MỤC LỤC.1
DANH MỤC HÌNH.3
DANH MỤC BẢNG.5
MỞ ĐẦU .6
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG
NGHIÊN CỨU CÂY XANH ĐÔ THỊ.10
1.1. Khái quát về viễn thám và hệ thông tin địa lý .10
1.1.1. Viễn thám .10
1.1.2. Hệ thông tin địa lý.13
1.2. Khái quát về cây xanh đô thị.18
1.2.1. Vai trò của hệ thống cây xanh đô thị .18
1.2.2. Phân loại cây xanh đô thị .23
1.2.3. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị .28
1.2.3.1. Cây xanh sử dụng công cộng .28
1.2.3.2. Cây xanh sử dụng hạn chế và chuyên dụng .33
1.3. Sơ lược về tình hình nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên
cứu cây xanh đô thị .41
1.3.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới .41
1.3.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước.42
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS
TRONG NGHIÊN CỨU CÂY XANH ĐÔ THỊ .46
2.1. Kỹ thuật chiết tách thông tin lớp phủ bề mặt từ ảnh viễn thám.46
2.1.1. Phân loại dựa trên điểm ảnh (pixel-based classification) .46
2.1.2. Phân loại định hướng đối tượng (object-oriented classification).52
2.2. Các chỉ số thực vật phổ biến trong viễn thám.54
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH QUẬN CẦU GIẤY,
HÀ NỘI .57
51 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng viễn thám và gis nghiên cứu và đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị quận Cầu giấy, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của hệ thống trong tiến trình khai thác
vận hành. Trong hệ thống thông tin địa lý, con người sẽ làm việc trên 3 vị trí cũng
là 3 cấp có chức năng khác nhau: quản trị, kỹ thuật GIS, kỹ thuật chuyên ngành.
e. Quy trình nghiên cứu
Là phương thức hoạt động của một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau,
được các nhà phân tích thiết kế hệ thống xác lập khi kiến tạo hệ thống và trong tiến
trình khai thác hệ thống. Phương thức này được xem như một dây truyền hoạt động
của hệ thống. Các hợp phần của hệ thống GIS có tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Sự
hiểu biết về GIS của một cơ quan, một cá nhân sẽ định hướng cho nghiên cứu ứng
dụng GIS theo yêu cầu đặt ra. Trong tiến trình kiến tạo hệ thống thông tin địa lí, cần
quan tâm những qui trình nhập dữ liệu, qui trình lưu trữ, bảo quản dữ liệu, qui trình
truy vấn dữ liệu, qui trình xuất dữ liệu, qui trình hiển thị dữ liệu. Trong tiến trình
khai thác thông tin địa lí, các qui trình luôn luôn được quan tâm xây dựng và phát
triển không ngừng nhằm giải quyết những vần đề do thực tiễn đặt ra. Sự hữu hiệu
của hệ thống phụ thuộc vào khả năng triển khai các qui trình ứng dụng theo từng
mục tiêu cụ thể.
f. Mạng tin học
Trong một hệ thống GIS thì mạng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Hệ
thống mạng được thiết lập khi có từ 2 máy tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ
tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu
Các thành phần của mạng có thể bao gồm:
Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể
là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại
thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, tivi,
Internet là mạng diện rộng phổ biến nhất hiện nay. Internet có thể hoạt động cho các
loại mục đích khác nhau, trong đó có hoạt động GIS. Internet là một thống thông tin
toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau.
Môi trường truyền mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi
trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với các mạng
không dây).
Giao thức truyền thông là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các
thực thể.
1.2. Khái quát về cây xanh đô thị
1.2.1. Vai trò của hệ thống cây xanh đô thị
1.2.1.1. Đưa thiên nhiên trở lại với con người
Lịch sử thế giới tự nhiên đã khẳng định rằng: Cái nôi sự sống của mỗi sinh
vật, trong đó có loài người chính là thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ, thiên nhiên ấy
là sự phối hợp hài hoà giữa các loại động vật và thực vật. Mọi sinh vật đều có sự
tương quan mật thiết với nhau tạo thành 1 hệ sinh thái hoàn hảo.
