Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ
Mục lục
Mở đầu. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC . 14
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài. 14
1.2. Quan điểm của Đảng về phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam trong quản lý nhà nước. 20
1.3. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong QLNN . 24
1.3.1. Vai trò của của các tổ chức chính trị - xã hội trong QLNN . 19
1.3.2. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong QLNN . 22
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam trong quản lý nhà nước . 28
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò tham gia quản lý nhà nước của
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam . 33
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ
NỮ HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THAM GIA QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC . 38
2.1. Khái quát về Hội LHPN huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk . 38
2.2. Kết quả phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông
Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong quản lý nhà nước. 48
2.2.1. Tham gia xây dựng luật pháp, chính sách . 48
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà nước – Từ thực tiễn huyện Krông pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng
Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND huyện với Hội LHPN huyện; đồng
thời xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP cho
các cơ sở Hội. Tại 16/16 xã/thị trấn cũng đã căn cứ trên quy chế và Kế hoạch
của Hội LHPN huyện xây dựng được quy chế hoạt động giữa UBND với Hội
LHPN cùng cấp.
Việc thay đổi đó có tác động đáng kể đến vai trò tham gia QLNN của
toàn bộ hệ thống Hội LHPN Việt Nam nói chung, các cấp Hội LHPN huyện
Krông Pắc nói riêng bởi Nghị định 56/2012/NĐ-CP có phạm vi tác động rộng
hơn, quy định trách nhiệm rõ ràng hơn. Việc bảo đảm cho Hội LHPN Việt
Nam tham gia QLNN không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan hành chính
mà được mở rộng, cụ thể là các Bộ, ngành, UBND các cấp; đồng thời Nghị
định 56/2012/NĐ-CP cũng có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa Bộ,
ngành, UBND các cấp với các cấp Hội LHPN Việt Nam.
43
Kết quả nổi bật mà Nghị định 56/2012/NĐ-CP đem lại so với Nghị
định 19/2003/NĐ-CP tại huyện Krông Pắc là: Hội LHPN huyện, cơ sở không
chỉ xây dựng được chương trình phối hợp công tác với UBND, phòng, ban
cùng cấp mà còn phối hợp công tác với các ngành cùng cấp như Trung tâm Y
tế, Ban Chỉ huy quân sự; các cấp Hội LHPN huyện tích cực tham gia cũng
như chủ động tổ chức các đoàn giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền
và lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. (Đây cũng là kết quả nổi bật
của việc ban hành Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội)
Như vậy, khi có sự thay đổi về thể chế, chính sách tất yếu sẽ dẫn đến sự
thay đổi về vai trò của các cấp Hội LHPN huyện trong tham gia quản lý Nhà
nước. Một chính sách thay đổi sẽ tác động đến vai trò của Hội LHPN trong
tham gia QLNN, vai ngược lại, vai trò của Hội LHPN tham gia QLNN cũng
bị tác động bởi một hoặc nhiều chính sách.
2.1.3.2. Nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về
bình đẳng giới và công tác phụ nữ
Như đã nêu ở trên, các cấp Hội LHPN Krông Pắc chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của cấp ủy Đảng cùng cấp và có mối quan hệ phối hợp với chính quyền
địa phương, do đó nhận thức của các cấp ủy Đảng về bình đẳng giới và công
tác phụ nữ ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của Hội LHPN trong quản lý nhà
nước.
Nếu các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm hơn tới
công tác phụ nữ, đề cao vai trò của Hội LHPN trong công tác triển khai các
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của địa
phương, tích cực tạo điều kiện hoạt động cho Hội như hỗ trợ kinh phí hoạt
động; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực cán bộ Hội
44
có chất lượng cao và tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ cán bộ Hội như quy
hoạch cán bộ Hội vào các vị trí cao hơn, nhất định vai trò của Hội LHPN
huyện Krông Pắc trong tham gia Quản lý Nhà nước sẽ đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận.
