Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN.5

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ. 5

1.1.1. Khái niệm về CNTT [1]. 5

1.1.2. Khái niệm CNTT Y tế Bệnh viện[3]. 5

1.1.3. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin đối với Y tế Bệnh viện . 8

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN. . 14

1.2.1. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn của bệnh

viện. 14

1.2.2. Những lợi ích của công nghệ thông tin trông hoạt động Y tế của

Bệnh viện . 17

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ BỆNH VIỆN . 20

1.3.1. Về thực trạng . 20

1.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế Bệnh viện . 23

1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN. . 25

1.4.1. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh: . 25

1.4.2. Đánh giá kết quả ứng dụng CNTT thông qua chất lượng dịch vụ khám chữa

bệnh. 26

1.5. Tóm tắt chương I và nhiệm vụ chương II . 27

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Y TẾVÀ

ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BỆNH VIỆN ĐA

KHOA TỈNH HÒA BÌNH.28

2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH. 28

pdf187 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 6024 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 71 Ban Giám đốc và các phòng chức năng cần biết khai thác phần mềm, đòi hỏi các báo cáo in trên máy để hỗ trợ quyết định. Giao ban trên mạng là hình thức hiệu quả nhất giúp Ban giám đốc kiểm tra hiệu quả của phần mềm, là hình thức thúc đẩy nhân viên nhập liệu chính xác và kịp thời. Nhân viên quản trị hệ thống: Vai trò của quản trị hệ thống là cực kỳ quan trọng. Quản trị hệ thống là cầu nối giữa đơn vị triển khai và Ban giám đốc và là người nhận chuyển giao kỹ thuật từ đơn vị triển khai. * Phần mềm: Phần mềm quản lý bệnh viện, là loại phần mềm hết sức đặc thù. Phần mềm tốt phải đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chí Bộ Y tế đã ban hành theo Quyết định số 5573/QĐ – BYT về phần mềm quản lý Bệnh viện. Xác định nhu cầu ứng dụng CNTT từ Lãnh đạo Bệnh viện, Khoa/Phòng và nhân viên: Tổng hợp, phân tích và đánh ra nhu cầu của Lãnh đạo Bệnh viện, Khoa/Phòng về tiện ích của CNTT để phục vụ yêu cầu công việc và đáp ứng qui trình nghiệp vụ chuyên môn trong: khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú, thanh toán, dược, vật tư, báo cáo thống kê Triển khai: Việc triển khai lựa chọn mô hình ứng dụng CNTT phù hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình rất quan trọng. Với điều kiện nguồn vốn hạn chế cần phải xác định ưu tiên và tiến độ thực hiện các lựa chọn. Trong số đó ưu tiên rõ rệt nhất là việc xây dựng hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện, hệ thống mạng và hệ thống thiết bị CNTT. Đánh giá các kết quả nghiên cứu và điều chỉnh mô hình ứng dụng CNTT: - Đánh giá các kết quả nghiên cứu đạt được về các mô hình ứng dụng CNTT thành công và so sánh với mục tiêu đề ra. Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 72 - Điều chỉnh kịp thời các nghiên cứu nếu không phù hợp với mục tiêu đề ra. Việc đánh giá đóng vai trò quan trọng để đảm bảo đạt được kết quả mong muốn. Thông qua việc đánh giá có thể xác định được nhu cầu điều chỉnh hệ thống. Việc đánh giá sẽ hướng tới:  Đánh giá tác động của công tác quản lý Bệnh viện.  Đánh giá hoạt động của nhân viên Bệnh viện.  Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh. 3.3.1.4. Dự kiến kế hoạch triển khai thực hiện * Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 1 Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 1 [Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp] Công việc đầu tiên cần thực hiện là đưa dự án đến ban chỉ đạo CNTT để họ chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng tham gia. Tiếp đó là công việc lập kế hoạch nghiên cứu về các mô hình ứng dụng CNTT. Công việc thứ hai là nghiên cứu và nghiên cứu lại (nếu có yêu cầu của các bộ phận đánh giá kết quả nghiên cứu) mô hình ứng dụng CNTT. Triển khai Đánh giá các kết quả nghiên cứu và điều chỉnh Xác định nhu cầu từ phía Lãnh đạo Bệnh viện, Khoa/Phòng và nhân viên Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình ứng dụng CNTT Qui hoạch nghiên cứu phát triển mô hình ứng dụng Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 73 Công việc thứ ba được tiến hành song song với công việc thứ hai