Sự bùng nổ dân số theo cấp số nhân trong nhiều thập kỷ qua đã đặt ra cho
nhân loại hàng loạt các vấn đề cần giải quyết. Chủ yếu là các nhu cầu thiết yếu của
con người: ăn, mặc, ởHệ quả của nó là hàng loạt các đô thị từ nhỏ đến khổng lồ
đã lần lượt xuất hiện. Cái nôi của sự sống là cảnh vật thiên nhiên ngày càng bị mất
đi. Màu xanh của cây, cỏ, lá, hoa xuất hiện rất khiêm tốn trong lòng đô thị.Quy
hoạch hệ thống cây xanh đô thị nhằm đưa thiên nhiên trở lại với môi trường sống
của con người, khắc phục dần các nhược điểm của việc bùng nổ đô thị, tô thêm màu
xanh sống động của cây xanh lên các mảng bê tông gạch đátạo nên môi trường
sống sinh động hài hòa [7].
Hình 1.4. Đường phố nhỏ và những cây cổ thụ
1.2.1.2. Cân bằng lại hệ sinh thái
Vấn đề cân bằng sinh thái chưa đuợc đặt ra, khi mà nền công nghiệp còn thô
sơ, lạc hậu, môi trường sống còn đa dạng phong phú, dân số còn rất thưa thớt so với
thiên nhiên. Nhưng kể từ khi công nghiệp phát triển, từ quy mô nhỏ và vừa đến đại
công nghiệp. Khi mà dân số bùng nổ và nhất là từ khi hàng loạt các đô thị khổng
xuất hiện. Hệ sinh thái và môi trường sống thực sự bị xáo trộn và bị bẻ gãy. Vấn đề
ô nhiễm môi trường là bài toán thiết yếu cần phải được giải quyết trong vấn đề quy
hoạch đô thị hiện nay và tương lai. Thực tế đã cho thấy rằng, cây xanh đã góp phần
rất lớn trong việc cân bằng lại hệ sinh thái đang bị xáo trộn ấy qua các tác động sau
đây:
a. Cải thiện vi khí hậu
i) Nhiệt độ:
Nhiệt độ trong mỗi khu vực được hình thành bởi sự cộng hưởng của bức xạ
nhiệt mặt trời trực tiếp và nhiệt khuếch tán do tính chất bề mặt khu vực ấy tạo
nên.Nếu các khu vực trên cùng một vĩ độ sẽ có bức xạ nhiệt trực tiếp tương đối
giống nhau, nhưng tạo nên nhiệt độ ở mỗi khu vực không giống nhau. Do tính chất
bề mặt của mỗi khu vực khác nhau nên nhiệt khuếch tán sẽ khác nhau.
T = t1 + t2
Trong đó:
T: Nhiệt độ khu vực
t1: Bức xạ mặt trời trực tiếp (Trực xạ)
t2: Bức xạ khuếch tán (Tán xạ)
Thực nghiệm thực tế chứng minh rằng: Nhiệt độ không khí trong vùng có
cây xanh do bị cây xanh hấp thụ sẽ thấp hơn nhiệt độ không khí nơi không có cây
khoảng 40oC. Nhiệt khuếch tán trong vùng có cây xanh cũng sẽ mất đi rất nhanh do
hấp thụ nhanh, khác với bê tông, gạch đá sẽ mất đi chậm, làm cho môi trường xung
quanh phải chịu sự nung nóng do nhiệt toả ra thêm một thời gian khá dài, sau khi
nguồn nhiệt mặt trời không còn.
Như vậy cây xanh là yếu tố cần thiết để hạ thấp nhiệt độ trong từng khu vực
làm cho môi trường sống của con người đỡ bị oi bức, nhất là trong các khu vực chịu
ảnh hưởng lớn bởi bức xạ khuếch tán của các kết cấu gạch đá, bê tông trong đô thị.
ii) Độ ẩm
Cảm giác nhiệt đến với mỗi con người bình thường bị chi phối bởi ẩm độ
không khí xung quanh họ. Ẩm độ tăng cảm giác nóng sẽ giảm rất rõ. Mặt khác, khi
ẩm độ tăng sẽ giảm độ trong suốt của khí quyển, điều đó sẽ đồng thời cản bớt bức
xạ nhiệt trực tiếp trên bề mặt đô thị. Thực tế cho thấy với cùng một nhiệt độ, nơi
nào có độ ẩm thấp, nơi đó cảm giác nóng bức của con người cũng sẽ tăng lên. Vùng
gió Lào ở Việt Nam đã minh xác cho điều ấy.