Thực tế tại huyện Krông Pắc cho thấy, trong những năm qua, nhận thức
về bình đẳng giới và công tác phụ nữ của lãnh đạo các cấp, các ngành từng
bước được nâng lên. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ được thành lập, kiện toàn từ
huyện đến cơ sở. UBND các cấp đã phần nào thể hiện trách nhiệm trong việc
bảo đảm cho Hội LHPN tham gia QLNN. Hội LHPN được tham gia đóng góp
ý kiến xây dựng, bổ sung, sửa đổi Luật pháp cũng như các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hằng năm của địa phương. Công tác
đào tạo, quy hoạch cán bộ nữ từng bước được chú trọng. Cụ thể, có 162/522
cán bộ nữ tham gia cấp ủy cơ sở, đạt tỷ lệ 28%; 10/40 cán bộ nữ tham gia Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện, đạt tỷ lệ 25% (nhiệm kỳ 2015 – 2020); nữ giữ
chức vụ trưởng, phó các ban, ngành đoàn thể của huyện đạt 14/81 người,
chiếm 17,28%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đạt tỷ lệ theo quy định. Công
tác tổ chức, quán triệt và tuyên truyền các hoạt động về thực hiện Luật bình
đẳng giới đã được các cấp chính quyền và Hội LHPN các cấp triển khai sâu
rộng. Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ
chức 10 lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền,
vận động về công tác phụ nữ và bình đẳng giới có 1.523 cán bộ, hội viên tham
gia. Ngoài ra Hội còn chủ động phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức 42
lớp tuyên truyền kiến thức giới, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân – gia
đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình cho 8.545 lượt hội viên, phụ nữ.
[16]. Bên cạnh những kết quả đạt được do có sự quan tâm của cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương về bình đẳng giới và công tác Hội, thì tại một số xã,
một số cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn tỏ ra nghi ngờ về năng lực, trình độ của
45
cán bộ, công chức nữ, còn e dè khi giới thiệu, đề bạt cán bộ, công chức nữ giữ
các vị trí lãnh đạo, quản lý, trong đó có cán bộ Hội, dẫn đến cán bộ Hội không
được cân nhắc lên các vị trí cao hơn, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy thấp. Ngoài ra,
một số UBND xã vẫn chưa chú trọng đến công tác phụ nữ, không tạo điều
kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động làm hạn chế khả năng tham gia QLNN của
Hội.
2.1.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ Hội các cấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp (Ban Chấp hành cấp huyện và
cơ sở) tại huyện Krông Pắc có thể thấy qua bảng 2.1 và 2.2 dưới đây:
Bảng 2.1. Trình độ Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Krông Pắc
(Số liệu tại thời điểm đầu nhiệm kỳ 2011 – 2016 và 2016 – 2021)
Nội dung
Nhiệm kỳ 2011- 2016
Số lượng Ủy viên
Ban Chấp hành: 27
Nhiệm kỳ 2016- 2021
Số lượng Ủy viên
Ban Chấp hành: 24
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Dân tộc
Kinh 21 78% 16 67%
Khác 6 22% 8 33%
Tôn giáo 1 4% 1 4%
Đảng viên 17 63% 16 67%
Lý luận
chính trị
Sơ cấp 5 19% 3 13%
Trung
cấp
8 30% 17 71%
Cao cấp 3 11% 4 17%
Trình độ
Chuyên
môn
Sơ cấp 9 33% 0 0%
Trung
cấp
11 41% 8 33%
Đại học 7 26% 16 67%
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pắc (2011, 2016), văn kiện
Đại hội Đại biểu Hội LHPN huyện lần thứ XI, XII
46
Bảng 2.2. Trình độ Ban Chấp hành Hội LHPN cơ sở
(Số liệu tại thời điểm đầu nhiệm kỳ 2011 – 2016 và 2016 – 2021)
Nội dung
Nhiệm kỳ 2011- 2016
Số lượng Ủy viên
Ban Chấp hành: 270
Nhiệm kỳ 2016- 2021
Số lượng Ủy viên
Ban Chấp hành: 305
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Dân tộc
Kinh 195 72% 218 71%
Khác 75 28% 87 29%
Tôn giáo 36 13% 39 13%
Đảng viên 65 24% 91 30%
Lý luận
chính trị
Sơ cấp 23 9% 31 10%
Trung
cấp
16 6% 34 11%
Trình độ
Chuyên
môn
Sơ cấp 10 4% 20 7%
Trung
cấp
30 11% 39 13%
Đại học 3 1% 15 5%
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pắc(2011, 2016), văn kiện
Đại hội Đại biểu Hội LHPN huyện lần thứ XI, XII
Có thể thấy, qua 2 kỳ Đại hội, chất lượng đội ngũ Ban Chấp hành Hội
LHPN huyện, cơ sở đã có sự thay đổi rõ nét về trình độ lý luận chính trị,
chuyên môn; cơ cấu Ban Chấp hành có tỷ lệ phân bổ hợp lý giữa người dân
tộc Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số; người có tôn giáo và người không tôn
giáo; tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
tăng ở cả cấp huyện và cơ sở. Điều này góp phần không nhỏ nâng cao chất
lượng hoạt động công tác Hội nói chung, tham gia QLNN nói riêng của các
cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc.
