du nhập, phát triển và nguyên nhân của Công giáo

trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai 34

2.2. Một số đặc điểm Công giáo trong cộng đồng người Mông ở

Lào Cai 52

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO

TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY 64

3.1. Thực trạng Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

hiện nay 64

3.2. Ảnh hưởng của Công giáo đối với tín ngưỡng, phong tục tập

quán và một số lĩnh vực của đời sống xã hội 95

Chương 4: VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG CÔNG GIÁO TRONG

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP,

KHUYẾN NGHỊ 117

4.1. Vấn đề đặt ra từ thực trạng Công giáo trong cộng đồng người

Mông ở Lào Cai 117

4.2. Dự báo xu hướng Công giáo trong cộng đồng người Mông ở

Lào Cai trong thời gian tới 125

4.3. Một số giải pháp và khuyến nghị 139

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC

pdf219 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra hủ hóa, trộm cắp, ly hôn, tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Như trên đã nói, do những nguyên nhân về lịch sử, xã hội và dân trí thấp, nên người Mông theo Công giáo có thể không hiểu sâu về những nội dung thần học Công giáo. Song, không vì thế mà đánh giá niềm tin tôn giáo thấp mà trái lại, họ có niềm tin tôn giáo rất sâu sắc, vì niềm tin tôn giáo có phần độc lập với việc am hiểu tri thức tôn giáo. - Về thực hành các bí tích. Người Công giáo phải thực hiện 6 phép bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Giải tội, Hôn phối và Xức dầu thánh. Khảo sát thực tế của tác giả luận án cho thấy, tín đồ người Mông ở Lào Cai rất coi trọng các bí tích. Họ tuân giữ đầy đủ và sốt sắng thực hiện nghiêm túc các phép bí tích theo giáo luật. Đối với những người mới nhập đạo (tân tòng), sau khi học xong giáo lý cơ bản, đủ các điều kiện cần thiết thì được nhận đồng thời ba phép bí tích: Rửa tội (Thánh tẩy), Thêm sức và Thánh thể trong cùng một thánh lễ. Việc thực hiện các bí tích này thường tổ chức vào chủ nhật với sự tham dự của đông đảo giáo dân sở tại, 90 có khi được tổ chức vào dịp thánh lễ với nghi thức trang trọng tại nhà thờ xứ hoặc nhà thờ họ đạo. Theo giáo luật, bí tích Thêm sức phải do chức giám mục thực hiện, nhưng thực tế trong vùng Công giáo người Mông ở Lào Cai thường do các linh mục được giám mục ủy quyền thực hiện. Từ năm 2006 đến nay, việc cử hành các bí tích khai tâm (Rửa tội, Thánh thể, Thêm sức) tại hai giáo họ Lao Chải và Hầu Thào được tổ chức tương đối thường xuyên. Ở các giáo điểm, do không có nhà thờ, nhà nguyện nên không thể thực hiện các bí tích. Tân tòng ở đó phải đến nơi có nhà thờ để thực hành nghi lễ. Nhiều cuộc lễ Rửa tội cho tân tòng, nhất là Lễ thêm sức thực sự trở thành một ngày hội của người Mông Công giáo. Sau buổi lễ, giáo hội thường tổ chức cho giáo dân tham dự một bữa cơm cộng cảm đông vui, thu hút được hầu hết tín đồ tham gia một cách phấn khởi. - Thực hành bí tích xưng tội, chịu lễ. Theo quy định của Giáo hội, tín đồ Công giáo mỗi năm xưng tội ít nhất một lần. Tùy theo thực tế, có người xưng tội nhiều lần trong năm. Trước khi đứa trẻ được nhận bí tích Thêm sức, cha mẹ phải xưng tội trước Chúa. Đây được xem như một điều kiện bắt buộc đối với tín đồ. Người Mông vốn có tâm