Sự bốc hơi nước thường xuyên của bề mặt lá cây, nhất là khi nhiệt độ không
khí tăng, có khả năng tăng độ ẩm không khí, góp phần làm giảm cảm giác nóng bức
của các sinh vật trong khu vực cây xanh.
Thực nghiệm thực tế cũng chứng minh rằng, sự chênh lệch ẩm độ giữa nơi
có cây và nơi không có cây có thể lệch nhau từ 7 20%, tùy theo bề dày của tán
cây hay mảng cây. Điều này sẽ gây ra hiệu quả cảm giác nhiệt hạ từ 2 40C.
iii) Gió
Cấu trúc và vị trí của từng tán cây và từng mảng cây sẽ làm giảm tốc độ gió
hoặc ngăn gió. Hiện tượng này rất có ý nghĩa trong việc sử dụng cây xanh ngăn cản
các luồng gió độc, gió lạnh, gió bãoCây xanh, vì thế sẽ là “bức tường xanh”, có
thể tạo thành dãy cách ly vệ sinh tốt nhất, ngăn chặn các tác động xấu do gió mang
đến như khói, bụi độc hại ở các khu công nghiệp, không khí giá rét, bão xoáy
b. Chống ô nhiễm tiếng ồn
Khi đô thị phát triển, số người sống chung quanh đông đúc, cường độ tiếng
ồn trở nên mạnh, thường xuyên và tác động nguy hại đến sức khoẻ. Tiếng ồn trong
đô thị có khắp mọi nơi, sự cộng hưởng của các loại âm thanh khác nhau sẽ tăng
cường tiếng ồn lên rất cao so với ngưỡng nghe ổn định của mỗi con người là 50 Db,
thậm chí có nơi vượt quá mức độ báo động là 70 Db. Ô nhiễm tiếng ồn thường
xuyên sẽ gây thương tổn thính giác và hệ thần kinh con người, stress thường xảy ra
đối với cư dân sống trong đô thị.
Thực nghiệm đo đạc cho thấy tán cây lá to hấp thụ trên 25% âm lượng và tán
xạ khoảng 75% tiếng ồn đi qua nó. Tác dụng hút âm của cây rất có ý nghĩa trong
việc bố trí cây xanh đường phố. Cây xanh cách ly giữa nhà máy và khu dân cư.
Giảm thiểu tiếng ồn cho người dân đô thị.
c. Làm trong lành môi trường đô thị
Trong các đô thị, nhất là các đô thị công nghiệp, cùng với nhịp độ phát triển
của quá trình công nghiệp hoá, cơ giới hoá, khói bụi lan toả vào không gian đô thị là
điều không tránh khỏi. Tác động xấu của khói, bụi đến con người đã gây ra nhiều
hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều kết quả nghiên cứu về vai trò của cây xanh đã đưa ra kết luận: Trong
môi trường có cây xanh, khói bụi đã giảm đi rất nhiều so với nơi không có cây
xanh. Như vậy, chính độ ẩm không khí do sự bốc hơi nước của lá cây đã làm cho
bụi bị ngậm nước, tăng trọng và không bay xa. Đã vậy, cây xanh có tác dụng cản
gió, bụi bị dừng lại phần lớn trong tán cây, phần còn lại bị giảm tốc và rơi rụng dần.
Đo đạc thực tế cho thấy, không khí dưới tán cây sẽ giảm thiểu số bụi đến hơn 40%.
Điều quan trọng mà thiên nhiên ban cho con người chính là “lá phổi” khổng
lồ của cây xanh. Ngược với quá trình hoạt động của lá phổi con người, cây xanh đã
hấp thụ khí CO2 và “thở” ra khí O2. Chất khí tối cần thiết cho sự sống phần lớn mọi
sinh vật. Thường số lượng khí CO2 của 1 người thải ra trong 1 giờ khoảng 40g,
tương đương sự hấp thụ của 50m2 cây xanh trong 1 giờ. Đối với các đô thị có mật
độ dân cư đông đúc, các nhà máy, phương tiện sinh hoạt sử dụng nhiên liệu đốt
cháy. Lượng khí CO2 sẽ tịnh tiến tăng lên tương ứng với lượng O2 ngày càng giảm
thiểu. Vì vậy cây xanh đặc biệt cần thiết tại những nơi này.