Trên thực tế, trong từng nhiệm kỳ, nhân sự Ban Chấp hành Hội LHPN
huyện, cơ sở không cố định, mà có sự thay đổi đáng kể (do nghỉ hưu, chuyển
công tác,...), nhưng Ban Chấp hành Hội LHPN huyện, cơ sở vẫn luôn cố gắng
47
khắc phục mọi khó khăn, tích cực, năng nổ trong hoạt động công tác Hội.
Đồng thời không ngừng tích cực học tập, trau dồi kỹ năng, kiến thức.
Như vậy, với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, lực lượng cán bộ đông, đa dạng
về dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
lý luận chính trị cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác là yếu tố thuận lợi đối
với các cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc trong giai đoạn hiện nay.
2.1.3.4. Tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cơ quan Hội LHPN huyện, xã, thị trấn có văn phòng làm việc, cơ bản
được đảm bảo các trang thiết bị làm việc; cũng như được Ủy ban nhân dân
huyện, xã, thị trấn cấp kinh phí hằng năm để duy trì hoạt động, chi trả tiền
lương cho đội ngũ cán bộ, công chức bên cạnh các nguồn lực tài chính
khác như hội phí, phí ủy thác từ hoạt động nhận ủy thác cho vay của ngân
hàng chính sách xã hội huyện, sự hỗ trợ đầu tư từ các dự án phi chính phủ (dự
án nước sạch vệ sinh môi trường do Ủy ban y tế Hà Lan tài trợ)
Cụ thể, cơ quan Hội LHPN huyện được bố trí 03 phòng làm việc riêng,
chung trụ sở làm việc với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể
khác của huyện. Mỗi cán bộ, chuyên viên của cơ quan được cấp 01 máy vi
tính để bàn, hỗ trợ công việc. Ngoài ra, cơ quan được trang bị thêm 02 máy in
và 01 máy photocopy.
Đối với Hội LHPN cơ sở, điều kiện hỗ trợ hoạt động vẫn còn thiếu
thốn, 9/16 cơ sở Hội có phòng làm việc riêng, 7/16 cơ sở Hội làm chung
phòng làm việc với các đoàn thể khác; 4/16 cơ sở Hội sử dụng chung máy vi
tính với các đoàn thể khác [16], [31]. Đây là một trong những khó khăn, bất
lợi cho Hội LHPN trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
2.1.3.5. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình
hội nhập quốc tế
48
Không nằm ngoài xu thế phát triển của xã hội hiện nay, Hội LHPN
huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk chịu sự tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển
của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, nhờ
có sự ứng dụng khoa học công nghệ (thư điện tử, facebook, zalo) làm tăng
hiệu quả hoạt động công tác Hội lên đáng kể như: cán bộ Hội có thể tương
tác, trao đổi công việc với nhau nhanh hơn, tiện hơn; công tác tuyên truyền
không chỉ thông qua hình thức tuyên truyền miệng theo cách truyền thống, mà
còn có thể thông qua việc đăng tải thông tin lên các trang mạng xã hội; tổ
chức các cuộc họp trực tuyến phần nào cắt giảm được chi phí, thời gian đi
lại
Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng đặt ra nhiều vấn
đề, thách thức như kinh phí hỗ trợ cho việc mua sắm các công cụ, thiết bị
công nghệ phục vụ công tác; khả năng sử dụng các công cụ, thiết bị công
nghệ (máy vi tính, điện thoại thông minh,); việc đăng thông tin không đúng
sự thật trên các trang mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ Hội
cũng như tổ chức Hội.... Do đó, đòi hỏi cán bộ Hội cần không ngừng tích cực
học hỏi, nghiên cứu để mang lại hiệu quả tích cực.