lý khép kín, có phần tự ti, nên khi mắc tội lỗi, họ thường âm thầm suy tư, ít dãi bày với người khác. Qua xưng tội, họ cảm thấy được trút bỏ tâm lý lo lắng vì vi phạm những điều răn của Chúa và Giáo hội, từ đó cố gắng làm nhiều điều tốt lành, vì tha nhân, sống đoàn kết, hòa thuận, nhân ái, tránh xa cái xấu cái ác. Điều này ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, lối sống của người dân có đạo, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Nghiên cứu thực tế cho thấy, người Mông theo Công giáo tuân thủ khá đầy đủ các quy định của giáo hội về việc xưng tội, chịu lễ. Nhiều người không chỉ xưng tội, chịu lễ mỗi năm một lần mà mỗi năm xưng tội, chịu lễ nhiều lần, thậm chí mỗi tháng hay mỗi tuần một lần. * Thực hành nghi lễ cộng đồng Sinh hoạt tôn giáo chung trong cộng đồng là hoạt động tôn giáo phổ biến của các tôn giáo, riêng đối với Công giáo, giáo hội đặc biệt quan tâm, coi trọng sinh hoạt tôn giáo chung, tập thể mang tính cộng đồng. Thậm chí, giáo luật còn nâng sinh hoạt tôn giáo cộng đồng lên thành “Thánh lễ”, gồm có thánh lễ ngày chủ nhật lễ buộc, lễ trọng hay lễ trầu lượt, lễ thánh quan thầy xứ đạo, họ đạo. - Việc tham dự lễ chủ nhật tại nhà thờ. Chủ nhật là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Công giáo. Các chủ nhật mùa Vọng, mùa Chay, mùa Phục sinh lại càng 91 thiêng liêng hơn. Theo giáo luật, giáo dân phải dành chủ nhật để đi lễ nhà thờ. Tuy nhiên, số người Mông theo Công giáo ít đến nhà thờ làm lễ vào chủ nhật chiếm tỷ lệ không nhỏ. Những người chăm chỉ đi lễ và chịu Mình Thánh Chúa thường xuyên không nhiều. Tín đồ ở xa nhà thờ hoặc già yếu có khi chỉ đi lễ và chịu Mình Thánh một lần trong năm. Thậm chí, không ít thanh niên chểnh mảng việc đi lễ. Quan sát buổi lễ chủ nhật ở các giáo họ ở Lao Chải và Hầu Thào (Sa Pa), giáo điểm Ta Náng (Nậm Xé, Văn Bàn) thấy nhiều tín đồ không đến nhà thờ, nhà nguyện hay cơ sở thờ tự để làm lễ. Có những thanh niên đến nhưng không vào bên trong nhà thờ mà ngồi ở bên ngoài, không đọc Kinh cầu nguyện. Ngoài ra, việc sinh hoạt tôn giáo của người Mông còn tùy thuộc vào thời vụ sản xuất. Vào mùa cấy gặt, nhiều tín đồ không đi lễ nhà thờ. Các lễ chủ nhật vào thời điểm này, nhà thờ thường vắng vẻ, rất ít giáo dân đến tham dự. Khi việc ruộng nương xong, họ có thời gian đến nhà thờ vừa đi lễ, vừa đi chơi, vừa giao lưu đồng đạo. Số người tham dự sinh hoạt tôn giáo mới được đông đủ hơn. - Về tham dự lễ buộc, lễ trọng. Để đánh giá về mức độ thể hiện niềm tin tôn giáo của giáo dân cần xem việc họ tham dự và thực hành các nghi lễ vào các ngày lễ trong năm, nhất là các Lễ buộc, lễ trọng (Lễ Giáng sinh, Lễ phục sinh, Lễ Chúa Giêsu lên trời, Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống, Lễ Đức mẹ Maria hồn xác lên trời, lễ các thánh, lễ ngày Chúa nhật). Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai tham dự các lễ buộc khá đều đặn. Vào các ngày lễ này, tín đồ đến dự lễ ở các nhà thờ, nhà nguyện hoặc những cơ sở thờ tự của cộng đồng. Thường thì vào các chủ nhật ở những nơi đông giáo dân đều có linh mục đến làm lễ. Những điểm xa trung tâm, việc tổ chức sinh hoạt và làm lễ do Ban hành giáo ở đó đảm nhiệm. Tín đồ dự lễ trung bình các nơi khoảng 70-80% số người theo đạo. Tín đồ luôn thể hiện lòng tôn kính Đức Chúa và vâng phục linh mục, thực hành các nghi lễ một cách nghiêm túc. Trong các buổi lễ trọng, tại nhà thờ xứ Sa Pa thường có một em người Kinh và một em người Mông được giao nhiệm vụ đọc Kinh thánh vào ngày thứ bảy và Chủ nhật hằng tuần. Ở các giáo họ, giáo điểm cũng vậy. Một em sẽ đọc Kinh thánh bằng tiếng phổ thông, linh mục giảng nghĩa, sau đó thừa tác viên người bản địa dịch đoạn Kinh ấy ra tiếng Mông (bởi trong cộng đoàn có những tín đồ biết rất ít tiếng phổ thông). Việc đọc Kinh Thánh có yêu cầu rất cao, người đọc phải có cung giọng dành riêng cho từng mùa phụng vụ. Mùa vui, mùa mừng cho quanh năm; mùa thương cho mùa chay Thánh... Qua nghiên cứu của chúng tôi, cung giọng đọc của 92 người Mông cao hơn người Kinh ở miền xuôi. Sở dĩ như thế là do ngôn ngữ của người Mông ở Lào Cai thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, nằm trong ngữ hệ Nam Á. Đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ Mông là hệ thống phụ âm đầu phong phú, nhưng lại nghèo về nguyên âm. Ngôn ngữ Mông là ngôn ngữ đa thanh (7 hoặc 8 thanh). Một câu nói bao gồm nhiều tiếng có nhiều dấu giọng khác nhau. “Mặt khác trong một tiếng của ngôn ngữ Hmông có khuynh hướng nhấn mạnh ở tiếng đầu âm tiết nhưng ngay trong tiếng sau lại được phát âm rất nhẹ” [134, tr.92]. Cung giọng đọc Kinh Thánh của người Mông cao hơn người Kinh và các tộc người khác là vì thế. Từ khi các giáo sỹ thừa sai truyền giáo vào vùng người Mông ở Sa Pa, họ đã dịch Kinh Thánh sang tiếng Mông để thuận lợi cho việc truyền giảng Phúc âm. Những sách Kinh đầu tiên được dịch qua tiếng Mông La tinh về cơ bản chuyển tải được các ý, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót, thậm chí có chỗ dịch không chuẩn nghĩa. Hiện nay, Kinh sách được dịch sang tiếng Mông Latin, dễ đọc, dễ viết hơn (đạo Tin lành cũng sử dụng ngôn ngữ này). Nhờ có sách dịch, tín đồ Công giáo người Mông đã nắm bắt được những tín điều trong Kinh thánh; củng cố đức tin và sùng kính Thiên Chúa, Đức Maria, và các Thánh tông đồ. Các ngày lễ trọng giáo dân từ các xã Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Bản Phùng, Sa Pả, Tả Giảng Phìn thường đi lễ tại nhà thờ xứ ở thị trấn Sa Pa. Tại các nhà thờ, nhà nguyện của giáo họ như Hầu Thào, Lao Chải, tín đồ chăm chỉ đi lễ vào các chủ nhật. Ngày thường, cũng có một số người đến để cầu nguyện nhưng không nhiều, chỉ khoảng một vài chục người mỗi ngày. Những nơi khác như giáo điểm Ta Náng (Nậm Xé, Văn Bàn) hoặc giáo điểm Phìn Hồ Thầu (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai) do xa nhà thờ xứ nên giáo dân làm lễ tại một điểm tập trung (nhà của một tín đồ được sử dụng làm cơ sở thờ tự), cũng có khi đến điểm sinh hoạt cùng với nhóm tín đồ Công giáo là người Kinh ở địa bàn lân cận để sinh hoạt. - Lễ kỷ niệm Thánh quan thày giáo xứ. Ở miền xuôi, lễ Thánh quan thày có từ lâu. Ở các làng Công giáo, nghi lễ này được tổ chức như một ngày “hội làng” vừa mang ý nghĩa tôn giáo, vừa mang ý nghĩa ngày hội của giáo dân, cũng là một sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Lễ kỷ niệm Thánh quan thày giáo xứ là lễ hội lớn, có cả phần lễ lẫn phần hội, thiêng liêng và trang trọng, được tổ chức trong khuôn viên của các nhà thờ xứ hoặc nhà thờ họ đạo. 93 Thánh quan thày của giáo xứ Sa Pa là Đức mẹ Mân côi, Lễ kỷ niệm Thánh quan