Luận văn Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất Lúa ở Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cám ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu .v

Danh mục các bản . vi

Mục lục. vii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC,

CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA .6

1.1. Đặc điểm, vai trò của ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa .6

1.1.1. Khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nôngnghiệp.6

1.1.1.1. Quan niệm về khoa học, công nghệ .6

1.1.1.2. Phân loại ứng dụng khoa hoc, công nghệ trong nông nghiệp .12

1.1.1.3. Đặc điểm ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa .14

1.1.2. Vai trò của ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa .14

1.1.2.1. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa.15

1.1.2.2. Vị trí cây lúa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn .19

1.1.2.3. Vai trò của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa .21

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa.23

1.2.1. Các nhân tố tự nhiên .23

1.2.2. Các nhân tố kinh tế .24

1.2.3. Các nhân tố xã hội .26

1.2.4. Các chính sách của Nhà nước.27

1.3. Tiêu chí đánh giá về ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa.28

1.4. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa ở một số địa phương.29

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ- viii -

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO

SẢN XUẤT LÚA Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ .32

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Thị Xã Hương Trà .32

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.32

2.1.1.1. Vị trí địa lý.32

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất .32

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu.33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.34

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động .34

2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng .34

2.1.2.3. Tình hình kinh tế- xã hội của Thị xã Hương Trà .35

2.1.2.4. Về văn hóa, xã hội .36

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị Xã Hương

Trà ảnh hưởng đến ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa.37

2.1.3.1. Thuận lợi.37

2.1.3.2. Khó khăn.37

2.2. Quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa ở thị xã Hương Trà, TT Huế .38

2.2.1. Một số mô hình ứng dụng KH, CN vào sản xuất lúa ở Tỉnh Thừa Thiên

Huế được đưa vào triển khai tại Thị xã Hương Trà.38

2.2.1.1. Mô hình sản xuất thử các giống lúa mới DT68, NĐ2, Hưng dân, QR2.38

2.2.1.2. Mô hình “cánh đồng mẫu” .41

2.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn Thị xã Hương Trà những năm qua.47

2.2.3. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa trên địa bàn Thị xã Hương

Trà trong thời gian qua .50

2.2.3.1. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền .51

2.2.3.2. Triển khai các mô hình trình diễn.51

2.2.3.3. Công tác giống.52

2.2.3.4. Công tác phòng trừ sâu bệnh .52

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ- ix -

2.2.3.5. Chương trình bê tông hóa kênh mương thủy lợi .53

2.2.3.6. Thực hiện quy trình, kỹ thuật thâm canh.54

2.2.3.7. Cơ giới hoá trong các khâu sản xuất .55

2.2.3.8. Triển khai thực hiện các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp.55

2.2.3.9. Công tác quản lý nhà nước về vật tư hàng hóa nông nghiệp và các hoạt

động dịch vụ sản xuất .56

2.2.3.10. Kết quả thực hiện cánh đồng mẫu lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 ở

Thị xã Hương Trà .57

2.3. Kết quả khảo sát ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa của các hộ điều tra.64

2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .64

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản

xuất lúa của người nông dân.65

2.3.2.1. Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động .65

2.3.2.2. Thu nhập từ cây lúa .71

2.3.2.3. Đất đai.66

2.3.2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ diều tra .69

2.3.2.5. Sử dụng giống lúa của các hộ điều tra.67

2.3.2.6. Phòng trừ sâu bệnh hại lúa .67

2.3.2.7. Công tác bảo quản lúa sau thu hoạch của các hộ điều tra .70

2.3.2.8. Thị trường tiêu thụ Lúa trên địa bàn.71

2.3.2.9. Các vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất lúa của các hộ điều tra .72

2.4. Một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình ứng dụng khoa học, công nghệ vào

sản xuất lúa ở Thị xã Hương Trà .74

2.4.1. Thuận lợi.74

2.4.2. Khó khăn.75

2.4.3. Nguyên nhân .76

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ- x -

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ

TRÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT LÚA Ở

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ.78

3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của tỉnh

Thừa Thiên Huế.77

3.2. Phương hướng ứng dụng KH, CN trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thị

xã Hương Trà .79

3.2.1. Một số quan điểm của Thị xã Hương Trà trong quá trình ứng dụng KH, CN

vào sản xuất nông nghiệp.79

3.2.2. Những định hướng chung của Thị xã trong quá trình ứng dụng KH, CN

vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới .81

3.2.3. Những định hướng cụ thể việc ứng dụng KH, CN trong nông nghiệp trên

địa bàn Thị xã Hương Trà.82

3.2.3.1.Về nông-lâm-ngư nghiệp.82

3.2.3.2. Về thuỷ sản .85

3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuất Lúa ở Thị

xã Hương Trà trong thời gian tới .86

3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu và chuyển giao KH, CN vào