2.2. Kết quả phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong quản lý nhà nước
2.2.1. Tham gia xây dựng Luật pháp, chính sách
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, chính vì vậy hoạt động xây
dựng luật pháp, chính sách là hoạt động rất quan trọng của Nhà nước. Thông
qua các hoạt động này, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân được thể
chế hóa. Việc tham gia vào hoạt động này là hoạt động có ý nghĩa lớn lao của
các tổ chức chính trị - xã hội nói chung, Hội LHPN nói riêng.
Căn cứ Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ về
quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho
49
các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia QLNN, các cấp Hội LHPN huyện
Krông Pắc phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp hoạt
động giữa UBND với Hội LHPN cùng cấp, từ đó làm cơ sở để UBND các cấp
mời Hội LHPN cùng cấp tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính
sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội
liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới
Những năm qua, các cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc luôn tích cực
tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, sửa đổi bổ sung chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội; đặc biệt là các chính sách liên quan trực tiếp, có ảnh hưởng, tác động sâu
sắc đến phụ nữ, trẻ em và mục tiêu bình đẳng giới.
Cụ thể, các cấp Hội LHPN huyện đã triển khai cho hội viên, phụ nữ
tham gia góp ý vào Hiến pháp 2013 và các dự thảo Luật/Bộ luật, Nghị quyết
phát triển kinh tế xã hội của địa phương như Dự thảo Luật Đất đai, Bộ luật
Dân sự, luật hình sự sửa đổi, bổ sung[15], [16].
Bảng 2.3: Các cấp Hội LHPN huyện tổ chức tham gia lấy ý kiến
đóng góp xây dựng Luật pháp, chính sách
STT NĂM NỘI DUNG
Số lượt phụ
nữ tham gia
lấy ý kiến
1 2013 Hiến pháp 2013 57.132
2 2013 Dự thảo Luật Đất đai 39.205
3 2014 Bộ luật Dân sự, luật hình sự sửa đổi, bổ sung 41.213
4 2017
Nghị quyết HĐND huyện về kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của địa phương
50.601
Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pắc (2016), văn kiện
Đại hội Đại biểu Hội LHPN huyện lần thứ XII
50
Đồng thời, trên cơ sở chỉ đạo, định hướng của Hội cấp trên, các cấp Hội
LHPN huyện Krông Pắc đã nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều chính sách
nhằm thiết thực chăm lo, bảo vệ cho cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ, trẻ em và
được các cấp ủy, chính quyền đồng tình, quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện như
tham mưu cho UBND cùng cấp thành lập Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức cũng như
hỗ trợ kinh phí thực hiện các Đề án của Chính phủ, cụ thể:
- Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Đề án 343) và Đề án “Giáo dục 5
triệu bà nuôi dạy con tốt” (Đề án 704): trong giai đoạn 2012 – 2017, Hội
LHPN huyện được UBND huyện quan tâm, cấp kinh phí hoạt động với tổng
số tiền là 220 triệu đồng (cho đề án 343) và 265 triệu đồng (cho đề án 704).
Hội LHPN cơ sở tuy không được cấp kinh phí riêng, nhưng khi tổ chức các
hoạt động đều được UBND cùng cấp và Ban Chỉ đạo đề án hỗ trợ kinh phí,
hằng năm mỗi đơn vị được hỗ trợ từ 5 – 10 triệu đồng. [15].
- “Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia
giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017 – 2022”
(Đề án 938); Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017 -2025” (Đề
án 939): tính đến cuối năm 2018, Hội LHPN huyện được UBND huyện cấp
kinh phí hỗ trợ hoạt động là 150 triệu đồng (năm 2017: 50 triệu đồng, năm
2018: 100 triệu đồng); cấp cơ sở có 3/16 cơ sở Hội được hỗ trợ 32 triệu đồng
(Hội LHPN xã Hòa Đông: 10 triệu đồng, Hội LHPN xã Ea Kly: 15 triệu đồng,
Hội LHPN xã Ea Yông: 7 triệu đồng). [15].
Ngoài ra, các cấp Hội LHPN huyện còn tham mưu, đề xuất các chính
sách như:
- Phân công Chi ủy viên, Bí thư Chi bộ dự sinh hoạt định kỳ với Chi
hội phụ nữ nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giúp đỡ hội viên, phụ nữ;
51
- Tạo điều kiện cho Ban Chấp hành Hội LHPN huyện đi tham quan,
học tập kinh nghiệm tại Đà Nẵng.
- Quan tâm phát triển đảng viên cho cán bộ Chi hội trưởng Chi hội Phụ
nữ thôn, buôn, tổ dân phố.
