Luận văn Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì

MỤC LỤC

Lời nói đầu.1

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 6

I- Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 6

1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế: 6

2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn: 6

3 . Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . 7

II . Các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn . 8

1 . Cơ cấu ngành: 8

2 . Cơ cấu vùng lãnh thổ: 8

3 . Cơ cấu thành phần kinh tế : 9

4 . Cơ cấu kỹ thuật : 10

III . Những đặc trưng chủ của cơ cấu kinh tế nông thôn . 10

IV . Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 11

1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên: 12

2 . Nhóm các nhân tố kinh tế – xã hội : 13

3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật. 15

V. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . 16

VI. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 18

1.Vị trí quan trọng của nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. 18

2. Sự cần thiết của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn . 19

VII . Mét số kinh nghiệm của các nước trong khu vực với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta . 21

1. Giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm và lao động xã hội . 21

2. Chuyển nền nông nghiệp độc canh lấy sản xuất lương thực là chủ yếu sang nền nông nghiệp đa canh có cả nông –lâm- ngư nghiệp .21 21

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn theo hướng phát triển mạnh công nghiệp nông thôn với nhiều hình thức đa dạng. 22

4. Mở rộng và phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn là xu thế phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới . 23

5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái . 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN THANH TRÌ HÀ NỘI. 24

I. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội ở huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. 24

1. Đặc điểm tự nhiên 24

2 . Đặc điểm về kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì . 25

3. Những thuận lợi –khó khăn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì .26 26

3.1. Thuận lợi :26 26

3.2. Khó khăn: 27

II . Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn huyện Thanh Trì những năm qua . 28

1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế 28

1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp . 29

1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. 38 38

1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành Thương mại dịch vụ. 40 40

2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.40 40

3.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế huyện Thanh Trì. 40

III. Kết quả và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì.44 44

IV. Đánh giá chung về thực trạng cơ cấu kinh tế nông thôn huyênh Thanh Trì những năm qua.45 45

1. Thành tựu đạt được:45 45

2 . Những tồn tại và yếu kém .46 46

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHO VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN THANH TRÌ THỜI GIAN TỚI49 49

I. Những căn cứ xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – huyện Thanh Trì49 49

1. Căn cứ vào đặc điểm và những lợi thế về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ( đã nêu ở phần trước ) .

II. Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì .50 50

1. Những quan điểm chung:50 50

1.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá.50 50

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là lợi thế so sánh.51 51

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.52 52

1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế trong nông thôn.53 53

1.5. Quan điểm về vai trò quyết định của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.53 53

2. Những quan điểm chủ đạo trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì.54 54

III. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì thời gian tới.55 55

1. Mục tiêu:55 55

2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì trong thời gian tới.56 56

2.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trong nông thôn huyện Thanh Trì.57 57

2.1.1. Ngành nông nghiệp- thuỷ sản:60 60

2.1.2.Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .60 60

2.1.3. Ngành thương mại - dịch vụ .61 61

2.2. Chuyển dịch cơ cấu các vùng kinh tế.61 61

2.3. Về cơ cấu thành phần kinh tế .61 61

2.4. Về kỹ thuật công nghệ.62 62

IV. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì trong thơì gian tới62 62

1. Điều chỉnh lại các vùng kinh tế và chỉ đạo phát triển kinh tế theo vùng.62 62

2. Giải pháp về vốn:62 62

3. Giải pháp về thị trường:64 64

4. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn65 65

5. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất.66 66

6. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất chế biến.67 67

7. Khuyến khích các hộ phát triển sản xuất hàng hoá và vấn đề đổi mới hợp tác xã.68 68

Kết luận và kiến nghị.69

Tài liệu tham khảo.