là xác định nhu cầu về yêu cầu mô hình ứng dụng CNTT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, áp dụng các yếu tố nào là phù hợp. Công việc thứ tư, công việc triển khai nghiên cứu các mô hình CNTT trong hạt động Y tế tại các Bệnh viện. Công việc cuối cùng là đánh giá kết quả đạt được để có phương án cho giai đoạn tiếp theo. Nếu kết quả không cần điều chỉnh bất cứ kế hoạch nào thì quay lại nội dung hai. Sơ đồ thực hiện theo qui trình chỉ mang tính khái quát, còn trong thực tế qui trình mang tính mở, các công việc thực hiện một cách linh hoạt, cập nhật theo tình hình biến động của thị trường và điều kiện thực tế, tránh dập khuôn thì hoạt động mới hiệu quả. Có thể tạm biểu diễn lịch trình các công việc theo sơ đồ dưới đây: Bảng 3.1: Quy trình công việc theo các nội dung Tháng thực hiện Các nội dung 1 2 3 4 5 6 1. Qui hoạch nghiên cứu phát triển mô hình ứng dụng CNTT 2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình ứng dụng CNTT 3. Xác định nhu cầu từ phía Lãnh đạo bệnh viện, Khoa/Phòng và nhân viên 4. Triển khai 5. Đánh giá các kết quả nghiên cứu và điều chỉnh [Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp] Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 74 3.3.1.5. Dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp [phụ lục 7] Qua khảo sát thị trường, so sánh giá cả của các bảng báo giá từ các nhà cung cấp phần mềm quản lý Bệnh viện hiện nay, tham khảo các Bệnh viện bạn đã ứng dụng thành công dự báo kinh phí cho giải pháp: Tổng kinh phí dự kiến: 3 tỷ 150 triệu đồng Bảng 3.2: Tóm tắt dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 1 (đơn vị: triệu VNĐ) 1. Qui hoạch phát triển dự án 200 2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 400 3. Xác định nhu cầu từ phí Lãnh đạo bệnh viện, Khoa/Phòng và nhân viên 50 4. Triển khai 2000 5. Đánh giá các kết quả nghiên cứu và điều chỉnh 500 Tổng kinh phí 3150 [Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp] Thời gian thực hiện giải pháp: 24 tuần lễ (06 tháng). Nguồn kinh phí: - Nguồn trái phiếu chính phủ - Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí của Bênh viện - Nguồn khác (các tổ chức nước ngoài ) - Nguồn phát triển khoa học kỹ thuật Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 75 3.3.1.6. Dự kiến lợi ích của giải pháp 1 * Sơ đồ dự kiến lợi ích Lợi ích cho bệnh nhân và gia đình: - Giảm thời gian chờ đợi về thủ tục hành chính của bệnh nhân mỗi khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện. - Bệnh nhân được nhận dịch vụ khám và điều trị an toàn nhờ hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. - Hóa đơn tài chính thanh toán trong khám chữa bệnh minh bạch. - Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống mạng, sắp xếp theo Lợi ích của giải pháp 1 Lợi ích cho bệnh nhân và gia đình - Giảm thời gian chờ đợi - Hóa đơn tài chính minh bạch Lợi ích cho xã hội và Nhà nước trong: - Chất lượng dịch vụ Y tế được nâng cao Hiệu quả của Bệnh viện và ngành Y tế trong: - Công tác quản lý - Chống tiêu cực - Thống kê báo cáo Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 76 mã số bệnh nhân. Mỗi lần đến tái khám tất cả dữ liệu bệnh nhân được thể hiện đầy đủ, giúp quá trình theo dõi khám và điều trị tại bệnh viện đối với bệnh nhân có bệnh mãn tính. Lợi ích cho xã hội và Nhà nước: - Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh. Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạo hóa của đất nước. Hiệu quả của Bệnh viện và ngành Y tế: - Giám sát hoạt động Bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo thời gian thực. Không cần chờ báo cáo cấp dưới. Dữ liệu được lưu dưới dạng số hóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của Giám đốc, dễ dàng thống kê, số liệu báo cáo tuyệt đối chính xác. - Chống tiêu cực trong Bệnh viện: các thông tin tài chính và thuốc men được nhập liệu chính xác và quản lý theo qui trình, loại bỏ hoàn toàn các gian lận trong Bệnh viện. - Báo cáo lên cấp trên (Bộ Y tế, Sở Y tế, Bảo hiểm Y tê): các số liệu chuyên môn được thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng internet có thể giúp nhà quản lý Y tế như Bộ Y tế, Sở Y tế có ngay số liệu phục vụ quản lý công đồng và quản lý dịch bệnh. 3.3.1.7. Điều kiện triển khai giải pháp và khuyến nghị a. Điều kiện triển khai giải pháp: - Có sự đoàn kết, nhất quán của tập thể Lãnh đạo, cán bộ nhân viên bệnh