Luận văn Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào công ty cổ phần Hachium

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN. 1

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG. 7

1.1 Tổng quan chung mô hình kinh tế nền tảng. 7

1.2 Đặc điểm mô hình kinh tế nền tảng . 7

1.2.1 Cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng. 7

1.2.2 Quá trình xây dựng nền tảng . 8

1.2.3 Doanh thu từ nền tảng . 10

1.2.4 Quản trị và vận hành nền tảng. 13

1.2.5 Chiến lược . 15

1.2.6 Chính sách . 18

1.2.7 Đo lường. 20

1.3 Một số mô hình kinh tế nền tảng thành công trên thế giới và Việt Nam . 21

1.3.1 Mô hình Airbnb . 23

1.3.2 Các nền tảng điển hình ở Việt Nam . 24

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ

NỀN TẢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HACHIUM. 34

2.1 Giới thiệu công ty. 34

2.2 Phân tích thực trạng việc áp dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ

phần giáo dục Hachium. 36

2.2.1 Cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng. 36

2.2.2 Quá trình xây dựng mô hình kinh tế nền tảng Hachium . 41

2.2.3 Doanh thu từ mô hình kinh tế nền tảng Hachium . 43

2.2.4 Quản trị và vận hành mô hình kinh tế nền tảng Hachium:. 52

2.3 So sánh mô hình kinh tế nền tảng Hachium và Coursera . 53

pdf91 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng mô hình kinh tế nền tảng vào công ty cổ phần Hachium, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị, Waves đã tạo dựng được những tương tác cốt lõi có giá trị với người dùng, và đang ngày càng gia tăng hiệu ứng nền tảng của mình. Vì vậy, nền tảng đã gọi vốn thành công 1,2 triệu USD từ quỹ đầu tư Insignia Ventures Partners trong Seed Round. - Nền tảng Vicare: Trước khi ViCare ra đời, nhiều trang thông tin liên quan đến phòng khám, bác sỹ đã xuất hiện trên thế giới như Practo của Ấn Độ hay Zocdoc của Mỹ. Ở Việt Nam, công chúng cũng biết tới Alobacsi, Easycare. Song chưa dịch vụ nào thực sự nổi bật và cung cấp thông tin một cách đầy đủ về các cơ 30 sở y tế, bác sỹ, giúp người dùng có thể đưa ra quyết định khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Những thông tin y tế vẫn khá phân mảnh và nhỏ lẻ trên các diễn đàn, cơ sở dữ liệu về các cơ sở y tế cũng rất ít. Nhận thấy điều này, Vicare đã ra đời với sứ mệnh là cầu nối giữa người dùng và bác sỹ và cơ sở y tế. Các thắc mắc của người bệnh sẽ được ViCare kết nối đến chuyên gia phù hợp nhất, từ đó giúp giải đáp các thắc mắc này với các câu trả lời có chuyên môn. Về cấu trúc nền tảng, có hai đối tượng người tham gia chính của Vicare là các bác sĩ, cơ sở y tế và bệnh nhân. Đơn vị giá trị mà ViCare tạo ra là việc kết nối người bệnh đến bác sĩ, giúp họ được nhận các chẩn đoán sơ bộ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, từ đó có biện pháp tiếp theo để chữa bệnh. Kết hợp hai yếu tố này, các tương tác cốt lõi của ViCare đã mang lại giá trị cho người dùng và cũng là yếu tố giúp ViCare đang ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường y tế Việt Nam. - Nền tảng AhaMove: Ra mắt vào tháng 8 năm 2015, trực thuộc tập đoàn Scommerce, AhaMove là dịch vụ giúp hơn 50.000 chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp giao hàng nội thành tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ nhanh, chi phí hợp lý và đội ngũ shipper hùng hậu. AhaMove cũng giúp hơn 10.000 nghìn tài xế Việt có thu nhập hàng tháng với chính sách phí và thưởng hấp dẫn. Cùng với các thương hiệu GHN Express, GHN Logistic, nền tảng đã đảm nhận dịch vụ giao hàng giữa 63 tỉnh, thành và mạng lưới phủ tới 11.000 xã, phường khắp cả nước. AhaMove hiện đang cung cấp dịch vụ giao hàng với các phương tiện: xe máy (với gói Siêu tốc & Siêu rẻ với mức giá 25,000 VND/chuyến), xe ba gác, xe tải 500KG (1/2 tấn), xe tải 1000KG (1 