sản xuất lúa .86

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nghiên cứu ứng dụng KH, CN vào sản

xuất lúa.86

3.3.1.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuyển giao KH, CN vào

sản xuất lúa .87

3.3.2. Tạo lập các điều kiện thuận lợi cho ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản

xuất lúa trên địa bàn.88

3.3.2.1. Nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng KH, CN cho người nông dân.88

3.3.2.2. Nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp ở từng địa phương trong quá

trình đưa KH, CN vào sản xuất của nông dân.89

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ- xi -

3.3.2.3. Phát triển mô hình liên kết nông - công nghiệp .92

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào sản xuấtlúa.93

3.3.3.1. Tạo nguồn vốn đầu tư cho hoạt động ứng dụng KH, CN của nông dân

vào sản xuất lúa .93

3.3.3.2. Chính sách đất đai .94

3.3.3.3. Chính sách thuế .96

3.3.3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.96

3.3.4. Giải pháp về thị trường và giá cả.98

Kết luận và kiến nghị 99

Tài liệu tham khảo . .103

Phụ lục .106

pdf118 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất Lúa ở Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác định được một số giống lúa có triển vọng, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương như PC6, QR1, BT7 để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Việc sản xuất các giống lúa có chất lượng cao được quan tâm và có sự chuyển biến đáng kể. Tuy vậy, diện tích gieo cấy các giống này còn thấp, chiếm tỷ lệ 15-17% diện tích gieo trồng hàng năm, mặc khác bố trí sản xuất không tập trung, sử dụng nhiều loại giống lúa trong một vùng sản xuất, công tác chế biến, quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm chưa được chú trọng nên giá trị sản phẩm chưa cao, thu nhập của nông dân trồng lúa thấp. Vụ Đông Xuân 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh tiếp tục triển khai 4 mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng với quy mô 100 ha tại các HTX Thủy Phù 1, Thị xã Hương Thủy; HTX Đại Thành, huyện Phú Lộc; HTX Phú Lương 1, Huyện Phú Vang; HTX Hương Vinh, Thị xã Hương Trà. Giống lúa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 sử dụng là giống BT7 (Bắc thơm 7). Là mô hình khuyến nông nên người nông dân tham gia mô hình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100 % giống lúa xác nhận, 30% vật tư, phân bón, 100% chi phí tập huấn kỹ thuật và thông tin, tuyên truyền quảng bá mô hình. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể, các HTX còn hỗ trợ thêm một phần kinh phí như phá bờ thửa, vôi, phân vi sinh bón lót Đến nay, lúa sinh trưởng khá tốt, đang ở giai đoạn làm đòng. Bà con nông dân đang tích cực chăm sóc lúa, theo dõi đồng ruộng để điều tra phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại để có hướng phòng trừ kịp thời [15] Thực hiện sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu, yếu tố chủ yếu đem lại sự thành công là phải tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân theo hợp đồng ràng buộc với mục đích hai bên cùng có lợi. Người nông dân tập trung sản xuất thành những cánh đồng có quy mô diện tích đủ lớn, tạo ra được khối lượng sản phẩm mang tính hàng hóa cao, còn doanh nghiệp có nhiệm vụ lo các khâu còn lại: từ cung cấp giống với giá ổn định, hướng dẫn kỹ thuật canh tác để bảo đảm chất lượng, phục vụ sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo giá thỏa thuận. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ bảo đảm được chất lượng của sản phẩm còn nông dân thì an tâm về đầu ra, mối quan hệ lại được duy trì thông qua hợp đồng nên có độ tin cậy cao hơn. Các tiêu chí cơ bản làm cơ sở thực hiện mô hình: Có điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn...), hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống thuỷ lợi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ, tập quán canh tác của người dân) phù hợp; Diện tích đủ lớn với sản xuất hàng hoá, được “dồn điền, đổi thửa” tạo mặt bằng thuận lợi cho áp dụng kỹ thuật và cơ giới hoá đồng bộ; Nông dân được tổ chức liên kết thành nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện cùng áp dụng giống mới, quy trình sản xuất với những TBKT mới, cùng nhau quản lý sản xuất, thực hiện các dịch vụ thông qua Doanh nghiệp, HTX, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông dưới sự quản lý của chính quyền địa phương nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất; Doanh nghiệp cung ứng và hướng dẫn nông dân sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV, tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu khi nông dân yêu cầu, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 giữa nông dân và doanh nghiệp. Cán bộ khoa học, khuyến nông của địa phương thực hiện quy trình đã được thống nhất, hướng dẫn nông dân làm quen ghi chép theo dõi tình hình sản xuất, hạch toán hiệu quả sản xuất. * Mô hình “cánh đồng mẫu lớn chất lượng”. Khi thực hiện cách đồng mẫu lúa chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện: Làm đất: áp dụng đồng bộ liên hoàn các khâu cày, bừa...trong cánh đồng, đảm bảo gieo được trong vòng 1-2 ngày Tưới tiêu: Đảm bảo tưới tiêu đủ nước trong toàn cánh đồng mẫu, đáp ứng nhu cầu cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. Thu hoạch: 100% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp Khi thực hiện mô hình này nguồn ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ: Hỗ trợ giống lúa chất lượng: (phần chệnh lệch giá giống lúa đại trà so với giá giống lúa chất lương BT7, dự kiến giá giống BT7: 20.000đ/kg, giá giống khang dân: 11.000đ/kg, Nhà nước hỗ trợ mức chênh lệch 9.000đ/kg); Hỗ trợ 30% phân bón, thuốc BVTV. Khi sản xuất lúa chất lượng thì năng suất thấp nhưng giá trị cao, hiện nay do mới sản xuất nên chưa có thị trường cần có hỗ trợ kinh phí bảo hành năng suất lúa (dự kiến năng suất lúa Khang dân đại trà 6tấn/ha x 5,5 triệu = 3,3 triệu, năng suất giống chất lượng BT7 5,5tấn/ha x 5,6 triệu = 3,08 triệu) Hỗ trợ chi phí khảo sát, công cán bộ chỉ đạo triển khai, chỉ đạo kỹ thuật xây dựng và thực hiện mô hình; Hỗ trợ kinh phí, tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết mô hình; Cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV theo giá (tại kênh tiêu thụ cấp 1), và cho nông dân nợ (lãi suất ưu đãi trong vòng 4 tháng) * Mô hình “cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa” Công nghệ áp dụng: Làm đất: áp dụng đồng bộ liên hoàn các khâu cày, bừa...trong cánh đồng, đảm bảo gieo được trong vòng 1-2 ngày Tưới tiêu: Đảm bảo tưới tiêu đủ nước trong toàn cánh đồng mẫu, đáp ứng nhu cầu cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Thu hoạch: 100% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, toàn bộ sản phẩm được Công ty mua tươi ngay tại ruộng ở cánh đồng mẫu. Chọn ruộng: đất ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cá dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. - Mật độ: Sử dụng giống siêu nguyên chủng để gieo. Gieo thẳng theo hàng hoặc băng, lượng giống gieo: 100 kg/ha. - Phân bón: Sử dụng phân hỗn hợp NPK16-16-8 kết hợp phân đơn - Lượng phân bón cho một sào (500 m2):.phân hỗn hợp tổng hợp NPK16:16:8, :25 kg , urê 2kg, kali 3kg ,vôi 20kg - Tưới nước: Sau gieo giữ đất ẩm cho hạt mọc đều. Sau khi cây mọc, cho nước vào ruộng và tăng dần mức tưới theo sinh trưởng của cây. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 – 7 ngày, sau đã tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày rút kiệt nước. - Khử lẫn: Thường xuyên theo dõi, phát hiện và khử bỏ cây khác dạng trong ruộng giống từ khi gieo, cấy đến trước khi thu hoạch. Ruộng giống được kiểm định theo quy định và phải đạt tiêu chuẩn ruộng giống. - Kiểm định, kiểm nghiệm: Ruộng giống được kiểm định 3 lần theo TCVN 8550:2011- Phương pháp kiểm định ruộng giống: - Lần 1: Sau khi gieo 10 ngày đến 20 ngày; - Lần 2: Khi trỗ khoảng 50%; - Lần 3: Trước khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch và chế biến xong, lô hạt giống được lấy mẫu để kiểm nghiệm theo TCVN 8548:2011- Phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng và phải đạt yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống xác nhận theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa - Thu hoạch và bảo quản: Trước khi thu hoạch kiểm tra kỹ các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho để tránh lẫn tạp cơ giới. Kiểm tra định kỳ 2,0 – 2,5 tháng một lần đối với các chỉ tiêu độ ẩm, tỷ lệ nảy ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 mầm và sâu mọt, trước khi xuất kho một tháng lấy mẫu kiểm tra chất lượng gieo trồng của lô giống lần cuối. Hỗ trợ xây dựng mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa từ nguồn ngân sách Nhà nước: Hỗ trợ chênh lệch giá giống siêu nguyên chủng các loại và giá giống xác nhận (dự kiến giá giống siêu nguyên chủng: 25.000đồng/kg, giá giống lúa xác nhận 12.000đ/kg, mức chệnh lệch giá là 13.000đ/kg); Hỗ trợ 30% phân bón, thuốc BVTV; Hỗ trợ chi phí khảo sát, công cán bộ chỉ đạo triển khai, chỉ đạo kỹ thuật xây dựng và thực hiện mô hình; Hỗ trợ kinh phí tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết mô hình; Từ nguồn vốn của Doanh nghiệp như ung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV theo giá (tại kênh tiêu thụ cấp 1), cho nông dân nợ (lãi suất ưu đãi trong vòng 4 tháng) Hỗ trợ kinh phí bổ sung hoàn thiện cơ bản về hệ thống giao thông, thuỷ lợi, bảo quản, chế biến tại các đơn vị xây dựng cánh đồng mẫu Khảo sát, điều tra, xác định các hạng mục cần ưu tiên đầu tư hỗ trợ taị 4 HTX thực hiện cánh đồng mẫu lớn. Nhà nước đầu tư 70%, HTX đầu tư 30% cho các hạng mục công trình, gồm các hạng mục sau: + Đổ đất sỏi nâng cấp, mở rộng đường giao thông nội đồng tại các cánh đồng mẫu, dự kiến khoảng 5.000m3 thực hiện tại cánh đồng 2 HTX Quảng Thọ 2 và Thuỷ Tân + Đầu tư hoàn thiện kênh tưới cấp 3 cho vùng cánh đỗng mẫu (dự kiến 0,5km) tại HTX Đông Vinh Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu gạo: Kinh phí Nhà nước hỗ trợ 100%, trong đó: Hỗ trợ kinh phí xây dựng và hoàn thiện hồ sơ thủ tục đăng ký nhãn hiệu gạo tại Phòng sỡ hữu trí tuệ - Sở Khoa học Công nghệ; Hỗ trợ thiết kế nhãn mác và in bao bì; Hỗ trợ kinh phí làm bảng hiệu mô hình (4 điểm sản xuất); Hội nghi quảng bá sản phẩm gạo và tiến trình hình thành thương hiệu gạo Đào tạo, tập huấn thông tin tuyên truyền: Kinh phí Nhà nước hỗ trợ 100%. Cán bộ địa phương và nông dân tham gia thực hiện mô hình đều được đào tạo, tập huấn đầy đủ các quy trình: sản xuất, xay xát, chế biến lúa gạo. Áp dụng phương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 pháp tập huấn tại hiện trường, kết hợp công tác kiểm tra, giám sát đánh giá mô hình. Thông tin về kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn phải được chuyển tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh thông qua các bài báo, chuyên mục truyên hình nông nghiệp nông thôn, trang web của Sở Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông lâm ngư. Các nội dung về đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền chủ yếu như: Tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng, đào tạo cán bộ kỹ thuật sản xuất giống, tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lúa, tập huấn quy trình xay xát, chế biến lúa gạo; 1 lớp cho các địa phương có xay xát, chế biến gạo, thiết kế xây dựng tờ rơi giới thiệu quy trình sản xuất lúa chất lượng, quy trình sản xuất lúa giống, giới thiệu về nhãn hiện gạo..