viện trong công tác ứng dụng CNTT. - Đảm bảo về tài chính để thực hiện triển khai thực hiện. - Cán bộ nhân viên bệnh viện đáp ứng được sự vận hành cho phần mềm Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 77 quản lý Bệnh viện như : sử dụng thành thạo thao tác cơ bản của máy tính, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bệnh viện bằng mạng máy tính. b. Khuyến nghị : * Đối Lãnh đạo Bệnh viện: - Xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNTT trong bệnh viện giai đoạn 2012 – 2015 và giai đoạn tiếp theo, làm cơ sở để triển khai thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất và đúng định hướng. - Chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT tại bệnh viện. 3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình từ năm 2013 – 2015 và giai đoạn tiếp theo. 3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp đến năm 2015 - Xây dựng đường truyền tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống trao đổi thông tin thông suốt trong nội bộ Bệnh viện và Bệnh viện với Bộ Y tế, 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa Bệnh viện với các Khoa, Phòng, Sở Y tế và Bộ Y tế được thực hiện dưới dạng điện tử. - Xây dựng dữ liệu chuyên môn điện tử, đến năm 2015, 100% dữ liệu chuyên môn được điện tử hóa phục vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện. - Đến 2015, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Y tế (Telemedecin) phục vụ trao đổi thông tin, hội chẩn qua mạng, giao ban trực tuyến với các Bênh viện khác và Bộ Y tế. - Đến năm 2015, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Website của Bệnh viện để đưa dịch vụ đăng ký khám chữa bệnh trên hệ thống Website cũng như Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 78 thông tin, tin tức Y tế, dịch vụ, văn bản Tăng cường trao đổi giữa người dân với Bệnh viện và ngược lại. 3.3.2.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng về ứng dụng CNTT và điều kiện ứng dụng CNTT của Bệnh viện, đã phân tích ở phần 2.4 chương II, ta thấy xuất hiện những khoảng trống trong công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Thứ hai, Bộ Y tế đã đã ban hành Chỉ thị 02/QĐ – BYT về yêu cầu các bệnh viện ứng dụng CNTT trong công việc, cho phép trích ngân sách hoạt động thường xuyên vào chi phí ứng dụng CNTT [phụ lục 6]. Thứ ba, theo nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1, ta thấy được thực trạng về ứng dụng CNTT và hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế của các Bệnh viện, tuy còn nhiều vấn đề cần bàn lại song bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Thứ tư, Căn cứ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và xu hướng phát triển CNTT trong các hoạt động khám chữa bệnh hiện nay. 3.3.2.3. Nội dung thực hiện của giải pháp (03 giai đoạn) Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế nhằm kiện toàn, nâng cao hiệu quả trong quản lý y tế, tạo môi trường và phương tiện nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân. * Giai đoạn 1 (giai đoạn 2013 – 2014): Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cần tập trung các nội dung sau: - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công tác khám chữa bệnh. Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 79 - Nâng cấp, đầu tư mới trang thiết bị công nghệ thông tin cho các khoa, phòng trong Bệnh viện - Đào tạo những kiến thức cơ bản và kỹ năng về ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, phần mềm quản lý bệnh viện cho cán bộ Y bác sỹ, Lãnh đạo bệnh viện, cán bộ quản trị mạng. - Xây dựng phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác Y tế tại Bệnh viện. - Phần mềm ứng dụng quản lý thuốc. - Phần mềm thống kê trong Y tế. - Phần mềm quản lý hệ thống thông tin Bệnh viện. - Hỗ trợ triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp cho Bệnh viện. Đến năm 2014, đảm bảo 100% các khoa, phòng trong bệnh viện ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp. Trên 80% cán bộ, y bác sỹ trong được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện phục vụ công tác chuyên môn, cán bộ quản trị mạng được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin. *Giai đoạn 2 (giai đoạn 2014 – 2015): Xây dựng mạng thông tin y tế với trang Thông tin điện tử y tế của Bệnh viện để hình thành hệ thống dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân và kết nối thông tin giữa các Bệnh viện. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các phương pháp phòng bệnh, khám chữa bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để cung cấp thông tin cho mạng thông tin y tế. Thu thập và xuất bản các ấn phẩm điện tử (thông tin, văn bản) về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý Bệnh viện, tiến tới xây dựng bệnh viện điện tử. Kết nối các hệ thống thông tin của các bệnh viện vào trong mạng Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 80 y tế. Xây dựng hệ thống các dịch vụ y tế từ xa (Telemedicin) kết nối với các Bệnh viện tuyến Trung ương nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh giảm quá tải cho Bệnh viện Trung ương. * Giai đoạn 3 (giai đoạn tiếp theo): - Xây dựng hệ thống bệnh án điện tử theo phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. - Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng mạng, trang thiết bị kết nối phục vụ kết nối với Bộ Y tế, Sở Y tế và các cơ quan liên quan. - Kết nối hệ thống mạng lưới CNTT với các Bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh, nhằm nâng cao công tác phòng Bệnh tại các Huyện, Xã trong toàn tỉnh. - Đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu để điều chỉnh và bổ sung bổ sung kết quả vào quá trình thẩm định nhu cầu. 3.3.2.4. Dự kiến kế hoạch triển khai thực hiện * Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 2 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 2 [Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp] Xây dựng các phần mềm phục vụ công tác QLBV Đánh giá kết quả và điều chỉnh Đào tạo nâng cao trình độ tin học cho các cán bộ Xây dựng dịch vụ Telemed icine (y tế từ xa) Kết nối internet, xây dựng Website trao đổi thông tin Khảo sát các khoa, phòng đã dự kiến quy hoạch ứng dụng Xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ công tác ứng dụng CNTT Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 81 Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn 1(2013 – 2014): Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và nguồn lực ứng dụng CNTT của bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, xác định qui mô phát triển và các hạng mục đầu tư Thỏa thuận với các đối tượng liên quan tới dự án để có thể đi đến thống nhất về tiến trình dự án. Hai công việc cần tiến hành song song sau bước khảo sát là xây dựng phần mềm quản lý bệnh viện, xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ công tác ứng dụng CNTT. Thứ ba việc đào tạo nâng cao trình độ tin học, sử dụng phần mềm quản lý cho cán bộ sẽ phân cấp để cung cấp các kiến thức về tin học cho tứng loại đối tượng tham gia dự án. Kết nối internet, xây dựng website bệnh viện nhằm trao đổi thông tin giữa các khoa, phòng trong bệnh viện cũng khai thác các tài nguyên mạng. Công việc cuối cùng là đánh giá kết quả đạt được để có phương án cho giai đoạn tiếp theo. Nếu kết quả không cần điều chỉnh thì cứ tiếp tục thực hiện theo kế hoạch dài hạn. Nếu cần điều chỉnh bất cứ kế hoạch nào thì cần quay lại bước 2. Sơ đồ thực hiện theo qui trình chỉ mang tính khái quát, còn trong thực tế qui trình mang tính mở, các công việc thực hiện một cách linh hoạt, cập nhật theo tình hình biến động của thị trường và điều kiện thực tế, tránh dập khuôn thì hoạt động mới hiệu quả. Có thể tạm biểu diễn lịch trình các công việc theo sơ đồ dưới đây: Hệ thống máy siêu âm kết nối CNTT Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 82 Bảng 3.3 : Qui trình công việc theo các nội dung [đơn vị tính: năm] Năm thực hiện Các Nội dung 2013 2014 2015 Giai đoạn tiếp theo Khảo sát các khoa, phòng đã dự kiến quy hoạch ứng dụng Xây dựng các phần mềm phục vụ công tác QLBV Xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong QLBV Đào tạo nâng cao trình độ tin học cho các cán bộ Kết nối internet, xây dựng Website trao đổi thông tin Xây dựng dịch vụ Telemedicine (y tế từ xa) Đánh giá kết quả và điều chỉnh [Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp] 3.3.2.5. Dự kiến kinh phí cho giải pháp Căn cứ nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình; Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT – BTTTT ngày 28/2/2011 của Bộ Thông Tin Truyền Thông qui định về lập và quản lý dự án chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;căn cứ vào hồ sơ tư vấn dự án phần mềm của Công ty TNHH Phát triển Điện