tấn). Về cơ cấu nền tảng, ứng dụng sẽ kết nối với các tài xế có xe nhàn rỗi muốn kiếm thêm thu nhập và khách hàng có nhu cầu đặt giao hàng từ đây giải quyết được của 2 bên cũng như cải thiện vấn đề giao thông. Do đó, đối tượng chính tham gia AhaMove là các tài xế và các khách hàng có nhu cầu đặt giao hàng. Đơn vị giá trị mà nền tảng này tạo ra là các chuyến vận chuyển hàng hóa với nhiều loại phương tiện ở mọi tỉnh thành trên cả nước, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Nhờ sự kết hợp của người tham gia và đơn vị giá trị giúp tạo nên các tương tác cốt lõi hiệu quả, AhaMove hiện đang có hơn 60.000 đơn hàng mỗi ngày với tốc độ tăng trưởng 10% đến 40% mỗi tháng. Giá trị khoản vốn được 31 rót vào Giao Hàng Nhanh và AhaMove cho đến nay vẫn được giữ bí mật, nhưng một số nguồn tin cho biết, vòng gọi vốn tương đương vòng C, nghĩa là tương đương vốn góp từ 20 đến 100 triệu USD. Các công ty nhận vòng C thường khá thành công (mức doanh thu từ 1 triệu USD/tháng) và đang cần vốn để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường và thậm chí là mua lại các công ty trong ngành. Do đó, có thể nói, AhaMove đang là một nền tảng tương đối thành công trên thị trường với mức vốn hóa lý tưởng và mức độ phủ sóng trên thị trường cao. - Nền tảng Topica: Topica là một sản phẩm của tập đoàn công nghệ giáo dục Topica EdTech Group, một trong những tập đoàn lớn về lĩnh vực công nghệ giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Đông Nam Á. Nền tảng cung cấp các khóa học tiếng Anh, chủ yếu là tiếng Anh giao tiếp, với đối tượng khách hàng mục tiêu là đối tượng trí thức trẻ tuổi, những người phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp hàng ngày trong công việc. Topica là một nền tảng được xây dựng theo mô hình B2C. Các giáo viên, đa phần là giảng viên người nước ngoài đến từ các nước nói tiếng Anh với bằng cấp, chứng nhận sư phạm chuyên nghiệp, sẽ sử dụng nền tảng Topica để quay và đăng tải các video bài giảng. Học phí của các khóa học sẽ dao động phụ thuộc vào nhu cầu học của học viên. Trung bình, một khóa học kéo dài sáu tháng với số lượng buổi học không giới hạn thường có giá khoảng 1,500 USD. Tính đến năm 2019, Topica đang có mặt tại năm quốc gia Đông Nam Á với hơn 2000 giảng viên và hơn 80,000 học viên. Topica cũng nhận được cả phản hồi tiêu cực lẫn tích cực từ học viên. Các phản hồi tích cực cho thấy học viên đánh giá cao sự linh hoạt trong quá trình học, tính thực tế của giáo trình học và chất lượng giảng dạy của các giảng viên người bản xứ. Tuy nhiên, các phản hồi tiêu cực cho thấy Topica vẫn còn thiếu nhiều tính năng mà các học viên mong muốn, đặc biệt là việc xây dựng các khóa học phù hợp với những người ở trình độ tiếng Anh mới bắt đầu, vì các khóa học của Topica đa phần là tiếng Anh giao tiếp, nên để có thể học tập hiệu quả nhất, học viên cần có một vốn tiếng Anh trung bình để có thể trao đổi với giáo viên bản xứ. Đồng thời, mức học phí cao cũng là một điểm khiến nhiều người dùng chần chờ khi đăng ký các khóa học của Topica. 32 - Nền tảng Unica: Unica hiện là một trong các nền tảng cung cấp các khóa học mở trực tuyến (MOOC) lớn nhất Việt Nam hiện nay. Lựa chọn mô hình B2C, Unica hiện đang cung cấp đa dạng nhiều khóa học ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề như Sales, Marketing, Thiết kế, Tiếng Anh, Các khóa học được cung cấp trên Unica đều có mức giá rất phải chăng, dao động từ 20 USD đến 35 USD. Đây là mức giá trung bình cho một khóa học gồm 33 bài giảng với tổng thời lượng khoảng 7 tiếng. Đồng thời, Unica cũng luôn có nhiều chính sách ưu đãi về giá như chiết khấu đăng ký sớm, chiết khấu đăng ký theo nhóm, Đây là một chiến lược marketing của Unica và cũng là một dấu hiệu cho thấy nền tảng này đang sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá để gia