(dự kiến 1000 tờ rơi/loại), phối hợp với đài truyền hình TRT để xây dựng 2 chuyên mục truyền hình về cánh đồng mẫu lớn * Hiệu quả kinh tế và xã hội từ mô hình “cánh đồng mẫu” + Hiệu quả kinh tế Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình cánh đồng mẫu lớn ĐVT: 1000 đồng TT Chỉ tiêu HQKT của 1 ha “cánh đồng mẫu” lúa chất lượng HQKT của 1 ha “cánh đồng mẫu” SX giống lúa HQKT của 1 ha cánh đồng đại trà A Tổng chi phí sản xuất 23.320 26.260 22.760 1. Giống, phân bón, thuốc BVTV.. 10.680 11.180 10.120 2. Công lao động, dịch vụ khác 12.640 15.080 12.640 B Tổng thu: 38.500 44.000 33.000 Dự kiến Năng suất lúa (tạ/ha) 55 55 60 Giá lúa: 700 800 550 C Lãi ròng = Tổng thu-Tổng chi 15.180 17.740 10.240 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 So sánh hiệu quả kinh tế giữa “cánh đồng mẫu” và cánh đồng đại trà cho thấy: Lợi nhận thu được của cánh đồng mẫu sản xuất giống đạt cao nhất đạt: 17.740.000 đồng/ha, cao hơn cánh đồng mẫu chất lượng là: 2.56.000đồng/ha và cao hơn cánh đồng đại trà là: 7.500.000 đồng/ha + Hiệu quả xã hội Cánh đồng mẫu nói chung và cánh đồng mẫu trên cây lúa núi riêng là giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững. Thực chất là sự chung tay góp sức và bảm bảo hài hoà lợi ích giữ 4 nhà “Nhà nước - Nhà Khoa học - Nhà nông - Nhà Doanh nghiệp”, Đây cũng chính là khâu nối có tính hệ thống trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trong cơ chế thị trường hiện nay. Hiệu quả mang lại không dừng lại ở góc độ kinh tế mà còn có sức lan toả cao về mặt xã hội, thông qua việc nâng cao nhận thức cộng đồng về sự thay đổi quy mô sản xuất, tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, khai thác có hiệu quả các lực lượng lao động tham gia, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn thông qua việc thúc đẩy nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng, cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng....tiến đến sản xuất hàng hoá nông sản theo hướng công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho việc phân công lao động trong nông nghiệp. 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn Thị xã Hương Trà những năm qua Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thị xã Hương Trà trong giai đoạn 2009-2013 cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa nói riêng trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn thời tiết và khí hậu có sự biến chuyển trong từng năm từ đó gây ra làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và diện tích lúa trên địa bàn Vụ Đông Xuân: Mưa lớn kết hợp với triều cường gây gập úng trên diên rộng ở các vùng thấp trũng, một số diện tích lúa đã gieo sạ phải gieo lại cùng với việc tiêu úng cho đồng ruộng đã làm tăng chi phí sản xuất. Vụ Đông Xuân 2010-2011 ngập úng trên 450 ha, diện tích phải gieo cấy lại khoảng 48,3 ha[23], vụ Đông Xuân 2011-2012, thời tiết khá thuận lợi cho cây lúa phát triển tốt, tuy nhiên sang vụ Đông ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Xuân 2012-2013 thì tổng lượng mưa trên địa bàn chỉ bằng 60-70% so với bình thường tạo điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh, chuột phát sinh và gây hại, bên cạnh đó do ảnh hưởng của triều cường nên một số diện tích lúa ở Hương Phong và Hải Dương bị nhiễm mặn, chua phèn nặng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa với diện tích khoảng 57 ha.