toán Y Khoa Hoàng Trung; Qua khảo sát thị trường, tham khảo các bệnh viện bạn đã ứng dụng thành Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 83 công, chúng tôi xây dựng dự báo đầu tư như sau: Tổng kinh phí dự kiến: 3.500.000.000đ (Bằng chữ: Ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn). Bảng 3.4: Tóm tắt dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 2 (Đơn vị: triệu VNĐ) TT Nội dung Phân kỳ đầu tư và lộ trình Tổng 2013 – 2014 2014 – 2015 Giai đoạn Tiếp theo 1 Xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý bệnh viện 590 590 2 Xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ công tác quản lý bệnh viện 1060 200 100 1360 Mở rộng mạng cục bộ Máy chủ ( 02 ) Máy trạm (30 ) Máy in (10) + Vật tư in Thiết bị mạng Thiết bị khác 300 540 90 30 100 90 30 80 30 300 540 180 90 180 3 Kết nối INTERNET, trao đổi thông tin 450 Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 84 Xây dựng và duy trì phòng truy nhập INTERNET 100 50 50 200 Xây dựng Website thông tin Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hòa Bình 150 50 50 250 4 Telemedicine 800 800 5 Đào tạo, bảo trì, chi phí quản lý dự án 100 100 100 300 Tổng cộng 3.500 [Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp] Thời gian thực hiện: Chia làm 03 giai đoạn + Giai đoạn 1: 2013 – 2014 + Giai đoạn 2: 2014 – 2015 + Giai đoạn 3: Giai đoạn sau năm 2015 Nguồn kinh phí: - Nguồn trái phiếu chính phủ - Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí của Bênh viện - Nguồn khác (các tổ chức nước ngoài ) - Nguồn phát triển khao học kỹ thuật 3.3.2.6. Dự kiến lợi ích thu được từ giải pháp * Sơ đồ dự kiến lợi ích: Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 85 Lợi ích của người bệnh và gia đình người bệnh: - Nắm bắt được tình hình bệnh tật của mình khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện. - Được nắm bắt thông tin về bệnh tật của mình, do có hệ thống lưu trữ sức khỏe một cách đồng bộ, đầy đủ. Giảm tải tai nạn Y khoa, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh mãn tính như: Cao huyết áp, đái tháo đường thường xuyên phải đến Bệnh viện khám và điều trị. - Có được một sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh an toàn, tiện lợi mỗi khi đến khám chữa bệnh. Lợi ích của giải pháp 2 Lợi ích cho bệnh nhân và gia đình - Thủ tục hành chính nhanh chóng - Theo dõi được tình hình bệnh tật của mình Lợi ích cho xã hội và Nhà nước: - Giảm quá tải bệnh nhân tại tuyến trung ương - Nâng cao sứa khỏe người dân Hiệu quả của Bệnh viện và ngành Y tế: - Nâng cao được chất lượng dịch vụ Y tế - Phòng chống được các đại dịch bệnh - Giảm tình trạng chuyển viện Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 86 Lợi ích cho xã hội và nhà nước: - Góp phần thúc đấy chính sách an sinh xã hội của nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng sức khỏe của người dân thông qua ứng dụng CNTT Y tế. - Giảm tình trạng quá tải bệnh nhân tại các Bệnh viện tuyến Trung ương. Hiệu quả của Bệnh viện và ngành Y tế: - Hình thành và phát triển Mạng thông tin y tế phục vụ nhu cầu tra cứu, cập nhật thông tin, trao đổi và nghiên cứu của mọi đối tượng nhân dân cũng như cán bộ ngành y tế. Hình thành các cơ sở dữ liệu đáp ứng các trang thông tin điện tử công, các dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt, có thể xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên môn chung đáp ứng công tác phòng chống đại dịch bệnh như: SARS, H5N1 - Giảm tình trạng chuyển viện của người bệnh. 3.3.2.7. Điều kiện triển khai giải pháp và khuyến nghị : a. Điều kiện triển khai giải pháp : - Có sự ủng hộ và quyết tâm thực hiện của Lãnh đạo Bệnh viện, cán bộ nhân viên. - Đảm bảo về tài chính để thực hiện theo kế hoạch. - Cơ sở hạ tầng cho thiết bị phần cứng và phần mềm ứng dụng phải hiện đại và thống nhất. b. Khuyến nghị: * Đối với Bộ Y tế: - Bộ Y tế có bộ phận chỉ đạo chuyên trách trong lĩnh vực CNTT có vai trò tiên phong và khả năng lãnh đạo cho toàn bộ hệ thống CNTT Y tế vận hành từ đầu tới cuối. - Xây dựng hành lang pháp luật và các tiêu chí phù hợp để pháp triển CNTT Y tế. Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 87 - Định hướng, tổ chức triển khai thực hiện các quy chuẩn về CNTT trong ngành. - Hướng dẫn, ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật mới về ứng dụng CNTT trong y tế. * Đối với Lãnh đạo Bệnh viện: - Dành nguồn kính phí đầu tư để sớm đưa ứng dụng CNTT vào công tác quản lý khám chữa bệnh. - Đưa việc ưu tiên ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế vào mục tiêu kế hoạch phát triển bệnh viện. 3.3.3. Giải pháp 3: Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. 