tăng thị phần trên thị trường. Về cấu trúc nền tảng, là một nền tảng công nghệ giáo dục, Unica có hai đối tượng tham gia chính là giảng viên (với vai trò là nhà sản xuất) và học viên (với vai trò là người tiêu thụ). Các đơn vị giá trị mà Unica mang lại cho người dùng cuối, cũng chính là học viên, là các khóa học và nội dung đào tạo được tạo lập bởi các giảng viên tham gia vào nền tảng. Nhờ công cụ tìm kiếm đóng vai trò như một bộ lọc, học viên có thể tìm kiếm được khóa học trong lĩnh vực mình cần tìm hiểu với trình độ và lộ trình học phù hợp. Nhờ sự tổng hòa ba yếu tố này, các tương tác cốt lõi của Unica được đánh giá là khá hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Vì vậy, theo ước tính đến cuối năm 2019, Unica đang có hơn 200,000 học viên tham gia vào hơn 800 khóa học với khoảng 450 giảng viên. - Nền tảng Kyna: Cũng là một nền tảng giáo dục theo mô hình B2C, Kyna có nhiều điểm tương đồn với Unica, đặc biệt là về khách hàng và cấu trúc nền tảng. Tuy nhiên, Kyna cũng sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá, với mức học phí trung bình của các khóa học thấp hơn các khóa học của Unica khoảng 20%. Điểm khác biệt nữa giữa Kyna và Unica là Kyna còn tập trung xây dựng các sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng. Ví dụ, bên cạnh các khóa học chung dành cho mọi đối tượng, Kyna còn phát triển Kyna dành cho trẻ em, Kyna for Kids, một nền tảng học tiếng Anh cho thiếu nhi đang rất được các bậc phụ huynh tin dùng. Hiện tại, Kyna đang có hơn 100,000 học viên với hơn 250 khóa học, hơn 6000 video và hơn 150 giảng viên. 33 - Nền tảng ELSA Speak: Cũng là một nền tảng giáo dục trực tuyến, ELSA Speak được thành lập tại San Francisco, Hoa Kỳ bởi một nhà sáng lập người Việt Nam. Hiện nay, nền tảng đã tạo dựng được danh tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning để phân tích ngữ điệu và khả năng phát âm của người học, từ đó đưa ra các đề xuất giúp học viên cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Trong mỗi chủ đề hội thoại, học viên sẽ sử dụng microphone để ghi âm, sau đó phần mềm sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các nhận xét. Mục đích của việc này là giúp học viên cải thiện các khía cạnh của khả năng giao tiếp tiếng Anh của họ như phát âm, ngữ điệu, và trọng âm đến khi họ có thể thành thục như người bản xứ. Vào năm 2019, sau khi đạt được bốn triệu lượt tải về, ELSA Speak đã gọi vốn được bảy triệu USD. Về mô hình doanh thu, ELSA Speak sử dụng mô hình doanh thu đăng ký. Cụ thể, học viên sẽ trả phí đăng ký để có thể sử dụng không giới hạn các bài giảng và tiện ích (ví dụ: từ điển), với mức phí khoảng 40 USD một năm. Hiện nay, công ty đang sử dụng thuật toán nhận diện giọng nói do chính công ty tự xây dựng để dạy phát âm. Trong tương lai, ELSA Speak đang dự định mở rộng khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning của nền tảng sang cả các kỹ năng khác như viết với cách thức tương tự như nền tảng Grammarly, nền tảng giúp phát hiện và sửa các lỗi chính tả hay lỗi chọn từ). Có thể nói, công nghệ cao hiện đang là lợi thế cạnh tranh của ELSA Speak so với rất nhiều các nền tảng về công nghệ giáo dục khác. Chính các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo đã giúp ELSA Speak ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng khi số lượng người dùng tăng lên, với một mức chi phí cận biên rất nhỏ. Đây cũng chính là lợi thế của mô hình kinh tế nền tảng so với các mô hình kinh tế truyền thống. 