- Tham mưu, xin ý kiến Thường trực Huyện ủy mở 01 lớp nhận thức về
Đảng dành riêng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
- Tham mưu với cấp ủy trong việc tổ chức sơ kết, tổng kết các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới như:
10 năm thi hành luật bình đẳng giới, 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW
của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” giai đoạn 2007 – 2017; 5 năm thực hiện Nghị
định 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định trách nhiệm của các bộ,
ngành, UBND các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia QLNN.
Những chính sách trên đều được Đảng ủy, UBND các cấp tạo điều kiện
hỗ trợ, triển khai thực hiện.
Đại diện Lãnh đạo Hội LHPN các cấp được UBND cùng cấp mời tham
gia là thành viên chính thức của các Ban chỉ đạo, Hội đồng liên quan đến các
lĩnh vực đời sống xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương như Hội đồng
phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, Hội
thẩm nhân dân Qua đó, Hội đã trực tiếp tham gia, thảo luận, đóng góp ý
kiến cho địa phương về những vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em;
phản ánh những bức xúc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ; hạn
chế được những sai sót trong chỉ đạo thực hiện, đảm bảo quyền dân chủ của
Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của huyện nhà.
Đồng thời, việc tham gia trong các Ban chỉ đạo, Hội đồng tư vấn, cũng
giúp cho các cấp Hội kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách mới của Đảng,
52
Nhà nước, các thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và kế hoạch của
địa phương.
Là thành viên trong tổ hòa giải cơ sở, cán bộ Hội cơ sở tham gia có
hiệu quả, trách nhiệm cao, góp phần cùng với các cơ quan chức năng hòa giải,
giải quyết thành công nhiều vụ việc có tính chất phức tạp như tranh chấp đất
đai, khiếu kiện đông người, bạo lực gia đình,Riêng trong năm 2018, Hội cơ
sở đã phối hợp hòa giải 29 vụ việc: trong đó có 12 vụ tranh chấp đất đai, 13
vụ ly hôn, 03 vụ bạo lực gia đình, 01 vụ tranh chấp nuôi con. [15].
2.2.2. Tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách
Đường lối, chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra là để
thực hiện, để biến thành hành động thiết thực. Những đường lối, chính sách,
chủ trương ấy dù tốt đến mấy cũng không thể tự nó chuyển thành hiện thực
trong cuộc sống, mà nhất thiết phải được chuyển tải đến Nhân dân thông qua
các hoạt động tuyên truyền, vận động của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước và
đoàn thể nhân dân bằng những hình thức khác nhau.
Luôn coi công tác tuyên truyền, vận động là hoạt động thường xuyên,
liên tục, hằng năm, các cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc luôn tích cực, chủ
động tham gia cùng các phòng, ban, ngành của huyện tổ chức thực hiện luật
pháp, chính sách của Nhà nước. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ
trương, chính sách luật pháp liên quan mật thiết đến phụ nữ như: pháp luật về
bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, phòng
chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; các chính sách an sinh xã hội.
Hình thức tuyên truyền chủ yếu bằng tập huấn, sinh hoạt Hội, sinh hoạt
mô hình, câu lạc bộ, thông qua mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, các
ấn phẩm, các hội nghị, hội thi, hội thảo Đồng thời, Hội cũng đã tăng cường
phối hợp với Đài truyền thanh – truyền hình huyện, đài phát thanh xã, thị trấn,
các báo trong và ngoài huyện để truyền thông đến đông đảo hội viên, phụ nữ
53
và nhân dân về luật pháp, chính sách của Nhà nước liên quan đến phụ nữ và
bình đẳng giới.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn được củng cố, tập huấn
kiến thức. Đến nay có hơn 2.550 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên được
đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn,
cung cấp tài liệu, sổ tay tuyên truyền [15], [16].