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% xuống còn 77,86 %. Trong khi đó diện tích trồng hoa- cây cảnh, cây ăn quả tăng đáng kể cả về diện tích lẫn tỷ trọng trong ngành trồng trọt.Do nhận thức được giá trị kinh tế của nó nên diện tích cây này tăng rõ rệt qua các năm 1997-2001. Diện tích cây ăn quả năm 1997 có 85 ha chiếm 1,13 % tổng diện tích gieo trồng đến năm 2001 tăng lên 165 ha chiếm 2,03 % tổng diện tích gieo trồng. Diện tích hoa-cây cảnh cũng tăng nên rõ rệt, từ 60 ha chiếm 0,72 % tổng diện tích gieo trồng năm 1997 lên đến 90 ha chiếm 1,11 % tổng diện tích gieo trồng năm 2001 Diện tích rau các loại thay đổi không đáng kể năm 1997 có 1942 ha chiếm 17,77% tổng diện tích gieo trồng, đến năm 2001 có 1.488 ha chiếm 18,36 % tổng diện tích gieo trồng. Các loại cây khác (ngô, nạc, khoai…) có xu hướng giảm từ 136 ha chiếm 1,62% tổng diện tích gieo trồng năm 1997 xuống còn 51 ha chiếm 0,62 tổng diện tích gieo trồng. Nh­ vậy, qua mấy năm qua ta nhận xét cơ cấu ngành trồng trọt đã có sự thay đổi tích cực, tuy nhiên diện tích cây lương thực vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Xu hướng cơ cấu diện tích gieo trồng ở huyện Thanh Trì chuyển theo hướng tăng dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: hoa-cây cảnh, cây ăn quả còn diện tích các loại cây khác và lúa sẽ giảm dần xuống, diện tích cây rau sẽ chững lại và có thể sẽ giảm nhưng chậm hơn so với các loại cây trồng trên. * Cơ cấu ngành chăn nuôi Tổng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của huyện đều tăng qua các năm. Năm 1997đạt 51,343 tỷ đồng chiếm 59,6% giá trị sản xuất nông nghiệp, đến năm 2001 đạt 66,439 tỷ đồng chiếm 40,3% giá trị sản xuất nông nghiệp và chiếm 32,43 % giá trị tổng sản lượng nghành nông nghiệp, với một cơ cấu vật nuôi phong phú có giá trị kinh tế cao. Cụ thể: Đàn lợn ở giai đoạn này tăng rất nhanh, từ 32.579 con năm 1997 lên 38.500 con năm 2001. Đặc biệt trong năm 2001 đàn lợn tăng lên 308 con so với năm 1999 và tốc độ tăng là 108,7 %. Cùng với số lượng đàn lợn tăng lên thì trong thời kỳ này sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể. Năm 1997 có 2924 tấn đến năm 2001 tăng lên 3800 tấn (tăng 115 tấn so với năm 1999). Hiện nay huyện Thanh Trì đang phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, để đạt được sự phát triển bền vững huyện cần đầu tư cho các loại lợn giống cung cấp cho nhân dân, đồng thời khuyến khích nuôi lợn có độ nạc cao trong nhân dân và xây dựng các kho đông lạnh. Đàn trâu có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo trong sản xuất giảm. Thời kỳ này, năm 1997 có 1201 con đến năm 2001 giảm xuống còn 600 con. Từ năm 1991 trở lại đây, thành phố có chủ chương khuyến khích chăn nuôi bò sữa để cung cấp sữa tươi cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, do đó đàn bò lại có xu hướng tăng từ 1103 con năm 1997 lên 1500 con năm 2001 và số lượng bò nuôi lấy sữa cũng tăng lên năm 1997có 76 con đến năm 2001 có 200 con, qua đó sản lượng sữa tươi cũng tăng từ 150 tấn năm 1997 đến năm 2001 sản lượng sữa tươi đạt 270 tấn. Nhìn chung, ngành chăn nuôi trâu bò theo xu hướng trú trọng phát triển chăn nuôi đàn bò sữa là rất tích cực và sẽ mang lại giá trị sản lượng cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi đàn bò sữa còn phụthuộc vào nhiều điều kiện: con giống, bãi chăn thả, kỹ thuật nuôi, điều kiện thức ăn…. Vì vậy, các điều kiện trên cần được hỗ trợ kịp thời thì mới có thể phát triển quy mô đàn bò sữa ngày càng lớn mạnh với sản lượng sữa và chất lượng sữa ngày càng tăng. Đàn gia cầm tăng lên rất nhanh trong mấy năm gần đây bởi vì việc chăn nuôi gia cầm không đòi hỏi vốn lớn với việc chăn nuôi đơn giản và cho giá trị kinh tế cao. Năm 1997 có 149.202 con đến năm 2001 đạt 220.000 con (tăng 70.798 con). Về nuôi trồng thuỷ sản: đây là ngành quan trọng trong ngành chăn nuôi của huyện nó chiếm 37,6 % tổng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi và cho giá trị sản lượng là 40,0 tỷ đồng tăng 8,623 tỷ đồng so với năm 1997. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhẹ, từ 788 ha năm 1997 tăng lên 955 ha năm 2001 qua đó sản lượng cá cũng tăng lên 3.600 tấn năm 2000 so với 3.450 tấn năm 96. Ngoài diện tích nuôi thả cá huyênh Thanh Trì còn nuôi các loại đặc sản nh­: tôm càng xanh và cá chim trắng… cho giá trị kinh tế rất cao. Ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì chiếm 19,52% giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng bình quân của ngành thuỷ sản giai đoạn 1997-2001 đạt 106,26%. MỘT SỐ KẾT QUẢ MÀ TRANG TRẠI ĐẠT ĐƯỢC Bảng 2. Năng suất, sản lượng thuỷ sản trong 2 năm 1999-2000 Danh mục sản xuất Năm 1999 Năm 2000 Diện tích (ha) Sản lượng (Kg) Năng suất (Kg/ha) Diện tích (ha) Sản lượng (Kg) Năng suất (Kg/ha) 1. Cá rô phi đơn tính 2 16000 8000 2 14000 7000 2. Cá trê lai 0.5 4000 8000 0.5 4000 8000 3. Cá chép lai 0.25 2000 8000 0.25 2000 8000 4. Tồm càng xanh 0.25 1000 4000 5. Các loại cá khác 0.25 2000 8000 DOANH THU, CHI PHÍ LỢI NHUẬN CỦA TRANG TRẠI NĂM 1999 VÀ 2000 Danh mục sản xuất Năm 1999 Năm 2000 Doanh thu (triệu )TR Chi phí (triệu) TC Lợi nhuận TR - TC Doanh thu (triệu) Chi phí (triệu) Lợi nhuận 1. Sản xuất cá 255.4 212 43.4 262 208 54 2. Chăn nuôi gia sóc, gia cầm 38 33 5 30.7 25.2 5.5 3. Cây ăn qua, hoa mầu 7 4 3 12 7 5 4. Dịch vụ câu cá 18 5 13 26 12 14 Tổng 318.4 254 64.4 330.7 252.2 78.5 BẢNG 4. TÌNH HÌNH VỐN, LAO ĐỘNG VÀ THIẾT BỊ MÁY MÓC HIỆN NAY CỦA TRANG TRẠI. Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Vốn cố định Triệu đồng 600 2. Vốn lưu động Triệu đồng 700 3. Sè lao động thường xuyên Người 7 4. Sè lao động thời vụ Người 18 -20 5. Số máy móc. - Máy bơm nước. - Máy sục khí - Máy quạt nước. - Máy phát điện máy nổ Cái Cái Cái Cái 3 5 4 1 6. Phương tiện vận chuyển Cái ô tô 1 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2001 Dự toán đầu tư con giống ban đầu. Danh mục Diện tích (ha) Số lượng cá, tôm (con) Giá thành / con (đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1. Tôm càng xanh 2 400000 300 120 2. Cá chim trắng 0.5 25000 400 10 3. Cá rô phi đơn tính 0.5 25000 300 7.5 4. Cá trê lai 0.5 10000 500 5 5. Cá chép lai 0.5 10000 800 8 Tổng 150.5 CÁC KHOẢN CHI PHÍ NĂM 2001 Các loại chi phí Đơn vị tính Số lượng Giá thành Thành tiền 1. Thức ăn cho tôm Tấn 22 5.5 tr/tấn 121 2. Thức ăn cho cá Tấn 12 5.5 tr/tấn 66 3. Chi phí dụng cụ + Quạt nước + Máy nổ + Sục khí Cái Cái Cái 3 1 2 6 triệu 2.7 triệu 0.5 triệu 18 2.7 1 4. Chi phí điện KW 5400 600đ 3.24 5. Tiền công Ngày công 720 25000đ 18 Tổng 229.94 Tổng chi phí cho 6 tháng đầu năm 2001 150.5 + 229.94 = 380.44 (triệu) DOANH THU VÀ NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG NĂM 2001 Danh mục Đvt (tr đồng) Diện tích Số lượng Năng suất tấn/ha Tỷ lệ sống (%) Trọng lượng 1 con Giá thành đvị sản phẩm(kg) 1. Tôm càng xanh 280 2 ha 400000 2 50 50/kg 70000 2. Cá chim trắng 27.5 0.5 25000 6.2 50 4 con/kg 12000 3. Cá rô phi 37.5 0.5 25000 6.2 50 4 con/kg 12000 4. Cá chép lai 32.5 0.5 10000 5 50 2/kg 15000 5. Cá trê lai 32.5 0.5 10000 5 50 2/kg 15000 Tổng 420 * Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình “nuôi tôm càng xanh thâm canh năm 2002” Các khoản chi phí tôi đã đầu tư vào quá trình nuôi như sau. - Mua tôm giống: 37,5 triệu đồng : 37,5 triÖu ®ång - Mua thức ăn: 26,2 triệu đồng : 26,2 triÖu ®ång - Khấu hao dụng cụ và tu bổ bờ ao: 6 triệu đồng. : 6 triÖu ®ång. - Vôi bột và thuốc phòng bệnh: 1,94 triệu đồng : 1,94 triÖu ®ång - Điện năng tiêu tốn: 6,23 triệu đồng : 6,23 triÖu ®ång - Công lao động thuê và thu hoạch: 7,75 triệu đồng : 7,75 triÖu ®ång - Thuê ao (6 tháng): 8,00 triệu đồng : 8,00 triÖu ®ång Tổng cộng 93,62 triệ đồng 93,62 triÖ ®ång Phần thu: Số lượng tôm thịt đã bán, thu được 84,62 triệu đồng. Số còn lại nếu tính theo giá thời điểm hiện tại thì ước tính khoảng 57 - 58 triệu đồng, từ đó giá trị sản lượng có thể thu được là 142 triệu đồng. Do đó lãi thu được từ 47 - 48 triệu đồng. * Đánh giá kết quả thực hiện của mô hình “nuôi tôm càng xanh thâm canh năm 2002”. - Về qui trình nuôi, tôi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao hơn và tốt hơn năm trước. Thả giống, ngoài mật độ đảm bảo 15 con/m2, qui cỡ tôm giống to hơn (0,5 gam/con); thức ăn nuôi dưỡng là thức ăn chuyên dụng nuôi tôm có tỉ lệ đạm từ 38 -42%; đặc biệt tôi đã chú ý duy trì chất lượng nước luôn ở mức tốt và kịp thời sử dụng thuộc phòng trị bệnh tật cho tôm. - Về các chỉ tiêu của mô hình, tôi xin lấy kết quả nuôi tôm năm 2001 của ao này để so sánh. + Năng suất tôm thịt đạt 2 tấn/ha, tăng hơn 66%. + Tốc độ sinh trưởng là 7,5 gam/tháng, cao hơn 39%. + Tỉ lệ sống là 53%, cao hơn 16,2%. + Giá trị sản lượng đạt 142 triệu đồng/ha, cao hơn 67,5%. + Lãi đạt được 48 triệu đồng/ha, cao hơn 140%. Một điều đáng chú ý là mặc dù nuôi dưỡng bằng thức ăn chuyên dụng có giá mua cao từ 12.000 - 15.000đ/1kg nhưng giá thành 1 kg tôm thịt chỉ ở mức 46.810 đồng/kg trong khi năm 2001 giá thành tôm thịt trong các ao nuôi của trang trại tôi là 49.000 - 52.000đ/kg. Tóm lại ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Thanh Trì đang tiến dần đến xu hướng tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Đó là tăng tỷ trọng và giá trị tổng sản lượng của ngành này lên trong giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Thanh Trì thời gian tới. Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chăn nuôi. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyênh Thanh Trì trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi được tăng dần lên và trồng trọt giảm xuống( trong khi tốc độ tăng trưởng và giá trị sản lượng vẫn tăng lên), đồng thời coi trọng việc phát triển ngành thuỷ sản. Đây là một hướng đi đúng, hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Trì với cơ cấu phong phú, đa dạng phù hợp với thị trường và sự phân vùng sản xuất có hiệu quả. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dùng. *. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua.Vì thời gian qua sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương với tiềm năng truyền thống đã được phục hồi và phát triển, cùng với việc các công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân thuộc bộ phận sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn huyện đã đi vào sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính làm thay đổi cơ cấu kinh tế chung của cả huyện theo hướng công nghiệp , nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Huyện Thanh Trì vốn là một huyện có truyền thống về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp . Tính đến hết năm 2000 có hơn 125 công ty, xí nghiệp của Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn huyện, qua đó giá trị sản lượng của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng tăng lên hàng năm. Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Từ chỗ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 29,4 % năm 96 đến nay đã chiếm 37,06 % tỷ trọng cơ cấu kinh tế huyện. Tính đến năm 2000, tổng giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện đạt 107,0 tỷ đồng,trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm phần lớn(78,91 %) đạt 81,227 tỷ đồng, còn lại là khu vực quốc doanh đạt 28,773 tỷ đồng (chiếm 24,08%). Nhìn chung khu vực quốc doanh ở huyện còn khá nhỏ bé với vài cơ sở chế biến lương thực và thực phẩm, nhựa và hoá chất…có tình trạng này là do một số nguyên nhân khách quan, còn về mặt chủ quan là do công nghệ nạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm kém cùng với sự thiếu vốn đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất… Đối với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực ngoài quốc doanh thì huyện Thanh Trì vốn là một huyện ven đô với các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng với sự nhạy bén thị trường, đặc biệt từ khi có chính sách phát triển nền kinh tế thì các ngành nghề truyền thống cũng như một số ngành nghề mới được mở rộng, kinh tế gia đình phát triển mạnh, các làng nghề được hình thành rõ rệt như: miến dong, bánh phở ( Hữu Hoà), bánh kẹo ( Đại Kim) gạch ngãi (Vĩnh Quỳnh) mây tre đan (Vạn Phóc) sơn mài (Đồng Mỹ)…sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thanh Trì chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh với giá trị sản xuất tăng đều hàng năm bình quân đạt 110,3 % (giai đoạn 97-2001) chiếm tỷ trọng phần lớn trong sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và đóng góp 107 tỷ đồng trong tổng sản lượng của ngành. Ngoài các ngành nghề truyền thống, về cơ cấu ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện là rất đa dạng trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các ngành nghề: công nghiệp sản xuất sản phẩm từ phi kim loại (18,86%) cho giá trị 15,321 tỷ đồng, kế đến là các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống (17,94 %) đạt 14,574 tỷ đồng, ngành sản xuất cao su plastic (18,31%) đạt 12,443 tỷ đồng và ngành sản xuất sản phẩm từ da (11,21%) đạt 9,105 tỷ đồng. Các ngành còn lại chiếm từ 1-8,8% giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh. Trong 4 ngành trên thì hai ngành sau có xu hướng phát triển mạnh hơn cả, do nhu cầu tiêu dùng của người dân và thị trường rộng. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành vẫn còn chưa thực sự vững chắc, trong mấy năm qua còn gặp khó khăn do không tìm được thị trường tiêu thụ hay thị trường tiêu thụ quá nhỏ hẹp dẫn đến sản lượng giảm xút hoặc tăng nhưng rất nhỏ như: công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại phát triển bấp bênh từ năm 1997 đến năm 1998 chiếm 8,54% đến năm 2001 giảm xuống còn 4,92% trong tổng giá trị sản lượng của ngành. Còn các ngành khác thì có quy mô nhỏ, nhịp độ phát triển rất bấp bênh, tình hình đó chứng tỏ có nhiều khó khăn trên con đường tìm kiếm các nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp mới trong khu vực ngoài quốc doanh. * Xây dựng cơ bản: Ngành xây dựng cơ bản của huyện Thanh Trì trong giai đoạn 97-2001 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 123,05%. Năm 2001 có tốc độ tăng trưởng đạt 131,42% đóng góp 46 tỷ đồng trong tổng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản. Nhưng ngành này chiếm tỷ trọng còn Ýt trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Sở dĩ có kết quả nh­ vậy là do mấy năm qua việc tham gia vào cơ chế thị trường của ngành này còn hạn chế. Tóm lại , ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản ở Thanh Trì trong