34 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HACHIUM 2.1 Giới thiệu công ty Được thành lập vào năm 2017, Hachium là nền tảng công nghệ giúp giáo viên và doanh nghiệp tạo lập website giảng dạy và training một cách dễ dàng và đơn giản. Hachium được xây dựng theo mô hình SaaS (Software-as-a-Service), một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay. Đây là mô hình cung cấp dịch vụ ứng dụng phần mềm mà nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web, và khách hàng có thể truy cập sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ. Với Hachium, các chuyên gia và giáo viên có thể dễ dàng tự tạo website chia sẻ kiến thức, phân phối khóa học của mình chỉ trong 10 phút mà không cần biết lập trình. Từ đó, họ có thể tự tạo dựng thương hiệu riêng và sở hữu những tác phẩm riêng phục vụ cho các học viên riêng của họ. Theo báo cáo “Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022”, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) đạt khoảng 16.4%, cho thấy tiềm năng và triển vọng của ngành dịch vụ phần mềm này. Nhận thấy tiềm năng này, Công ty cổ phần giáo dục Hachium đã phát triển nền tảng Hachium tho mô hình SaaS, từ đó đã và đang đạt được các thành công trên thị trường giáo dục trực tuyến. Bên cạnh đó, thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) hiện đang được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất hiện nay. Ở Việt Nam, thị trường này được dự đoán sẽ đạt mức 3 tỷ đô vào năm 2023. Chỉ riêng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có khoảng 506 trung tâm ngoại ngữ được đăng ký, và theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2019, ở Việt Nam đang có 1989 cơ sở dạy nghề. Đồng thời, tính đến năm 2017, có 74,987 giáo viên đại học và cao đẳng; 852.998 giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông. Vì vậy, có thể nói mảng dịch vụ dành cho giáo viên, trường học mà Hachium đang hướng tới là một thị trường rất tiềm năng, với nhiều cơ hội để khai thác và phát triển. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng thứ hai mà Hachium hướng tới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 35 ngành dịch vụ với nhiều chi nhánh trên toàn quốc và có nhu cầu liên tục đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên, cũng là một thị trường đầy hứa hẹn. Theo ước tính trong năm 2019, Việt Nam có hơn 600,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với số lượng nhân viên trung bình là 25 người, trong đó 90% chưa có hệ thống quản trị đào tạo nội bộ. Theo thống kê của General Statistics Office, chi phí đào tạo cho 1 nhân viên ở Việt Nam là $18.18/năm nên quy mô thị trường này vào khoảng $250M (2019). Đồng thời theo số liệu công bố bởi Bộ Công thương Việt Nam, 20% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tức là khoảng 120,000 DN. Do đó, có thể nói, nhóm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một thị trường lớn với nhiều tiềm năng phát triển dành cho Hachium. Bên cạnh đó, về các đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay của Hachium là Edubit, một nền tảng với các chức năng tương tự với Hachium. Tuy nhiên, là một nền tảng theo mô hình SaaS, công nghệ không phải là yếu tố quyết định tính cạnh tranh, thay vào đó, tính dễ dàng sử dụng mới là yếu tố quan trọng quyết định thành công của mọi nền tảng theo mô hình SaaS. Để nền tảng có thể được sử dụng dễ dàng mà vẫn đảm bảo hiệu quả tối đa và đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng, công ty cần xuất hiện trên thị trường đủ lâu để hiểu được thị trường, đặc biệt là với một ngành đặc thù như giáo dục, việc tương tác giữa học viên và giáo viên không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. Vì vậy, là nền tảng ra đời sớm hơn với trên ba năm kinh nghiệm và tỷ lệ tái ký hơn 80%, Hachium được người dùng đánh giá là rất dễ sử dụng và giúp quá trình giảng dạy, đào tạo của họ hiệu quả hơn. Bên cạnh các đối thủ cạnh trực tiếp, Hachium cũng đang có các đối thủ cạnh tranh gián tiếp như Topica, Edumall hay Kyna. Tuy nhiên, mô hình của Hachium và các đối thủ này là khác nhau. Với Edumall hay Topica, trên các nền tảng