[25] Bảng 2.5: Diện tích và năng suất lúa vụ Đông Xuân Diện tích (ha) Năng suất ta/ha 2009 3.109,1 57,70 2010 3.116,3 57,30 2011 3.133,5 57,70 2012 3.123,1 58,19 Nguồn: Theo niên giám thông kê Thị xã Hương Trà 2012 Vụ Hè Thu: Năm 2010, thời tiết khắc nghiệt hơn mọi năm, nắng nóng kéo dài làm cho 500 ha có ảnh hưởng, trong đó xã Hương Vân, thị trấn tứ hạ có khoảng 125 ha bị ảnh hưởng nặng. Cuối vụ do ảnh hưởng cơn bảo số 3 làm cho toàn Thị xã ngập 1.684 ha gây thiệt hại gần 800 tấn lúa[22]. Hai vụ Hè Thu tiếp theo thời tiết tương đối thuận lợi thì đến vụ Hè Thu 2013 thời tiết lại diễn biến bất lợi, đầu vụ thời tiết nắng nóng, các vùng ruộng ven đầm phá bị nhiễm mặn dẫn đến lúa sinh trưởng kém. Bảng 2.6: Diện tích và năng suất lúa vụ Hè Thu Diện tích (ha) Năng suất ta./ha 2009 3.065,2 50,27 2010 3.020,5 46,30 2011 3.037,6 55,40 2012 2.942,0 53,55 Nguồn: Theo niên giám thông kê Thị xã Hương Trà 2012 Với tình hình thời tiết nhiều bất lợi như vậy đã làm cho tình hình sâu bệnh trên cây lúa các năm qua diễn biến phức tạp như bệnh đạo ôn trên lá, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lùn sọc đen ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.7: Tình hình sâu bệnh hại Lúa Năm Các loại sâu bệnh Đông Xuân Hè Thu ha - sâu cuốn lá nhỏ 2.000 - Rầy các loại 1.300 - Bọ phấn 2010 - Nhện gié 1.200 - Bênh đạo ôn - Bệnh khô vằn - Bệnh lem lép hạt 2.000 - Bệnh thối thân thối bẹ - Bệnh lù sọc đen 0.15 21 - Chuột - sâu cuốn lá nhỏ 600 500 - Rầy các loại 200 700 - Bọ phấn - Nhện gié 150 2011 - Bênh đạo ôn 115 - Bệnh khô vằn 650 1000 - Bệnh lem lép hạt 430 850 - Bệnh thối thân thối bẹ - Bệnh lù sọc đen 5 - Chuột 200 300 - sâu cuốn lá nhỏ 300 600 - Rầy các loại 140 600 - Bọ phấn 2012 - Nhện gié 1500 - Bênh đạo ôn 140 - Bệnh khô vằn 1000 1500 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 - Bệnh lem lép hạt 500 2000 - Bệnh thối thân thối bẹ 500 - Bệnh lù sọc đen - Chuột 180 100 - sâu cuốn lá nhỏ 700 1500 - Rầy các loại 320 1810 - Bọ phấn 500 - Nhện gié 1000 2013 - Bênh đạo ôn 130 - Bệnh khô vằn 3100 - Bệnh lem lép hạt 1500 - Bệnh thối thân thối bẹ 600 - Bệnh lù sọc đen - Chuột 350 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2009-2013 2.2.3. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa trên địa bàn Thị xã Hương Trà trong thời gian qua Trong thời gian qua để phát triển kinh tế xã hội, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng đã có những chuyển biến khá tích cực. Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến NLN tỉnh Thừa Thiên Huế đã liên kết với nhiều nhà khoa học, các tổ chức, đơn vị tiến hành khảo nghiệm và đưa vào gieo cấy nhiều giống lúa mới có triển vọng cao, chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan đã tham mưu đề xuất, tổ chức xây dựng và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, không ngừng đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên đìa bàn. Đây là cơ hội mở ra cho các địa phương cũng như nhiều nông dân trên địa bàn hướng tới sản xuất lúa chất lượng cao mang tính hàng hóa, đạt tiêu chuẩn lúa gạo xuất khẩu Việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 trên địa bàn Thị xã Hương Trà trong những năm qua được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ cho các người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, UBND Thị xã Hương Trà đã chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với trạm khuyến nông lâm ngư, trạm BVTV và trạm Thú y triển khai tốt các chương trình chuyển giao khoa học khoa học kỹ thuật giúp người nông dân nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế 2.2.3.1. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền Việc nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở Thị xã là vấn đề hàng đầu, được xác định hết sức quan trọng cần phải làm thường xuyên. Những năm qua, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn phói phối hợp với trạm bảo vệ thực vật và trạm khuyến nông, lâm, ngư đã tổ chức nhiều lớp tập huấn giúp bà con trồng lúa có những kiến thức cơ bản về phòng trừ sâu bênh và chăm sóc lúa. Năm 2011, đã tổ chức được 6 lớp tập huấn về phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa, 21 lớp tập huấn sản xuất giống lúa xác nhận cho các HTX sản xuất giống. Năm 2012, tổ chức 6 lớp tập huấn về phòng bệnh lùn sọc đen hại lúa cho 6 xã, phường gồm Hương Vinh, Hương Vân, Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Tứ Hạ cho gần 240 hộ nông dân tham gia. Năm 2013, triển khai lớp tập huấn cho nông dân ở HTX Hương Vinh về chương trình FARES theo kế hoạch của chi cục BVTV cho 20 học viên tham gia từ đầu đến cuối vụ, kết quả tuyển chon được 2 giống lúa TM18 và LM5 có năng suất cao hơn giống đối chứng QR1 để tiếp tục gieo cấy cho vụ sau[25]. Với những kết qủa đó, những năm qua bà con nông dân đã từng bước tiếp cận và nắm bắt các quy trình phòng chống sâu bệnh và đã triển khai những giống mới vào sản xuất, giúp tăng năng suất và hiệu quả trong quá trình sản xuất lúa. 2.2.3.2. Triển khai các mô hình trình diễn Nhiều năm qua, Thị xã đã triển khai nhiều mô hình các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh để thay các giống củ có năng suất thấp, chất lượng kém như: triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng RVT tại Hải ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Dương với diện tích 2ha, bước đầu xác định giống lúa này cho năng xuất khá trong điều kiện không chủ động tưới tiêu, triển khai mô hình sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa trong vụ Hè Thu tại HTX nông nghiệp Thanh Phước - Hương Phong với diện tích 0,5 ha, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Mô hình phòng trừ nhện gié hại lúa bằng thuốc Kinalux 25EC, tỷ lệ hạt chắc tăng 13-14% và năng suất tăng đáng kể so với ruộng ngoài mô hình không phun thuốc. 2.2.3.3. Công tác giống Việc chọn giống phù hợp với từng loại đất và thời tiết khí hậu của từng vùng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và sản lượng của từng vùng. Vụ Đông Xuân: sử dụng các giống dài và trung ngày như 4B, 13/2. Xi23. các giống ngắn ngày như khang dân, HT1, giống địa phương, giống khác và nếp Vụ Hè Thu: chủ yếu tập trung ở các giống khang dân, HT1, IR352, nếp Năm 2013, toàn Thị xã đã đưa giống xác nhận vào sản xuất được 514 tấn, đạt tỉ lệ 91,5%. Trong dó vụ Đông Xuân đã sử dụng 284,99 tấn, đạt tỉ lệ 92,39%, vụ Hè Thu sử dụng 228,71 tấn, đạt tỉ lệ 90,44%. Trong đã lượng giống tự sản xuất 334,86 tấn, chiếm tỷ lệ 65,14%. Lượng giống mua công ty là 179,2 tấn, chiếm tỉ lệ 33,86[9] Chương trình sản xuất giống tại chỗ trên địa bàn có 12 HTX tổ chức sản xuất với diện tích 65,3 ha, trong đã vụ Đông Xuân sản xuất được 33 ha, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng 181,5 tấn; lượng lúa giống đưa vào sử dụng 126,7 tấn, đạt 70%. Vụ Hè Thu sản xuất được 32,3 ha. Năng suất bình quân 40ta/ha, sản lượng đạt 129,2 tấn; lượng giống đưa vào sử dụng 96,75 tấn, đạt 75%. 2.2.3.4. Công tác phòng trừ sâu bệnh Do ảnh hưởng của điều khí hậu khắc nghiệt dẫn đến các đối tượng sâu bệnh trong vụ mùa hết sức phức tạp, đa dạng, mật độ cao. Thực tế cho thấy công tác phòng trừ sâu bệnh là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến năng suất và sản lượng vụ mùa. Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, càng làm sâu bệnh phát triển mạnh, nguy cơ thất thiệt lớn; vì vậy tuỳ theo từng vùng sản xuất, các phường, xã đã chủ động bố trí cơ cấu, thời vụ bằng các loại giống chống, kháng và né tránh sâu bệnh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Ngay từ đầu năm, đầu vụ UBND Thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như phòng kinh tế, Trạm BVTV đã có nhiều biện pháp tích cự phối hợp tốt với Chi cục BVTV, với cơ sở, thường xuyên bám sát ruộng đồng, thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, chỉ đạo và hướng dẫn tốt công tác phòng trừ, cung ứng vật tư, thuốc BVTV, tích cực áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp(IPM). Khi bước vào vụ Đông Xuân, UBND Thị xã đã thành lập ban phòng trừ bệnh từ Thị xã đến cơ sở đã hỗ trợ cho các địa phương thuốc để phun trừ rầy cho lúa. UBND Thị xã đã chỉ đạo phòng kinh tế, trạm BVTV, trạm khuyến NLN và các địa phương làm tốt công tác dự tính, dự báo và hướng dẫn, chỉ đạo cho các