Ngoài ra do tính chất đối lưu không khí, khí lạnh từ khu có cây xanh sẽ lan
toả vào khu vực xây dựng tiếp cận, đẩy khí nóng lên cao, hạ nhiệt độ môi trường
khu xây dựng, tạo sự thông thoáng cần thiết cho cuộc sống con người. Đó là chưa
kể đến tác động diệt khuẩn trong môi trường không khí từ chất Phitonxit do cây
xanh thải ra trong quá trình quang hợp.
d. Giảm thiểu úng ngập và ô nhiễm môi trường đất, nước
Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất
xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cho nước mưa thẩm thấu nhanh
xuống đất, làm giảm tình trạng úng ngập trong đô thị. Cũng nhờ tính năng này mà ở
vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước mưa, làm
giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét.
Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường
nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài các chất kim
loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân... trong các mô bì của lá cây, trong thân cây,
cành cây và rễ cây Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện
nay người ta đã sử dụng một số loài thực vật trong dây truyền hệ thống xử lý nước
thải, và đang nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ
kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất, kể cả hấp thụ Dioxin trong đất [7].
1.2.1.3. Đáp ứng nhu cầu văn hoá, nghỉ ngơi của người dân đô thị
Yếu tố “thời gian rảnh” đang là vấn đề đặt ra cho các nhà xã hội họp, khi mà
xã hội càng văn minh tiến bộ, tự động hóa ngày càng phát huy vai trò tích cực, con
người ngày càng thoát khỏi các công việc cực nhọc, ngày nghỉ càng nhiều, thời gian
rảnh càng tăng. Các hoạt động thể thao, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí lành mạnh, phù
hợp với nét đẹp văn hoá của người dân đô thị đang là đòi hỏi cấp thiết. Các hình
thức giải trí, nghỉ ngơi và các hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng trở nên quan
trọng nhất trong các hoạt động đô thị. Các hoạt động diễn ra trong nhà và ngoài trời,
trong đó khu đất cây xanh ngoài trời sẽ là mảng sinh hoạt chủ yếu của người dân đô
thị trong thời gian rảnh. Cây xanh đô thị luôn là khu sinh hoạt có sức chứa lớn nhất,
đảm bảo hoạt động giao tiếp rộng, mang tính cộng đồng, có tác dụng phục hồi sức
khoẻ, sảng khoái tâm hồn, phát triển tư duy và năng khiếu thẩm mỹ. Có thể nói, cây
xanh đô thị là cầu nối đưa con người đô thị về với thiên nhiên, về với cội nguồn của
sự sống [7].
Hình 1.5. Học sinh vui chơi trong công viên cây xanh
1.2.1.4. Hoàn thiện giá trị thẩm mỹ của cảnh quan đô thị
Địa hình, mặt nước, cây xanh, công trình kiến trúc là các yếu tố tạo thành
cảnh quan đô thị. Do thị hiếu thẩm mỹ của con người luôn vươn tới cái mới, cái
phong phú đa dạng. Cây xanh đã đáp ứng được nhu cầu ấy thông qua quá trình sinh
trưởng của nó theo từng thời điểm của thời gian trong một không gian luôn biến
đổi. Cây xanh là yếu tố hình khối có nhiều hình thức đa dạng và màu sắc phong phú
nhất trong các yếu tố, tạo cảnh sự tương hợp, hài hòa về màu sắc, hình dáng và ngay
cả hương thơm của cây xanh đã góp phần tạo nên bố cục hợp lý của các yếu tố khác
nhau, hình thành giá trị thẩm mỹ của cảnh quan đô thị.
1.2.2. Phân loại cây xanh đô thị
Dựa trên những đặc điểm khác nhau như về gía trị sử dụng, hình dáng thực
vậtngười ta xác lập những cơ sở phân loại khác nhau phụ thuộc quan điểm và
mục đích phân loại để chọn một hay phối hợp một số cách cho phù hợp.
Theo nguồn gốc người ta có thể phân theo nhóm cây trồng nhân tạo và nhóm
cây tự nhiên. Tuy nhiên do đặc điểm phát triển lịch sử của mỗi đô thị, cách phân
chia này đôi khi khó xác định và không thuận lợi trong việc đánh giá, quy hoạch
phát triển mảng xanh ở đây. Ví dụ hầu hết đô thị ở nước ta không có nhiều mảng
xanh tự nhiên mà chủ yếu là hệ thống cây trồng nhân tạo.