thày được tổ chức trọng thể vào ngày mùng 7 tháng 10 hằng năm. Các giáo họ nơi khác đều chọn một vị Thánh quan thày làm bổn mệnh cho cộng đồng giáo hữu. Việc tổ chức lễ kỷ niệm Thánh quan thày ở các giáo họ thường đơn giản hơn ở giáo xứ, chỉ có linh mục đến làm lễ tại nhà thờ hay nhà nguyện, sau đó giáo dân cùng nhau ăn cơm. Nguyên nhân là do giáo dân ít, kinh phí hạn hẹp, khuôn viên nhà thờ nhỏ khó thực hiện việc rước kiệu hoa và tổ chức các trò vui chơi. Dù tổ chức lớn hay nhỏ, long trọng hay giản đơn, ngày kỷ niệm Thánh quan thày ở mỗi giáo xứ, giáo họ thực sự là một ngày lễ lớn trong năm đối với người Mông theo Công giáo. Tín đồ tổ chức lễ kỷ niệm Thánh quan thày nhằm tôn vinh thánh bản mệnh, cầu mong Chúa ban điều tốt lành cho cộng đoàn tín hữu. Lễ hội kỷ niệm Thánh quan thày góp phần xây dựng và củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa các tín đồ trong họ đạo, xứ đạo. Đây còn là dịp sinh hoạt tập thể nhằm giáo dục lối sống đạo và đẩy mạnh công cuộc truyền bá đức tin. - Lễ Lá: đây là lễ kỷ niệm Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem được dân chúng lấy lá rải lên đường đón tiếp. Tùy thuộc vào mùa Chay, nghi lễ này được tổ chức vào chủ nhật trước lễ Phục sinh một tuần. Trước đây, giáo dân người Mông ở các giáo họ phải lên nhà thờ xứ Sa Pa dự lễ, khi về họ mang lá dừa được linh mục làm phép về đặt ở bàn thờ Chúa hoặc cài trên vách nhà mình, đến Lễ Lá năm sau đem đốt lá cũ đi và thay lá mới. Hiện nay, tại các giáo họ có nhà thờ, linh mục đến tận nơi để làm lễ. Những lá dừa sau khi làm phép trở thành vật linh thiêng, được tín đồ cất giữ cẩn trọng trong gia đình. - Lễ Tro: nghi lễ này được tổ chức vào ngày đầu Mùa chay của Công giáo. Ở Lào Cai, Lễ Tro được tổ chức tại nhà thờ xứ hoặc nhà thờ họ, linh mục đến làm lễ rồi đốt lá lấy tro. Sau đó lấy từng chút rắc lên đầu các tín đồ dự lễ (gọi là xức tro) với cử chỉ rất huyền bí. Lễ Tro diễn ra vào đầu Mùa Chay để tín đồ chuẩn bị tâm thế của một hành trình phải thực hiện trong thời gian suốt Mùa Chay. Tại các giáo họ, giáo dân tham dự Lễ Tro rất đông đủ. Họ chờ đợi được linh mục làm phép Tro với mong muốn được Chúa ban cho một năm an lành, hạnh phúc, thuận lợi. Đây là một khát vọng lớn của đồng bào có đạo. Bởi vì, cuộc sống mưu sinh của người Mông còn nhiều khó khăn, khi đói nghèo, bệnh tật và rủi ro vẫn luôn là mối đe dọa thì sự che chở, cứu rỗi của Chúa luôn là niềm tin lớn lao nhất trong tâm khảm của đồng bào, cho dù niềm tin ấy là hư ảo, là không thể kiểm chứng. 94 - Lễ Chầu lượt: là việc các giáo xứ, theo phiên chầu Mình Thánh Chúa thay mặt Giáo phận. Nội dung cốt lõi của lễ Chầu lượt là tất cả giáo xứ thay mặt giáo phận chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày được chỉ định. Chầu Mình Thánh Chúa có thể được tổ chức chung cho từng hội đoàn hoặc giáo họ phụ thuộc giáo xứ, nhưng cũng dành thời gian cho cá nhân đến cầu nguyện. Chầu lượt là một hình thức tôn thờ Chúa Giêsu trong Thánh Thể, mục đích không phải là một cuộc trình diễn văn nghệ hay văn hóa. Tuy nhiên, trong lễ này có thể có những tiết mục văn hóa, văn nghệ của dân tộc nhằm xây dựng tình người và tôn vinh Chúa. Với vùng Công giáo người Kinh ở vùng đồng bằng Bắc bộ, lễ Chầu lượt chỉ tổ chức ở cấp giáo xứ. Nhưng với người Mông theo Công giáo ở