3.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp đến năm 2015 - Xây dựng hệ thống quy chế triển khai ứng dụng CNTT trong Bệnh viện, qui chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện. - Xây dựng hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ về bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị CNTT, phát triển phần mềm ứng dụng để thúc đẩy trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện. 3.3.3.2. Căn cứ thực hiện của giải pháp Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng về các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng CNTT của Bệnh viện, đã phân tích ở phần 2.5 chương 2, ta thấy các dịch vụ hỗ trợ trong công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Thứ hai, theo nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1, ta thấy được thực trạng về dịch vụ hỗ trợ ứng dụng CNTT và các tác động của các dịch vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động Y tế của các Bệnh viện góp phần thúc đẩy nhanh công tác ứng dụng CNTT trong Bệnh viện. Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 88 Thứ ba, Căn cứ Chỉ thị số: 02/CT – BYT ngày 25 tháng 2 năm 2009, của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và phát triển ngành Y tế [Phụ lục 5]. 3.3.3.3. Nội dung thực hiện của giải pháp Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, để đạt được các mục tiêu của ý tưởng thì giải pháp về dịch vụ hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cần làm được các nội dung sau: Bệnh viện xây dựng chính sách đào tạo cho cán bộ Lãnh đạo, Y bác sỹ, cán bộ quản trị mạng về ứng dụng CNTT. - Tổ chức các lớp đào tạo về CNTT cho lãnh đạo Bệnh viện. - Phổ cập ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Phổ cập bắt buộc sử dụng thành thạo máy tính, internet; đào tạo, hướng dẫn sử dụng thành thạo phần mềm quản lý Bệnh viện ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện. - Xây dựng hoàn thiện các chế tài khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích đối với cán bộ nhân viên Bệnh viện trong việc phát triển ứng dụng CNTT tại Bệnh viện. Đưa công tác ứng dụng CNTT vào công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Bệnh viện, xây dựng tiêu chí chấm điểm thi đua hàng tháng để đánh giá xếp loại cán bộ trong công tác ứng dụng CNTT. - Xây dựng kế hoạch trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị CNTT, nâng cấp phần mềm ứng dụng để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn mới phát sinh của Bệnh viện. - Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với Bệnh viện. Luận văn CH QTKD Viện Ktế & Qlý ĐHBK HN Phạm Đức Huy, CH 2010 – 2012 89 3.3.3.4. Dự kiến kế hoạch triển khai thực hiện * Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp 3 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ thực hiện các nội dung giải pháp về dịch vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động y tế tại BVĐK tỉnh Hòa Bình [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Công việc đầu tiên cần thực hiện là đào tạo cán bộ nhân viên, lãnh đạo bệnh viện, và cán bộ quản trị mạng về ứng dụng CNTT. Công việc thứ hai là thực hiện song song với công việc thứ nhất là xây dựng các chế tài khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích trong chính sách ứng dụng CNTT của Bệnh viện Công việc thứ ba là xây dựng chính sách thu hút, tuyển dụng cán bộ CNTT có trình độ chuyên môn cao về công tác tại Bệnh viện. Công việc cuối cùng là đánh giá kết quả đạt được để có phương án cho giai đoạn tiếp theo. Nếu kết quả không cần điều chỉnh bất cứ kế hoạch nào thì quay lại nội dung một. Sơ đồ thực hiện theo qui trình chỉ mang tính khái quát, còn trong thực tế qui trình mang tính mở, các công việc thực hiện một cách linh hoạt, cập nhật theo tình hình biến động của thị trường và điều kiện thực tế, tránh dập Đào tạo cán bộ, lãnh đạo, cán bộ quản trị mạng Xây dựng chế tài, chính sách trong ứng dụng CNTT Thu hút và tuyển dụng cán bộ CNTT Đánh giá kết quả và điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271951_8313_1951933.pdf
Tài liệu liên quan