này, giảng viên chỉ đăng tải các khóa học, còn nền tảng sẽ chịu trách nhiệm thu hút học viên. Do đó, mô hình của các nền tảng như Edumall hay Topica là B2C. Trong khi đó, Hachium chỉ cung cấp giải pháp công nghệ giúp các giáo viên và nhà trường tự tạo lập website giảng dạy của mình, mà không phụ trách tìm kiếm học viên cho các khóa học mà các thầy cô giáo đăng tải. Do đó, mô hình của Hachium là mô hình 36 B2B2C. Có hai lý do Hachium lựa chọn theo mô hình B2B2C thay vì B2C. Thứ nhất, các nhà sáng lập Hachium nhận thấy để duy trì nền tảng theo mô hình B2C, cần rất nhiều tiền để thu hút học viên. Tuy nhiên, việc thu hút học viên đang không hiệu quả với các nền tảng như Topica, vì để các thuật toán của chợ khóa học như Topica (marketplace) có thể đề xuất được các khóa học phù hợp với nhu cầu của người dùng, từ đó có thể giữ chân được học viên lâu dài, cần có lượng lớn học viên trung thành, đã sử dụng nền tảng lâu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tái sử dụng của người dùng Topica hiện đang thấp, cho thấy đa số người dùng đều là người dùng mới, khiến thuật toán của nền tảng này không có đủ dữ liệu để phân tích và đưa ra các đề xuất phù hợp. Do đó, việc giữ chân người dùng là rất khó, dẫn đến các khoản đầu tư để thu hút người dùng của Topica không có giá trị dài hạn, và tỷ lệ đốt (burn rate) của nền tảng này rất cao. Hơn nữa, vì là mô hình B2C, các giáo viên trên các nền tảng cạnh tranh này chỉ ghi hình bài giảng và đăng tải trên nền tảng là hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, các khóa học trên các nền tảng này thường thiếu sự tương tác và nghiệp vụ giáo dục như giao bài, chấm điểm, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả học tập. Vì vậy, độ trung thành của học viên với nền tảng và tỷ lệ tái đăng ký học cũng giảm đi. 2.2 Phân tích thực trạng việc áp dụng mô hình kinh tế nền tảng vào Công ty cổ phần giáo dục Hachium 2.2.1 Cấu trúc mô hình kinh tế nền tảng Dựa theo những lý thuyết ở mục 1.2.1, tác giả sẽ phân tích cấu trúc của nền tảng Hachium dựa trên các yếu tố chính: người tham gia, đơn vị giá trị, bộ lọc và tương tác cốt lõi. Về người tham gia, như đã chỉ ra trong chương I, có hai đối tượng người tham gia chính là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hiện nay, Hachium đang có hai mảng dịch vụ chính: Hachium dành cho giáo viên, trường học; và Hachium dành cho doanh nghiệp. Do đó, người tiêu dùng chính trên nền tảng hiện là học viên đang theo học các khóa học của các giáo viên, trường học và các nhân viên đang tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện của doanh nghiệp. Nhà sản xuất là các giáo viên, nhà trường và doanh nghiệp. 37 Với mảng dịch vụ dành cho giáo viên, trường học, đối tượng khách hàng mục tiêu của Hachium là những giảng viên hoặc huấn luyện viên đã có sẵn lượng học viên riêng, cũng như đã có kinh nghiệm và tự tin có thể vận hành lớp học của riêng mình. Đồng thời, Hachium cũng là giải pháp công nghệ dành cho các trường học, trung tâm giáo dục tìm kiếm công cụ hỗ trợ dạy học tổng hợp (Blended - Learning) để nâng cao hiệu quả dạy học; đặc biệt Hachium tập trung vào các trung tâm ngoại ngữ - mô hình phù hợp với dạy học online nhằm có thể cắt giảm phần lớn chi phí địa điểm. Hachium cung cấp dịch vụ giúp các thầy cô giáo dễ dàng kinh doanh dạy học trực tuyến một cách nhanh chóng mà không cần hiểu biết về công nghệ, từ đó học viên có thể dễ dàng truy cập website của thầy cô để xem video bài giảng, thảo luận hoặc làm bài kiểm tra. Do đó, giáo viên có thể tham gia và tương tác vào quá trình học tập của học viên thông qua hệ thống quản trị học tập do Hachium cung cấp. Thông qua hệ thống này, thầy cô có thể tạo lộ trình học tập riêng cho từng khóa học, đồng thời tạo các bài kiểm tra để kiểm soát tiến độ học tập của từng