Đối với hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, cán bộ Hội LHPN các cấp
tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước và coi tổ chức Hội là chỗ dựa tin cậy của hội viên,
phụ nữ, từ đó yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Các nội
dung tuyên truyền chủ yếu là Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại
hội Đại biểu Phụ nữ các cấp, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng (Chỉ thị 21-
CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy
mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Nghị quyết 33-NQ/TW ngày
9/6/2014 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) về xây dựng, phát triển văn
hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững đất nước gắn với Nghị quyết
số 04-NQ/TW ngày 10/11/2014 của Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam về “Đổi
mới và tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống cho cán bộ, hội viên, phụ nữ), Luật an ninh mạng, Dự thảo Luật đơn vị
hành chính – kinh tế,
Nhằm thiết thực gắn việc thực thực nhiệm vụ công tác Hội với thực
hiện vai trò tham gia QLNN, trên cơ sở chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk,
Hội LHPN huyện Krông Pắc cụ thể hoá công tác tuyên truyền trong từng
Cuộc vận động, Chương trình, Đề án của Hội theo từng giai đoạn, phù hợp
với từng Chương trình, Kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương như:
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh” được thực hiện gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực
54
học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; rèn luyện 4 phẩm
chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa “Tự
tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” được các tầng lớp phụ nữ huyện nhà tích
cực hưởng ứng. Trung bình, hằng năm có trên 50.000 lượt hội viên, phụ nữ
đăng ký thực hiện. [16].
- Cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (không đói
nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình,
không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học, sạch
nhà, sạch bếp, sạch ngõ) được Hội LHPN huyện phát động từ năm 2011 đến
nay, góp phần vận động, hướng dẫn phụ nữ thực hiện “Xây dựng Nông thôn
mới”. Hằng năm các cấp Hội đều tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và
nhân dân toàn huyện tham gia hiến đất, giải tỏa mặt bằng, tu sửa đường liên
thôn, đóng góp tiền xây dựng các tuyến đường, hội trường thôn, hỗ trợ, giúp
đỡ các gia đình khó khăn, đóng góp ngày công lao động dọn dẹp vệ sinh
đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, nạo vét mương, chăm sóc con đường
hoa, đoạn đường phụ nữ tự quản. Kết quả, riêng trong năm 2018, Hội đã vận
động nhân dân đóng góp trên 8,2 tỷ đồng làm được 32 km đường liên thôn, 10
hội trường thôn, vận động được 1.532 ngày công làm đường, 1.673 ngày công
lao động dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, nạo vét
mương, chăm sóc con đường hoa, đoạn đường phụ nữ tự quản[15].
- Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giai đoạn 2010 - 2015” (gọi
tắt là đề án 343) nhằm tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tiêu
chí: có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng
động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận
thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ
55
trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
- Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt, giai đoạn 2010 -
2015” (gọi tắt là Đề án 704) đã giúp các bà mẹ có con dưới 16 tuổi nắm vững
kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy con tốt, từ đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh
tật, tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi
phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, góp phần cùng toàn xã
hội thực hiện đầy đủ hơn quyền trẻ em, thực hiện xây dựng gia đình “no ấm,
bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
- Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải
quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017 – 2022” (gọi
tắt là Đề án 938) góp phần cung cấp thông tin, kiến thức cho hội viên, phụ nữ,
Nhân dân về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp
luật; về giáo dục làm cha mẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an
toàn thực phẩm, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017 -2025” của Chính
phủ (gọi tắt là Đề án 939) góp phần nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy
hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi
nghiệp.
Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, cán bộ Hội tuyên truyền về các Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng như Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Nghị quyết
liên tịch 01 giữa Công an và Hội LHPN về “Quản lý, giáo dục con em không vi
phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”, hưởng ứng phong trào “Toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc”, tham gia mô hình, câu lạc bộ “ Phụ nữ an toàn về an ninh trật tự”,
56
“Tiếng kẻng an ninh”, “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm
tội và tệ nạn xã hội” [15], [16].
Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện chú trọng tuyên truyền cho cán bộ, hội
viên, phụ nữ về thông tin đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tài liệu hỏi đáp về
công tác đối ngoại của Hội LHPN Việt Nam, trọng tâm là bản thỏa thuận hợp
tác giữa TW Hội LHPN Việt Nam với Hội LHPN Lào (giai đoạn 2012 –
2017) và Hội LHPN Campuchia (giai đoạn 2013 – 2017); nội dung bản thỏa
thuận hợp tác của Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk với 4 tỉnh Nam Lào và tỉnh
Mondulkiri – Campuchia. [15], [16].
Ngoài ra, Hội LHPN các cấp phối hợp với các phòng, ban, ngành cùng
cấp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật liên quan đến công
tác phụ nữ và bình đẳng giới, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ
nữ, trẻ em như Luật Bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình, Luật chăm s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_vai_tro_cua_hoi_lien_hiep_phu_nu_trong_quan_ly_nha.pdf