Lào Cai, tuần Chầu lượt không chỉ tổ chức ở các giáo xứ, giáo họ mà còn ở các giáo điểm. Ở giáo xứ Sa Pa, vào ngày chầu lượt, giáo dân người Mông từ các nơi về nhà thờ xứ để dự thánh lễ và hiệp nguyện. Xứ đạo tổ chức chầu lượt cho nhà xứ Sa Pa vào một ngày ấn định trong tháng 5. Các giáo họ khác cũng thực hiện lễ Chầu lượt vào tháng 5 nhưng bố trí vào ngày khác, vì như thế linh mục mới đến làm lễ được. Trong dịp năm mới hoặc các ngày lễ khác, tín đồ người Mông ở các thôn bản cũng đến nhà thờ họ đạo để làm lễ. Chăm chỉ việc đạo chủ yếu là phụ nữ, người trung niên và cao niên. Nam thanh niên ít tham gia hơn, có người đi nhà thờ nhưng không chú tâm việc lễ mà để gặp gỡ bạn bè, hoặc vì bổn phận là người Công giáo. Một số thanh niên đi lễ nhà thờ xứ ở Sa Pa hay thành phố Lào Cai chủ yếu để đi chơi, tranh thủ mua sắm hoặc hẹn hò tìm hiểu nhau. - Lễ Múa hát dâng hoa. Tại các giáo xứ, giáo họ ở miền Bắc và miền Trung, từ lâu đã có hội hát dâng hoa vào tháng 5 (tháng hoa) và chỉ có các em nữ tham gia. Nhưng riêng giáo xứ Sa Pa, lễ Múa hát dâng hoa được tổ chức vào tháng 5 và tháng 10 hằng năm, có cả nam lẫn nữ. Các nhà thờ giáo họ Hầu Thào, Lao Chải đều có đội múa hát dâng hoa gồm cả nam lẫn nữ, tuổi từ 10 đến 18. Đạo cụ phục vụ múa hát dâng hoa gồm quạt giấy, trống chầu và kiệu hoa. Múa hát dâng hoa thường được tổ chức vào tối thứ bảy và chủ nhật trong tháng hoa. Lời bài hát, giai điệu múa hát dâng hoa ở giáo xứ Sa Pa chủ yếu được lấy từ thánh ca. Khi múa hát, đội hình được sắp xếp theo các biểu tượng: Thánh giá (tôn vinh Chúa Giêsu - Đấng cứu chuộc); hình Mặt trăng, hình ngôi sao (Đức mẹ Maria là mặt Trăng, là ngôi sao biển); hình mỏ neo (Đức mẹ Maria là niềm trông cậy); hình chữ A và chữ M (chữ cái đầu của từ Ave Maria-kính mừng Maria). 95 Trang phục trong nghi lễ các con hoa ở người Kinh miền xuôi là màu trắng tinh khôi được thiết kế cầu kỳ đẹp mắt. Khi múa hát, các con hoa trông như các thiên thần. Nhưng ở giáo xứ Sa Pa, các con hoa người Mông vẫn mặc trang phục truyền thống của đồng bào. Họ hát thánh ca bằng tiếng phổ thông và tiếng Mông, tạo nên một nét văn hóa độc đáo của người Mông Công giáo ở nơi đây. Tóm lại, đời sống đạo của người Mông theo Công giáo ở Lào Cai những năm gần đây có sự thay đổi nhiều so với trước năm 1990. Cơ cấu tổ chức giáo xứ, giáo họ được phục hồi và hoàn thiện. Hội đồng giáo xứ, ban hành giáo họ phát huy được vai trò quản lý tín đồ và thực hiện các nhiệm vụ của xứ đạo, họ đạo. Niềm tin tôn giáo ngày càng được củng cố; tín đồ am hiểu giáo lý, giáo luật hơn; các ngày lễ trọng tổ chức tại xứ đạo, họ đạo sôi nổi, phong phú thu hút đông đảo tín đồ tham gia. Chính vì thế mà có những nơi, tín đồ Công giáo từng nhạt đạo, bỏ đạo nay quay trở lại sinh hoạt, như trường hợp họ đạo thôn Phìn Hồ Thầu (thành phố Lào Cai). Có tín đồ trước đây theo đạo Tin lành nay thấy Công giáo tổ chức chặt chẽ, lễ nghi bài bản, có nơi thờ tự, có linh mục coi sóc nên chuyển sang theo Công giáo. Những ngày lễ trọng hay lễ thường, giáo dân từ người già đến trẻ em đều rất sốt sắng, nhiệt tình. Họ đến với buổi lễ vừa để tỏ lòng tôn kính Chúa, cầu nguyện Chúa ban phép lành, vừa được giải tỏa tâm lý trước những âu lo của cuộc sống. Điều đó lý giải tại sao một cộng đồng nhỏ bé, số lượng tín đồ không đông so với dân số mà vẫn tồn tại và phát triển ngay cả khi khó khăn nhất. 