học viên thông qua kết quả của các bài kiểm tra, từ đó giúp đảm bảo tiến độ và hiệu quả của quá trình dạy và học. Với doanh nghiệp, Hachium hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dịch vụ, các công ty có nhiều chi nhánh/ chuỗi cửa hàng, nhiều quy trình nghiệp vụ cần đào tạo nhân viên tuy nhiên tỷ lệ ra vào của nhân sự cao; công ty tốn kém nguồn lực để đào tạo offline (chi phí xây dựng duy trì phòng đào tạo, chi phí nhân sự đào tạo đi lại các chi nhánh để tổ chức lớp đào tạo offline thường xuyên,....). Với nền tảng công nghệ thân thiện với người dùng, Hachium sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tạo lập website đào tạo nhân viên riêng của mình, giúp họ giảm thiểu chi phí đào tạo mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và tương tác của các khóa đào tạo. Về đơn vị giá trị, vì Hachium là nền tảng hỗ trợ giáo viên, trường học và doanh nghiệp xây dựng và tự quản lý một website đào tạo chuyên nghiệp và bảo mật của riêng mình chỉ trong 10 phút mà không cần kĩ năng lập trình nên các đơn vị giá trị của Hachium là nội dung của các khóa học bao gồm video bài giảng, bài kiểm tra, bài về nhà và các tài liệu khác mà các giáo viên và nhà trường đăng tải 38 trên website tạo lập bằng Hachium. Theo định nghĩa đã nêu ở chương I, các đơn vị giá trị này được tạo ra bởi các nhà sản xuất (các thầy cô giáo, nhà trường hay doanh nghiệp), do đó, Công ty Cổ phần Giáo dục Hachium không có quyền kiểm soát trực tiếp chất lượng nội dung của các khóa học này. Tuy nhiên, các đơn vị giá trị lại chính là những giá trị mà người tiêu dùng tìm kiếm, do đó, để xây dựng một nền tảng thành công, chất lượng của những đơn vị giá trị này là rất quan trọng. Vì vậy, Hachium cần chú trọng việc khuyến khích các thầy cô giáo, nhà trường và doanh nghiệp tạo ra các đơn vị giá trị chính xác, hữu ích và gây hứng thú cho người tiêu dùng, đồng thời, cũng cần kiểm soát, chọn lọc chặt chẽ các khóa học xuất hiện trên nền tảng. Về bộ lọc, công cụ giúp lựa chọn các đơn vị giá trị phù hợp để phân phối đến những người tiêu dùng nhất định, hiện tại Hachium đang cung cấp các công cụ lọc sau: công cụ tìm kiếm trực tiếp thông qua thanh tìm kiếm, công cụ lọc theo khóa học (category), công cụ lọc theo tên giáo viên, và công cụ lọc theo các lộ trình định sẵn. Một điểm đặc biệt trong bộ lọc của Hachium là học viên có thể tìm ra lộ trình học dựa trên nhu cầu cá nhân của mình. Cụ thể, với Hachium, giáo viên có thể linh hoạt trong việc tạo lộ trình học cho các khóa học. Giáo viên, trường học có thể xây dựng lộ trình học cố định gồm nhiều khóa học bổ trợ để đạt được một mục đích cuối cùng, ví dụ như trên trang web của Trường Đào tạo Tin học, Lập trình và Mỹ thuật Đa Phương tiện được tạo lập bằng nền tảng Hachium, có lộ trình học để trở thành fullstack designer với sáu khóa học được sắp xếp theo thứ tự phù hợp giúp người học đi từ điểm bắt đầu đến mục tiêu trở thành fullstack designer. Nếu có mong muốn học tập để trở thành fullstack designer, học viên có thể tìm đến lộ trình định sẵn này, thay vì tự chọn và học các khóa học khác nhau. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể tạo lập các lộ trình học được đề xuất dựa trên nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Ví dụ, dựa trên trình độ cũng như mục đích của học viên, các lộ trình học với các khóa học cụ thể sẽ được đề xuất cho học viên nhằm đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của từng học viên, từ đó tăng độ hài lòng với khóa học. Trong cuốn sách “Cuộc cách mạng nền tảng”, Parker, Van Alstyne & Choudary (2016) đã chỉ ra rằng các yếu tố nêu trên, bao gồm người tham gia, đơn vị 39 giá trị và bộ lọc, đã cùng tạo nên các tương tác cốt lõi. Với Hachium, các tương tác cốt lõi này là kết quả tổng hòa của học viên (người học), khóa học (đơn vị giá trị) và các công cụ lọc. Chính các tương tác cốt lõi này đã tạo các giao dịch giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, hay nói cách khác, là các giao dịch giữa học viên và giáo viên thông qua nền tảng Hachium. Dưới đây là thống kê số lượng người dùng trên nền tảng Hachium trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2019 đến hết tháng 05 năm 2020, và tốc độ tăng trưởng người dùng tương ứng: Bảng 2 - Thống kê số lượng người dùng trên Hachium 12/2019 01/2020 02/2020 03/2020 04/2020 05/2020 Số lượng người dùng 130,689 145,065 152,158 176,186 199,676 205,237 Tốc độ tăng trưởng 11.00% 4.89% 15.79% 13.33% 2.79% Nguồn: Công ty Cổ phần Hachium Có thể nhận thấy số lượng người dùng trên nền tảng luôn có xu hướng tăng trưởng theo thời gian, điều này chứng minh được tính phù hợp và hiệu quả cấu trúc mô hình nền tảng mà Hachium sử dụng. Trong khoảng thời gian tháng 03 và tháng 04 năm 2020, có sự tăng trưởng đột biến do đây là khoảng thời gian bùng phạt của dịch bệnh Covid-19, tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, trường học đều tạm dừng hoạt động và thực hiện giãn cách xã hội, nên số lượng người dùng lên nền tảng Hachium để học thêm kiến thức, kỹ năng mới cũng tăng đột biến theo. Như vậy, dịch Covid-19 đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực lên nền kinh tế của đất nước, tuy nhiên, lại phần nào tạo điều kiện cho ngành công nghệ giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy rằng các bộ lọc hiện tại của Hachium còn rất đơn giản, yêu cầu sự chủ động từ phía học viên khi tìm kiếm khoá học dành riêng cho mình do công ty chưa thể phát triển thuật toán có thể đề xuất các khóa học phù hợp với từng đối tượng học viên dựa theo các dữ liệu thu thập được. Sự thiếu hụt trầm trọng về dữ liệu người dùng cản trở công ty có thể cung cấp những bộ lọc mang tính cá nhân hoá cao, khiến cho học viên dễ dàng rời bỏ nền tảng và tổng 40 doanh thu từ việc bán khóa học trên nền tảng chưa cao. Dưới đây là thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên nền tảng Hachium: Bảng 3 - Thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên nền tảng Hachium 12/2019 01/2020 02/2020 03/2020 04/2020 05/2020 MAU 11,110 10,049 13,341 19,486 27,255 20,187 Tốc độ tăng trưởng MAU -9.55% 32.76% 46.06% 32.76% -25.93% Nguồn: Công ty Cổ phần Hachium Trong khoảng thời gian từ tháng 02/2020 đến tháng 04/2020, do tác động của dịch Covid-19 nên số lượng người dùng hoạt động hàng tháng tăng đột biến. Đây là một lợi thế cực lớn cho Hachium khi người dùng có xu hướng gia tăng tần suất học trực tuyến trong khoảng thời gian giãn cách xã hội tại nhà, tuy nhiên sang tháng 05/2020, khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng giảm mạnh 25.93% mặc dù số lượng giáo viên và số lượng người dùng trên nền tảng vẫn tăng nhẹ. Nguyên nhân chính là do Hachium còn thiếu đi bộ lọc có thể cá nhân hoá để có thể giới thiệu, hiển thị những khoá học phù hợp cho từng người dùng Hình 2 – Cơ cấu số lượng người dùng và MAU trên nền tảng Hachium Nguồn: Công ty Cổ phần Hachium 41 2.2.2 Quá trình xây dựng mô hình kinh tế nền tảng Hachium Từ tháng 6 năm 2017, những ý tưởng đầu tiên về nền tảng công nghệ giáo dục Hachium đã ra đời, và bắt đầu được đưa vào thiết kế sản phẩm. Sau sáu tháng phát triển, vào tháng 1 năm 2018, Hachium chính thức được ra mắt trên thị trường. Cụ thể, Hachium đã đưa ra thị trường tính năng khoá học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) được 2 năm. Tính năng này hỗ trợ không giới hạn dung lượng nội dung và số lượng người học tham gia. Đồng thời, Hachium đã đưa ra thị trường hệ thống quản trị đào tạo (Learning management system):

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_ung_dung_mo_hinh_kinh_te_nen_tang_vao_cong_ty_co_ph.pdf
Tài liệu liên quan