những năm qua phát triển rất mạnh, hàng năm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần phân công lại lao động xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì những năm qua ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đã có những bước chuyển dịch đứng đắn và hợp lý, góp phần vào sự phát triển kinh tế –xã hội với một cơ cấu kinh tế phù hợp đã và đang chuyển đổi tích cực ở huyện Thanh Trì. 1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành Thương mại dịch vô. Hệ thống thương nghiệp - dịch vụ trong mấy năm gần đây phát triển mạnh. - Ngành thương nghiệp:trong những năm còn cơ chế bao cấp thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò quan trọng, thì những năm gần đây khi phải cạnh tranh với thị trường của tư nhân thương nghiệp quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhiều đơn vị vay nợ lớn, kinh doanh không có lãi. Riêng khu vực xuất khẩu thì thương nghiệp quốc doanh vẫn giữ được vai trò chủ đạo của mình. -Mạng lưới thương mại tư nhân phát triển rộng với 2.250 hé kinh doanh thương mại, ăn uống, dịch vụ… góp phần tạo nền kinh tế hàng hoá phong phú, nhiều thành phần tham gia phục vụ đời sống nhân dân trong huyện một cách rộng rãi. Nhìn chung, ngành thương nghiệp mấy năm qua đã có những bước phát triển đáng kể tuy tỷ trọng của ngành có giảm nhưng giá trị của ngành không ngừng tăng nên, năm 1997 giá trị của ngành đạt 30,103 tỷ đồng đến năm 2001 tăng lên 40,0 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ như: dịch vụ xây dựng, vận tải, nông nghiệp…trong mấy năm qua phát triển mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong giá trị và cơ cấu tổng sản lượng của ngành thương mại dịch vụ, phục vụ tốt cho các nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện.Năm 1997 giá trị sản lượng của ngành dịch vụ đạt 5,313 tỷ đồng chiếm 18,1% đến năm 2001 đạt 14,967 tỷ đồng chiếm 27,33% trong tổng giá trị sản lượng của ngành thương mại dịch vụ. Tóm lại, ngành thương mại dịch vụ đã có những bước phát triển rất khá, nhịp độ phát triển bình quân đạt 111,63%, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện tăng từ 12,7% (năm 1997) lên 13,3% (năm 2001) đóng góp 54,967 tỷ đồng trong giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế của huyện Thanh Trì. 2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau thúc đẩy quá trình tiến hoá của nhân loại. Sự phân công lao động theo ngành bao giê cũng diễn ra trên cùng một lãnh thổ nhất định. Như vậy cơ cấu các vùng lãnh thổ chính là bố chí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng sẵn có, ở đây xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng, lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn. Tập trung hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác gắn với cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cả nước. Huyện Thanh Trì là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển, cơ cấu vùng, lãnh thổ từ đó phát triển một số vùng sản xuất của huyện đi vào chuyên môn hoá, tập trung hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn của huyện. Do những đặc thù về vị trí địa lý, đất đai, địa hình và kinh nghiệm, tập quán sản xuất trong dân cư, trên địa bàn huyện đã hình thành bốn vùng kinh tế. * Vùng kinh tế ven đô: Gồm 4 xã thị trấn: Khương Đình, Đình Công, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Vùng này đất hẹp, người đông, giao dịch thuận lợi, quá trình đô thị hoá diễn gia nhanh chóng, lao động và dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dân số và lao động xã hội (30-35%), kinh tế phát triển dân cư có thu nhập