Phân loại cây xanh theo thành phần thực vật như phân theo cây lá rộng, cây
lá kim, cây vùng ôn đới, cây vùng nhiệt đới. Hoặc căn cứ theo chiều cao tự nhiên
của cây chia nhóm cây đại mộc (cây cao trên 20 – 25 m); nhóm cây trung bình (cao
10 –20 m), cây tiểu mộc (cao dưới 10 m)Việc phân chia này có lợi cho việc thiết
kế chọn cây trồng ở các khu vực, định mức quản lý, tuy nhiên sự sinh trưởng kích
thước của cây trong tự nhiên khác với khi được trồng trong đô thị, do vậy hoạch
định định mức qủan lý thời gian và kích thước cây sẽ gặp khó khăn.
Phân chia cây theo mục đích sử dụng. Cách phân chia này hữu ích cho quá
trình thiết kế, chọn cây theo nhóm công dụng hay mục đích rõ ràng hơn. Ví dụ chia
ra 3 nhóm: cây che bóng; cây che phủ nền; cây trang trí. Phân chia thành phần cây
xanh theo công dụng kết hợp kích thước cây. Phân chia thành phần cây xanh theo
nhóm thực vật kết hợp công dụng. Theo đặc điểm nhóm thực vật phân chia 2 nhóm
chính là cây và cỏ. Phân chia thành phần cây xanh theo chủ thể quản lý [7].
Dưới đây giới thiệu một số cách phân loại phổ biến
1.2.1.2. Phân loại theo nhóm cây, đặc điểm thực vật
Theo cách này có thể phân loại thành 2 nhóm chính là cây và cỏ
a. Phân loại nhóm cây theo giá trị sử dụng
i) Cây bóng mát
Cây bóng mát là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng
có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây
bóng mát có nhiều loại, thừơng được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, công sở,
trường học, vườn hoaTrong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát
thường, cây bóng mát có hoa đẹp, ăn qủa, hay có hoa thơm.
Cây bóng mát thường: Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc lá
rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng
đẹp, chúng thường được trồng đơn, trồng thành khóm hay từng mảng phối hợp rất
đẹp với các công trình kiến trúc đường phố, nhà ở.. như thông, lát hoa, đài loan
tương tư, bàng, tếch.
Cây bóng mát có hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ, cho bóng
mát nhưng lại đặc biệt có hoa đẹp. Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao. Chúng
thường được trồng làm điểm cảnh, phối hợp đẹp với các công trình kiến trúc. Các
cây như móng bò tím, vàng anh, phượng, lim xẹt
Cây bóng mát ăn quả: Gồm những cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ cho bóng mát,
đồng thời cho quả. Có những loài khi qủa chín tạo thành khối trên tán lá có màu sắc
hay những hình dạng độc đáo và tồn tại trong thời gian dài rất đẹp như muỗm, dừa,
hồng xiêm, khế, nhãn, vải
Cây bóng mát có hoa thơm: Là những cây bóng mát có hoa thơm gây cảm
giác dễ chịu. Thường được trồng bên những công trình kiến trúc như nhà ở, công
sở, trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình chùa như bưởi, sữa, hòe, ngọc lan,
hoàng lan,
Hình 1.6. Cây bóng mát hai bên đường phố
ii) Cây trang trí
Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và
cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng
trong chậu trưng bày trong nhà, trồng dàn leo. Nhóm này thường gồm các loại:
Tre trúc : Là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ hay thành bụi.
Cây cao từ 1 – 2 m, đến 15 – 20 m. Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm
mại, đặc biệt tre trúc mang đậm nét sắc thái dân tộc. Được trồng nhiều ở các biệt
thự, nhà hàng, vườn hoa.
Cau dừa: gồm những cây thường có độ cao từ 5 – 10 m và 15 – 20 m. Thân
cột đứng thẳng hài hòa với đường nét công trình kiến trúc, tán lá thoáng mềm mại
như cau dừa, cọ. Là những loài mang sắc thái khí hậu nhiệt đới. Có nhiều loài còn
cho qủa dùng làm thực phẩm, thuốc, chế biến dầu.