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG, PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 3.2.1. Ảnh hưởng của Công giáo đối với tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống 3.2.1.1. Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Người Mông theo tín ngưỡng truyền thống có tâm thức tôn giáo thờ nhiều vị thần linh, trong đó quan trọng nhất thờ cúng ma tổ tiên - một phong tục cổ truyền, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào. Trước Công đồng Vatican II (1962-1965), người Công giáo ở Việt Nam phải từ bỏ thờ cúng tổ tiên. Đây là điểm khó khăn nhất khi người Mông muốn tiếp nhận Công giáo. Họ có thể không thờ các ma khác, nhưng nếu không thờ cúng tổ tiên thì luôn cảm thấy có lỗi với người đã khuất. 96 Bởi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên “là thờ cúng ông bà và những người đồng tộc đã chết (...) và tin rằng tổ tiên sẽ che chở cho con cháu đang sống” [153, tr.132]. Trong suy nghĩ của người Mông, người sống với người chết vẫn còn có sự liên hệ gần gũi với nhau; thế hệ hôm nay phải biết ơn, tưởng nhớ thế hệ hôm qua Khi trong gia đình có việc lớn, nhất thiết phải “thông báo” và “xin phép” tổ tiên. Việc con cháu làm giỗ hay làm ma khô vừa thể hiện lòng hiếu kính với người đã khuất đồng thời cũng là dịp để con cái, anh em hội tụ quây quần bên nhau, yêu thương và đùm bọc nhau. Người Mông tin rằng, ma tổ tiên là ma lành luôn phù hộ cho con cháu, nhưng nếu không thờ cúng cẩn thận, chu đáo, để tổ tiên phật ý có thể bị bắt phạt, làm cho con cháu ốm đau, làm ăn thất bát, gặp nhiều rủi ro. Vậy mà với những người Mông theo Công giáo phải chấp nhận bỏ thờ cúng tổ tiên để thờ Chúa. Đây là một quyết dịnh khó khăn, một nỗi trăn trở, lo lắng của đồng bào. Cho nên có người dù theo Công giáo đã lâu nhưng vẫn thờ cúng tổ tiên vào các ngày giỗ tết. Hiện nay, giáo hội Công giáo cho phép tín đồ lập bàn thờ tổ tiên. Chủ trương đó đáp ứng tâm lý giáo dân, bởi với họ, thờ cúng tổ tiên còn rất sâu đậm. Đồng thời, chủ trương đó cũng nằm trong chiến lược “hội nhập văn hóa” của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Thực tế ở Lào Cai cho thấy, một số gia đình người Mông theo Công giáo lập bàn thờ gia tiên đặt dưới bàn thờ Chúa. Vào các dịp lễ tết, họ làm mâm cỗ cúng tổ tiên theo tập quán cổ truyền. Rõ ràng, Công giáo đã có sự điều chỉnh để thích ứng với văn hóa bản địa. Tuy nhiên, theo điều tra xã hội học của tác giả luận án, phần lớn các gia đình người Mông Công giáo không lập bàn thờ tổ tiên. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: (i) họ bỏ thờ cúng tổ tiên từ lâu, giờ không quay trở lại được, vì nghĩ rằng có cúng ma tổ tiên cũng không về nữa; (ii) không biết các bài cúng, cách thức làm cúng; (iii) thế hệ trước không thờ, thế hệ sau cũng vậy; (iv) theo Công giáo rồi chỉ thờ phụng Chúa mà thôi. Dẫu vậy, nhưng khi nhắc đến tổ tiên, họ vẫn một lòng thành kính, ngưỡng vọng và tin rằng ở thế giới bên kia, tổ tiên vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc sống của đồng bào. 3.2.1.2. Đối với với tín ngưỡng Shaman giáo và thờ cúng các thần/ma Shaman là một trong những hình thức tôn giáo phổ biến và sâu đậm nhất trong cộng đồng người Mông truyền thống. “Shaman giáo