HTX, bà con nông dân tổ chức thực hiện phòng trừ kịp thời nên đã hạn chế được mức độ thiệt hại. Hiện nay, Thị xã Hương Trà ứng dụng mô hình sản xuất lúa theo hướng bền vững áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp như: gieo sạ đồng loạt, né rầy, giảm lượng giống, bón phân cân đối, sử dụng thuốc theo “4 đúng”, đã giảm được chi phí đầu tư, hạn chế dịch hại đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, gia tăng hiệu quả kinh tế. 2.2.3.5. Chương trình bê tông hóa kênh mương thủy lợi Trước diễn biến thời tiết khí hậu phức tạp, khó lường, thay đổi qua các năm, Thị xã đã quan tâm theo dõi chặt chẽ diễn biến từng đợt mưa bão, áp thấp nhiệt đới, chủ động tưới đầu vụ, tiêu thoát nước giữa và cuối vụ để bảo vệ lúa Chương trình kiên cố hóa kênh mương được xem là chương trình thiết thực cho người sản xuất, đặc biệt là nông dân trồng lúa, đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả cao trong việc điều hành sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành thủy lợi phí. Tổng số kilomet bê tông hóa kênh mương được thực hiện trong toàn Thị Xã năm 2012 là 65,5 km, trong đó Thị xã đầu tư xây dựng 10,8km, dự án Tây Nam Hương Trà là 54,700 km, nâng tổng số kênh mương bê tông hóa lên 220 km[25] Công tác chống hạn, úng: trong công tác chống hạn UBND Thị xã đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và các đơn vị có phương án, kế hoạch phòng chống hạn, úng ngay từ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 đầu vụ Đông Xuân. Các HTX chủ động thực hiện nạo vét thủ công như HTX Thanh Phước, Thuận Hòa, Vân An ngay từ vụ Đông Xuân 2011-2012 và đầu vụ Hè Thu 2012 với khối lượng thực hiện trên 12.000 m3 Thị xã đã phối hợp với BQL dự án Tây Nam Hương Trà, Công ty THHH NN1TV QLKT CTTL tỉnh có phương án chống hạn cho số diện tích của các HTX Hương Hồ 2 lấy nguồn nước từ Hồ Khe Ngang, các phường Hương Xuân, Hương Chữ, Hương Văn lấy nguồn nước tưới từ Hồ Thọ Sơn. Bên cạnh đó Thị xã đã kiểm tra, phối hợp cùng các HTX, BQL DA Tây Nam Hương Trà điều hành nước trên hệ thống hói 5 xã, hiện nay có 7 xã, phường đảm bảo nguồn cho các trạm bơm hoạt động. Bên cạnh đó Thị xã tiếp tục kiểm tra, khảo sát và đề xuất các công trình khắc phục các hậu quả lũ lụt gồm các tuyến hói xung yếu nạo vét bằng cơ giới đảm bảo chống hạn và tiêu ứng như: tuyến hói Hà Giang(Hương Vinh), tuyến hói Bàu Họ(Hương Văn), tuyến hói Lỗ Cầu-cây Khế(Hương Hồ) với khối lượng thực hiện trên 10.000m3 năm 2012 và một số công trình nâng cấp, sửa chữa, khắc phục lũ lụt nhằm đưa vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công tác chống úng: trong những năm qua thực hiện sự chỉ đạo của Thị xã, các HTX vùng thấp đã tích cực, chủ động tiêu úng như HTX Hương Vinh, HTX Vân An, HTX Thuận Hòa, HTX Thanh Phước, đã huy động toàn bộ máy bơm dầu, máy bơm điện tiêu úng triệt để cứu lúa và gieo sạ kịp thời vụ. Đặc biệt đầu năm 2012, công trình đầu mối trạm bơm tiêu điện Nam Thanh hoàn thành và đưa vào hoạt động, tiêu hiệu quả cho toàn bộ diện tích HTX Đông Toàn, HTX Tây Toàn và một phần diện tích của HTX Thống Nhất, Phường Hương Sơ. 2.2.3.6. Thực hiện quy trình, kỹ thuật thâm canh Công tác thâm canh được triển khai đồng bộ trên toàn bộ diện tích cây trồng, Thị xã đã chú trọng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, quản lý dịch hại tổng hợp; Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa như: Vệ sinh đồng ruộng tốt để tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ sau khi cấy; xử lý tàn dư sâu bệnh của cây trồng trước; xử lý đất đảm bảo trước khi gieo trồng, làm đất kỹ, tơi xốp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 - Cấy mạ non, sử dụng nhiều biện pháp làm mạ để g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_khoa_hoc_cong_nghe_vao_san_xuat_lua_o_thi_xa_huong_tra_tinh_thua_thien_hue_2485_1912385.pdf
Tài liệu liên quan