Cây cảnh dáng đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi. Có
dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp. Thường trồng trang trí ở tầng thấp, nó có ưu
điểm trồng được lâu không phải thay thường xuyên như trồng các cây hoa.
Cây cảnh hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có
hoa. Hoa nhiều màu sắc có thể trồng đơn lẻ hay khóm, mảng hay trong chậu.
Cây leo dàn: Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang trí và
tạo bóng râm.Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp, taọ bóng râm,
che tường, trang trí cổng, cột
Cây cảnh có quả đẹp: Những cây này qủa có hình dáng, màu sắc đẹp.
Cây hàng rào: Gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh. Cây có mật
độ lá dày, xanh quanh năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân, cành hay lá có gai. Trồng
thay thế cho các bức tường xây bao vừa tiện lợi, rẻ, mát.
Cây viền bồn, bãi: Gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo, sống một
năm hoặc nhiều năm, cây có nhiều cành nhánh, chịu cắt xén, hoặc có màu lá, hoa
đẹp làm đường viền cho các bồn hoa.
Cây hoa: Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1 m, sống
theo mùa trong năm hoặc 2 –3 năm. Thường được trồng trong các bồn hoa, bãi,
trong chậu, cắt hoa cắm trong bình.
iii) Nhóm cỏ
Cỏ là mảng màu trang trí tầng thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất
xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác
yên tĩnh. Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc
bụi bặm. Ở nước ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một
số loại được nhập về trồng tại các sân thể thao. Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia
vào việc giảm nhiệt độ tới 3oC giữa nơi có trồng cỏ và đất trống.
Hình 1.7. Cỏ và cây trang trí trên dải phân cách
b. Phân loại theo độ cao cây
Độ cao cây có ảnh hưởng tới sự tổ chức, phối cảnh. Phân loại theo chiều cao
cây từ các taì liệu thực vật học (chiều cao tự nhiên trong điều kiện bình thường) kết
hợp chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể gây ức
chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do bê tông hóa
xung quanh trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp
trồng cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó [7].
c. Phân loại theo hình dạng tán cây
Cây sinh trưởng, phát triển tự nhiên thường có hình dạng tán cây nhất định
như tán hình tròn, hình nấm, hình tháp, rủ, phân tầng. có loài lại phát triển theo kiểu
tự do. Ngoài ra hình dạng tán cây còn thay đổi do điều kiện ánh sáng, cây tán đều
hay lệch do ánh sáng phân phối đều hay không. Kết hợp tinh tế các kiểu tán khác
nhau sẽ tạo nên những cảnh quan hấp dẫn.
d. Phân loại theo lá cây
Phân ra cây lá kim (thường tán thưa), Lá rộng (thường cho nhiều bóng rợp),
lá xanh quanh năm hay rụng lá. Phân theo màu sắc lá xanh sẫm, xanh nhạt, biến đổi
màu sắc lá theo thời gian sang màu khác nhau như cây bàng.
e. Phân loại theo sắc hoa
Nhiều cây bóng mát và trang trí có lá và hoa với nhiều màu đỏ, vàng, trắng,
tím hay hỗn hợp nhiều màu. Đây cũng là đặc điểm rất được chú ý trong phối cảnh.
1.2.2.2. Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh
(Theo quy chuẩn Việt Nam) gồm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: cây xanh sử dụng công cộng: Là loại cây xanh sử dụng có tính chất
chung cho mọi người dân đô thị, phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, thể
thao, công cộng. Cụ thể gồm: công viên, vườn hoa, vườn dạo, Boulevard, quảng
trường, đường phố và các công trình công cộng chính.
Nhóm 2: cây xanh sử dụng hạn chế: Là loại hình cây xanh sử dụng không
rộng rãi, phục vụ lượng người nhất định, nghỉ ngơi giải trí chốc lát. Đó là các loại
hình cây xanh trong trong gồm: cây xanh trong các khu chức năng đô thị như khu ở,
công nghiệp, kho tàng, hành chính, trường học, y tế, văn hóa, thương mại, dịch
vụ
Nhóm 3: cây xanh chuyên dụng: Là loại cây xanh sử dụng theo yêu cầu
chuyên môn riêng do những yêu cầu đặc biệt về điều kiện thiên nhiên, đất đai hoặc
dùng vào mục đích kỹ thuật kinh tế như: Khu cây xanh cách ly độc hại, cây xanh
chống gió, cát, cây xanh chắn đất, vườn ươm, cây xanh nghĩa địa
1.2.3. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị
1.2.3.1. Cây xanh sử dụng công cộng
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm 3
loại:
- Cây xanh công viên;
- Cây xanh vườn hoa;
- Cây xanh đường phố.
Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh
sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt
nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
Quy hoạch và trồng cây xanh sử dụng công cộng không được làm ảnh hưởng
tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị,
không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng.
Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được xác định
theo loại đô thị và được quy định trong bảng sau:
Loại đô thị Quy mô dân số
người
Tiêu chuẩn
m
2/người
1. Đô thị đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 12 - 15
2. Đô thị loại I và loại II Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới
1.500.000
10 - 12
3. Đô thị loại III và loại
IV
Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới
250.000
9 - 11
4. Đô thị loại V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000 8 - 10
CHÚ THÍCH: Đối với đô thị miền núi, hải đảo khi áp dụng tiêu chuẩn này cho
phép lựa chọn thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% quy định của giới hạn
tối thiểu [10].
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng
Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên đô thị được xác định theo loại đô thị và
được quy định trong bảng sau:
Loại đô thị Quy mô dân số
người
Tiêu chuẩn
m
2/người
1. Đô thị đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 7 - 9
2. Đô thị loại I và loại II Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới
1.500.000
6 - 7,5
3. Đô thị loại III và loại
IV
Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới
250.000
5 - 7
4. Đô thị loại V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000 4 - 6
CHÚ THÍCH:
1. Trong các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II, ngoài các công viên thuộc khu ở
cần có các công viên khu vực, công viên thành phố, các công viên có chức năng
riêng biệt như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo,
công viên nước,
2. Công viên thiếu nhi có quy mô trên 10 ha phải tổ chức công viên với nhiều khu
chức năng
3. Công viên thể thao phải đảm bảo kích thước sân bãi theo tiêu chuẩn và bố trí
hợp lý hệ thống sân bãi tập. Cây xanh phải thỏa mãn yêu cầu thông gió, chống ồn,
điều hòa không khí và ánh sáng, cải thiện tốt môi trường vi khí hậu để đảm bảo
nâng cao sức khỏe vận động viên và người tham gia thể thao [10].
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên
Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa, vườn dạo đô thị được xác định theo loại
đô thị và được quy định trong bảng sau:
Loại đô thị Quy mô dân số
người
Tiêu chuẩn
m
2/người
1. Đô thị đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 3 - 3,6
2. Đô thị loại I và loại II Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới
1.500.000
2,5 - 2,8
3. Đô thị loại III và loại
IV
Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới
250.000
2 - 2,2
4. Đô thị loại V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000 1,6 - 1,8
CHÚ THÍCH: Vườn hoa là một hình thức công viên nhỏ, hạn chế về quy mô, nội
dung với diện tích từ 1 ha đến 6 ha và gồm ba loại chủ yếu:
- Loại I: tổ chức chủ yếu dành cho dạo chơi, thư giãn, nghỉ ngơi;
- Loại II: ngoài chức năng trên còn có tác dụng sinh hoạt văn hóa như biểu diễn
nghệ thuật quần chúng, triển lãm hay hoạt động tập luyện thể dục thể thao;
- Loại III: có 5 vườn hoa nhỏ phục vụ khách bộ hành, khách vãng lai, trang trí
nghệ thuật cho công trình đường phố, quảng trường, diện tích không quá 2 ha [10].
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa
Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố được xác định theo loại đô thị và được
quy định trong bảng sau:
Loại đô thị Quy mô dân số
người
Tiêu chuẩn
m
2/người
1. Đô thị đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 1,7 - 2,0
2. Đô thị loại I và loại II Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới
1.500.000
1,9 - 2,2
3. Đô thị loại III và loại
IV
Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới
250.000
2,0 - 2,3
4. Đô thị loại V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000 2,0 - 2,5
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố
Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng được quy
định trong bảng sau [10]:
Loại đô thị Tiêu chuẩn
đất cây xanh
sử dụng công
cộng
m
2/người
Tiêu chuẩn
đất cây
xanh công
viên
m
2/người
Tiêu chuẩn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003333_1_0794_2003001.pdf