cao. Trong nông nghiệp, cây trồng chủ lực là: rau màu thực phẩm.Mấy năm qua đang hướng sang trồng hoa, cây cảnh và rau có chất lượng cao. Chăn nuôi chủ yếu là lợn gà và gia cầm. Có khả năng mở ra nghề nuôi chim và cá cảnh. Trong công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm là nghề thủ công truyền thống. Đã có một số sản phẩm nổi tiếng: bánh cuốn Thanh Trì, tương ớt Đình Công, cà muối Khương Đình có khả năng phát triển thương mại dịch vụ. * Vùng thực phẩm, dịch vụ và du lịch: Gồm 5 xã:Thịnh Liệt,Yên Sở, Trần Phú, Hoàng Liệt, Tứ Hiệp, và thị trấn Văn Điển. Đây là vùng có diện tích đầm ao lớn (440ha,chiếm 61% tổng diện tích đầm ao toàn huyện) lại có nguồn nước thải từ nội thành đổ ra nên thuận lợi cho nghề nuôi cá. Sản lượng cá trong vùng chiếm 90% sản lượng cá toàn huyện. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng trong vùng khá, kinh tế phát triển, dân cư có mức thu nhập cao so với toàn huyện. Dân số và lao động nông nghiệp chiếm 60-68% tổng số dân và lao động trong vùng. Quá trình đô thị hoá đang và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh. Trong nông nghiệp, ngoài nuôi cá còn phát triển trồng rau, chăn nuôi lợn, gia cầm, và nuôi bò sữa ở các xã ven đê nh­ Yên Sở, Trần Phú, Tứ Hiệp. Diện tích hoa và cây cảnh bước đầu được mở rộng. Công nghiệp có chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm truyền thống có tiếng là bún Tứ Kỳ (Hoàng Liệt). Những năm tới có thể phát triển mạnh dịch vụ và du lịch ở vùng này. * Vùng kinh tế lương thực và chăn nuôi: Gồm mười một xã: Hữu Hoà, Tả Thanh Oai, Đại Kim,Tam Hiệp, Đại áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đông Mỹ,Vĩnh Quỳnh, Thanh Liệt, Ngò Hiệp. Đây là vùng kinh tế tự nhiên phía nam của huyện, giao thông đi lại còn khó khăn 60% diện tích có nguy cơ ngập úng về mùa vụ.Dân số và lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận (trên 70% trong tổng dân số và lao động của vùng ).Thu nhập của dân cư còn thấp. Nông nghiệp chủ yếu là thâm canh lúa và chăn nuôi lợn, duy trì đàn trâu bò cày kéo kết hợp với chăn nuôi gia cầm. Đã khôi phục và phát triển lại các vườn cây ăn quả có tiếng ở khu vực Đại Kim,Thanh Liệt. Thủ công nghiệp trong vùng khá phát triển với nhiều loại ngành nghề nh­: chế biến lương thực, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng…có những làng nghề truyền thống nh­ sơn mài (Đông Mỹ), bánh kẹo(Đại Kim), chế biến lương thực (Hữu Hoà) … *Vùng kinh tế bãi phù xa sông Hồng: Gồm 4 xã :Duyên Hà, Yên Mỹ, Lĩnh Nam, Vạn Phóc. Là vùng phù xa ven sông được bồi đắp hàng năm, nên đất đai màu mỡ nhưng hàng năm phải ngừng sản xuất từ 2-2,5 tháng do lũ sông Hồng tràn về. Dân cư sống chủ yếu là nông nghiệp ( chiếm 80% trong tổng dân số và lao động của vùng). Nông nghiệp chủ yếu là trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm(vịt), đàn bò sữa và nghề nuôi cá lồng đang có hướng phát triển. 3.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế huyện Thanh Trì. Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Trong một thời gian tương đối dài chúng ta xây dùng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết hướng vào nền kinh tế thuần nhất với hai loại hình kinh tế là: kinh doanh quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ đại hội Đảng lần thứ 6 đã khẳng định nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý,của nhà nước và coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế của Thanh Trì có thể chia ra làm hai loại chính là:khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Khu vực kinh tế quốc doanh: đây chủ yếu là các doanh nghiệp của