là hình thức tôn giáo chuyên biệt, có người chuyên nghiệp hành nghề tôn giáo gọi là thầy shaman - những người được xem là có khả năng phù phép đưa mình vào trạng thái hôn mê, 97 trực tiếp giao thiệp với các thần” [153, tr.330]. Người Mông gọi thầy shaman là chí nếnh/Txi nenh. Họ có ở khắp nơi, bản làng nào cũng có. Bản ít có vài ba chí nếnh, bản nhiều có hơn chục người. Theo tín ngưỡng truyền thống của người Mông, các chí nếnh có khả năng giao tiếp với “thế giới bên kia”. Họ “đi sang” được “thế giới bên kia” để tìm bắt, dụ dỗ các hồn của người ốm trở về. Ngoài ra, họ còn kiêm cả việc bói toán, tìm lại của cải cho những người bị mất, chủ trì các nghi lễ tín ngưỡng của cộng đồng. Không những thế, các chí nếnh còn hiểu lý lẽ, phong tục tập quán của người Mông. Họ có vai trò quan trọng trong xã hội truyền thống của người Mông. Trong thôn, bản nhà nào có công to việc lớn như dựng vợ, gả chồng, tang ma, làm nhà, cúng bái đều hỏi ý kiến chí nếnh. Trung bình trong một năm, mỗi gia đình mời chí nếnh đến vài ba lần để giải hạn, bắt ma, trừ tà, xem bói,v.v Bên cạnh đó, từ bao đời nay, người Mông thờ cúng rất nhiều thần/ma, nhất là những thần/ma lành. Đó là những vị hộ mệnh cho cuộc sống vốn nhiều bất trắc rủi ro của họ. Từ những việc lớn như sinh nở, cưới xin, tang ma, làm nhà đến công việc ruộng nương, gieo cấy, chăn nuôi đều cầu mong các ma/thần phù trợ, để được “phong đăng hòa cốc”, nhân khang vật thịnh, làm ăn may mắn. Mỗi dịp thôn bản tổ chức lễ hội Gầu Tào, Tết Cơm mới là khi người Mông hướng về tổ tiên cội nguồn, gìn giữ phong tục, trao truyền văn hóa và liên kết cộng đồng. Khi người Mông theo Công giáo, tất cả những điều trên không còn nữa. Theo Công giáo, tín đồ người Mông không còn thờ thần/ma nào ngoài thờ Chúa. Điều giới răn thứ nhất xác quyết: “Ngươi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa trên hết mọi sự”. Ở đây, xét về khía cạnh kinh tế thì có phần tiết kiệm, nhưng ở góc độ văn hóa thì rõ ràng văn hóa Công giáo dần chiếm vị trí của văn hóa dân tộc Mông. Thầy cúng, thầy Shaman mất đi vị trí trong cộng đồng. Thay vào đó, người giữ vai trò thực hiện nghi thức tâm linh là các linh mục, các thừa tác viên, ban hành giáo. Như vậy, có thể khẳng định, sự chuyển đổi niềm tin tôn giáo của một bộ phận đồng bào Mông là rất rõ nét và dứt khoát. Công giáo thay thế shaman giáo, linh mục thay thế chí nếnh trong cộng đồng giáo dân người Mông ở Lào Cai. 3.2.1.3. Ảnh hưởng đối với phong tục tập quán * Lễ thức trong sinh nở Sinh nở là một việc hệ trọng nên được đồng bào Mông rất quan tâm với nhiều nghi lễ chu đáo. Do điều kiện sinh sống ở vùng núi cao, hiểm trở, môi trường 98 tự nhiên khắc nghiệt cộng với nhiều hủ tục, điều kiện y tế còn hạn chế, nên việc sinh con và nuôi con gặp nhiều rủi ro, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết khá cao. Vì thế, trong truyền thống, người Mông, khi nhà nào có thai phụ, họ phải làm lễ cầu cúng các thần/ma, mong được phù hộ cho cuộc sinh nở “mẹ tròn con vuông”. Từ lúc mang thai đến khi sinh con, phụ nữ phải kiêng kị nhiều thứ để tránh sự trừng phạt của các thần/“ma”. Gần đến ngày sinh, người Mông mời thầy cúng đến “làm lý” xua đuổi ma nguyệt thực, theo quan niệm của đồng bào, ma này hay bắt trẻ con. Sau khi sinh được 3 ngày, gia đình tổ chức làm lễ nhập hồn và lễ đặt tên cho đứa trẻ. Nghi lễ này vừa để cầu khấn tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ mau khôn lớn vừa để thông báo mọi người trong dòng họ, thôn bản về một thành viên mới trong gia đình. Đứa trẻ tròn một tuổi, cha mẹ làm lễ mừng tuổi cho con. Những đứa trẻ hay ốm đau, phải nhận bố (mẹ) nuôi vì người Mông quan niệm, có bố (mẹ) nuôi, con họ được nương tựa để khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chóng lớn. Người Mông theo Công giáo không còn làm những lễ thức truyền thống nêu trên. Trong thời gian mang thai, phần lớn họ nhờ y tá thôn bản thăm khám và tư vấn sức khỏe sinh sản. Đến ngày sinh, họ đến cơ sở y tế thay cho việc tìm bà đỡ dân gian và thầy cúng đến làm lễ như trước đây. Do đó, sinh nở an toàn hơn. Việc chủ động tiếp cận với y học hiện đại đối với người Mông theo Công giáo là điều rất đáng khích lệ, góp phần giảm đi những hủ tục trong đời sống đồng bào; là một sự thay đổi mang tính tích cực trong cộng đồng người Mông Công giáo. Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai không tiến hành các nghi lễ cúng ma trong sinh nở. Nghi lễ đón chào đứa trẻ khi sinh ra được nâng lên thành bí tích Rửa tội, trong đó có việc đặt tên thánh cho đứa bé mới sinh. Người Mông Công giáo tin rằng, để có cuộc sống thánh thiện, con người được Chúa tạo ra để thờ phụng Ngài. Một đứa trẻ chào đời phải được lĩnh nhận bí tích Rửa tội, để được tha tội nguyên tổ và các tội khác và được Chúa sẽ ban sự sống siêu nhiên. Bí tích này rất huyền bí, thiêng liêng đối với những người được lĩnh nhận. Nếu như người Mông theo tín ngưỡng truyền thống phải làm lễ cúng cầu kỳ để đặt tên con thì người Mông Công giáo lại đưa con đến chức sắc làm lễ Rửa tội và sau đó đặt tên. Việc này thường được tiến hành sau khi đứa trẻ sinh được một tháng, vào chủ nhật đầu tiên trong tháng. Ở những nơi có nhà thờ và linh mục thì công việc trên do linh mục đảm nhiệm. Còn những nơi xa nhà thờ, không có linh mục thì do 99 các thừa tác viên thực hiện. Thành phần buổi lễ gồm vị chủ sự, đứa trẻ, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (nếu có) và người đỡ đầu. Người đỡ đầu cho bé trai là một người đàn ông trong dòng họ, đỡ đầu cho bé gái là một phụ nữ. Người có trọng trách chứng nhân phải là những người có đức hạnh, hiền lành, vợ chồng song toàn, uy tín trong cộng đoàn. Họ sẽ là người cha, người mẹ đỡ đầu thiêng liêng của đứa trẻ kể từ đó. Nghi lễ được tiến hành đơn giản nhưng trang nghiêm, trước sự chứng kiến của cộng đồng. Trong lễ Rửa tội, đứa trẻ được nhận dấu chỉ của Thiên Chúa khi được tiếp nhận nước và thần khí trên trán; sau đó được nhận áo trắng và nến sáng tượng trưng cho sự thanh khiết và được ánh sáng Thiên Chúa soi đường. Trong lễ Rửa có đặt tên thánh cho người được rửa tội. Ngoài tên gọi hằng ngày do cha mẹ đặt thì từ đây, đứa trẻ có thêm một tên thánh (lấy theo tên một vị thánh nào đó). Con trai thường lấy tên thánh theo cha đẻ, con gái lấy tên thánh theo mẹ đẻ, chẳng hạn như ở giáo họ thôn Lồ Lao Chải và giáo họ thôn Lý Lao Chải (Sa Pa), nam giới thường lấy tên thánh là Micae, nữ giới lấy tên thánh là Teresa; ở giáo họ Hầu Thào (Sa Pa), nam giới lấy tên th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_giao_trong_cong_dong_nguoi_mong_o_lao_cai.pdf
Tài liệu liên quan