nhà nước và thành phố. Đa số các doanh nghiệp này có vốn đầu tư lớn chỉ đi vào các ngành quan trọng, quy mô lớn. ở huyện Thanh Trì thành phần kinh tế quốc doanh phần lớn tập trung vào các ngành mòi nhọn nh­:công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nhựa hoá chất và công nghiệp sản xuất các vật liệu xây dựng cao cấp… Thành phần kinh tế quốc doanh ở huyện, còng nh­ thực trạng chung trên cả nước, sau một thời gian bị khủng hoảng khu vực kinh tế quốc doanh ở huyện đã dần dần được khôi phục và lấy lại vai trò chủ đạo của mình trong nên kinh tế của huyện. Một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, xác định lại phương hướng sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường bước đầu có hiệu quả tuy tốc độ phát triển còn chậm. Tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong cơ cấu kinh tế toàn huyện ngày càng được nâng lên từ 16,5% năm 1997 lên 24,4% năm 2001. Xu hướng trong những năm tới thành phần kinh tế này của huyện Thanh Trì sẽ giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế,đặc biệt là thương nghiệp và ngành xây dựng. - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh : được khuyến khích phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong cơ cấu nền kinh tế huyện tuy có giảm đi chút Ýt trong vài năm gần đây, tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 83,5% năm 1997 giảm xuống còn 75,6% năm 2001. Riêng công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn giữ được nhịp độ phát triển, giá trị tổng sản lượng đạt 81,227 tỷ đồng chiếm 76% giả trị toàn ngành. Các làng nghề được mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng. Tóm lại cơ cấu thành phần kinh tế huyện Thanh Trì đã có những bước chuyển biến. Khu vực kinh tế quốc doanh tuy đã được sắp xếp, tổ chức lại, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết các thế mạnh của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa có lãi hoặc có nhưng rất thấp vì thế khu vực này vẫn chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong những năm gần đây tuy Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện khuyến khích các hộ phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực và công nhận là kinh tế hộ tự chủ ..nhưng số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ bé, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác triệt để lợi thế của mình. Mặc dù khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế huyện. Qua thực trạng trên, Trung ương và thành phố nhất là uỷ ban nhân dân huyện cần phải có những chính sách hợp lý để phát triển cân đối các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. III. Kết quả và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện trong những năm qua đã tạo ra cho nông nghiệp và nông thôn huyện Thanh Trì phát triển không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị xã hội. Về mặt kinh tế các nguồn lực trong huyện đã được đưa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả. Hàng trăm ha chưa sử dụng được đưa vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Mỗi năm giải quyết việc làm 3500 người đến 4000 người. Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 so với năm 1997 tăng 1,49 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2001 là 111,03%. Giá trị sản lượng nông nghiệp, bình quân 1ha đất nông nghiệp tăng từ: 28,6 triệu đồng năm 96 lên 37,3 triệu đồng năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,41% năm 1997 xuống còn 0,75% năm 2001, tỷ lệ hộ giàu tăng từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2nuoithuythanhtr.doc
Tài liệu liên quan